Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018

Sổ da, Xưởng sản xuất sổ da, sổ tay theo yêu cầu

sổ da cao cấp còn được gọi là sổ tay da là 1 sản phẩm quà tặng được rất nhiều doanh nghiệp ưa chuộng, bởi tính thuận tiện và hữu ích của nó, với 1 cuốn sổ được bọc bằng một lớp da cao cấp, mềm mại, đem lại sự sang trọng và đẳng cấp cho người sử dụng.

sổ da là 1 cánh tay trợ lý đắc lực cho các người bận rộn công việc để ghi chép, lưu giữ những điểm quan trọng của công việc, thông tin về đối tác, thể hiện được tính uy tín.

Liên hệ in ấn và sản xuất sổ da : Email : indangnguyen@gmail.com

Với rất nhiều tính năng hợp lý trên khiến cho sổ bìa da cao cấp trở thành công cụ không thể thiếu trong công việc hàng ngày, bên cạnh thì những công ty, cơ quan đoàn thể còn nhận ra sổ da có một tác dụng rất tối ưu và mang lại hiệu quả to lớn, đó chính là việc biến cuốn sổ được bọc da mềm mại, sang trọng thành 1 công cụ marketing, truyền thông, PR thương hiệu, dịch vụ, sản phẩm … tiếp cận được khách hàng mục tiêu với quy mô rộng lớn nhưng chi phí lại phải chăng.

Việc in logo, thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, slogan ấn tượng … lên trên bề mặt sổ da, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người sử dụng cũng như các người xung quanh, kết hợp với tính chất năng động, sổ tay da còn được dùng làm những món quà cao cấp giành cho những đối tác, quý khách hàng hàng, khách hàng … vừa cam đoan được mối quan hệ với khách hàng, vừa giúp quảng bá thương hiệu của quý khách hàng đến với khách hàng mục tiêu và tiềm năng.

IN ĐẲNG NGUYÊN

Địa chỉ : Số 275 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội

Email : indangnguyen@gmail.com

Hotline : 0914 006 627 (Vũ Nga) - 0961 099 899 (Mr. Cương)

Website : http://indangnguyen.blogspot.com/2018/02/so-da-cao-cap-co-so-san-xuat-so-da-theo-yeu-cau.html

Người không thành công làm gì trong kỳ nghỉ dài


Tiêu tiền vô tội vạ, ăn uống không lành mạnh và không dứt được mạng xã hội khiến cuộc sống của bạn càng lộn xộn.






1. Tiêu tiền vô tội vạ
Người không thành công không biết cách kiểm soát bản thân trong kỳ nghỉ dài và thường kết thúc trong tình cảnh rỗng túi. Chi tiêu bốc đồng quá nhiều lần trong một thời gian ngắn thực sự là một ý kiến tồi tệ. Nếu bạn muốn có một kỳ nghỉ vui vẻ về mặt tài chính, hãy thận trọng trong chi tiêu, hoặc đừng tiêu gì cả.



2. Ăn uống không lành mạnh
Người không thành công thường tìm rất nhiều lý do bao biện cho việc ăn uống không lành mạnh và không tập luyện. Một kỳ nghỉ dài là cơ hội hoàn hảo để bạn thay đổi thói quen xấu của mình. Dĩ nhiên, nuông chiều bản thân một chút, có kiểm soát cũng vẫn chấp nhận được.



3. Không ngừng làm việc
Người không thành công vẫn phí phạm thời gian nghỉ ngơi để trả lời email công việc và bận rộn với việc cơ quan. Nếu bạn buộc phải làm việc trong kỳ nghỉ vì đột xuất, đó lại là chuyện khác. Còn nếu bạn chọn làm việc trong suốt những ngày nghỉ, đó là dấu hiệu bạn đang làm quá sức, hoặc cuồng công việc.
Nếu bạn thực sự cần tăng năng suất làm việc, cũng đừng làm vào thời gian được nghỉ ngơi. Hãy xem lại cách quản lý thời gian của mình và hoàn thành nó trong giờ làm.



4. Lười biếng
Dĩ nhiên, nghỉ ngơi là điều quan trọng. Nhưng những người không thành công lại đưa việc này đi quá xa, bằng cách chẳng làm gì cả.
Nghỉ dài ngày là thời gian thích hợp nhất để bạn làm những việc cá nhân mà bình thường không có cơ hội, như dọn nhà, mua lò nướng mới hay gọi điện hỏi thăm người thân. Hãy tận dụng triệt để khoảng thời gian này. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều nếu thực hiện thêm được điều gì đó trong danh sách việc cần làm.



5. Không dứt được mạng xã hội
Những ngày nghỉ là cơ hội giúp bạn rời mắt khỏi các loại màn hình và ra ngoài. Vì vậy, đừng biến thành người cứ mở mắt là dính lấy các tài khoản mạng xã hội. Bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều đấy.



6. Không thử thách bản thân
Các kỳ nghỉ dài ngày là thời điểm hoàn hảo để đi du lịch, hoặc chỉ đơn giản là ra đường, thử quán ăn mới, hoặc tới một bãi biển mới. Dĩ nhiên, bạn muốn nghỉ ngơi cũng được. Nhưng bạn có thể sẽ hối tiếc nếu dành toàn bộ thời gian nằm dài trên sofa. Hãy ra ngoài mua sắm, chơi thể thao, kết bạn mới, học vẽ hoặc làm bất kỳ điều gì đó bạn thích.



7. Không lên kế hoạch
Nhiều người có thể cứ sống mà không cần bất kỳ một kế hoạch nào. Tuy nhiên, mường tượng một chút về việc bạn muốn thực hiện trong kỳ nghỉ dài cũng không phải là ý kiến tồi. Bạn không cần lên kế hoạch chi tiết từng phút, nhưng nếu không có vài gạch đầu dòng, bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng cuộc sống lộn xộn, mất phương hướng.


Hà Thu (theo BI)

Giảm giá xăng, giữ nguyên giá dầu


Các mặt hàng xăng, dầu (trừ dầu hoả) giảm giá trong kỳ điều hành đầu tiên sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2018.


Thông tin từ liên Bộ Công Thương - Tài chính cho biết, cơ quan này quyết định giảm giá bán lẻ xăng dầu (trừ dầu hoả giữ nguyên giá bán) và giảm mức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá.

Theo đó, mức chi Quỹ bình ổn với xăng E5 RON 92 giảm 541 đồng, về mức 600 đồng một lít; dầu hoả giảm 605 đồng, còn 105 đồng một lít. Các mặt hàng xăng RON 95, dầu diesel và dầu madut mức chi Quỹ giảm về 0 đồng một lít, kg so với kỳ điều hành ngày 3/2. Động thái này của nhà điều hành được giải thích nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, hạn chế tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Giá xăng E5, RON 95 được điều chỉnh giảm.


Tại kỳ điều hành lần này, dù chưa tính toán giá cơ sở mặt hàng xăng RON 95, nhà điều hành yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối giảm 400 đồng một lít nhằm tạo khoảng cách hợp lý với các mặt hàng còn lại, nhất là xăng sinh học E5 RON 92.

Sau giảm chi Quỹ bình ổn, giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 18.340 đồng một lít; xăng RON 95-III và RON 95 - IV có mức giá bán mới lần lượt là 19.980 đồng và 20.180 đồng một lít, và dầu madut 12.528 đồng một kg. Riêng dầu hoả giữ nguyên giá bán 14.560 đồng một lít.

Như vậy, giá xăng E5 được giảm trong khoảng 330 đồng một lít, dầu diesel giảm khoảng 230 đồng mỗi lít.

Theo dữ liệu của Bộ Công Thương, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore ở mức 73,062 USD một thùng, dầu diesel là 78,319 USD một thùng...

Anh Minh

Đại gia Phú Yên bị ngân hàng siết nợ gần 2.300 tỷ đồng


BIDV Phú Tài rao bán khoản nợ nghìn tỷ của Thuận Thảo Nam Sài Gòn với tài sản đảm bảo là ba khu đất và 5,2 triệu cổ phiếu.


Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Phú Tài vừa thông báo chào bán và tìm kiếm đơn vị thẩm định giá trị khoản nợ xấu của Công ty cổ phần Thuận Thảo Nam Sài Gòn. Dư nợ gốc BIDV Phú Tài cho Thuận Thảo Nam Sài Gòn và 95 khách hàng cá nhân liên quan vay trị giá hơn 1.208 tỷ đồng. Phần lãi tính đến cuối năm ngoái là 1.070 tỷ đồng.

Khoản vay này được đảm bảo bằng trụ sở công ty tại quận 1 và hai khu đất với tổng diện tích 22 hecta tại huyện Bình Chánh. 5,2 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Thuận Thảo (mã chứng khoán: GTT) cũng được mang ra làm tài sản đảm bảo, nhưng giá trị hiện tại của khối cổ phiếu này chưa đầy 3 tỷ đồng.

Thuận Thảo Nam Sài Gòn là doanh nghiệp do bà Võ Thị Thanh – Chủ tịch HĐQT Thuận Thảo, thành lập từ năm 2004 với mục tiêu lấn sân bất động sản sau thành công vang dội trong lĩnh vực vận tải hành khách. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là xây dựng công trình dân dụng. Sau gần mười năm hoạt động, công ty được UBND TP HCM phê duyệt làm chủ đầu tư dự án khu nhà ở xã hội Tây Sài Gòn.

Đây cũng là thời điểm Thuận Thảo Nam Sài Gòn ráo riết vay mượn vốn ngân hàng, đối tác để phát triển dự án. Sau BIDV Phú Tài, công ty ký hợp đồng vay 400 tỷ đồng từ Thuận Thảo với thời hạn một năm và lãi suất 14,4%.



Bà Võ Thị Thanh là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thuận Thảo Nam Sài Gòn.


Do gặp khó khăn trong đầu tư nên cuối năm đó, hai bên đồng ý điều chỉnh thời hạn vay thành 24 tháng và không tính lãi suất trong năm 2014. Ban lãnh đạo công ty từng nhận định đây là dự án tiềm năng nên sẽ không gặp rủi ro trong việc thu hồi nợ. Thực tế đến cuối năm qua, Thuận Thảo Nam Sài Gòn vẫn chưa thanh toán khoản nợ gốc và lãi vay lên đến 453 tỷ đồng khiến Thuận Thảo phải thừa nhận mất khả năng thu hồi và trích lập dự phòng cho toàn bộ khoản vay này. Nguồn vốn công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau cú sảy chân vào bất động sản, dẫn đến tình trạng không còn vốn lưu động để sản xuất và tình hình tài chính mất cân đối.

Báo cáo tài chính quý IV/2017 vừa được Thuận Thảo công bố cho thấy, tỷ suất lợi nhuận gộp được cải thiện lên gần 33% nhờ doanh nghiệp này mạnh dạn đóng cửa một số mảng kinh doanh không hiệu quả, đồng thời xử lý các tài sản thế chấp đang vay vốn tại ngân hàng nhằm có nguồn tiền phục vụ quá trình tái cấu trúc.

Lũy kế doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 48 tỷ đồng và âm 160 tỷ đồng. Dù không hoàn thành kế hoạch đề ra hồi đầu năm là giảm lỗ xuống 112 tỷ đồng, nhưng kết quả này vẫn khả quan hơn nhiều so với khoản lỗ 300 tỷ của năm trước.

Hiện, công ty vẫn đối mặt với hàng loạt khó khăn như tài sản xuống cấp trầm trọng nhưng không tiếp cận được nguồn vốn đầu tư nâng cấp, một số dự án như khu du lịch sinh thái, khách sạn 5 sao… có tiêu chuẩn quá tầm so với thị trường địa phương nên doanh thu bèo bọt. Ngoài ra, việc tái cấu trúc cũng chưa được như kỳ vọng khi các khoản chi phí bất biến như tiền lương, khấu hao, quản lý doanh nghiệp còn quá cao.

Phương Đông

Hơn 6.700 tỷ đồng đổ vào chứng khoán phiên đầu năm Mậu Tuất


Chứng khoán giao dịch trở lại sau một tuần nghỉ Tết trong trạng thái sôi động nhờ dòng tiền hơn 6.700 tỷ đồng đổ vào thị trường.


Tâm trạng hứng khởi trong phiên giao dịch đầu tiên của năm Mậu Tuất được kéo dài sang buổi chiều, giúp dòng tiền tiếp tục đổ mạnh vào thị trường. Ngay khi vừa mở cửa, 16 trong tổng số 20 nhóm ngành diễn biến tích cực giúp VN-Index có thời điểm tăng gần 33 điểm và chinh phục thành công mốc 1.090 điểm.

Phần lớn cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng, bảo hiểm và VN30 - đại diện 30 cổ phiếu vốn hóa lớn trên sàn TP HCM đều giao dịch sôi động, trở thành lực kéo chủ đạo cho phiên chiều nay. Cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín dẫn đầu thanh khoản với 22,7 triệu và 16,3 triệu đơn vị. Trong khi đó, thị giá tăng mạnh nhất lại đến từ cổ phiếu BID của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam với mức tăng 2.000 đồng (5,65%), lên gần 37.500 đồng.

Đến cuối phiên, lực cầu cổ phiếu HAG, HNG suy giảm, cộng thêm một số cổ phiếu vốn hóa lớn bị bán mạnh khiến chỉ số đại diện cho sàn HoSE lùi về mức tăng 27,42 điểm (tương đương 2,59%) và chốt phiên tại mức 1.087 điểm.

Số lượng mã tăng trên sàn HoSE là 206 cổ phiếu, trong khi số mã giảm chỉ còn 85 cổ phiếu. So với bình quân những phiên trước thì thanh khoản toàn thị trường vẫn ở mức tương đối thấp với hơn 232 triệu đơn vị.

Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index đều diễn biến tương tự khi lực cầu duy trì trên diện rộng nhưng yếu dần về cuối phiên và đóng cửa với mức tăng lần lượt 1,24% và 1,5%.

Trước đó, ngay trong phiên đầu tiên của năm mới 2018 xét theo lịch mặt trăng, dù thanh khoản vẫn duy trì ở mức thấp so với bình quân, nhóm vốn hóa lớn đã trở lại với vai trò "đầu tàu" dẫn dắt thị trường.



Sắc xanh bao trùm trong phiên đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Ảnh chụp bảng giá Công ty chứng khoán SSI


Chốt phiên sáng, VN-Index tăng 26,24 điểm, tương đương 2,48% lên gần 1.086 điểm. Vốn hóa của riêng sàn HoSE đã tăng thêm hơn 71.000 tỷ đồng so với chốt phiên giao dịch 12/2 - phiên cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index đều tăng trên 1%, góp thêm hơn 13.000 tỷ đồng vốn hóa tăng thêm.

Nhóm VN30 - đại diện 30 cổ phiếu vốn hóa lớn trên sàn TP HCM, chỉ có 4 cổ phiếu giảm giá, trong khi nhóm cổ phiếu giữ sắc xanh chiếm đa số với 26 cổ phiếu, riêng cổ phiếu BVH của Tập đoàn Bảo Việt tăng trần lên hơn 80.000 đồng.

Nhóm cổ phiếu tài chính, đặc biệt là ngân hàng và chứng khoán là những cái tên nổi bật nhất sáng nay. Cổ phiếu BID của Ngân hàng BIDV tăng hơn 5% lên 37.200 đồng. Cổ phiếu CTG của VietinBank tăng 1.300 đồng (4,78%) lên 28.500 đồng, còn VPB của VPBank tăng 2.400 đồng (4,25%) lên gần 59.000 đồng.

Nhóm cổ phiếu dầu khí, vốn bị điều chỉnh khá mạnh trong đợt giảm giá ngay trước Tết, đã phục hồi trở lại trong phiên hôm nay (21/2). Cổ phiếu PVD, PVS, GAS hay PLX đều giữ được sắc xanh đến cuối phiên sáng.

Mặc dù chịu áp lực điều chỉnh mạnh ở tuần gần sát kỳ nghỉ lễ, hai phiên giao dịch cuối cùng tăng mạnh đã phần nào củng cố tâm lý nhà đầu tư. Bên cạnh đó, quý đầu tiên của năm cũng thường là giai đoạn giao dịch tích cực khi các doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính năm trước và những thông tin kế hoạch cho mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên sắp tới.

Một số chuyên gia đã đưa ra dự báo tích cực trong giai đoạn này khi cho rằng VN-Index sẽ một lần nữa trở lại mốc 1.100 điểm. Và trong trạng thái tích cực, mức đỉnh quá khứ 2007 có thể bị phá vỡ ngay trong ngắn hạn.

Minh Sơn

Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018

Doanh nghiệp bán lẻ tranh thủ 'đào' dữ liệu kiếm tiền


Giữa bão cạnh tranh khốc liệt, một số doanh nghiệp bán lẻ offline lẫn online nội địa đang tìm cách “đào xới” kho dữ liệu khách hàng để tăng thu nhập.


Cách đây 4 năm, nhà sáng lập Tiki Trần Ngọc Thái Sơn đã yêu cầu đội ngũ kỹ thuật lưu toàn bộ dữ liệu trong suốt quá trình hoạt động. Mọi tương tác của khách hàng, từ cú nhấp hay di chuyển chuột trên website đều được ghi nhớ.

Ông Sơn tự hào cho biết, sau những tích cóp và dùng công nghệ sàng lọc, hiện công ty sở hữu kho dữ liệu khách hàng với tỷ lệ đến 25% chính xác thông tin cá nhân, ngày sinh, nơi sống... trong khi tỷ lệ bình quân của các nhà bán lẻ Việt Nam hiện đâu đó vài phần trăm. “Ví như mình muốn biết khách mua mấy giờ, ở đâu, là nam hay nữ thôi mà nhiều công ty bán lẻ cũng thấy khó”, ông Sơn nói.

Những thông tin về đặc điểm, thói quen của từng khách hàng đối với một công ty về thương mại điện tử rất quan trọng. Nó là cơ sở để triển khai các hoạt động quảng cáo đeo bám và cá nhân hóa.

“Khi bạn vào website thì sẽ thấy các gợi ý mua hàng. Bạn qua New York Times đọc cũng sẽ thấy nó chạy theo. Quan điểm của chúng tôi là dữ liệu của bản thân không đủ mà phải kết hợp với những công ty đối tác như Google hay Facebook để làm giàu dữ liệu hơn”, ông Sơn mô tả về sự “thèm khát” và tầm quan trọng của dữ liệu với hoạt động kinh doanh của mình.

Tương tự cách làm của Tiki, A đây rồi cũng không tiếc tiền đầu tư vào công nghệ khai thác và ứng dụng dữ liệu. Bà Mai Thị Lan Vân – Giám đốc Marketing A đây rồi từ chối chia sẻ con số đầu tư cụ thể, nhưng khẳng định rất chú trọng đến mảng này.

Kết quả, một bà mẹ từng mua bỉm cho con trên hệ thống sẽ được công nghệ ghi nhớ và tự động chạy quảng cáo nhắc mua bỉm hàng tháng. Thậm chí, trí thông minh nhân tạo còn gợi ý thêm các sản phẩm khác, phù hợp tương ứng với quá trình bé lớn lên. Nói một cách nôm na, thứ công nghệ này khiến khách hàng cảm thấy được chăm sóc riêng và đúng nhu cầu.

“Định hướng của chúng tôi giai đoạn này là sưu tập thông tin khách hàng và làm sao xác minh tính chính xác của nó. Đó là câu hỏi mà chúng tôi luôn đặt ra để gợi ý đúng sản phẩm và khách không có cảm giác bị làm phiền”, bà Vân cho hay và bật mí đang cố gắng tận dụng tập dữ liệu từ VinID, hệ thống khách hàng thành viên thuộc hệ sinh thái của VinGroup.



Phân tích dữ liệu là "vũ khí" trong cuộc đua xem ai hiểu người tiêu dùng hơn của các nhà bán lẻ.


Không chỉ có doanh nghiệp thương mại điện tử mới cần "đào xới" dữ liệu nhằm tối ưu hóa hiệu quả, năm ngoái, thị trường bán lẻ một phen bất ngờ khi Saigon Coop “trở mình”. Hệ thống này công khai số liệu về ngành hàng tiêu dùng nhanh với Neilsen - quyết định mà chính ban lãnh đạo thừa nhận là “dũng cảm”.

Bản thân Neilsen và các nhà bán lẻ khác cũng “mở cờ trong bụng” vì trước đó, bức tranh thị trường hàng tiêu dùng nhanh Việt Nam chỉ thiếu mỗi tập số liệu từ Saigon Coop. Giờ đây, bức tranh đã trọn vẹn, lợi cho tất cả các bên.

“Nói về dữ liệu, không chỉ công ty nhà nước lo ngại về bảo mật mà tất cả công ty đều vậy. Chẳng qua là có sự đánh đổi. Dữ liệu mình chia sẻ, mình chấp nhận thị trường biết một phần nào đó dữ liệu của mình nhưng bù lại mình biết phần còn lại của thị trường. Khi chúng tôi đặt lên bàn cân thì thấy cái lợi lớn hơn rất nhiều so với mặt lo ngại bảo mật”, bà Nguyễn Linh Trang – Phó tổng giám đốc Saigon Coop bình luận.

Bà Trang thừa nhận, từ ngày công bố dữ liệu, hiệu quả kinh doanh tại hệ thống cũng lên khá nhiều. Mọi quyết định giờ đều nghiêng về số liệu và minh bạch hơn. Việc thêm hay cắt mặt hàng nào đó đều dựa trên diễn biến thực tế toàn thị trường. Các bằng chứng này cũng giúp nhà bán lẻ dễ “nói chuyện” với nhà cung cấp hơn khi thương thảo về “số phận” một mặt hàng trong siêu thị.

Theo bà Trang, ngành bán lẻ là ngành thu thập được lượng dữ liệu nhiều thứ hai, chỉ sau viễn thông. Do đó, 20 năm qua, Saigon Coop cũng giữ lại mọi dữ liệu. Tuy nhiên, phân tích dữ liệu lớn (big data) đòi hỏi có kỹ thuật. Việc làm sạch dữ liệu thô cũng đã mất 80% thời gian quy trình phân tích.

Ngoài dữ liệu trao đổi với Neilsen, nhà bán lẻ này còn lập một bộ phận chuyên về dữ liệu, với nhân sự gần 30 người để “đào xới” kho dữ liệu, đánh giá hành vi tiêu dùng.

“Nói về hành vi, nhận thức và sở thích người tiêu dùng thì Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung, là một trong những khu vực thay đổi nhanh nhất. Những sản phẩm có thể nổi tiếng 3 năm trước đây giờ chưa chắc còn bán, chứ không nói là mất đi độ nổi tiếng. Vì thế, nếu phân tích hành vi thì cũng không cần hết 20 năm dữ liệu mà chỉ cầm phân tích vài năm”, bà Trang chia sẻ, đồng thời cũng thẳng thắn cho rằng, việc khai thác dữ liệu cho đến nay vẫn là những giá trị cộng thêm, giúp tăng thu cho ngành bán lẻ. Tuy nhiên, đó là việc phải làm trước cuộc chạy đua xem ai hiểu người tiêu dùng hơn.

“Mọi thứ đang diễn ra rất nhanh. Nó cần sự dũng cảm và đầu tư rất lớn từ doanh nghiệp. Mình nhìn nó là một xu hướng, một bài toán có thể thành công nhưng chưa chắc là bây giờ. Nhưng mình dám làm, dù sẽ trải qua nhiều thứ, từ sự phản đối của con người bên trong, chi phí hay kể cả thất bại ban đầu”, bà Trang nói.

“Điều không thể tránh khỏi là sẽ có những doanh nghiệp chuyển mình với một chiến lược kỹ thuật số bài bản. Trong đó, phân tích dữ liệu là một cấu phần quan trọng, để tối ưu hóa hoạt động và chiếm lĩnh những cơ hội tăng trưởng mới. Để không bị bỏ lại trong cuộc cách mạng kỹ thuật số, đây là thời điểm để doanh nghiệp bắt đầu hỏi những câu hỏi cụ thể và tìm câu trả lời trong dữ liệu”, nhóm chuyên gia Nguyễn Quốc Toàn – Vũ Quốc Hiển của EY Việt Nam nhận xét.

Viễn Thông

Cậu bé chăn bò gầy dựng công ty kiến trúc


Tuổi thơ vật lộn với cái nghèo khiến "cậu bé chăn bò" Nguyễn Viết Khim không ngừng nuôi tham vọng khởi nghiệp làm giàu.


Sinh ra ở làng quê nghèo huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi), tuổi thơ của chàng trai Nguyễn Viết Khim là chuỗi ngày quẩn quanh trên mảnh ruộng khô cằn. Trong khi bố quanh năm bám biển, Khim là con trai lớn nên một buổi đến trường, một buổi vừa chăm đàn bò vừa phụ mẹ quán xuyến gia đình.

“Thời gian học không nhiều, nhưng tôi sớm phát hiện bản thân có năng khiếu hội hoạ và tự nuôi dưỡng bằng những nét vẽ nguệch ngoạc trên bờ ruộng. Tôi cũng vẽ ra con đường cho chính mình bằng việc khăn gói lên thị xã học phổ thông để có điều kiện luyện thi, mỗi tuần đạp xe 60 km về thăm nhà và lấy thêm đồ ăn”, Khim kể.

Một buổi chiều hơn mười năm về trước, chàng trai 18 tuổi vỡ oà khi cầm trên tay giấy báo đậu vào khoa kiến trúc của một trường đại học ở TP HCM. Niềm vui chưa trọn vẹn thì nỗi lo làm thế nào để trang trải học phí cho quãng thời gian 5 năm ập đến. Nỗi tự ti về cái nghèo theo chân Khim vào giảng đường, nhưng đồng thời trở thành động lực cho cậu cố gắng.

Khim nhớ lại, sinh viên kiến trúc xem bộ bút vẽ chính hiệu là vật bất ly thân nhưng suốt ngần ấy thời gian cậu vẫn không đủ tiền sắm sửa cho riêng mình mà phải dùng hàng nhái. Tờ giấy vẽ chỉ vài nghìn đồng nhưng cậu cũng phải đắn đo, tiết kiệm trước mỗi lần mua.



Nguyễn Viết Khim khởi nghiệp vì khát vọng thoát nghèo và tham vọng chứng tỏ năng lực bản thân. Ảnh: Phương Đông.


Giữa năm 2012, khi thời điểm tốt nghiệp chỉ còn tính bằng tháng, Khim quyết định mở công ty riêng trước sự ngỡ ngàng của thầy cô và bạn bè. Đến giờ nhìn lại, cựu sinh viên kiến trúc vẫn chưa dám tin chỉ vì một dự án do chính mình thiết kế nhưng đơn vị tổng thầu không tìm được đối tác thực hiện mà cậu đưa ra một quyết định thay đổi cuộc đời.

“Thời điểm đó thu nhập mỗi tháng của tôi khoảng 15 triệu nên nhận gói thầu 2 tỷ đồng vừa là cơ hội, vừa là thử thách khiến bản thân cũng bị choáng. Tài sản lớn nhất của tôi là chút kinh nghiệm tích luỹ trong mấy năm làm thêm và sự liều lĩnh đến từ khát vọng thoát nghèo và tham vọng chứng tỏ năng lực bản thân”, Khim nói.

Trong suốt hai tháng liền, Khim cùng 4 thợ mộc làm việc hết tâm sức để hoàn thành dự án và chấp nhận thực hiện đồ án tốt nghiệp đại học ở mức trung bình. Sau dự án đầu tiên, Khim muốn mở rộng công ty nên mời một kiến trúc sư góp vốn để cùng phát triển. Tuy nhiên, chỉ sau khoảng nửa năm thì cộng sự rút vốn do đơn hàng không nhiều, hoặc nếu có thì đa phần là những công trình có quy mô và giá trị chưa đến một tỷ đồng.

Hoạt động bấp bênh suốt một năm đầu không khiến chàng trai vừa ra trường nghĩ đến phương án phá sản công ty. Khim thuê mặt bằng 5 triệu đồng một tháng để làm trụ sở công ty, đồng thời là chỗ sinh hoạt cho mình và công nhân. Có lúc túng thiếu, Khim nhờ bố mẹ cầm giấy tờ nhà vay ngân hàng 50 triệu đồng để thanh lý hợp đồng với khách hàng.

Sau một thời gian thử nghiệm cách làm việc trực tiếp với chủ đầu tư công trình nhưng không phù hợp, Khim chuyển hướng sang tìm kiếm doanh nghiệp cần đối tác thiết kế và thi công hạng mục đồ gỗ. Cậu trở lại những đơn vị đã cộng tác thời sinh viên để thuyết phục được đảm nhiệm một số hạng mục nhỏ với cam kết giá tốt nhất và chất lượng đảm bảo. Sự chân thành và chữ tín mang đến cho chàng kiến trúc sư trẻ tuổi thêm nhiều dự án với giá trị ngày càng tăng, từ đó hồ sơ năng lực doanh nghiệp cũng được củng cố.

“Tính đến nay, công ty đã nhận một vài dự án thiết kế và thi công trọng gói lên đến vài chục tỷ. Doanh thu nhờ đó cũng được cải thiện qua từng năm, gần đây nhất vào khoảng 50 tỷ đồng”, Khim tự hào nhắc đến thành quả sau 5 năm thành lập công ty và cho biết thêm đang thực hiện tái cơ cấu nhân sự, định hướng lại ngành nghề kinh doanh theo hướng sản xuất nội thất gỗ số lượng lớn đế bán ra thị trường.

Phương Đông

Thứ Ba, 20 tháng 2, 2018

Giải thưởng Vietlott hơn 300 tỷ ở kỳ quay đầu tiên năm Mậu Tuất

Loại hình xổ số tự chọn Power 6/55 vẫn tiếp tục không tìm ra người chơi trúng giải cao nhất và quỹ giải Jackpot 1 đã lên tới 316 tỷ đồng.


Kỳ quay tối 17/2 (tức mùng 2 Tết Mậu Tuất) đã xác định dãy số may mắn là 16-22-28-29-35-43 cùng số vàng 45, tuy nhiên cả hai giải Jackpot 1 và Jackpot 2 đều không có người trúng. Hiện Jackpot 1 dừng ở mức 300 tỷ đồng cùng 16 tỷ đồng tiền thưởng cộng dồn thặng dư vẫn đang chờ người trúng một trong hai giải trên.

Dù không có giải lớn nào được trúng, kỳ quay 86 của loại hình xổ số tự chọn này vẫn ghi nhận 33 giải nhất (40 triệu đồng/giải), 1.519 giải nhì (500.000 đồng/giải) và 29.772 giải ba (50.000 đồng/giải).

Theo đơn vị phát hành, giải Jackpot 1 của loại hình Power 6/55 sẽ chỉ cộng dồn tối đa đến mức 300 tỷ đồng, sau đó sẽ có 3 trường hợp có thể xảy ra sau mỗi kỳ quay.

Ví dụ, nếu sau khi khóa hệ thống bán vé và chuẩn bị quay số, Vietlott xác nhận Jackpot 1 đang có giá trị giải thưởng là 345 tỷ đồng và Jackpot 2 đang là 7 tỷ đồng. Trường hợp 1 nếu có người trúng Jackpot 1, người này sẽ nhận toàn bộ 345 tỷ đồng.

Trường hợp 2, nếu chỉ có người trúng Jackpot 2, người chơi này sẽ nhận 7 tỷ cộng với 45 tỷ đồng thặng dư từ Jackpot 1.

Trường hợp 3, nếu cả Jackpot 1 và 2 đều có người trúng, người chơi trúng Jackpot 1 sẽ nhận toàn bộ 345 tỷ đồng, người chơi trúng Jackpot 2 sẽ nhận 7 tỷ đồng.

Trước đó trong kỳ quay 244 của loại hình xổ số tự chọn Mega 6/45 đã ghi nhận trường hợp lạ khi có tới 4 người chơi cùng trúng độc đắc và chia nhau quỹ giải thưởng 32 tỷ đồng, tương đương mỗi người chơi nhận 8 tỷ đồng.



Theo Zing

Từ công nhân thành nữ tỷ phú tự thân giàu nhất Trung Quốc

Bỏ học năm 16 tuổi, bà Zhou Qunfei hiện sở hữu đế chế sản xuất với 75.000 công nhân và tài sản 8 tỷ USD. Bà cũng là nữ tỷ phú tự thân giàu nhất Trung Quốc.

Từ một cô gái có xuất thân nông thôn ở miền Trung Trung Quốc, Zhou Qunfei lập nghiệp thành công và trở thành nữ tỷ phú tự thân giàu nhất Trung Quốc. Ảnh: Medium.
Bà Zhou sinh năm 1958 trong một gia đình nông thôn nghèo có 3 anh chị em. Từ nhỏ, bà cùng các anh chị em đã phải chăn nuôi vịt, heo để phụ giúp gia đình kiếm tiền. Bà có tuổi thơ đầy bi kịch khi mẹ qua đời năm 5 tuổi, còn cha bị mất thị lực và một ngón tay vì tai nạn lao động. Ảnh: South China Morning Post.
Năm 16 tuổi, bà phải bỏ học để làm công nhân cho một nhà máy sản xuất mặt kính đồng hồ. Bà được trả lương 1 USD/ngày và học những kiến thức cơ bản về mặt kính đồng hồ. Tuy nhiên, bà sớm chán nản với những ca làm việc dài đằng đẵng và khắc nghiệt từ 8h đến 0h, thậm chí có hôm đến 2h hôm sau. Ảnh: Jagran.com.
Dù vậy, trong đơn xin thôi việc, bà vẫn bày tỏ sự biết ơn vì đã có cơ hội làm việc. Lá đơn đến tay quản lý nhà máy và người này rất ấn tượng với Zhou nên quyết định thăng chức cho bà. Tiếp đó 3 năm, bà liên tục leo lên các cấp bậc mới tại nhà máy. Ảnh: Jagran.com.
Năm 2003, ở tuổi 22, với 3.000 USD tiết kiệm được từ những năm lao động cực khổ, bà cùng một số người thân thành lập công ty sản xuất mặt kính đồng hồ của riêng mình Lens Technology đặt trụ sở tại tỉnh Hồ Nam. Ảnh: Medium.
“Thời kỳ đầu, tôi không có nhiều vốn, cũng không có ảnh hưởng trong ngành. Vì vậy, tôi mua sổ vàng danh bạ và bắt đầu gõ cửa từng công ty trong khu công nghiệp để bán hàng”, bà Zhou nhớ lại. Ảnh: Investopress.
Khi ngành công nghiệp điện thoại di động bùng nổ, Lens Technology trở thành nhà cung cấp mặt kính cho nhiều hãng điện thoại lớn như HTC, Nokia, Samsung. Năm 2007, công ty này trở thành nhà cung cấp mặt kính cho phiên bản iPhone đầu tiên của Apple. Ảnh: Tech in Asia.
Đầu năm 2015, Lens Technology chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán đưa bà Zhou trở thành tỷ phú. Ảnh: Medium.
Zhou được biết đến là người tỉ mỉ và đích thân giám sát mọi quy trình sản xuất. Bà cho biết việc quản lý hoạt động công ty tốn rất nhiều tâm sức và thời gian. Có hôm bà Zhou Qunfei cho biết, việc quản lý hoạt động của công ty tốn rất nhiều tâm sức. Bà dành hầu hết thời gian làm việc tại văn phòng, có ngày làm tới 18 tiếng đồng hồ. Ảnh: Celebrity Family .
Bà hiện sở hữu đế chế với hơn 30 nhà máy và đội ngũ công nhân lên tới 75.000 người. Ảnh: Next Shark.
Ở tuổi 47, bà Zhou nắm giữ khối tài sản tài sản trị giá 8 tỷ USD, là tỷ phú giàu thứ 13 Trung Quốc, cũng là một trong những nữ tỷ phú tự thân giàu nhất nước này, theo xếp hạng của tạp chí Forbes. Ảnh: CNN.



Theo VnExpress


    Doanh nhân Thái Hương bắt tay nông dân làm sản phẩm quốc tế

    Doanh nhân Thái Hương - nhà kiến tạo của Tập đoàn TH đang triển khai phương án sản xuất mới: Thay vì sử dụng đất nông lâm trường, tự gây dựng vùng nguyên liệu như hiện nay, bà làm ăn cùng nông dân thông qua các hợp tác xã (HTX). Phương án này cho phép TH kiểm soát được chất lượng sản phẩm, nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

    Doanh nhân Thái Hương.

    Tập đoàn TH bắt tay Liên minh HTX phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Tập đoàn TH khởi công nhà máy chế biến hoa quả lớn nhất tại Sơn La

    Hình ảnh mới nhất về trang trại bò sữa của TH true MILK trên đất Nga



    Câu chuyện của nhà máy hoa quả ở Sơn La

    Ngày 25/1, tại huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La), Tập đoàn TH khởi công Nhà máy chế biến quả và đồ uống nước hoa quả công nghệ cao Sơn La với mức đầu tư 1.200 tỷ đồng, công suất chế biến 30.000 tấn quả/năm. Đây không đơn thuần là một dự án mới mà còn là nơi khai triển dự án hoàn toàn khác của TH.

    Tại lễ khởi công, bà Thái Hương cảm ơn Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng giới thiệu, đưa bà đến với Sơn La; bày tỏ sự cảm kích trước việc lãnh đạo tỉnh về tận Hà Nội giới thiệu cho TH những tiềm năng của tỉnh.

    “Trong ánh nắng ban mai” của ngày khởi công, “Sơn La đẹp như bức tranh thuỷ mặc”, những nét văn hoá bản địa có sức hấp dẫn và gợi lên trong nữ doanh nhân này tình yêu mến, trân trọng.

    Trong lĩnh vực nông nghiệp, bà Thái Hương có những bước tiến xa, thành công trong nước và vươn ra quốc tế, nhưng bà vẫn muốn đầu tư tại các vùng khó khăn như Sơn La. “Tôi là con nhà nông dân. Tiền không nhiều nhưng tôi có thể giúp được bà con nông dân đỡ vất vả, có thu nhập tốt” - bà Thái Hương nói.

    Khác với mô hình thu hồi đất của các nông lâm trường, tự triển khai vùng nguyên liệu (điển hình nhất tại dự án bò sữa của TH tại Nghệ An), tại Sơn La lần này, bà khai triển mô hình liên kết với nông dân qua các HTX nông nghiệp.

    Theo bà Thái Hương, nhà máy vận hành sẽ giải quyết được việc cam, xoài, nhãn, táo mèo bị thương lái ép giá, phát triển nhiều loại hoa quả đặc sản khác. Dự án tạo công ăn việc làm cho gần 200 lao động tại nhà máy và hàng ngàn lao động gián tiếp trên địa bàn tỉnh.

    Ngoài hoa quả, Tập đoàn TH sẽ kết hợp cùng nông dân, HTX nông nghiệp để trồng thảo dược, hái lượm tự nhiên theo hướng hữu cơ và trồng hữu cơ dưới tán rừng.
    Lễ khởi công nhà máy chế biến quả và đồ uống nước hoa quả công nghệ cao Sơn La của Tập đoàn TH.

    HTX - mắt xích kết nối doanh nghiệp và nông dân

    Bà Thái Hương cho rằng, hội nhập quốc tế đang đưa thuế xuất nhập khẩu nông sản bằng 0. Không cẩn thận, Việt Nam sẽ trở thành một chợ tiêu thụ cho các nước nông nghiệp tiên tiến, người dân bị thụt lui, các nông sản Việt lép vế.

    Để nông dân không bị thụt lùi, đứng ngoài cuộc đua hội nhập, bà cho rằng, mắt xích quan trọng nhất là các HTX nông nghiệp. “Chúng tôi về đây không lấy đất của bà con mà liên kết với bà con để hình thành nên chuỗi sản xuất. Ở đây, doanh nghiệp yêu cầu HTX kết nối bà con lại để đưa khoa học công nghệ, khoa học quản trị vào, từ đó tạo ra những sản phẩm chuẩn mực quốc tế” - bà Thái Hương phân tích. Khi tham gia HTX, người nông dân vẫn sở hữu ruộng đất, đóng góp hưởng lợi ích từ chuỗi giá trị của sản phẩm.




    Trước đó, Tập đoàn TH và Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á (BAC A BANK - nơi bà làm Tổng giám đốc) ký kết hợp tác với Liên minh Hợp tác xã và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để triển khai phương thức liên kết này.
    Anh Tráng A Cao (nông dân bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ) cho biết gia đình anh rất trông chờ nhà máy của Tập đoàn TH để tiêu thụ chanh leo, cam, mận…

    Tuy nhiên, để triển khai mô hình đó cần mối dây liên hệ chặt chẽ và một sự đồng cam cộng khổ, chia sẻ lợi ích. Tại lễ khởi công nhà máy tại Sơn La, bà Thái Hương lo ngại việc bà con tiếp tục trồng táo mèo rất nhiều. “Chúng ta đã có sản lượng táo mèo lớn, cộng với Yên Bái và các vùng phụ cận khác. Ở đây không phải là địa dư hành chính mà ta phải kết nối vùng miền. Nơi nào có nhiều rồi mình đừng trồng nữa, phải xem trồng cây ăn quả hay cái gì nữa để nhà máy này phát huy tác dụng”- bà Thái Hương nói.

    Bằng sự từng trải và mộc mạc, bà đề nghị: “Không phải con đường nào đi cũng thuận lợi. Có những lúc, thị trường cần nhưng rồi đến lúc nào đó thị trường lại thừa. Vấn đề, chúng ta phải bình tĩnh. Bà con chia sẻ và đón nhận chúng tôi thì chúng tôi sẽ quyết tâm đưa mảnh đất này để người dân Sơn La có quyền tự hào”.



    “Muốn HTX phát triển tốt phải có doanh nghiệp “đỡ đầu”, ngược lại doanh nghiệp muốn “cắm chân” tại địa bàn nông thôn thì phải có mạng lưới kinh tế tập thể. Đây chính là mô hình mà BAC A BANK đang tư vấn và Tập đoàn TH triển khai”.

    Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ


    “Khi làm ăn với nông dân, doanh nghiệp lo ngại họ phá vỡ hợp đồng, nuôi trồng nông sản không đảm bảo, khó quản lý. Thông qua HTX, doanh nghiệp sẽ thu gọn đầu mối, dễ kiểm soát chất lượng. Tương lai, nếu HTX lớn mạnh, có thể đứng ra chế biến, bán nông sản. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, tiềm lực HTX còn yếu nên cần sự dẫn dắt của doanh nghiệp, HTX và nông dân chuyên tâm lo sản xuất sẽ hiệu quả, chuyên nghiệp hơn”.

    Ông Nguyễn Thế Phương, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Sơn La


    Tập đoàn TH đang vận hành nhiều Dự án sản xuất kinh doanh trên một số lĩnh vực. Lĩnh vực kinh doanh nổi bật của tập đoàn TH là chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung công nghệ cao, sản xuất sữa tươi sạch mang thương hiệu TH true MILK. Dự án sữa hiện đang được mở rộng tại tỉnh thành, trong đó có Nghệ An, Hà Giang, Thanh Hóa, Phú Yên, Sóc Trăng và Liên bang Nga.

    Tại Nghệ An, tập đoàn TH đã phát triển Dự án rau sạch FVF, Dự án dược liệu - sản xuất thức uống thảo dược TH true Herbal. Mô hình trang trại thảo dược, dược liệu dưới tán rừng nhằm góp phần lưu giữ nguồn gen quý bản địa được TH tiếp tục khảo sát tại Sơn La, Hà Giang và một vài tỉnh thành khác. Tập đoàn TH cũng đang nghiên cứu sản xuất các nhu yếu phẩm thiết yếu như gạo, đậu nành (tại Thái Bình), nước mắm, muối, nước tương, chế biến cá (Phú Yên).



    BẢO AN

    Khởi nghiệp bằng dạy sống chậm

    Chọn con đường du học Mỹ, nhưng Bùi Thu Ngân, 27 tuổi luôn đau đáu khát vọng sẽ trở về quê hương, làm những điều mà chưa ai làm. Cô gái trẻ bắt đầu khởi nghiệp dự án Tipsy Art ngay khi trở về Việt Nam.

    Tại lớp học vẽ đặt tại quán cà phê nằm sâu trong con hẻm nhỏ đường Võ Thị Sáu (Q.3, TPHCM), hàng chục học viên đủ mọi lứa tuổi đang nguệch ngoạc những mảng màu vào bức tranh của mình. Đây là lớp vẽ tranh nghệ thuật Tipsy Art – nơi người dân Sài Gòn đến để sống chậm với nghệ thuật.

    Startup Bùi Thu Ngân.

    Tipsy Art do Ngân và cô bạn Nguyễn Thu Trang (cũng là du học sinh) sáng lập. Kể về Tipsy Art, Ngân cho rằng đó là “duyên”. Trong thời gian 4 năm theo học chuyên ngành kinh tế tại Mỹ, tình cờ một lần tham gia một buổi tiệc tại nhà người bạn, sau khi hết hoạt động, mọi người rủ nhau giở một bức tranh ra rồi cùng vẽ. “Lúc ấy mình thấy rất vui vì cứ người này biết gì lại nói cho người kia. Mọi người trao đổi, học hỏi lẫn nhau trong một không gian vô cùng thoải mái, thư giãn” - Ngân nhớ lại.

    Trở về Việt Nam, nhận thấy các bạn trẻ ở đây cuối tuần thường chỉ tụ tập đi xem phim, uống cà phê, mua sắm,… mà thiếu các hoạt động thiên về tinh thần nên Ngân cùng với bạn nuôi ý định mở các buổi học vẽ như đã tham gia ở Mỹ. Từ việc lên ý tưởng, tìm mặt bằng, tuyển nhân viên… mất vỏn vẹn 2 tháng. Cuối năm 2015, lớp học đầu tiên của Tipsy Art được ra đời.

    Ngân tâm sự, khó khăn nhất với một dự án nghệ thuật là làm thế nào để mọi người cảm thấy hay, cảm thấy muốn tham gia, nên thời gian đầu, các buổi học của Tipsy Art đều dành cho bạn bè, người quen. Sau khi được sự ủng hộ và tin tưởng của mọi người, Tipsy Art mới mở rộng dần ra qua hình thức truyền miệng. Mục đích của Tipsy Art là mang nghệ thuật đến gần hơn với giới trẻ, đồng thời giúp mọi người có thời gian nghỉ ngơi sau những giờ phút làm việc, học tập căng thẳng.

    “Khác với việc xem phim, mua sắm khi rảnh rỗi, thư giãn bằng nghệ thuật giúp chúng ta nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển bản thân. Chúng tôi mong các bạn trẻ sống chậm lại, dành thời gian cho mình trong ba tiếng ngắn ngủi của lớp học” - Ngân chia sẻ.

    Với chi phí 400.000 đồng/buổi học 3 tiếng, người tham gia lớp học vẽ tranh cấp tốc Tipsy Art sẽ có cơ hội trải nghiệm hoạt động vẽ tranh nghệ thuật trong không gian có âm nhạc du dương và đồ uống đi kèm.


    Tại Việt Nam, khi đa phần các startup đều hướng vào lĩnh vực kinh tế, công nghệ… thì lựa chọn khởi nghiệp của các cô gái trẻ này trong lĩnh vực nghệ thuật được được đánh giá là liều lĩnh. Bởi không ai tự nhiên nghĩ rằng mình sẽ đi học vẽ. Thế nhưng khi đến để thử nghiệm vì… tò mò, học viên nhận được nhiều hơn suy nghĩ “đi một lần cho biết”. Đó không chỉ là những bức tranh do mình tự tay tô vẽ, mà là những giây phút thoải mái bên người bạn mới quen, là kết nối về tinh thần và những trải nghiệm mới.

    Nhiều học viên bày tỏ cảm giác ngạc nhiên, thích thú khi được tự tay cầm cọ và sáng tạo những bức tranh của riêng mình. Nguyễn Hải Ý (sinh viên trường ĐH KHXH&NV TPHCM) chia sẻ: “Mình rất yêu tranh nhưng chưa khi nào dám cầm cọ, vì mình sợ bị chê xấu. Từ lúc theo lớp học này, mình không còn áp lực chuyện đó nữa. Giờ thì mình đã tự tin để có thể vẽ được những bức tranh tặng cho bạn bè, người thân”.


    Chia sẻ lý do quay trở về Việt Nam khởi nghiệp, trong khi nhiều du học sinh lại chọn ở nước ngoài có nhiều điều kiện tốt hơn. Ngân khẳng khái: “Mình lựa chọn về Việt Nam vì mình cảm thấy ở quê hương mình có rất nhiều công việc chưa ai làm, trong khi những công việc đó bên Mỹ, có rất nhiều người làm. Do đó, ngay từ khi còn học đại học, mình chưa từng có ý định sẽ ở lại Mỹ làm việc lâu dài mặc dù cuộc sống bên đó đầy đủ hơn rất nhiều. Mình cũng yêu đất nước mình và muốn góp sức để quê hương phát triển tốt đẹp hơn”.


    Nhớ lại những ngày đầu khởi nghiệp, nhóm của Ngân gặp rất nhiều khó khăn, bởi đây là một lớp học rất mới, chưa nhiều người biết. “Chúng mình không coi đó là những khó khăn mà biến nó thành cơ hội, nếu biết tận dụng đúng lúc, đúng thời điểm thì dự án của tụi mình có thể… bay xa” - Bùi Thu Ngân dí dỏm.



    “Khác với việc xem phim, mua sắm khi rảnh rỗi, thư giãn bằng nghệ thuật giúp chúng ta nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển bản thân. Chúng tôi mong các bạn trẻ sống chậm lại, dành thời gian cho mình trong ba tiếng ngắn ngủi của lớp học”.

    Bùi Thu Ngân



    Tipsy Art là một trong những startup đầu tiên thực hiện mô hình này ở Việt Nam, mặc dù vẫn còn là “lính mới”, song Tipsy Art đã đạt được những thành công ngoài mong đợi. “Càng dấn sâu vào dự án, chúng tôi thấy nó càng thú vị và biết rằng mình đã đi đúng hướng. Lúc khởi nghiệp, vốn của chúng tôi chỉ vỏn vẹn 20 triệu đồng nhưng cách đây mấy ngày, Tipsy Art đã gọi được nhà đầu tư với số vốn hơn 2 tỷ đồng. Đây là động lực mạnh mẽ để Tipsy Art vươn xa hơn” - nữ startup Bùi Thu Ngân kỳ vọng.



    UYÊN PHƯƠNG

    Người nông dân nhân ái nhất Việt Nam

    Người đến vay hợp đồng miệng rồi cầm tiền về không phải trả lãi. Người cho vay lắm lúc phải đi vay ngân hàng, tất nhiên trả lãi, để về cho người khác vay không lãi. Ngân hàng đặc biệt này tồn tại ngót chục năm trời hỗ trợ hơn 600 hộ nông dân miền rẻo cao Ðakrông ở tỉnh Quảng Trị làm ăn tấn tới… Ông chủ nhà băng chẳng giống ai này là đại gia chân đất Ðặng Quang Hữu.

    Ðặng Quang Hữu (phải) - “ông chủ nhà băng nỏ giống ai”.

    Nông dân 'cay mắt' với gừng liên kết

    Ngắm vườn quýt hồng trĩu quả của nông dân Đồng Tháp

    Nông dân miền Trung vui vụ hoa Tết



    Từ hai bàn tay trắng…

    Trong nếp nhà ấm cúng nép mình bên chân cầu Khe Van, ký ức từ những ngày đầu tiên ở miền đất khó ùa về trong câu chuyện của anh. Hơn 15 năm trước, chàng trai Đặng Quang Hữu (SN 1974) từ làng biển chang chang cát trắng Gia Đẳng, Triệu Lăng, Triệu Phong lên núi làm công nhân Lâm trường Hướng Hóa, rồi gặp cô gái người Vân Kiều Hồ Thị Hương (SN 1978) ở bản Khe Van, xã Hướng Hiệp với nghề thợ may. Cuộc tình lãng mạn của họ đẹp song chả tránh khỏi những lời dị nghị can ngăn. Song tình yêu chân thành giúp họ vượt qua tất cả để nên duyên vợ chồng.

    Lập gia đình xong, hai bàn tay trắng bước ra dựng nghiệp, lại sinh sống ở nơi khó khăn, nên anh Hữu bàn với vợ muốn đủ ăn thì chỉ có trồng rừng phát triển kinh tế. Ngày ấy, đất đai mênh mông, ai có sức nào làm sức đó, chính quyền ủng hộ người dân khai hoang trồng rừng. Nhớ khi trồng 1 ha rừng đầu tiên, anh chị phải đi mượn tiền về mua cây giống. Cây vừa giâm xuống đất, anh nín thở chờ cây ra rễ, đâm chồi nẩy lộc. Sau hecta rừng đầu tiên thành công ấy, năm nào anh Hữu cũng trồng rừng, phát triển thêm diện tích nương rẫy cho đến 5 năm sau thì trong tay đã có 21 ha rừng keo.

    Vốn cần cù tháo vát nhanh nhẹn nên không chỉ trồng rừng, anh Hữu còn có nương rẫy trồng sắn, làm vườn ươm cây giống lâm nghiệp, mở dịch vụ thu mua nông sản cho bà con nên mỗi năm anh thu lãi về gần 1 tỷ đồng. Nhìn thu nhập của gia đình mình, anh Hữu ngẫm ngợi, sao đất rừng còn nhiều mà bà con dân bản đói nghèo luôn đeo bám. Nhớ lại hồi ấy, anh Hữu bảo, nếu anh tiếp tục phát triển diện tích rừng lên 40-50 ha cũng được bởi đất trống còn nhiều, không ai cấm trồng rừng. Song anh không làm vậy mà muốn để dành phần đất lại giúp bà con trồng rừng để cùng nhau thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
    Một góc rẻo cao Ðakrông mang dấu ấn của “đại gia chân đất” Ðặng Quang Hữu.

    Tỷ phú để tiền trong nhà... người nghèo

    Để dân bản trồng được rừng, sau nhiều đêm suy nghĩ, anh quyết định mời bà con dân bản về nhà và động viên họ học tập mô hình trồng rừng của mình. Sau đó anh cho bà con mượn tiền mua gạo cơm để người đi trồng rừng có ăn, thuê máy cày đất, đào hố, rồi cho mượn luôn tiền mua giống cây. Anh Hồ Văn Vân, 40 tuổi, ở bản Xa Rúc, xã Hướng Hiệp bảo: “Hồi đó nhà mình nghèo lắm, đất đai nhiều mà chả biết làm ăn. Nhờ anh Hữu cho mượn tiền thuê máy cày được 1 ha đất rồi cho mượn thêm 3 ngàn cây giống để trồng rừng. Nhiều lần như vậy, mình trồng được 5 ha rừng và 1 ha sắn. Nhà mình bây giờ mỗi năm có thu nhập 300 triệu đồng!”.



    “Anh Hữu không chỉ là niềm tự hào của xã Hướng Hiệp, của huyện rẻo cao Ðakrông này mà còn là hình tượng đẹp của người nông dân Quảng Trị chia ngọt sẻ bùi, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng”.

    Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị Lê Phúc Thiện

    Không thể nhớ hết những người mượn tiền để phát triển kinh tế, anh Hữu mang quyển sổ dày ghi chi chít tên tuổi hơn 600 người mượn tiền của anh. Có người thời gian mượn đã gần 10 năm, chưa trả hết. Tính trung bình mỗi năm anh cho bà con dân bản 3 xã Hướng Hiệp, Đakrông và Mò Ó mượn hơn 1,5 tỷ đồng để trồng rừng, trồng sắn song không thu đồng lãi nào.




    Tôi ngạc nhiên, anh Hữu cười: “Nhờ có nguồn vốn vay theo Chương trình 30A (chương trình Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững của Chính phủ) với lãi suất thấp 0,29%/năm nên tôi mới dám vay vốn nhiều rồi cho bà con trong huyện mượn để làm ăn, chứ nếu lãi như ngân hàng thương mại thì tôi cũng chịu”.

    Để trồng được 1 ha rừng tràm người dân cần chi phí khoảng 20 triệu đồng để làm đất, mua giống, còn trồng sắn thì cần khoảng 15 triệu đồng/ha chủ yếu là để làm đất, bón phân. Tôi hỏi cho mượn tiền nhiều vậy, đến khi nào bà con trả nợ? Anh Hữu bảo, đến mùa thu hoạch sắn, thu hoạch rừng, có tiền bà con mang đến trả, chứ anh không đi đòi. Bà con rất tốt bụng, không ai chạy nợ của anh. Trả năm nay không hết thì họ khất được trả tiếp vào vụ sau. “Chấp nhận lời lãi ít lại để hỗ trợ bà con nhân dân thoát nghèo, làm giàu, đó mới là ước mơ lớn nhất của vợ chồng tôi. Nói nhà tôi có tiền mà lại chẳng có tiền bởi tiền của tôi nằm mãi trong dân. Người này mượn, người khác mượn rồi tiền để… trong rừng, chứ có ở trong nhà đâu!”, anh Hữu nói.

    Rồi mỗi khi vào mùa thu hoạch nông sản, bà con không biết bán cho ai, họ lại tới nhờ anh Hữu đi bán giùm. Vậy là vợ chồng anh phải giúp bà con thu mua sản phẩm và trả tiền tươi bằng giá thị trường. Anh Hữu nói mình sống làm phúc hơn làm giàu nên không vội vàng gì. Tấm lòng vì cộng đồng của vợ chồng anh Hữu đã giúp hơn 600 hộ dân bản của 3 xã ấy thoát nghèo vĩnh viễn.

    Đang chuyện trò thì có khách đến. Hồ Văn Nguyên ở bản Xa Vi, xã Mò Ó, năm trước mượn của anh Hữu 22 triệu đồng khai hoang đất trồng 4 ha sắn. Giờ sắn đã thu hoạch, có tiền song anh Nguyên muốn mượn lại khoản tiền ấy cùng với số vốn của gia đình mua chiếc máy cày, rộng đường làm ăn hơn. Anh Hữu gật đầu và khuyên anh Nguyên về cố gắng làm ăn tốt hơn để còn giúp đỡ trở lại cho dân bản. Anh Hữu bảo, bà con mượn tiền trồng sắn sau một vụ là thu hoạch, có tiền. Nhưng cho bà con mượn tiền trồng rừng thì sớm nhất sau 5 năm mới trả được. Song cho bà con mượn rồi thì đừng có tiếc. Khi họ biết trồng rừng, trồng sắn, bà con không thiếu ăn nữa, mình mới vui!

    Khó để tính hết số tiền anh Hữu đã cho bà con mượn không lãi để phát triển kinh tế. Mỗi gia đình mượn ít thì vài triệu đồng, nhiều thì vài chục triệu đồng. Từ số tiền mượn của gia đình anh Hữu bà con dân bản đã trồng được hơn 1.000 ha rừng và 500 ha sắn. Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đakrông Nguyễn Thị Hà tấm tắc: “Đặng Quang Hữu là tấm gương sáng của dân bản, bà con ai cũng học cách làm ăn kinh tế của anh ấy. Đây quả là một… ông chủ nhà băng nỏ giống ai!”.

    Nhìn những cánh rừng bạt ngàn bắt mắt tươi tốt, người dân luôn biết ơn và họ nói với nhau rằng rừng ấy được anh Hữu tạo lập. Không những cho dân bản mượn tiền làm ăn, anh Hữu còn nhận một cháu bé có hoàn cảnh khó khăn làm con nuôi để cho cháu ăn học. Số là, năm 2009, bố mẹ cháu Hồ Thị Sữa (thôn Xa Vi, Hướng Hiệp) ly hôn bỏ cháu bơ vơ không nơi nương tựa, đứng trước nguy cơ bỏ học khi cháu chỉ mới đang lớp 4. Vợ chồng anh Hữu nhận Sữa làm con nuôi, thương yêu như con đẻ, nay Sữa đang học lớp 12 trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Quảng Trị.



    Tại Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ NN-PTNT, Bộ Công Thương và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức cuối năm 2016, anh Đặng Quang Hữu là người duy nhất được vinh danh “Nông dân xuất sắc nhân ái nhất Việt Nam”. Anh cũng vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tặng Bằng khen nông dân có thành tích tốt trong lao động sản xuất.



    HỮU THÀNH

    Những món ăn làm nên thương hiệu Sài Gòn

    Ðầu năm 2017, tổ chức Kỷ lục Việt Nam là Vietkings đã công bố TOP món ăn truyền thống tiêu biểu của Việt Nam do du khách bình chọn. Ðiều khá bất ngờ khi TPHCM- địa phương dẫn đầu cả nước về hoạt động du lịch lại chỉ có 3 món được du khách chọn lựa.


    3 món đó là gỏi cuốn, cơm tấm và bánh mỳ… Dù mang tiếng Sài Gòn nhưng xuất xứ của chúng đều không phải ở Sài Gòn.

    Bánh mỳ Sài Gòn

    Bánh mỳ dĩ nhiên là có nguồn gốc xuất thân nơi trời Tây, được mấy ông mắt xanh mũi lõ mang sang Việt Nam cách đây vài thế kỷ. Tuy nhiên, với với một đất nước của mấy ngàn năm văn minh lúa nước thì việc bánh mỳ chen chân vào bàn ăn của người Việt là một điều khó khăn.

    Nhưng riêng với Sài Gòn, cái thứ bột mỳ đến từ trời Tây được người đầu bếp khéo léo sáng tạo, chế biến khá cầu kỳ để trở thành món đặc sản. Cách làm bánh mì kiểu Pháp được người Hoa tiếp thu, sản xuất bán ra thị trường và trong số khách hàng mua bánh mỳ thời kỳ đó có cả người Việt: Bồi bàn, thông ngôn, thầy ký, có lẽ là những người nếm bánh mỳ đầu tiên.

    Trong khi người Tây ăn bánh mỳ kèm với pho mai, với trứng, thịt nguội, bơ, mứt hay là dùng bánh mỳ ăn kèm với súp, kẹp bít tết…thì người Sài Gòn biến hoá theo kiểu Việt như làm bánh mỳ kẹp với bì, chả cá, heo quay hay theo phong cách Tàu thì bánh mỳ kẹp xíu mại, phá lấu hay theo phong cách Ấn độ thì là bánh mỳ cà ri… Nhưng chỉ kẹp thịt thì ăn mau ngán nên người đầu bếp đã cho thêm rau thơm, cà chua hay dưa leo, củ cải ngâm chua rồi rưới thêm chút nước xốt, rắc chút muốn tiêu cho đậm đà… Dần dần món bánh ăn vặt đã trở thành món ăn chính, một ổ bánh mỳ kẹp thịt có thể thay thế cho cả bữa ăn của người Sài Gòn.

    Nhưng món bánh mỳ Sài Gòn được thế giới biết tới có lẽ từ chính những du khách đến Việt Nam đã quảng bá đi khắp thế giới. Oxford đưa hẳn từ “Banh my” vào trong từ điển của mình, bên cạnh 2 từ khác là “Ao dai” và “Pho”.
    Cơm tấm.

    Cơm tấm Sài Gòn

    Cơm tấm được nấu bằng gạo tấm có nguồn xuất xứ từ mạn Lục tỉnh nhưng lại phát triển ở Sài Gòn nên người ta thường gọi là cơm tấm Sài Gòn. Theo nhà văn Sơn Nam thì cơm tấm ban đầu chỉ là món ăn dành cho người nghèo, đó là những người phu khuân vác làm việc ở các bến tàu nơi có những nhà máy chà gạo. Sau khi gạo được chà bóng và đóng bao đưa lên tàu giao cho thương lái, trấu dùng để đốt lò còn cám được bán rẻ làm thức ăn gia súc. Tuy nhiên, trong cám vẫn còn lấm tấm những đầu hạt gạo màu trắng gọi là tấm, và những người phu kỳ công rê lọc lại để nấu ăn, coi như đỡ được chút tiền mua gạo.

    Cơm nấu từ gạo tấm rời rạc nhưng nếu biết nấu vẫn dẻo và rất ngon, thêm một chút mỡ hành chưng nước mắm rưới lên cũng dễ ăn. Ban đầu cơm tấm chỉ hiện diện những nơi có bến tàu và nhiều người nghèo như khu chợ Cầu Muối, Khánh Hội, Bình Đông, Xóm Củi… Tiếng lành đồn xa, món ăn vừa rẻ vừa ngon lại chắc bụng này đã có sức hút với người lao động và nhiều người chọn món cơm tấm làm bữa điểm tâm sáng.

    Trước sự đại chúng của cơm tấm Sài Gòn đã xuất hiện vài quán cơm tấm kinh doanh theo phong cách sang trọng hơn, cầu kỳ hơn. Sau đó, nhiều phong cách lạ của cơm tấm đã ra đời như Tây hoá thì là cơm tấm sườn nướng, cơm tấm lagu hay là cơm tấm ốpla, Tàu hoá thì là cơm tấm xíu mại, cơm tấm heo quay, lạp xưởng…




    Từ món quà chỉ dành ăn sáng, dần dần cơm tấm đã hiện diện trên các quầy hàng cả trưa, chiều tối thậm chí dành cho cả ăn khuya. Nhiều nhà hàng cao cấp đã đưa cơm tấm vào menu với giá cao ngất, đắt không kém gì những món chỉ dành cho những người xài sang như Phở Hoà, hủ tíu Nam Vang hay bún Ta… Sự vinh danh của cơm tấm còn thể hiện ở Tấm bằng chứng nhận “Thức ăn mang giá trị ẩm thực khu vực” do Tổ chức kỷ lục châu Á trao tặng hay là Tổ chức Du lịch thế giới đánh giá cơm tấm là 1 trong 3 món ăn vỉa hè đặc sắc và thú vị nhất dành cho du khách.
    Gỏi cuốn.

    Gỏi cuốn

    Gỏi cuốn còn gọi là bánh tráng cuốn hay là bánh đa cuốn cũng là món ăn quen thuộc với người dân Sài Gòn, quen thuộc tới mức người ta ít để ý đến nó và cũng ít người coi gỏi cuốn là đặc sản.

    Người ta bảo gỏi cuốn Sài Gòn có tiếng nhưng có điều gỏi cuốn cũng không xuất xứ từ Sài Gòn. Theo suy luận thì gỏi cuốn đến từ miền Trung. Từ bánh tráng, những người dân miền Trung sáng tạo ra món gỏi cuốn để rồi dần dần trở thành món ăn có mặt ở khắp mọi miền đất nước.

    Gỏi cuốn bao gồm nhiều thành phần, trong đó có 2 thứ không thể thiếu là bánh tráng và rau. Đơn giản chỉ là bánh tráng khô loại nhỏ, nhưng rau thì bao gồm hàng chục loại rau thơm, rồi xà lách, cải cay, thậm chí nhiều vùng còn có thêm cả nhiều loại rau mọc ở rừng, ven bờ ruộng. Cũng không thể thiếu là dưa chuột thái dài và mỏng, rồi thì nguyên cụm hẹ cắt ngang thân, rồi cà rốt củ cải ngâm dấm, củ hành tươi chẻ dọc. Kèm bên luôn phải là một đĩa bún tươi trắng tinh được cắt ngắn. Và đương nhiên là một bát nước chấm. Chỉ riêng làm nước chấm cho gỏi cuốn cũng là một sự đa dạng kì công.

    Từ một đĩa trứng rán thái mỏng cho tới miếng thịt heo ba chỉ luộc là có thể có món gỏi cuốn ngon lành. Cao cấp hơn một chút là con cá lóc nướng hay là cá diêu hồng hấp. Và với du khách khi đến Sài Gòn đều có thể thưởng thức món gỏi cuốn rau rừng của vùng Trảng Bàng- Củ Chi.

    Nửa thế kỷ chăm 12 gốc cây, lão nông đổi đời không ngờ

    Từ đất hoang đồi núi trọc giờ đã thành vùng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc, từ nghèo khó đổi đời thành giàu có,... Sau nửa thế kỷ nhìn lại, tất cả như một giấc mơ đẹp giờ đã thành hiện thực. Người dân Lục Ngạn đang kỳ vọng, trong tương lai không xa, không chỉ quả vải mà những quả khác của vùng đất này đều có thương hiệu, xuất khẩu đi toàn thế giới.

    12 cây vải làm thay đổi cuộc đời

    Ngồi trước căn nhà mái bằng đã nhuốm màu thời gian vì rêu phong nhưng bên trong khá tiện nghi, ông Giáp Văn Thành - Tổ trưởng Tổ sản xuất vải thiều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ, Úc, Nhật ở thôn Kép 1, xã Hồng Giang (Lục Ngạn, Bắc Giang), cho biết, ông có 300 gốc vải, một diện tích nhỏ trồng cam và bưởi, với tổng diện tích hơn 1ha mỗi năm cho lãi 0,5 tỷ đồng.

    Ông Thành tâm sự, năm nay ông đã hơn 60 tuổi. Tuy đã già, cháu nội, cháu ngoại cũng đã học gần hết cấp hai, thế nhưng hai vợ chồng ông vẫn tự tay chăm sóc vườn vải thiều. Bởi, ông cả cuộc đời ông đã gắn bó với đồi vải này.

    Ông kể, hồi mới 5-6 tuổi, ông đã biết đến cây vải thiều dù khi ấy, vải chưa được trồng nhiều. Đến khi lớn lên, lập gia đình và ra ở riêng, ông dành một khoảng đất sau vườn trồng 12 cây vải thiều khi xin được giống từ một người quen.

    Ông Thành đứng bên cạnh cây vải mà ông đã trồng trong vườn từ những năm 1986 - cây trồng đã giúp gia đình ông đổi đời (ảnh: B.Hân)


    “Không nhớ chính xác nhưng hình như vào năm 1985 hay 1986 thì phải. Trồng 12 cây vải ấy cũng chỉ vì thích, vì ấn tượng với vị ngọt thơm của quả vải thôi chứ tôi không nghĩ là trồng lấy quả để bán”, ông nói.

    Ông Thành cho biết, lúc đó gia đình ông khá nghèo khó, ở trong ngôi nhà bé tí teo đủ chỗ chui ra chui vào bởi trồng lúa, khoai, sắn không đủ ăn. Trong khi đất vườn nhà rộng, khoảng vườn sau nhà để không cũng chẳng làm gì nên ông xin cây vải về trồng lấy bóng mát, đến mùa lại có quả ăn đỡ đói.

    Song không ai có thể ngờ được, 4 năm sau đó, 14 cây vải bắt đầu cho lứa quả đầu tiên, sai trĩu cành. Bất ngờ hơn, vải thiều được thương lái đến tận nhà mua với giá cao. Thế là hái được bao nhiêu vải trong vườn, ông đem bán hết lấy tiền.

    Mấy năm sau, giá vải càng ngày càng tăng, thương lái tranh nhau mua nên có thời điểm, vải có giá 34.000 đồng/kg. Trong khi, cây vải cứ vụ sau lại sai quả hơn vụ trước nên khoản tiền thu được từ bán vải cũng ngày càng nhiều.

    Đến năm 1994, sau 5 vụ thu hoạch, ông Thành đã xây được căn nhà mái bằng 1 tầng với chi phí lên tới 80 triệu đồng, sắm được một chiếc xe máy giá 10 triệu đồng. Không nhớ giá lúa hồi đó là bao nhiêu, nhưng ông chắc chắn là đất mặt đường quốc lộ giá 1 suất 30 m2 chỉ 8 triệu đồng.

    Ngoài khoản tiền lãi từ 300 gốc vải trong vườn, mỗi năm, ông Thành còn thu gần 100 triệu từ bưởi ngọt (ảnh: B.Hân)


    Đến giờ, 12 cây vải ông trồng từ những ngày đầu vẫn còn nguyên. Ông kiên quyết không chặt bỏ.


    Dẫn chúng tôi ra thăm vườn, 12 cây vải đang xanh tốt. Nhìn chúng đã khá già cỗi nhưng theo ông Thành, mỗi năm, những gốc vải này vẫn cho quả đều đặn, với 3 tạ quả/gốc. Chúng đã giúp ông đổi đời, xây được căn nhà kiên cố, có được chiếc xe máy đầu tiên trong đời và đặc biệt là giúp gia đình ông thoát đói nghèo.

    “Giờ làm vải xuất khẩu đi Mỹ, đi Úc mỗi năm thu được vài trăm triệu đồng nhưng tôi vẫn muốn giữ căn nhà này, không nỡ phá để xây nhà mới to đẹp hơn. Bởi, gắn với nó là kỷ niệm, là dấu mốc để thấy rằng nhờ cây vải thiều mà gia đình tôi thoát nghèo, có được cuộc sống sung túc như bây giờ”, ông chia sẻ.

    Ông Thành tiết lộ, ở thôn của ông có 270 hộ dân, đến nay 20 hộ đã mua ô tô, những hộ khác cũng dư dả tiền nhưng họ không thích vì mua xe cũng không đi đâu. Nhìn quanh đâu cũng là nhà tầng, có hộ xây 3 tầng nhìn như biệt thự giữa vườn vải.

    Giấc mơ quả vải xuất ngoại khắp thế giới

    Cũng là người con sinh ra và lớn lên ở vùng đất Lục Ngạn, ông Nguyễn Văn Bình - Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn - tự hào cho biết, vùng đất đồi núi nơi ông sinh ra giờ vải thiều bạt ngàn. Dân Lục Ngạn giờ giàu có, sung túc với nhà lầu, biệt thự, xe hơi, có của ăn, của để.

    Ngoài vải thiều, hy vọng các loại quả khác sẽ được sản xuất theo chuỗi, được chế biến thay vì xuất bán tươi như hiện nay (ảnh: B.Hân)


    Vui hơn là mấy năm nay, vải thiều thương hiệu Lục Ngạn, ngoài cung cấp cho thị trường nội địa và xuất sang Trung Quốc còn xuất hiện ở những hệ thống siêu thị của Mỹ, Nhật Bản, Úc, Thái Lan, Campuachia,... đem lại thu nhập khá cho người trồng. Đặc biệt, nơi đây còn trở thành vựa cây ăn quả lớn nhất miền Bắc khi mở rộng diện tích trồng các loại quả khác như cam, bưởi, táo, nhãn,... doanh thu hàng năm lên tới trên 3.000 tỷ đồng.

    Dân Lục Ngạn giờ xác định kinh doanh vườn chứ không chỉ làm vườn. Thế nên, họ làm theo chiều sâu, tạo dựng thương hiệu, chất lượng. Đó cũng là lý do, ở vùng cây ăn quả khác gần đây gặp tình trạng được mùa mất giá, ế ẩm phải kêu gọi giải cứu hay đổ bỏ, thì với dân Lục Ngạn, dù được mùa hay mất mùa thu nhập vẫn không đổi. Đó là nhờ thị trường ổn định, nhờ chú trọng đến chất lượng chứ không chạy theo sản lượng.

    Song, với ông Thành và người dân Lục Ngạn, thành công đó chỉ là bước đầu. Họ vẫn đang nỗ lực để hoàn thành giấc mơ xây dựng thương hiệu quốc gia cho quả vải và xuất khẩu các các loại quả ở vùng đất này ra toàn thế giới.

    Người dân Lục Ngạn hy vọng tới đây các loại cây ăn quả đều có thương hiệu riêng (ảnh: B.Hân)


    Ông Bình cho hay, vải Lục Ngạn đã có thương hiệu riêng, hiện đã được đưa vào chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia. Bên cạnh đó, người dân cũng đang cố gắng làm chuẩn hơn để đáp ứng những yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng của các nước châu Âu. Điều đó có nghĩa là, trong tương lai không xa, vải thiều sẽ được xuất khẩu đi toàn thế giới.

    Tương tự, dù mới trồng được vài năm, nhưng với các cây ăn quả khác, huyện ủy và người dân cũng đã chọn cách thức làm chuẩn ngay từ ban đầu để tiến tới bảo hộb chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cam ngọt, cam lòng vàng, bưởi ngọt, bưởi da xanh, táo ngọt,...

    Trong khi đó, ông Lê Bá Thành - Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, kỳ vọng sẽ thay đổi từ mô hình sản xuất từ nhỏ lẻ sang sản xuất theo chuỗi giá trị. Trong đó, đặc biệt với quả vải, thay vì chỉ xuất vải tươi, vải sấy, tương lai không xa sẽ có thêm nhiều sản phẩm được chế biến từ quả vải Lục Ngạn nhằm nâng cao giá trị, giúp cây vải và những cây ăn quả khác phát triển bền vững hơn.

    Bảo Hân

    Cả làng xây nhà lầu, sắm ô tô

    Sau bài học cay đắng, từ năm 2007, người dân Lục Ngạn bắt đầu đi vào con đường sản xuất chuyên nghiệp, cùng với đó là làm thương hiệu. Đó như là một cuộc cách mạng làm lại từ đầu của cây vải Lục Ngạn. Kết quả, sau hành trình gần 10 năm, Lục Ngạn thành vùng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc với nguồn thu 3.000 tỷ mỗi năm. Nhờ đó, các gia đình nơi đây đã dư sức xây nhà lầu, mua ô tô. Đó là một giấc mơ đổi đời có thật.

    Nông dân cầm bút vở học ghi chép

    Rút ra được những bài học xương máu sau cuộc khủng hoảng giá vải giai đoạn 2003-2007, bước sang năm 2008, lãnh đạo huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã quyết định làm lại từ đầu, hay nói cách khác là tái cơ cấu ngành vải thiều. Huyện quyết đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phá thế độc canh, áp dụng mô hình VietGap vào sản xuất, đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý. Năm 2008, vải Lục Ngạn được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý, chuyển sang xây dựng thương hiệu hàng hoá để nâng cao năng suất chất lượng cũng như hiệu quả cho cây vải thiều.

    Theo lời ông Lê Bá Thành - Phó Chủ tịch huyện Lục Ngạn, không chỉ quyết liệt trong chiến lược, huyện ủy còn cử cán bộ khuyến nông xuống tận thôn, xã hướng dẫn và làm cùng dân. Cũng may, người dân khá hợp tác, bắt đầu chuyển đổi sang mô hình VietGap và GlobalGap.

    Trải qua thời kỳ vải rớt giá thê thảm, dân Lục Ngạn quyết tâm làm vải đạt tiêu chuẩn xuất Mỹ, Nhật,... (ảnh: B.Hân)


    Anh Nguyễn Văn Lưu, một hộ trồng vải thiều đủ tiêu chuẩn xuất đi Mỹ ở thôn Kép 1 (Hồng Giang, Lục Ngạn), cho biết, mấy năm nay anh anh đã thành thục hơn, chứ trước kia thấy rườm rà phức tạp. Bởi, anh và nhiều hộ dân khác ở đây vốn quen với việc trồng vải kiểu truyền thống, tức là giữa vụ bón phân, cây bị sâu thì phun thuốc - rất đơn giản.

    Từ bé đến lớn đều làm nông, bảo cầm cuốc cầm cày còn thạo chứ bảo cầm bút vở ghi chép thì chẳng ai muốn làm. Song, suy đi tính lại thấy, nếu không thay đổi cách trồng, không làm được hàng hóa đạt chuẩn thì vải thiều thu hoạch bị sâu bệnh, mẫu mã không đẹp lại bị thương lái ép giá. Như năm 2003-2007, nhìn cảnh vải thiều bán giá rẻ mà ứa nước mắt vì tiếc bao nhiêu công sức mình đã bỏ ra - anh Lưu tâm sự.

    Đưa chúng tôi xem quyển sổ ghi chép với những nét chữ nguệch ngoạc, anh Lưu cho hay, tất cả kiến thức đều được chép đầy đủ trong cuốn sổ này. Ngoài ra, anh còn phải ghi nhật ký chăm sóc rất kỹ. Ví như ngày nào bón phân, bón loại phân nào, lượng bón bao nhiêu mỗi gốc, ngày nào tưới nước, ngày nào cắt tỉa cành, cây ra hoa ngày nào, rồi phun thuốc bảo vệ thực vật (chỉ phun loại thuốc cho phép) vào ngày nào, thời gian cách ly bao nhiêu ngày...

    Phá bỏ thế độc canh của cây vải thiều, chuyển một phần diện tích sang ccác cây có múi và cây ăn quả khác (ảnh: B.Hân)


    Cách làm vườn cũng thay đổi. Trước, anh cứ thả gà đầy vườn nuôi kèm, giờ thì phải để vườn thông thoáng, không thả gà, vịt để đảm bảo cây không bị sâu bệnh, hạn chế được việc dùng thuốc.

    “Không chỉ mình tôi học cách ghi chép đâu. Các hộ dân toàn thôn Kép này cũng đều làm vậy để vải thiều đạt tiêu chuẩn GlobalGap - tức vải xuất được đi Mỹ”, anh nói.

    Bà Nguyễn Thị Lan ở xã Hồng Giang cũng cho hay, nhà bà khi đó được chọn là hộ trồng vải xuất đi Nhật. Suốt quá trình chăm sóc, bà cũng phải ghi nhật ký theo yêu cầu của doanh nghiệp.

    “Những năm bắt đầu làm, tôi nghĩ thôi cứ làm chuẩn theo yêu cầu của họ, mình chẳng mất gì. Đến vụ, nếu doanh nghiệp về thu mua xuất đi Nhật thì được giá cao, còn không bán thì bán ra chợ cũng không ế do quả vải đều đẹp, đặc biệt lại tuyệt đối an toàn. Như vậy là cầm chắc thắng”, bà tâm sự.

    Thu hơn 3.000 tỷ đồng, dân Lục Ngạn đổi đời


    Kiên trì suốt gần một thập kỷ, quả vải thiều tươi cuối cùng cũng được thị trường Mỹ, Úc, Nhật mở cửa đón nhận. Đến năm 2015, những quả vải thiều tươi đầu tiên đã xuất sang hàng loạt thị trường khó tính. Các doanh nghiệp cũng đổ về vùng Lục Ngạn đặt mua vải thiều xuất khẩu.

    Bên cạnh đó, tại thị trường nội địa, vải thiều cũng đã đặt chân được vào các hệ thống siêu thị lớn nhất Việt Nam, mở rộng được thị trường vào các tỉnh phía Nam.

    Sau gần một thập kỷ, quả vải thiều đã xuất được vào Mỹ, Nhật, Thái Lan,... tạo được thương hiệu riêng cho loại cây đặc sản trên vùng đất đồi núi này


    Theo ông Lê Bá Thành, dù năm 2015, sản lượng vải xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật chưa nhiều, song, đó là cơ sở buộc thương nhân Trung Quốc phải trả giá cao hơn khi thu mua vải.

    Không chỉ thành công khi đưa trái vải tươi vào những thị trường khó tính, diện tích vải thiều cũng giảm dần từ 22.000ha năm 2007 xuống còn 16.000ha như hiện tại. Trong đó, diện tích vải trồng theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap chiếm khoảng 11.000ha. Ngoài ra, diện tích vải, huyện Lục Ngạn còn có khoảng 10.000 ha trồng các loại cây có múi, táo, nhãn,... trở thành vựa cây ăn quả lớn nhất miền Bắc với doanh thu từ cây ăn quả hàng năm đạt trên 3.000 tỷ đồng.

    “Đến giờ có thể nói là thành công, bởi 3 năm trở lại đây giá vải luôn ổn định ở mức cao, các cây ăn quả khác cũng đạt chất lượng”. Ông Thành cho biết, người dân Lục Ngạn giờ thực sự có một cuộc sống giàu có nhờ trồng cây ăn quả. Trong đó, nhiều hộ có thu nhập lên tới vài trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng mỗi năm.

    Người dân Lục Ngạn cũng đổi đời, thành những triệu phú, tỷ phú. Họ xây được những ngôi nhà cao tầng, mua được xe hơi, xe máy,... (ảnh: B.Hân)


    Thế nên, giờ đây về vùng Lục Ngạn, chẳng còn thấy nhà tranh vách đất, thay vào đó là nhà lầu xe hơi. Người dân trước kia toàn vào ngân hàng vay tiền thì giờ ngược lại, họ vào ngân hàng để gửi tiền nhiều hơn.

    Không dám nhận mình là tỷ phú, anh Lưu chỉ khoe, từ khi làm vải theo tiêu chuẩn xuất Mỹ, doanh nghiệp tìm đến tận vườn thu mua nên năm nào cũng thắng lới. Như năm ngoái, vải mất mua kỷ lục, song gia đình anh vẫn thu được 700 triệu đồng.

    Chỉ vào ngồi nhà 2 tầng vẫn còn mùi sơn mới, anh Lưu tiết lộ: “Ngôi nhà này xây hết gần tỷ bạc. Tiền xây nhà đều là tiền bán vải thiều”.

    Vui nhất là anh Bùi Đức Long - một hộ dân trồng cam đường canh và cam lòng vàng ở thôn Phú Giang (Hồng Giang). Bởi, vào dịp cận Tết, sau khi thu hoạch hết 5ha cam với sản lượng trên 100 tấn, anh thu được 3,5 tỷ đồng. Trừ đi tất cả chi phí, anh còn dư ra 1,5 tỷ đồng.

    Đút túi một khoản tiền lớn như vậy sau một vụ cam, thế nhưng anh Long vẫn tự nhận mình chỉ có thu nhập bình thường ở xã này, không ăn nhằm gì.

    “Dân ở đây trồng cây ăn quả giàu lắm, toàn thu tiền tỷ. Nhà nào cũng nhà lầu 2-3 tầng xây to như biệt thự giữa vườn đồi. Nhiều nhà còn sắm xe hơi xịn. Trồng cây ăn quả, nhất là cây vải, đã giúp người nông dân đổi đời, thành giàu có như bây giờ”, anh nói.

    Bảo Hân

    Thứ Hai, 19 tháng 2, 2018

    6,5 triệu đồng/kg mộc nhĩ vàng siêu hiếm

    Xưa kia, đây là món ăn được vua chúa Trung Hoa hết sức coi trọng. Ở một số nước khác, chúng được mệnh danh là “tổ yến của giới thực vật” hay “bảo vật làm đẹp”.

    Mộc nhĩ vàng quý hiếm mọc trên thanh gỗ mụcCó vẻ ngoài giống hệt mộc nhĩ thông thường nhưng lại mang một màu vàng óng ả tuyệt đẹp, đây là một đặc sản ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Mộc nhĩ vàng – hay còn được gọi là “kim nhĩ” thường mọc trong rừng sồi trên núi cao ở Vân Nam. Giá trị dinh dưỡng của chúng có thể sánh ngang với nhân sâm và nhung hươu.


    Xưa kia, đây là món ăn được vua chúa Trung Hoa hết sức coi trọng. Ngày nay, món ăn này còn được đưa lên bàn tiệc quốc gia. Ở một số nước khác, chúng được mệnh danh là “tổ yến của giới thực vật” hay “bảo vật làm đẹp”.


    Cận cảnh vẻ ngoài óng ả của giống mộc nhĩ hiếm
    Mộc nhĩ vàng khá hiếm và thường được bán ở dạng phơi khô




    Nhờ sinh trưởng ở vùng núi cao không người nên mộc nhĩ vàng là một thực phẩm xanh đúng nghĩa. So với mộc nhĩ thường và mộc nhĩ trắng, đặc sản này có chứa hàm lượng axit heteroglucan phong phú hơn, có tác dụng chống lão hóa, kháng viêm, kháng phóng xạ và ung thư.


    Ngoài ra, nó còn có vô vàn ích lợi đối với sức khỏe như chống mỡ gan, giảm mỡ máu, giảm cholesterol ở gan, tăng cường chức năng giải độc gan, điều trị các bệnh về tim, viêm gan và u bướu. Đặc biệt, mộc nhĩ vàng rất giàu axit amin và collagen protein, nếu ăn thường xuyên sẽ giúp làn da trở nên tươi trẻ, mềm mại, duy trì nét thanh xuân.



    Giá bán lẻ 900 NDT cho 0,5kg, tương đương 1800 NDT/kg (~6,5 triệu đồng)
    Chúng thường được sử dụng trong các món chè hoặc nấu thành món canh bổ dưỡng.


    Mộc nhĩ vàng khá hiếm và thường được bán ở dạng phơi khô, giá bán lẻ 900 NDT cho 0,5kg, tương đương 1800 NDT/kg (~6,5 triệu đồng).


    Khi dùng, người ta sẽ ngâm mộc nhĩ vàng trong nước rồi chờ 2- 3 ngày để nở to. Thành phẩm khô có mùi hoa quế nhè nhẹ rất dễ chịu. Chúng thường được sử dụng trong các món chè hoặc nấu thành món canh bổ dưỡng.





    Theo Dân Việt

    Trồng rau thủy canh lãi bạc triệu mỗi ngày


    Bén duyên trồng thủy canh chưa đầy năm, anh Khôi (Vĩnh Long) thu hoạch trên 100kg rau mỗi ngày.

    Anh Ngô Hữu Anh Khôi, 35 tuổi, quê ở ấp Phước Trinh A, xã Bình Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long đã khởi nghiệp mô hình trồng rau thủy canh từ tháng 2/2017. Thế nhưng đến tháng 9 anh mới vận hành mô hình này nhuần nhuyễn.

    Tốt nghiệp Đại học Cần Thơ (ngành Công nghệ thực phẩm) năm 2005, anh Khôi đã làm việc ở nhiều nơi. Sau một thời gian lăn lộn, chứng kiến cảnh nông dân lạm dụng hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật lên hoa màu, cây ăn trái ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Từ đó anh nung nấu kế hoạch sản xuất rau an toàn. Anh Khôi cùng vợ là chị Dương Thùy Cẩm Tú (cử nhân ngành Chế biến và bảo quản nông sản Đại học Nông Lâm TP HCM) lên Lâm Đồng và Bình Phước để nghiên cứu học hỏi kỹ thuật trồng rau an toàn.

    Khi được hỏi về lý do từ bỏ công việc ổn định, lương cao để chuyển sang trồng rau an toàn, anh Khôi chia sẻ, từ nhỏ đã say mê trồng trọt. Gần đây, dư luận xã hội và báo chí đã lên tiếng phản ánh gay gắt về thực phẩm không an toàn, trong khi đó giá rau sạch, nhất là rau Đà Lạt lại quá cao. "Sau khi nghiên cứu nhu cầu của thị trường, tôi đã nẩy sinh ra ý tưởng trồng rau sạch. Cả hai vợ chồng đều hạ quyết tâm sẽ chọn mô hình rau thủy canh để khởi nghiệp", anh chia sẻ.



    Trồng rau thủy canh chưa đầy một năm đã giúp mô hình khởi nghiệp của kỹ sư công nghiệp thực phẩm thu về khoản lợi nhuận bạc triệu mỗi ngày. Ảnh: GreenBot.vn


    Tại Bình Phước anh đã được bạn bè ở Hợp tác xã Rau sạch Nguyên Khang tận tình hướng dẫn và chuyển giao công nghệ. Sau khi nắm vững kỹ thuật, tháng 2/2017 vợ chồng anh bắt đầu xây dựng nhà lưới và hệ thống dẫn nước trên diện tích 1.000m2, chi phí ban đầu là 1,2 tỷ đồng. Sau một thời gian thử nghiệm, làm đi làm lại nhiều lần, tháng 9/2017 coi như các thiết bị đã hoàn hảo, mô hình trồng rau sạch của anh đã hình thành và đi vào hoạt động.

    Anh đã áp dụng 2 mô hình khác nhau. Một mô hình trồng trên mặt phẳng của tấm tôn chiếm diện tích khá lớn. Mô hình thứ hai là một giá thể hình chữ A từ cao xuống thấp gồm 10 ống nhựa 90. Mô hình này trồng được nhiều cây, năng suất cao hơn.

    Đặc điểm của rau thủy canh là người trồng dùng máy bơm nước và máy làm mát nguồn nước hoạt động xuyên suốt nhằm cung cấp nước sạch cho từng bộ rễ của các chậu rau thông qua ống dẫn nước.

    Với phương pháp đó, người trồng không sử dụng nhiều phân bón mà chỉ cần bổ sung khoáng vi lượng và đa lượng qua hệ thống dẫn nước. Trồng trong nhà lưới cây trồng không bị ảnh hưởng về thời tiết thay đổi bất thường, đồng thời kiểm soát được dịch bệnh. Các loài côn trùng cũng không xâm nhập vào được, do đó người trồng không cần đến thuốc bảo vệ thực vật.

    Hiện anh Khôi đã trồng được 5 loại rau Nhật và Hà Lan như Cherokee (giống như sà lách Đà Lạt), lô lô tím, lô lô xanh và các loại cải nấu canh. Mỗi loại rau từ lúc gieo hạt đến lúc thu hoạch mất 45 ngày. Bình quân mỗi ngày anh thu hoạch trên 100kg rau tươi cung cấp cho siêu thị và các hợp tác xã. Tính bình quân mỗi kg lời 10.000đ, như vậy mỗi ngày anh lãi trên một triệu đồng.

    Về giá cả, anh Khôi cho biết giá một kg rau tươi Đà Lạt tại Cần Thơ là 60.000đ, anh chỉ bán 40.000đ (cùng loại). Lý do giá thành giảm là nhờ trồng đạt năng suất cao và khỏi phải tốn tiền vận chuyển từ xa. Về chất lượng, anh khẳng định rau trồng ở miền Tây rất ngon, giòn, ngọt và bảo quản cũng lâu hơn nhờ trồng ở vùng khí hậu nhiệt đới.

    Hiện số lượng rau chưa đủ để cung cấp cho thị trường. Anh đang chuẩn bị mở rộng thêm diện tích 3.000m2 và đầu tư thêm các thiết bị kỹ thuật để ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào trong canh tác và tăng cường sản xuất thêm các loài rau ăn trái.

    Hiện vườn rau thủy canh của anh Khôi đã được Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Vĩnh Long cấp giấy chứng nhận và cấp phép cơ sở đủ điều kiện sản xuất rau an toàn. Hội Nông dân xã cũng đã giới thiệu cho nhiều người đến tham quan học hỏi mô hình rau sạch của kỹ sư này.

    Theo Nông nghiệp Việt Nam

    Cách tính lương hưu theo qui định mới

    BHXH Việt Nam bắt đầu áp dụng qui định mới về cách tính tiền lương đối với người hưởng lương hưu từ ngày 1/1/2018 trở đi.

    Ông Phạm Lương Sơn – Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cho biết, BHXH Việt Nam bắt đầu áp dụng qui định mới về cách tính tiền lương đối với người hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi.

    Theo đó, đối với nam giới: Tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, thu nhập tháng cho 16 năm đóng BHXH nếu nghỉ hưu vào năm 2018; nghỉ hưu vào năm 2019 là 17 năm; nghỉ hưu vào năm 2020 là 18 năm: nghỉ hưu vào năm 2021 là 19 năm; nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi là 20 năm đóng BHXH.




    Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH tính thêm 2% mức bình quân thu nhập tháng, mức tối đa là 75%;

    Đối với nữ giới: Tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho 15 năm đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.


    Việc thay đổi cách tính lương hưu đối với những người nghỉ hưu từ 1/1/2018, đặc biệt là lao động nữ, vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

    Tuy nhiên, theo BHXH Việt Nam số người chịu thiệt thòi từ việc điều chỉnh chính sách lương hưu không quá lớn. Đây lại là qui định của Luật Bảo hiểm xã hội nên việc điều chỉnh hay không phải do thẩm quyền của Quốc hội.

    Cách tính tỉ lệ phần trăm lương hưu đối với cả nam và nữ nếu về hưu trước tuổi cũng thay đổi.

    Nếu người lao động nghỉ hưu sớm trước năm 2018 để 15 năm đầu đóng BHXH được tính hưởng 45% thì cũng cần lưu ý Luật cũng có quy định là nghỉ hưu sớm mỗi năm sẽ bị trừ tương ứng 2% (trước năm 2016 tỉ lệ giảm trừ chỉ là 1%).

    Trong khi đó, nếu tiếp tục đóng BHXH thêm một năm thì tỉ lệ lương hưu cũng tăng tương ứng 2%”.

    (Theo VOV)