Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

Quy trình và báo giá in lên bình giữ nhiệt tại Đăng Nguyên

Tại sao nên in giữ nhiệt theo yêu cầu tại Indangnguyen.com?


Indangnguyen là đơn vị cung cấp dịch vụ in lên bình giữ nhiệt cho doanh nghiệp, chúng tôi mang logo, thông điệp của quý khách hàng đến với khách hàng. Mỗi sản phẩm được tạo ra là 1 lần thương hiệu của bạn được lan toả cho nhiều người.

Nắm được ý nghĩa đó, đội ngũ Indangnguyen hết lòng mang đến 1 dịch vụ giúp quý khách hàng có thể yên tâm hơn. Sản phẩm quà tặng của bạn sẽ mang đến nhiều cảm xúc cho khách hàng.

+ chất lượng cao in bền đẹp.

+ Thời gian hoàn thành nhanh chóng.

+ In số lượng nhỏ từ vài chục sản phẩm đến hàng chục nghìn sản phẩm.

+ Có in mẫu cho khách hàng duyệt trước khi in hàng loạt.

+ Có hỗ trợ sản xuất sản phẩm, tư vấn chọn sản phẩm phù hợp.

+ quý khách hàng đang cần thiết kế? Chúng tôi có thể đáp ứng nếu quý khách hàng chưa có mẫu thiết kế phù hợp.

In bình giữ nhiệt AGU Group

Quy Trình In Logo Lên Bình Giữ Nhiệt Tại In Đăng Nguyên


Indangnguyen hỗ trợ in logo cho khách hàng đã có bình nước tại Indangnguyen . Quý khách liên hệ gửi mẫu logo và số lượng, kiểu dáng muốn in để được đội ngũ của chúng tôi xem xét báo giá cũng như thời gian hoàn thành.

Trường hợp không có mẫu thiết kế, In Đăng Nguyên có thể hỗ trợ bạn. Tuy nhiên đây là dịch vụ gia tăng nên chi phí thiết kế sẽ tính riêng.

Sau khi thống nhất được mẫu in và đồng ý với báo giá. Indangnguyen sẽ lên hợp đồng gửi quý khách hàng và quý khách hàng đặt cọc 1 phần (thường là 40%) để chúng tôi lên phim hoặc khuôn in.

Indangnguyen hỗ trợ in mẫu một sản phẩm trước để quý khách hàng hình dung được thực tế. Sau khi đồng ý với mẫu, quý khách ký tên lên mẫu và gửi lại để đội ngũ in sẽ tiến hành in hàng loạt theo mẫu.Chúng tôi hỗ trợ quý khách hàng thay đổi màu sắc in, vị trí in một lần. Từ lần thay đổi máy móc 2 trở đi sẽ tính phí tuỳ theo mẫu logo.

Sau khi in xong chúng tôi sẽ giao hàng tận nơi theo yêu cầu của bạn. Trường hợp đã có sẵn sản phẩm thì quý khách hàng vui lòng chịu chi phí gửi hàng đến kho in và lấy hàng từ kho của Indangnguyen về kho của quý khách.

Kết luận : Quy trình in logo của chúng tôi sẽ được thực hiện như sau:

Gửi mẫu logo > Nhân viên của Đăng Nguyên gửi báo giá và hợp đồng > Ký hợp đồng > Đặt cọc > in mẫu > quý khách hàng duyệt mẫu > In hàng loạt theo mẫu > Giao hàng.

In bình giữ nhiệt kim loại

In bình giữ nhiệt vỏ bằng gỗ

Chi Phí In Logo Lên Bình giữ nhiệt Như Thế Nào? Báo Giá Chi Tiết


Chi phí bình giữ nhiệt in logo hoặc inox của Indangnguyen phụ thuộc vào một số yếu tố:

- Số lượng vị trí muốn in.

- Logo có bao nhiêu màu sắc.

- Số lượng sản phẩm muốn in.

3 yếu tố trên sẽ quyết định chi phí in của quý khách hàng. Thông thường logo một màu, 1 vị trí khi in với số lượng 1000 sản phẩm thì sẽ có giá khoảng 2.500.000đ

Tất nhiên tuỳ theo yêu cầu cũng như tình hình thực tế mà giá in có thể khác nhau. Bạn hãy liên hệ Indangnguyen để được báo giá in logo nhanh nhất bạn nhé.

Hotline (zalo) 0914 006 672 (Mrs. Nga) - Email : indangnguyen@gmail.com
Địa chỉ : 275 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Cung Ứng sổ bìa da, menu bìa da, kẹp file da theo yêu cầu

xưởng in ĐẲNG NGUYÊN chuyên : In sổ da cao cấp, menu bìa da, kẹp file da, bìa da trình ký
---> Sổ còng, sổ da, sổ quà tặng, sổ tay giá rẻ
---> Bìa menu, bìa kẹp tiền, bìa karaoke
--->Bìa sổ tay, bìa trình ký, bìa đựng hồ sơ
--->Thùng da, hộp da, bìa đựng bằng tốt nghiệp
--->Hộp khăn giấy da, bìa da khách sạn
--->Sản xuất những sản phẩm BẰNG DA theo yêu cầu……

Chất liệu: da bò THẬT, vải giả da, da PU, nhựa, vải, gỗ….

Đặc biệt: cung cấp menu bìa da có sẵn, bìa đựng hồ sơ có sẵn, sổ da cao cấp có sẵn, bìa kẹp tiền có sẵn giá rẻ.



Qúy Khách Đặt Hàng Theo Yêu Cầu:

Hotline: 0914 006 627 (Mrs.Nga)

Email: indangnguyen@gmail.com

Facebook: https://facebook.com/indangnguyenhanoi/

Zalo: 0914 006 627

Địa chỉ ở hà Nội : 275 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội

Địa chỉ ở TPHCM : 53 Hoàng Bật Đạt - Tân Bình - TP HCM
Website : indangnguyen.com

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

Giá vàng thế giới ‘treo’ trên đỉnh, vàng trong nước quay đầu giảm

Trên thị trường vàng, ngày 16/4, giá vàng miếng được Công ty Phú Quý niêm yết vàng miếng SJC ở mức 47,75 – 48,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Mức giá này giảm 50.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch hôm qua.

Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức 47,8 – 48,5 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Mức giá này giữ nguyên ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch hôm qua.

Sáng 16/4, (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay ở mức 1.719 USD/ounce, mức giá này giảm 5 USD/ounce so với phiên giao dịch hôm qua.

Trên thị trường tiền tệ, sáng 16/4, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.227 VND, tăng 4 đồng/USD so với phiên giao dịch hôm qua.

Tại các ngân hàng thương mại, giá giao dịch USD có xu hướng giảm nhẹ so với các phiên giao dịch trước đó.

Tại ngân hàng Vietcombank (hội sở chính), giá USD được niêm yết với mức 23.320 - 23.530 đồng/USD. Mức giá này giảm 10 đồng/USD ở chiều mua vào và giảm 13 đồng/USD ở chiều bán ra so với phiên giao dịch trước đó.

Ngân hàng Tiên Phong niêm yết giá USD ở mức 23.315 - 23.530 đồng/USD. Mức giá này giảm 23 đồng/USD ở chiều mua vào và giảm 18 đồng/USD ở chiều bán ra so với phiên giao dịch hôm qua.

Kinh tế Việt Nam sẽ vượt qua 'cơn bão' kinh tế toàn cầu vì COVID - 19

Kinh tế Việt Nam ít bị ảnh hưởng

Nhắc tới tác động của COVID-19 đối với nền kinh tế Việt Nam, nhóm nghiên cứu khẳng định: “Tác động của COVID-19 đối với nền kinh tế Việt Nam là nặng nề, nhưng ít hơn các nước khác”.

Nhóm đơn cử, cuộc thăm dò được thực hiện ở Mỹ vài ngày trước đã hỏi người Mỹ rằng họ lo ngại điều gì nhất liên quan đến COVID. Hơn một nửa số người Mỹ nói rằng lo ngại nhất về tác động của COVID-19 đối với họ là về mặt kinh tế, trong khichỉ có 4% người dân ở Mỹ nói rằng mối lo ngại hàng đầu là bị nhiễm COVID.

Cuộc thăm dò này nếu được tiến hành tại Việt Nam, theo nhóm, số người Việt Nam nói rằng mối lo ngại hàng đầu liên quan đến COVID-19 là tác động về mặt kinh tế COVID-19 - thay vì tác động về mặt sức khỏe - có thể còn cao hơn ở Mỹ.

“Nhưng chúng tôi cho rằng việc xử lý khủng hoảng COVID-19 của Chính phủ Việt Nam sẽ phần nào giúp giảm bớt những lo ngại này”, nhóm nghiên cứu viết.

Cụ thể, theo một nghiên cứu được xuất bản bởi nhà kinh tế học Robert Barro của Đại học Harvard vào tháng trước, nhiều quốc gia có thể phải chịu mức giảm tăng trưởng GDP tới 6% hoặc cao hơn trong năm nay, dựa trên tác động kinh tế của đại dịch nghiêm trọng trong quá khứ, như dịch Cúm Tây Ban Nha.

Ví dụ như, kinh tế Mỹ ban đầu được dự báo tăng trưởng 2% trong năm 2020, nhưng dịch COVID-19 bùng phát có thể làm giảm tăng trưởng GDP của Mỹ khoảng 7% và vì thế các nhà kinh tế dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ giảm xuống -5% năm nay.

Tương tự như vậy, kinh tế Thái Lan ban đầu được dự báo tăng 3% trong năm 2020, hiện nay mức dự báo này được điều chỉnh giảm khoảng 8% do tác động của dịch COVID, và các nhà kinh tế dự báo tăng trưởng kinh tế Thái Lan sẽ giảm xuống -5% năm nay.

Trong khi đó, hầu hết các nhà kinh tế dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng 3,5-4% trong năm 2020 và thậm chí có thể cao hơn nữa, tùy thuộc vào hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng của Chính phủ.

Lý do khiến kinh tế của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng ít hơn – chỉ giảm 3,5% tăng trưởng GDP từ COVID, so với mức giảm 6-7% của nhiều quốc gia khác trên thế giới là các biện pháp y tế cộng đồng của Việt Nam đã rất hiệu quả mà Chính phủ không cần thiết phải đóng cửa hoàn toàn nền kinh tế.

Các yếu tố giúp nền kinh tế Việt sẽ vượt bão

Trái ngược với hầu hết các quốc gia khác trên thế giới đang bị tấn công bởi COVID - 19, nhiều nhà máy và trang trại của Việt Nam vẫn đang hoạt động và một số cửa hàng bán lẻ vẫn mở, do đó, tỷ lệ dân số vẫn tiếp tục làm việc cao hơn so với hầu hết các nước khác trên thế giới, mặc dù hiện nay nhiều trong số đó là làm việc tại nhà.

Thêm vào đó, số lượng thất nghiệp dự kiến ở Việt Nam được công bố bởi các hiệp hội ngành công nghiệp cho thấy tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng lên khoảng 5% vào cuối tháng này so với khoảng 2% vào đầu năm 2020.

Sự gia tăng số lượng lao động thất nghiệp của Việt Nam sẽ là một thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách. Với tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ sẽ đạt khoảng 20% vào cuối tháng 4, là minh chứng cho thấy những kịch bản xấu hơn có thể đã xảy ra cho thị trường việc làm tại Việt Nam nếu không có các biện pháp y tế công cộng hiệu quả mà Chính phủ đã thực hiện ngay từ Tết Nguyên đán 2020.

Cuối cùng, phần lớn các sản phẩm tiêu dùng sản xuất ở Việt Nam là hàng hóa thứ cấp được xuất khẩu sang Mỹ và Châu Âu và được bán cho người tiêu dùng trong các chuỗi siêu thị giá rẻ như Walmart ở Mỹ và Carrefour ở châu Âu.

Nhu cầu về các sản phẩm tiêu dùng thứ cấp được bán trong các cửa hàng giảm giá (chẳng hạn như thiết bị thể thao/thảm yoga, đồ chơi thú cưng, đồ làm vườn, dụng cụ nhà bếp thứ cấp, v.v.) thường vẫn ổn định trong thời kỳ suy thoái kinh tế.

Đó là vì nếu trước khi suy thoái người tiêu dùng đã quen mua các sản phẩm xa xỉ đắt tiền, thì sau khi suy thoái kinh tế xảy ra, họ bắt đầu mua sắm các sản phẩm tiết kiệm hơn được bán trong các cửa hàng giảm giá, để giảm mức chi tiêu hàng tháng.

Trong nỗ lực chiến đấu với đại dịch COVID 19 trên toàn cầu, Chính phủ Việt Nam đang được quốc tế đánh giá cao về những biện pháp chống dịch hiệu quả. Biểu hiện rõ nhất là tổng số ca nhiễm COVID của Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại đang ở mức khá thấp (dưới 300 ca), so với các quốc gia khác trên thế giới. Điều này được giới phân tích đánh giá là giúp giảm thiểu áp lực và tạo lợi thế lớn cho nền kinh tế khi mở cửa trở lại sau dịch.” - Đây là một trong những nội dung chính được đề cập trong kỳ đầu tiên của loạt bài viết từ nhóm nghiên cứu của VinaCapital về tác động của đại dịch COVID 19 tới Việt Nam.

Hiếu kỳ đổ xô mua bơ không hạt mini, nhiều người bị 'hớ'

Vài ngày gần đây, một vài đầu mối chuyên kinh doanh bơ ở Hà Nội rao bán một loại bơ tí hon với giá từ 100.000 đồng/kg. Bơ thường có hình dáng dài, nhỏ khiến nhiều người liên tưởng đến nho ngón tay thường bán trên thị trường. Theo quảng cáo, mỗi quả có trọng lượng trung bình từ 1 đến 3 lạng.

Theo chị Thanh Hương, một người rao bán bơ tí hon tại chợ Gia Ngư Hà Nội, ruột bơ có màu vàng đậm, đậm vị, dẻo tương tự như bơ 034. Tuy nhiên, khác biệt là loại quả này không có hạt.

"Tại các vườn thì người ta gọi bơ này là bơ đực, nhưng một số hàng bán quả thì gọi là bơ mini, bơ móng tay. Vì hầu như chưa xuất hiện tại các chợ do khá hiếm nên đông khách tò mò mua thử. Hai ngày qua, cửa hàng bán online được gần 20 đơn, với tổng 50kg bơ, trong đó, có những khách mua lẻ 4kg", chị Hương chia sẻ.

Theo người này, đây là bơ lấy từ vườn ở Đà Lạt (Lâm Đồng), do vào đầu vụ thu hoạch, cộng thêm chi phí vận chuyển trong mùa dịch nên bơ có giá đắt ngang các loại bơ sáp. Do đợt hàng tới không nhập được nhiều, chị chỉ bán mỗi khách tối đa 2kg với giá 100 nghìn/kg.

Trên một số chợ online, bơ không hạt được giới thiệu như một mặt hàng chưa được trồng đại trà, chủ yếu mọc xen trong các vườn cà phê, tiêu… sản lượng thấp nên giá cao. Tuy nhiên, do độc lạ nên không ít khách Hà Nội hiếu kỳ đặt mua ồ ạt khiến cho các đầu mối hoa quả phải báo "cháy" hàng, đơn hàng phải chờ 2-3 ngày mới chuyển đến khách.

"Kích thước bơ nhỏ nên rất phù hợp cho các bé ăn dặm, ăn quả nào hết quả đó và luôn giữ nguyên quả tươi ngon nên mình đã đặt mua thử 2kg về xem sao. Tuy nhiên, thấy nhược điểm là bơ hơi lâu chín", vị khách Linh Lan chia sẻ trên hội mua bán bơ tại Hà Nội.

Một vài vị khách cho biết, bơ khá dẻo và thơm, tuy nhiên, vị bơ chưa thực sự ngon như quảng cáo. "Mình thấy hơi thất vọng vì mua về nhưng không được như ý, vị bơ khá nhạt. Có thể do khẩu vị không hợp hoặc mua ở nơi không đảm bảo chất lượng", vị khách Chu Lan, trú tại Hoài Đức đánh giá về loại bơ tí hon đang gây "sốt".

Ở Việt Nam, bơ không phải là quả lạ vì được trồng khá phổ biến và có nhiều vùng nổi tiếng trồng bơ ngon như Đắk Lắk, Lâm Đồng. Các loại bơ cũng được bày bán tràn ngập trên thị trường, với giá từ 50.000-200.000 đồng/kg, tùy loại và tùy vào thời điểm. Thông thường, các loại bơ ngon gồm bơ sáp, bơ booth, hay giống bơ 034.

Bên cạnh những giống bơ thường thấy, nổi lên loại bơ lạ với trọng lượng tới 1,3 – 1,8kg/quả, được trồng tại thị trấn Đắk Mil, Đắk Nông. Mỗi quả bơ khổng lồ này có giá lên tới 230.000 - 420.000 đồng.

Thị trường hoa quả nhập khẩu cũng xuất hiện loại bơ Đài Loan có trọng lượng chừng 1kg/quả, dù giá cao gấp 3 - 6 lần hàng Việt vẫn bán rất chạy. Loại bơ này được nhập về Việt Nam số lượng không nhiều và chủ yếu là hàng xách tay. Đây là loại bơ sáp khi nhập còn xanh và khách mua cần phải ủ khăn ẩm cho quả chín.

(Theo Tổ Quốc)

Bộ Công thương hoả tốc xin ý kiến xuất khẩu gạo nếp

Cụ thể, trong công văn hoả gửi đi nêu rõ, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản só 2827/VPCP-KTTH ngày 10/4 về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh, hạn hán, xâm nhập mặn, Bộ Công thương đề nghị Bộ NN-PTNT cho ý kiến về vấn đề gạo nếp có tính trong lượng gạo dự trữ phục vụ an ninh lương thực quốc gia không? Tác động, ảnh hưởng của gạo nếp trồng tại tỉnh Long An và tỉnh An Giang đối với an ninh lương thực quốc gia.

Bộ này cũng đề nghị Bộ NN-PTNT thông tin về diện tích gieo trồng, sản lượng dự kiến (quy ra gạo) của gạo nếp tại tỉnh Long An và An Giang theo từng vụ. Đồng thời đề xuất, kiến nghị đối với việc xuất khẩu gạo nếp trong thời gian tới.

Trước đó, UBND tỉnh Long An đã có kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ cho các doanh nghiệp xuất khẩu lại gạo nếp không giới hạn số lượng nhằm để giải quyết lượng gạo nếp tồn kho trong các doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp tiếp tục thu mua nếp của người dân với giá thu mua tốt hơn.

Theo UBND tỉnh Long An, tỉnh này có diện tích trồng nếp chiếm khoảng 30-32% diện tích của toàn tỉnh, riêng vụ đông xuân diện tích trồng nếp chiếm 65.000ha.

Đáng chú ý, về lương thực, người Việt chỉ có nhu cầu về về gạo tẻ, nhu cầu tiêu dùng gạo nếp rất ít. Các doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo trên địa bàn đã ký chưa giao hàng từ đây đến cuối năm 2020 là 204,5 ngàn tấn gạo, trong đó thị trường Trung Quốc là 44,3 ngàn tấn (chủ yếu là nếp). Theo thống kê hiện nay các DN tồn kho nếp là gần 56 ngàn tấn.

Tương tự, tỉnh An Giang cũng đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép được ưu tiên xuất khẩu nếp và các loại giống lúa Japonia (hạt tròn). Hiện nông dân An Giang gieo sạ hàng năm hơn 115.000ha nếp, tương đương 747.500 tấn nếp chưa bóc vỏ và khoảng 10.000ha lúa hạt tròn với sản lượng 75.000 tấn/năm. Đến nay, lượng nếp tồn kho khoảng gần 152 ngàn tấn.

Theo tỉnh An Giang, mục tiêu sản xuất 2 sản phẩm trên chủ yếu để phục vụ xuất khẩu (không dành tiêu thụ trong nước).

T.An

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2020

Khoảng 500 nhân viên sân bay Nội Bài chờ xét nghiệm SARS-CoV-2

Theo Cảng vụ Hàng không miền Bắc, khoảng 500 người làm việc trực tiếp, tiếp xúc với người từ nước ngoài về sân bay Nội Bài, có nguy cơ cao bị lây bệnh nên cần xét nghiệm SARS-CoV-2 để sàng lọc.

Nơi đây gồm các lực lượng như cán bộ, nhân viên Cảng vụ, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (NIA), nhân viên kỹ thuật, nhân viên các đơn vị phục vụ mặt đất (an ninh, thủ tục, bốc xếp hàng hoá, vệ sinh…).


Dù văn bản được Cảng vụ Hàng không miền Bắc gửi Sở Y tế Hà Nội, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội từ ngày 24/3, nhưng tới nay vẫn chưa nhận được hồi âm.

Theo lãnh đạo Cảng vụ, nhiều hành khách đi trên các chuyến bay từ nước ngoài về đã được công bố dương tính với virus SARS-CoV-2. Do đó, nguy cơ lây nhiễm đối với cán bộ, nhân viên làm việc trực tiếp tại sân bay rất cao.


Khoảng 500 nhân viên sân bay Nội Bài chờ được xét nghiệm SARS-CoV-2 - ảnh 1

Trong đợt cao điểm đón công dân Việt Nam về nước tránh dịch COVID-19, nhân viên sân bay Nội Bài phục vụ hàng nghìn khách từ vùng có dịch về mỗi ngày.
Sau đợt cao điểm đón công dân Việt Nam về nước, thực hiện lệnh cách ly toàn xã hội, các đường bay đều cắt giảm, các lực lượng ở sân bay Nội Bài cũng được khuyến khích làm việc tại nhà. Mỗi bộ phận chỉ duy trì người trực tại cơ quan giải quyết công việc trực tiếp và làm công tác an ninh, an toàn.


Hiện mỗi ngày sân bay Nội Bài chỉ còn khoảng 30 lượt máy bay cất hạ cánh, trong đó hầu hết là chở hàng.

Cá hồi Sapa giá rẻ, chị em ôm số lượng nhiều bán online kiếm cả triệu/ngày

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hàng loạt nhà hàng, khách sạn khắp các khu du lịch phải ngừng hoạt động vì không có khách khiến cho các trang trại nuôi cá hồi Sa Pa cũng điêu đứng, không có nơi tiêu thụ.

Theo chị Trần Trang cho biết: "Cá hồi tươi Sapa giá đang giảm do các nhà hàng đóng cửa hết. Nhà cô mình mở trang trại cá hồi trên Sapa nên mình cũng biết, mọi năm vào khoảng thời gian này khách đông bán không kịp thở.

Thế mà năm nay, cá to đùng không có chỗ chen mà vẫn chưa bán được. Giá bán lại thấp nên mình cũng đăng bài gom mẻ để để đưa xuống Hà Nội bán. Vừa đỡ cho nhà cô mà vừa kiếm thêm chút lời tay trái"

Theo chị Trần Trang, cá hồi Sapa chị bán có trọng lượng khoảng hơn một cân. Có ngày khách mua nhiều, chị bán được từ 5-6 con. Vì tình hình dịch bệnh nên chị Trang cũng tự nguyện miễn phí giao hàng trên toàn quốc và bảo quản trong thùng xốp đá lạnh cho người mua. Giá bán là 260.000 đồng/kg.

Cũng theo một chủ trang trại bán cá hồi tại Sapa chia sẻ thêm, trước đây, cá hồi Sa Pa không đủ cung cấp cho thị trường trong nước. Cá hồi nuôi được khoảng 1-1,5kg là mang bán vì vừa đĩa, vừa suất ăn của nhà hàng. Nếu để cá to quá sẽ khó bán, nuôi cũng tốn thức ăn. Hiện tại, gia đình chị đang bán sỉ với giá 180.000 đồng/kg nếu mua từ 70kg trở lên.

Khảo sát trên chợ mạng, rất nhiều các địa chỉ online cũng đang tấp nập gom đơn của khách để nhập cá hồi về bán. Giá bán tại đây cũng khá đa dạng, dao động từ 190 - 330.000 đồng/kg (tùy thuộc vào việc khách mua cả con, chỉ lấy phần thịt bỏ đầu, đuôi hoặc chỉ lấy phần phi lê cá để ăn gỏi).

Theo chị Nguyễn Huyền (Đống Đa, Hà Nội) một khách hàng mua cá hồi Sapa trên chợ mạng cho biết, những năm trước đây muốn mua cá hồi để ăn khá khó. Vì phần lớn cá này bán cho các địa chỉ nhà hàng, khách sạn, giá lại tương đối cao nên nhiều gia đình khó tiếp cận. Tuy nhiên, hiện nay giá bán đã xuống thấp, nhiều địa chỉ online lại giao hàng miễn phí tới tận nhà nên chị cũng đã mua thử 2 cân về thưởng thức cùng gia đình.

(Theo Nhịp Sống Việt)

Bảo hiểm Covid 19: Người mua không dễ được chi trả

Như vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm đã bán ra các gói trước đó có “phạm luật” không và người mua có bị “hớ” với các hợp đồng đã ký không?

Đó là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra khi nhận được thông tin từ Chính phủ về việc dừng bán gói bảo hiểm có tính “mùa vụ” này. Rất nhiều ý kiến cho rằng, khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố về sự bùng phát đại dịch trên toàn cầu hôm 31-1 và Chính phủ đã sớm ban hành Quyết định công bố dịch “Bệnh truyễn nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu” (ngày 1-2), nay lại công bố dịch trên toàn quốc (ngày 1-4) thì việc doanh nghiệp bán bảo hiểm bán những sản phẩm đã được luật loại trừ, chỉ nhằm mục đích “đục nước béo cò”? Và rằng người mua những hợp đồng bảo hiểm này sẽ không được chi trả... Đang diễn ra cuộc tranh cãi rất lớn xung quanh vấn đề này.

Phải nói rằng, xét ở góc độ kinh doanh thì đây là sự nhanh nhạy của các doanh nghiệp bảo hiểm khi thị trường phát sinh nhu cầu mà kinh doanh bảo hiểm là ngành kinh doanh rủi ro. Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ muốn phát hành sản phẩm mới như nói trên phải được sự đồng ý của Cục quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính).

Điều này giải thích cho chuyện, khi WHO tuyên bố đại dịch toàn cầu hay Chính phủ công bố dịch toàn quốc thì việc phát hành sản phẩm mới như trên có phạm luật hay không. Câu trả lời là không phạm luật, nếu đã được Bộ Tài chính chấp thuận. Ngoại trừ các doanh nghiệp tự ý bán bảo hiểm Covid -19 mà không xin phép, dẫn đến chuyện cạnh tranh hỗn loạn trên thị trường bán loại hình bảo hiểm này, gây nên những hệ lụy, ảnh hưởng tâm lý hoảng sợ trên diện rộng.

Tất nhiên, sự nhanh nhạy trong kinh doanh nằm ở phía doanh nghiệp. Còn giữa bên bán với bên mua được ràng buộc với nhau bằng hợp đồng. Nếu người mua không nắm bắt được nội dung hợp đồng, không hiểu biết tường tận thì mua riêng bảo hiểm Covid-19 cũng chỉ là mua sự yên tâm có mức độ và giới hạn. Vì trong kinh doanh, số tiền bỏ ra luôn tương xứng với kết quả nhận được. Khó có chuyện mức phí bỏ ra thấp, điều kiện thanh toán và chi trả lại quá dễ dàng.

Thứ nhất là với mức phí thấp, từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn đồng cho mỗi hợp đồng (theo tháng đến theo năm), mức chi trả trong điều kiện trợ cấp điều trị nằm viện từ 10 triệu đến 15 triệu đồng và mức bồi thường cao nhất (nếu chết) từ 100 triệu đến 150 triệu/người (tùy từng trường hợp). Tuy nhiên, Covid 19 là bệnh nhóm A (nguy cơ tử vong cao và lây lan nhanh nhất) theo quy định của luật, nên nhà nước sẽ chữa trị miễn phí. Việc có thêm khoản bồi thường sẽ giúp bên mua có thêm phần hỗ trợ. Tuy nhiên, các trường hợp mắc bệnh được đền bù nếu tuân thủ đúng theo các quy định, hướng dẫn đảm bảo của Chính phủ về phòng dịch. Như vậy, không có nghĩa là người mua bảo hiểm mắc bệnh là bên công ty bảo hiểm buộc phải chi trả. Chưa kể đến các điều kiện về xét nghiệm, test Covid tại các cơ sở được Chính phủ chỉ định mới được xem xét các trường hợp có đền bù hay không.

Theo một thành viên của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, các công ty bảo hiểm đều thực hiện tái bảo hiểm các hợp đồng nếu quy mô hợp đồng lớn. Và doanh thu từ hoạt động bán bảo hiểm Covid-19 chiếm rất nhỏ trong cơ cấu doanh thu phí của doanh nghiệp bảo hiểm, loại trừ nhiều điều kiện thanh toán nên không có gì là quá sức với bên bán.

Tuy nhiên, giới chuyên môn trong lĩnh vực bảo hiểm cho biết: các khách hàng có kinh nghiệm mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm sức khỏe không cần quá quan tâm đến Hợp đồng bảo hiểm Covid-19 mang tính thời vụ. Đây là loại hợp đồng hầu như chỉ dành cho các khách hàng chưa hoặc ít mua bảo hiểm.

Lấy ví dụ, ngay từ đầu tháng 2, TCT bảo hiểm Bảo Việt đã thông báo cho các khách hàng mua một trong 13 loại bảo hiểm: An Gia, Tâm An, Intercare, bảo hiểm du lịch Flexi... Đều được chi trả quyền lợi khi người được bảo hiểm bị nhiễm Covid-19. Nghĩa là không cần mua bổ sung. Các sản phẩm như Bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt (BVC) hay bảo hiểm Medical Care thường bán cho các khu công nghiệp... Với mức phí thấp và theo điều kiện hợp đồng sẽ không được kèm bảo hiểm Covid-19. Các hợp đồng khác, như Vietnam Care, Aon Care, Marsh Golden Care (bán qua các tổ chức môi giới bảo hiểm lớn) sẽ chỉ được xem xét chi trả quyền lợi Covid-19 tùy theo quy định của từng hợp đồng .



Việc Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm Covid-19 không giới thiệu và không triển khai gói bảo hiểm này để tránh sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, gây nhầm lẫn và thậm chí “kích hoạt” tâm lý an toàn giả tạo không cần thiết cho đám đông.

(Theo TBKTSG Online)