Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Thêm Quỹ hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa hướng dẫn Cơ chế quản lý tài chính đối với Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (NVV). Theo đó, Ngân hàng Phát triển VN và các ngân hàng thương mại đủ điều kiện được nhận ủy thác cho vay từ Quỹ.
Sẽ cho doanh nghiệp vay 90%
Đại diện Bộ Tài chính, cho biết Quỹ phát triển doanh nghiệp NVV là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chức năng hỗ trợ tài chính cho các đối tượng quy định tại Điều 3 Quyết định số 601/QĐ-TTg và thực hiện các hoạt động quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công

Quỹ tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình theo quy định của pháp luật, thực hiện bảo toàn và phát triển vốn, bù đắp chi phí và rủi ro trong hoạt động, hoạt động theo nguyên tắc công khai, minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả theo các quy định của pháp luật hiện hành.Quỹ có bảng cân đối kế toán riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc các ngân hàng thương mại trong nước theo quy định của pháp luật.Đồng thời Quỹ được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.
Vốn điều lệ của Quỹ do ngân sách nhà nước cấp là 2.000 tỷ đồng. Lộ trình cấp bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quyết định số 601/QĐ-TTg. Theo đó, vốn điều lệ của Quỹ được bổ sung từ các nguồn Ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật và Quỹ đầu tư phát triển.
Vốn hoạt động bổ sung hàng năm từ các nguồn sau: Các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện không phải hoàn trả của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dành cho Quỹ; Các khoản cấp phát, ủy thác cho vay đầu tư của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước dành cho Quỹ.
Đồng thời, lãi suất cho vay của Quỹ không vượt quá 90% lãi suất cho vay thương mại cùng kỳ hạn của các ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bộ Tài chính công bố lãi suất cho vay của Quỹ trong từng thời kỳ phù hợp với diễn biến lãi suất của thị trường.
Theo đó, mức lãi suất cho vay đối với từng khoản giải ngân được áp dụng theo lãi suất cho vay công bố tại thời điểm gần nhất và không thay đổi trong thời hạn vay vốn. Việc điều chỉnh tăng, giảm lãi suất đối với một số khoản vay đã giải ngân do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định trên cơ sở ý kiến của Bộ Tài chính.Lãi suất nợ quá hạn đối với mỗi khoản giải ngân bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn đối với từng khoản giải ngân đó.
Cần mở rộng thêm ưu đãi
The ông Cao Sỹ Kiêm- Chủ tịch Hiệp hội DNVVN Hà Nội, cho biết, đây là một chính sách mở giúp DN tiếp cận với nguồn vốn tín dụng từ Quỹ Phát triển doanh nghiệp NVV. Tuy nhiên, qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước châu Á cho thấy, các nước đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi về tài chính để phát triển DNNVV bởi khu vực này đóng góp rất nhiều GDP cho kinh tế đất nước. Thực tế, cho thấy ngoài việc hỗ trợ tài chính từ ngân hàng thương mại, Quỹ Phát triển doanh nghiệp NVV thì hỗ trợ tài chính từ Chính phủ là điều kiện không thể thiếu đối với sự phát triển  doanh nghiệp NVV ở các nước.
Đồng thời việc đa dạng hoá hỗ trợ về tài chính và vốn cho các  doanh nghiệp NVV, tài trợ trực tiếp, bảo lãnh vay, ưu đãi thuế… Ở các nước như Mỹ, Nhật Bản rất chú trọng đến hỗ trợ xuất khẩu của các doanh nghiệp NVV do tiềm lực mọi mặt của  DN này hạn chế so với các DN lớn, tài trợ qua quỹ hỗ trợ xuất khẩu, cung cấp thông tin thị trường, hỗ trợ tổ chức triển lãm và quảng bá….
 Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, chính sách tín dụng hỗ trợ Quỹ Phát triển dành  doanh nghiệp NVV có hiệu quả cao hơn so với các chính sách về ưu đãi thuế do nhu cầu vốn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các  doanh nghiệp NVV là rất lớn, trong khi việc tiếp cận vốn ở các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng là rất khó khăn đối với loại hình  DN này.
Để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng từ Quỹ Phát triển theo ông Kiêm cần quy định các ngân hàng thương mại phải duy trì tỷ lệ cho vay bắt buộc tối thiểu đối với  doanh nghiệp NVV; có cơ chế hỗ trợ khuyến khích các ngân hàng thương mại mở rộng cung ứng tín dụng cho  doanh nghiệp NVV; khuyến khích các ngân hàng thương mại áp dụng hình thức đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp để tăng cường khả năng cho vay tín chấp đối với các doanh nghiệp NVV; thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cung cấp tín dụng riêng cho các doanh nghiệp NVV nhất là trong bối cảnh đang nghiên cứu thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại thì có thể chuyển một số ngân hàng sang thực hiện nhiệm vụ này
Theo ông Cấn Văn Lực - Chuyên gia tài chính ngân hàng, ngoài Qũy Bảo lãnh tín dụng cần phát triển các tổ chức tài chính vi mô hỗ trợ  doanh nghiệp NVV. Khung pháp lý cho hoạt động tài chính vi mô ở VN về cơ bản đã tạo điều kiện cho sự ra đời và hoạt động của các tổ chức này. Bởi tài chính vi mô có cơ chế tiếp cận thích hợp với khối  doanh nghiệp NVV và siêu nhỏ, các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, hỗ trợ hiệu quả cho những doanh nghiệp mới khởi sự thành lập. Do đó, việc khuyến khích phát triển các tổ chức tài chính vi mô cho doanh nghiệp NVV có thể đem lại hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, ngoài Qũy Phát triển  doanh nghiệp NVV, cần có chính sách hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp NVV linh hoạt. Ưu đãi bao gồm cả giảm trừ và miễn trừ thuế thu nhập dành cho các  doanh nghiệp NVV có thể đáp ứng các quy định của nhà nước về số lượng việc làm sẽ được tạo ra trong mỗi năm…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét