Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2018

Tổng thống Trump: Không có thỏa thuận nào với Trung Quốc về ZTE, không hài lòng với các cuộc đàm phán thương mại


Tổng thống Trump cho biết chính quyền của ông chưa thể đạt được thỏa thuận với Trung Quốc trong việc cứu Công ty viễn thông Trung Quốc ZTE, trái ngược với những báo cáo được đưa ra.






Tuyên bố của Tổng thống Donald Trump đã bác bỏ hoàn toàn một bài báo trên Wall Street Journal, cho biết chính quyền Trump chuẩn bị ký thỏa thuận với Bắc Kinh nhằm hồi sinh công ty viễn thông lớn bị chính phủ Mỹ xử phạt. Theo nội dung bài báo, ZTE sẽ không bị phá sản nhưng phải đối mặt với các hình phạt tài chính và thực hiện thay đổi trong quản lý. Trung Quốc cũng có thể rút lại quy địn đánh thuế trị giá nhiều tỷ USD với các sản phẩn nông nghiệp Mỹ.

Trong tuyên bố mới nhất, Tổng thống Trump đã bác bỏ bài báo đồng thời nhấn mạnh "không có thỏa thuận nào" giữa Mỹ và Trung Quốc đồng thời nhấn mạnh "chúng tôi chưa biết điều gì sẽ xảy ra". Tuy nhiên, sau đó chính Tổng thống Trump cũng khẳng định ông đang xem xét các khoản phạt có thể lên tới 1,3 tỷ USD nhằm vào ZTE đồng thời yêu cầu thay đổi cách thức quản lý ở công ty này, trùng với những gì WSJ đã đưa tin.

Tuyên bố của Tổng thống Trump được đưa ra trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, người đang có chuyến công du Nhà Trắng để thảo luận trước Hội nghị Thượng đỉnh lịch sử Mỹ - Triều Tiên, dự kiến diễn ra trong tháng 6 tại Singapore dù ông Trump tuyên bố sự kiện này có thể không diễn ra trong tháng 6.

Trở lại câu chuyện thương mại với Trung Quốc, Tổng thống Trump cho biết ông "không hài lòng" với các cuộc đàm phán thương mại Trung – Mỹ hồi tuần trước. Ông gọi các cuộc đàm phán này là sự "khởi đầu" khi chính quyền của ông đang nỗ lực đạt tới thỏa thuận cuối cùng nhằm giải quyết tình trạng bất cân bằng thương mại với Bắc Kinh. "Chúng ta có một chặng đường dài để đi nên tôi muốn các cuộc đàm phán diễn ra nhanh chóng", ông Trump nhấn mạnh.

Với tuyên bố của ông Trump, tương lai ZTE vẫn bất định. Trước đó, Chính quyền Trump đã cấm các công ty Mỹ bán hàng cho ZTE với lý do nó vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ với Triều Tiên và Iran. ZTE khẳng định động thái của Mỹ đẩy họ tới bờ vực của sự phá sản. Không lâu sau, Tổng thống Trump cơ quan Thương mại Mỹ tìm cách giúp ZTE kinh doanh trở lại.

Theo tuyên bố của ông chủ Nhà Trắng, ông đang nỗ lực giúp đỡ ZTE, nhất là sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình "đề nghị tôi nhìn vào nó". Ông Trump cũng nhận định việc không bán hàng cho ZTE cũng đang làm tổn thương các công ty Mỹ.

Mỹ và Trung Quốc vẫn đang nỗ lực tìm tiếng nói chung trong vấn đề thương mại nhằm tránh đẩy nhau vào tình trạng chiến tranh, khi lần lượt áp thuế vào các mặt hàng xuất khẩu chiến lược của nhau.

Công an Hà Nội yêu cầu một số cửa hàng Photocopy đóng cửa suốt kỳ thi


Công an TP Hà Nội cho biết, công an thành phố sẽ phối hợp tăng cường kiểm tra các cửa hàng bán các thiết bị điện tử, Photocopy... trước mùa thi.





Tại cuộc họp Ban chỉ đạo thi THPT Quốc gia TP Hà Nội năm 2018 diễn ra sáng 24/5, để chống gian lận trong thi cử, Trung tá Nguyễn Quốc Hùng, Phó trưởng phòng PA83, Công an TP Hà Nội cho biết, công an thành phố sẽ phối hợp tăng cường kiểm tra các cửa hàng bán các thiết bị điện tử, Photocopy...

“Chúng tôi sẽ cho rà soát tất cả các điểm photocopy ở nơi diễn ra các điểm thi và yêu cầu các cửa hàng này phải đóng cửa trong suốt quá trình thi. PA83 cùng với phòng công nghệ cao sẽ phát hiện những đối tượng dùng công nghệ cao để gian lận thi cử. Cách đây khoảng 1 tuần, trong kỳ thi đánh giá năng lực, chúng tôi phát hiện một đối tượng mua bán khoảng 38 thiết bị tai nghe siêu nhỏ như năm ngoái. Trong một vài ngày tới, chúng tôi sẽ tuyên truyền cái này để chống gian lận trong thi cử”, Trung tá Nguyễn Quốc Hùng nói




Thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017

Sở GD-ĐT Hà Nội phối hợp với 10 trường đại học trên địa bàn thành phố huy động trên 9.000 người tham gia coi thi, trong đó có 3.900 cán bộ, giảng viên các trường đại học.Liên quan đến kỳ thi sắp tới, ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, kỳ thi THPT quốc gia năm nay, toàn thành phố có trên 79.600 thí sinh đăng ký dự thi, được bố trí ở 123 điểm thi.

Để chuẩn bị chu đáo cho kỳ thi THPT Quốc gia diễn ra từ ngày 25 đến 27/6 tới, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ tổ chức kiểm tra các điều kiện cơ sở vật chất, đảm bảo an toàn của điểm thi; Kiểm tra hồ sơ đăng ký dự thi đảm bảo theo quy chế thi, hoàn thiện hồ sơ thi, văn phòng phẩm cho các điểm thi hợp đồng in sao đề thi....

Thương hiệu Việt duy nhất lọt danh sách đề cử giải thưởng World Travel Awards


Mới đây, hệ thống khách sạn thuộc Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh đã lọt vào danh sách đề cử giải thưởng “Thương hiệu khách sạn dẫn đầu châu Á 2018”. Đây là giải thưởng danh giá được World Travel Awards tổ chức thường niên nhằm vinh danh những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất trong các lĩnh vực lữ hành, du lịch, khách sạn.





Giải thưởng "Thương hiệu khách sạn dẫn đầu châu Á 2018" là một trong những hạng mục trao giải của giải thưởng danh giá World Travel Awards mùa thứ 25 nhằm vinh danh những nhà cung cấp dịch vụ được bình chọn tốt nhất trong các lĩnh vực lữ hành, du lịch, khách sạn trên toàn thế giới.

Là đại điện Việt Nam duy nhất tranh giải ở hạng mục "Thương hiệu khách sạn dẫn đầu châu Á 2018", Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh sẽ cạnh tranh với 14 thương hiệu khách sạn quốc tế lớn như: Dusit International, InterContinental Hotels & Resorts, Hilton Hotels & Resorts…


Tổng Giám đốc Lê Thị Hoàng Yến chia sẻ: "Chúng tôi tự hào được ghi dấu thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế, tự hào khi những nỗ lực và cố gắng của cả tập thể Mường Thanh trong những năm qua được ghi nhận. Chúng tôi hiểu rằng đây là cơ hội và cũng là thách thức để Mường Thanh cố gắng hơn nữa trong tương lai".

Với khách sạn đầu tiên mang thương hiệu Mường Thanh được xây dựng vào năm 1997 tại Điện Biên, đến nay Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh đã xây dựng và đưa vào hoạt động hơn 50 khách sạn trong nước và 01 khách sạn tại Vientiane (Lào). Tổng số phòng lưu trú đạt tiêu chuẩn chất lượng từ 3 – 5 sao của Tập đoàn là 9.609 phòng, chiếm 10% tổng số phòng lưu trú tại thị trường Việt Nam.


Cuối tháng 01/2018, Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh cũng vinh dự nhận 2 giải thưởng danh giá ASEAN MICE Venue Standard dành cho Mường Thanh Luxury Cần Thơ và Mường Thanh Luxury Vientiane. Lễ trao giải diễn ra tại khách sạn Shangrila, Chiang Mai (Thái Lan), nằm trong khuôn khổ chương trình ATF 2018 với sự tham gia của các Bộ trưởng Văn hóa – Du lịch các nước trong khối ASEAN.

PV

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Ngân hàng cho vay mua sắm nhưng dân lại đem tiền đi mua nhà, Trung Quốc đang phải đối mặt với ‘quả bom nổ chậm‘ mang tên tín dụng tiêu dùng ra sao?


Để giới hạn tín dụng tiêu dùng, nhiều khả năng chính quyền Bắc Kinh sẽ tăng lãi suất, qua đó gián tiếp gia tăng gánh nặng nên những khoản nợ ngày một khổng lồ của người đi vay...





Trong nhiều năm, các chuyên gia kinh tế và nhà hoạch định chính sách trên thế giới đã khâm phục sự bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc. Các chính sách kích thích nền kinh tế, gia tăng tín dụng đã đem lại hiệu quả to lớn.


Để làm được điều đó, một trong những yếu tố góp phần khiến chính quyền Bắc Kinh mạnh tay cho vay là tỷ lệ nợ hộ gia đình thấp, qua đó giảm rủi ro đổ vỡ hệ thống tài chính cho nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới.


Tuy nhiên, mọi chuyện giờ đây đã khác khi điểm mạnh này của kinh tế Trung Quốc biến thành điểm yếu. Nhiều quan chức tài chính của Trung Quốc thời gian qua đã nêu lên những lo lắng về tình trạng vay vốn quá đà của các hộ gia đình. Số liệu chính thức cho thấy đến tháng 1/2018, tổng nợ hộ gia đình tại Trung Quốc đã đạt 910 tỷ Nhân dân tệ (143 tỷ USD), chiếm 1/3 tổng số nợ bằng đồng Nhân dân tệ của các ngân hàng phát sinh trong tháng đó.

Trong khi đó, số liệu của Trường đại học kinh tế tài chính Trung Quốc (SUFE) cho thấy tổng mức tín dụng hộ gia đình Trung Quốc đã tăng từ 44,8% GDP lên 53,2% GDP trong khoảng tháng 10/2017-1/2018, tương đương mức tăng 8 điểm phần trăm.

Tỷ lệ này cao hơn khá nhiều so với mức tăng bình quân 3 điểm phần trăm mỗi năm trong khoảng 2009-2015. Đó là chưa kể mức tăng chỉ 5,5 điểm phần trăm vào năm 2009 khi ngành ngân hàng tăng cường cho vay để thúc đẩy kinh tế sau khủng hoảng 2008.



Tỷ lệ nợ cao đang là một trong những khó khăn kinh tế mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phải giải quyết

Trước năm 2009, tỷ lệ nợ hộ gia đình thường xoay quanh khoảng 18% GDP trong vòng 5 năm. Nói cách khác, nợ hộ gia đình ở Trung Quốc đã tăng gần gấp 3 lần chỉ trong vòng 10 năm.


Bất chấp điều đó, chính quyền Bắc Kinh cho rằng việc gia tăng tỷ lệ tín dụng gia đình có nguyên nhân của nó. Chính phủ nước này đã khuyến khích người dân vay vốn để mua những sản phẩm như xe hơi hay bất động sản nhằm thúc đẩy thị trường tiêu dùng cũng như đầu tư.

Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng động thái này khá nguy hiểm bởi giới trẻ Trung Quốc ngày nay thích chi tiêu hơn là tiết kiệm như các thế hệ trước, qua đó nhanh chóng gặp khủng hoảng tài chính cá nhân trong tương lai.

Bên cạnh đó, việc vay vốn mua nhà quá nhiều đẩy giá thị trường bất động sản lên cao dù nhu cầu thực tế của Trung Quốc không nhiều đến vậy. Hệ quả là hàng loạt những thành phố ma ra đời, những khu nhà được xây mà chẳng ai đến ở. Thị trường bất động sản với dấu hiệu phình bong bóng có thể nổ bất cứ lúc nào đã khiến chính quyền Bắc Kinh yêu cầu các ngân hàng thương mại siết chặt cho vay bất động sản.

Trớ trêu thay, động thái này lại khiến người dân tìm đến các kênh vay vốn khác có mức lãi suất cao hơn để đầu cơ vào thị trường bất động sản nóng bỏng. Ví dụ như kênh vay vốn trực tuyến đang bùng nổ ở Trung Quốc thời gian gần đây đang ngày càng lan rộng bất chấp việc lãi suất kênh này cao hơn so với ngân hàng.

Siết chặt quản lý tín dụng cá nhân

Mặc dù tỷ lệ nợ tính theo GDP tại Trung Quốc đã giảm nhưng chúng vẫn cao hơn mức rủi ro tạo nên khủng hoảng ngành ngân hàng theo tiêu chuẩn của một số nước. Báo cáo của Ngân hàng trung ương Australia cho thấy tổng mức tín dụng tại Trung Quốc có thể đạt 260% GDP vào cuối năm 2018, cao gấp đôi so với cách đây 10 năm.



Tỷ lệ nợ theo %GDP của Trung Quốc ngoại trừ ngành tài chính

Trong số những khoản nợ, nợ tín dụng tiêu dùng cá nhân được cho là rủi ro nhất ở Trung Quốc khi nhiều khách hàng vay tiền để đầu tư bất động sản thay vì chi tiêu mua sắm như cam kết.


Trong 7 tháng đầu năm 2017, hơn 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ tín dụng ngắn hạn cho tiêu dùng cá nhân đã được các ngân hàng Trung Quốc cho vay, nhiều gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2016.

Nhận thức được rủi ro tín dụng hộ gia đình, chính phủ một số địa phương như thủ đô Bắc Kinh, Thẩm Quyến và Giang Tô đã gia tăng thủ tục hồ sơ vay vốn nhằm ngăn chặn việc dòng tiền chảy bất hợp pháp sang thị trường bất động sản.

Thậm chí tỉnh Quảng Châu còn yêu cầu các khách hàng vay vốn tiêu dùng cá nhân xuất trình hóa đơn sau khi đã mua hàng.

Nguyên nhân chính của tình trạng này là nhiều khoản vay vốn tiêu dùng có thời hạn tới 30 năm, qua đó khiến nhiều người lợi dụng để mua nhà thay vì mua sắm. Tình hình này đã khiến những nơi như Thẩm Quyến, một trong những thị trường bất động sản nóng nhất Trung Quốc, phải hạ thời gian đáo hạn thanh toán xuống tối đa 5 năm.

Hiện Trung Quốc đang khá dè chừng với tín dụng hộ gia đình bởi một khi chúng thoát khỏi tầm khống chế sẽ rất khó để khắc phục. Với đà tăng trưởng nợ hộ gia đình như hiện nay, hãng tin Bloomberg cho rằng Trung Quốc sẽ chỉ mất 4-5 năm để thông số này đạt mức tương đương như nền kinh tế Mỹ trước khi cuộc khủng hoảng 2008 diễn ra.

Nguy hiểm hơn, ngay cả khi tỷ lệ nợ hộ gia đình trên GDP chưa cao được như Mỹ trước khủng hoảng thì đà tăng trưởng này cũng sẽ tạo ra những ảnh hưởng tiềm ẩn. Để giới hạn tín dụng tiêu dùng, nhiều khả năng chính quyền Bắc Kinh sẽ tăng lãi suất, qua đó gián tiếp gia tăng gánh nặng nên những khoản nợ ngày một khổng lồ của người đi vay.

Nếu tình hình này xảy ra, những gia đình vay vốn mua bất động sản sẽ chịu thiệt lớn khi phải thanh toán lãi vay ngày một cao.

Bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 1/7/2018


Cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ được áp dụng bảng lương mới vì mức lương cơ sở mới được quyết định đã lên mức 1.390.000 đồng.






Theo Nghị định 72/2018 ban hành ngày 15/5/2018, mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang là 1.390.000 đồng/tháng, tăng 90.000 đồng/tháng.

Mức lương cơ sở này dùng để làm căn cứ cho việc tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật. Cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được áp dụng các bảng lương như sau:

1. Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước

Áp dụng đối với công chức loại A3, A2, A1, A0 và loại B, loại C.

2. Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước

Áp dụng đối với viên chức loại A3, 2, 1, 0 và loại B, loại C.

3. Bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn

Áp dụng đối với Bí thư đảng ủy, Phó Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Thường trực đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.Áp dụng đối với Bí thư đảng ủy, Phó Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Thường trực đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.




Theo Diệu Quân

Trí thức trẻ

Tổng thống Trump hủy cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, hi vọng đổ bể


Trước đó Phó Thủ tướng phụ trách ngoại giao của Triều Tiên đã gọi Phó Tổng thống Mike Pence của nước Mỹ là 1 kẻ ngu xuẩn.






Hãng tin CNN của Mỹ đưa tin Tổng thống Donald Trump đã quyết định sẽ không gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vào tháng tới, hủy bỏ hội nghị ngoại giao đang được cả thế giới đặt nhiều kỳ vọng. Ông Trump đã thông báo điều này trong 1 lá thư gửi tới ông Kim được Nhà Trắng công bố cách đây ít phút.

"Tôi đã từng rất mong đợi có mặt tại đó cùng với ngài. Tuy nhiên đáng buồn là dựa trên thái độ hết sức giận dữ và thù địch một cách công khai trong thông báo mới nhất từ phía ngài, tôi cảm thấy lần này chưa phải là thời điểm phù hợp để chúng ta có cuộc gặp đã được lên kế hoạch từ lâu này", ông Trump viết. "Do đó, hãy để lá thư này là dấu hiệu cho thấy vì lợi ích của tất cả các bên và để không phương hại đến thế giới, hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều ở Singapore sẽ không diễn ra".

Theo kế hoạch hai nhà lãnh đạo cấp cao sẽ gặp nhau ở Singapore vào ngày 12/6, đánh dấu cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa lãnh đạo cấp cao nhất của hai quốc gia. Trước đó Phó Thủ tướng phụ trách ngoại giao của Triều Tiên đã gọi Phó Tổng thống Mike Pence của nước Mỹ là 1 kẻ ngu xuẩn.

CNN dẫn nhiều nguồn tin thân cận cho rằng ông Trump và nhiều lãnh đạo Mỹ đã cảm thấy rất giận dữ với phát ngôn mới nhất của Bình Nhưỡng và muốn phản ứng một cách mạnh mẽ. Nội các của ông Trump đang nghiên cứu về việc có thêm những cuộc đàm phán cấp cao để ông Kim Jong Un đảm bảo hơn nữa việc phi hạt nhân hóa trước khi hội nghị diễn ra. Tuy nhiên chỉ vài giờ sau đó quan chức Triều Tiên lại công khai chỉ trích cá nhân Phó Tổng thống Mỹ và còn nói rằng Bình Nhưỡng sẵn sàng phô diễn sức mạnh hạt nhân nếu đối thoại với Mỹ đổ vỡ.

Tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên được cho là để đáp trả cuộc phỏng vấn gây tranh cãi của Phó Tổng thống Pence. Trên kênh Fox News, ông Pence ám chỉ rằng Triều Tiên sẽ có kết cục như Libya nếu không hoàn toàn hợp tác với Mỹ.

Nhật Bản và Hàn Quốc phản ứng việc Mỹ hủy bỏ cuộc gặp với Triều Tiên


Liên quan việc Mỹ hủy cuộc gặp với Triều Tiên dự kiến diễn ra vào 12/6 tới, Nhật Bản và Hàn Quốc cho rằng đây là một điều đáng tiếc.






Chính phủ Nhật Bản cho rằng, Nhật Bản có thể lý giải quyết định của Tổng thống Trump bởi việc giải quyết vấn đề hạt nhân không chỉ phụ thuộc vào một cuộc gặp giữa Mỹ và Triều Tiên. Nhật Bản sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Mỹ và Hàn Quốc để có những biện pháp đối phó với Triều Tiên.

Nhật Bản cũng sẽ tích cực tiếp tục giải quyết vấn đề công dân Nhật bị bắt cóc mặc dù quyết định của Tổng thống Mỹ có ảnh hưởng ít nhiều tới vấn đề này. Nhật Bản tiếp tục phân tích tình hình tiếp theo.


Tổng thống Hà Quốc Moon Jae-in và Thủ tướng Nhật bản Shinzo Abe

Trong khi đó, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, vào lúc 1h sáng ngày 25/5 đã phát biểu rằng việc Tổng thống Trump hủy bỏ cuộc gặp Mỹ -Triều đã được dự định tiến hành vào ngày 12/6 là một điều vô cùng đáng tiếc. Phi hạt nhân và hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên là vấn đề mang tính lịch sử vốn đã không thể trì hoãn đã không diễn ra như mong đợi. Hàn Quốc vẫn giữ nguyên ý chí của mình là luôn nỗ lực để giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Tổng thống Moon cũng hy vọng rằng vấn đề Triều Tiên sẽ tiếp tục được giải quyết thông qua đối thoại trực tiếp./.

Vì sao nạn mại dâm Trung Quốc được hưởng lợi từ sự bùng nổ của nền kinh tế?


Dự tính đến năm 2020, khoảng 17% số đàn ông Trung Quốc trong độ tuổi 18-61 sẽ mua dâm ít nhất 1 lần trong đời.


Ảnh chỉ mang tính minh họa



Mại dâm là một chủ đề khá nhạy cảm ở Trung Quốc bởi hoạt động này được coi là phạm pháp. Tuy nhiên, sự bùng nổ của nền kinh tế nước này đang dần khiến mại dâm Trung Quốc mở rộng cả ở thành thị lần nông thôn.


Nạn mại dâm tại Trung Quốc ngày nay phổ biến và phức tạp đến mức chính quyền Bắc Kinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc đối phó với loại hình phạm pháp này. Sự xâm nhập của văn hóa Phương Tây, sự phổ cập của Internet, tốc độ đô thị hóa cao cùng thu nhập đi lên đã khiến nạn mại dâm giờ đây khó giải quyết hơn bao giờ hết.


Cứ 10 nam giới Trung Quốc thì có 2 người mua dâm

Mới đây, báo cáo của Giáo sư Pan Suiming thuộc Viện nghiên cứu giới tính và tình dục (IRSG) cho thấy trong khoảng 2000-2015, số nam giới Trung Quốc mua dâm đã ngày một tăng. Dự tính đến năm 2020, khoảng 17% số đàn ông Trung Quốc trong độ tuổi 18-61 sẽ mua dâm ít nhất 1 lần trong đời.



Số vụ mại dâm bắt càng giảm nhưng tỷ lệ nam giới mua dâm lại tăng ở Trung Quốc

Mặc dù luật pháp Trung Quốc quy định rõ gái mại dâm sẽ bị giam trong trại cải tạo 15 ngày và phạt 5.000 Nhân dân tệ (750 USD) nhưng chúng dường như không đủ răn đe với ngành công nghiệp đem lại hàng nghìn USD thu nhập cho các cô gái.


Trong suốt 20 năm nghiên cứu của IRSG, một hiện tượng lạ đã được tổ chức này phát hiện ra là dù số vụ gái mại dâm bị xử lý bởi công an giảm xuống nhưng số nam giới mua dâm theo khảo sát lại tăng lên. Năm 1995, số vụ mại dâm bắt được ở Trung Quốc là 185.000 vụ và đạt đỉnh 239.000 vụ vào năm 2001 thì đến năm 2015, con số này chỉ vào khoảng 75.000 vụ, chỉ bằng 1/3 năm 2001.

Tuy vậy, tỷ lệ nam giới trong độ tuổi 18-61 mua dâm lại tăng từ 6% năm 2006 lên 13% năm 2015.

Vậy đâu là nguyên nhân chính của tình trạng này? Theo Giáo sư Suiming, trước năm 2001 lực lượng công an được trích một phần tiền phạt từ bắt gái mại dâm cho hoạt động công tác do thiếu kinh phí. Tuy nhiên từ năm 2001 trở đi, chính phủ nước này tách biệt nguồn thu và chi phí của lực lượng, qua đó buộc cảnh sát phải nộp hết tiền phạt vào ngân sách và chờ phân bổ sau.

Chính điều này đã khiến sự nhiệt tình trong truy quét nạn mại dâm Trung Quốc suy giảm rõ rệt từ năm 2001 đến nay.

Bùng nổ kinh tế khiến nữ giới Trung Quốc chịu thiệt

Trong vài thập niên trở lại đây, kinh tế Trung Quốc bùng nổ đã làm nhiều chuyên gia phải ngạc nhiên. Dẫu vậy, đằng sau câu chuyện tăng trưởng là nhiều uẩn khúc khác.

Theo tờ South China Morning Post, sự tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế kéo theo sự phân hóa giàu nghèo ngày càng mạnh. Vật giá lên cao cùng áp lực cuộc sống đè nặng lên vai những người phụ nữ, nhất là các nữ giới vùng nông thôn ít học và có điều kiện kém về kinh tế.

Đi kèm với đó là tốc độ đô thị hóa chóng mặt, nơi nhu cầu về ăn chơi, giải trí tăng cao đã đẩy hàng loạt phụ nữ Trung Quốc vào con đường mại dâm.



Năm 1990, số liệu chính thức cho thấy phụ nữ chỉ thu nhập được 78% mức lương trong cùng một công việc so với nam giới. Ngày nay, dù quyền bình đẳng nữ giới được tuyên truyền rộng hơn nhưng con số này lại giảm xuống 67,3% tại thành thị và 65% tại nông thôn.


Ngày nay, rất nhiều công ty đặt tiêu chuẩn tuyển nữ nhân viên cao hơn nhiều so với lao động nam, thậm chí nhiều hãng từ chối tuyển nhân viên nữ đã có con. Trong khi đó, các nữ cử nhân là đối tượng gặp thiệt thòi nhất khi họ khó kiếm việc làm hơn nam cử nhân tại các thành thị.

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt ngày nay, nhiều nhà máy Trung Quốc sa thải nữ nhân viên đầu tiên khi cần cắt giảm chi phí nhân công. Chính điều này đã gián tiếp đẩy hàng nghìn nữ giới nước này vào con đường mại dâm.

Cô Lin Zhi đế từ Thẩm Dương vốn là một công nhân nhưng bị sa thải khỏi nhà máy vào đầu thập niên 1990. Tuy nhiên cô khó tìm được việc làm khi phải nuôi 2 đứa con và một người chồng cụt tay do tai nạn. Thế rồi cô Li vào làm tại một nhà tắm công cộng để rồi nhận ra các đồng nghiệp của mình bán dâm như một nguồn thu nhập thêm và thu được khá nhiều tiền. Hệ quả tất yếu là người phụ nữ vùng quê này cũng đi theo con đường mại dâm.

Ngoại trừ một bộ phận nhỏ những cô gái trẻ hám giàu, phần lớn ngành mại dâm Trung Quốc có lao động là những cô gái nông thôn, mất việc làm, gia đình không có lao động chính hoặc gặp khó khăn về kinh tế.

Thậm chí, tình trạng này còn lan sang trường học khi khá nhiều nữ sinh viên nhận ra được thực trạng xã hội và chấp nhận làm "vợ hai" cho những nam giới thành đạt. Thậm chí nhiều sinh viên còn chấp nhận bán dâm khi còn là học sinh để kiếm thêm.

Hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu gái mại dâm đang hành nghề ở Trung Quốc do các ứng dụng liên lạc ngày nay càng hiện đại và gái mại dâm không nhất thiết phải đến các tụ điểm để có thể hành nghề như trước đây.

Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc năm 2013, Trung Quốc có khoảng 4-6 triệu gái mại dâm trong khi nhiều nghiên cứu cho rằng con số này là 4-10 triệu người. Dẫu vậy, tất cả các chuyên gia đều đồng ý rằng nạn mại dâm đã tăng trưởng mạnh tại Trung Quốc từ năm 1982.

Giờ đây, ngành mại dâm Trung Quốc dường như đã trở thành một phần của nền kinh tế khi nhiều nhà hàng kinh doanh hợp pháp nhưng cũng cung cấp kèm dịch vụ mại dâm. Trong một báo cáo đăng tải năm 200 của chuyên gia Zhong Wei, ông ước tính ngành mại dâm đóng góp đến 6% GDP cho quốc gia với tổng giá trị 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ. Chuyên gia Wei cũng ước tính có khoảng 20 triệu gái mại dâm đang hành nghề ở Trung Quốc.

Tín dụng tiêu dùng đang chuẩn bị đẩy người Mỹ vào vũng lầy cách đây 10 năm ra sao?


Số liệu mới đây của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho thấy tổng mức tín dụng tiêu dùng của nước này đã tăng 5,4% trong quý IV/2017 so với cùng kỳ năm trước, đạt mức kỷ lục 3,84 nghìn tỷ USD.

Cuộc khủng hoảng năm 2008 khiến FED phải dè chừng khi nâng lãi suất bởi lo ngại thị trường sẽ phình bong bóng một lần nữa. Tuy nhiên đối với người tiêu dùng Mỹ, việc vay nợ và phá sản dường như không ngăn cản nổi thói quen quẹt thẻ tín dụng tiêu xài.

Tổng mức tín dụng tiêu dùng quý IV/2017 của Mỹ cao hơn 45% so với cùng kỳ năm 2008, trong khi chỉ số CPI tăng 17,5% trong cùng khoảng thời gian.

Tỷ lệ nợ thẻ tín dụng và các khoản nợ thẻ khác tại Mỹ trong quý IV/2017 cũng đã tăng 6% so với cùng kỳ năm 2017, cho thấy người tiêu dùng Mỹ dường như đã quên những rủi ro từng diễn ra vào năm 2008.

Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng mua xe hơi ở Mỹ vào quý IV/2017 đạt 3,8% lên mức 1,114 nghìn tỷ USD. Kể từ năm 2011 đến nay, đà tăng trưởng bình quân của nợ vay mua xe ở Mỹ luôn vào khoảng 6-9%. So sánh với trước năm 2008, mức tín dụng mua xe tại Mỹ đã tăng khoảng 35%.




Tổng nợ tiêu dùng, Nợ thẻ tín dụng, Nợ mua ô tô, Nợ học phí tại Mỹ

Một khoản tín dụng tiêu dùng khá phổ biến nữa ở Mỹ là nợ thanh toán học phí đã tăng 5,6% trong quý IV/2017 đạt 1,49 nghìn tỷ USD. So sánh với thời kỳ trước năm 2008, mức tín dụng học phí này đã tăng 141% và khiến rất nhiều chuyên gia bất ngờ vì tốc độ tăng chóng mặt của chúng.

Người Mỹ đã quên bài học 2008?

Đồng quan điểm với FED, hãng tin CNBC cho rằng người Mỹ đang lâm vào trạng thái điên cuồng vay nợ để tiêu dùng và ước tính con số này có thể đạt 4 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2018.

Trong khi đó, báo cáo của Lending Tree cho thấy khoảng 26% thu nhập hàng năm của người Mỹ là dùng để trả nợ tiêu dùng, cao hơn so với mức 22% của năm 2010 và thậm chí còn vượt mức của thời kỳ giữa thập niên 2000 khi tín dụng tiêu dùng bùng nổ.

Bình quân trong 2 năm trở lại đây, tín dụng tiêu dùng ở Mỹ đã tăng trưởng 5-6% mỗi năm và bình quân mỗi người Mỹ dùng 10% thu nhập hàng tháng của mình để trả loại nợ này. Mặc dù việc trích 10% thu nhập hàng tháng để trả nợ tiêu dùng chưa khiến người Mỹ phải bận tâm nhưng chuyên gia tài chính Roger Ma của Lifelaidout nhận định công dân Mỹ nên xem xét hợp lý các khoản vay tiêu dùng như vậy.



Tổng nợ tiêu dùng Mỹ có thể đạt 4 nghìn tỷ USD vào cuối năm nay. Tỷ lệ dự nợ trên tổng thu nhập khả dụng của người dân Mỹ.

Nguyên nhân chính là với nhu cầu vay tiêu dùng tăng kích thích lạm phát, các ngân hàng sẽ tăng lãi suất tín dụng khiến khách hàng buộc phải chia sẻ nhiều thu nhập để trả nợ hơn. Tuy nhiên, việc thiếu tiền cho các hoạt động mua sắm sẽ càng kích thích một bộ phận người dân Mỹ dùng thẻ tín dụng cho những món hàng cá nhân, qua đó làm phình to thị trường nợ gây rủi ro cho hệ thống tài chính.

Trong năm nay, FED đã nhiều lần tỏ ý sẽ nâng lãi suất vài đợt, qua đó ảnh hưởng tiêu cực đến những khoản vay nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng. Quyết định này của FED đã khiến thị trường chứng khoán Mỹ có một vài phiên chao đảo do lo ngại nền kinh tế này tăng lãi suất quá nhanh, gây rủi ro cho các khoản nợ và dòng vốn đầu tư.

Thế giới đang trong cơn khủng hoảng nợ

Không riêng gì Mỹ và cũng không giới hạn trong tín dụng tiêu dùng, báo cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMS) mới đây cho thấy tổng mức tín dụng khu vực tư nhân phi tài chính và nợ công trên toàn thế giới đã đạt ít nhất 218 nghìn tỷ USD. Nếu tính thêm cả mảng tài chính thì con số này sẽ đạt mức kỷ lục 243 nghìn tỷ USD, tương đương 320 %GDP.

Sau cuộc khủng hoảng 2008, các ngân hàng và định chế tài chính đã thiết lập một mức lãi suất thấp, thậm chí ở mức âm nhằm thúc đẩy đầu tư, tín dụng và tăng trưởng. Tuy nhiên, đà tăng trưởng này bắt đầu phình to trước những khoản vay giá rẻ.



Tổng nợ thế giới đạt 243 nghìn tỷ USD năm 2016

Theo Viện tài chính quốc tế (IIF), tính riêng trong năm 2017, tổng tín dụng toàn ngành trên thế giới đã tăng 21 nghìn tỷ USD, tương đương hơn 80% tổng mức tăng trưởng tín dụng tính từ năm 2012. Nếu tính trong vòng 10 năm qua, tổng nợ thế giới đã tăng 70 nghìn tỷ USD.


Cũng theo IIF, các nước Trung Quốc, Mỹ và những tập đoàn đa quốc gia trên thế giới là thủ phạm chính khiến tín dụng toàn cầu tăng chóng mặt như vậy.

Riêng tại nền kinh tế số 1 thế giới, các chuyên gia dự đoán nếu không có biện pháp kiểm soát, tín dụng tại Mỹ sẽ đạt 100 %GDP trong vòng 1 thập niên tới. Thậm chí Giám đốc Daniel Coats của Cục tình báo quốc gia Mỹ cũng phải nhận định sự bùng nổ vay nợ là một trong những mối nguy hại đe dọa đến an ninh nước Mỹ.

Đặc biệt, Ngân hàng trung ương Australia cho rằng nợ cá nhân tại Mỹ là một trong những yếu tố chủ chốt thúc đẩy tổng vay nợ tại nước này. Điều trớ trêu là 10% tầng lớp thượng lưu tại Mỹ nắm giữ 75% tài sản của nước này trong khi khoảng 50% người dân nền kinh tế này không có tài sản thực sự mà hầu hết là đồ thế chấp hoặc vay để mua.



Phần lớn nợ đến từ các nền kinh tế phát triển, trong khi các thị trường mới nổi cũng vay nhiều hơn (%GDP)

Đây là một tin đáng báo động khi vào năm 2008, hàng loạt hộ gia đình thu nhập thấp đã phải bán tháo các khoản nợ do không đủ khả năng thanh toán, qua đó gây nên cơn xì hơi của thị trường bất động sản cũng như cơn khủng hoảng trong hệ thống tài chính.


Bên cạnh đó, IIF cũng cảnh báo rằng phần lớn tài sản của mảng kinh doanh nằm trong các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ như Apple hay Google, còn những công ty vừa và nhỏ lại có rất ít tài sản hay tiền mặt trong tay dù tỷ lệ tín dụng cao. Với tính trạng này, nếu nền kinh tế Mỹ có chút biến động hay lãi suất tăng quá mạnh, hàng loạt các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản, qua đó ảnh hưởng đến toàn nền kinh tế.

Hà Nội đặt mục tiêu thu nhập đầu người 126 triệu đồng/năm


Trong thời kỳ 3 năm tới (từ 2018-2020), TP Hà Nội đặt mục tiêu tăng trường 7,4%/năm, thu nhập bình quân đầu người 126 triệu đồng/năm. TP Hà Nội cũng sẽ thực hiện các chính sách để nâng cao chất lượng sống cho nhân dân, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.






Phát biểu tại buổi hội thảo lấy ý kiến hoàn thiện Dự thảo tổng kết 10 năm điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, sau khi hợp nhất (Hà Tây với Hà Nội), kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng khá (trung bình 7,4%/năm); an sinh xã hội bảo đảm; bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều thay đổi.

Lãnh đạo TP Hà Nội cũng đưa ra đánh giá, sau 10 năm hợp nhất, mở rộng địa giới hành chính, kinh tế Thủ đô phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh. Công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đô thị chưa đáp ứng được yêu cầu. Ngoài ra, tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp; giao thông còn nhiều hạn chế, bất cập…

Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên được UBND TP Hà Nội chỉ rõ, do tình hình thế giới diễn biến phức tạp; Dân nhập cư gia tăng gây áp lực quá tải lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Đặc biệt, năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành, giải quyết công việc ở một số ngành, lĩnh vực chưa thực sự quyết liệt, thiếu năng động, sáng tạo.

Trong thời kỳ 3 năm tới (từ 2018-2020), TP Hà Nội đặt mục tiêu tăng trường 7,4%/năm, thu nhập bình quân đầu người 126 triệu đồng/năm. Thực hiện tốt các chính sách xã hội và bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân Thủ đô, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa thành thị và nông thôn; hoàn thành kế hoạch giảm nghèo bền vững.

Để đạt được mục tiêu trên, Hà Nội xác định cơ hội và thách thức cách mạng công nghiệp 4.0, tái cơ cấu kinh tế với việc đổi mới mô hình tăng trưởng. Khuyến khích, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, có nhiều sản phẩm với hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao.

Ngoài việc đồng bộ về cơ sở hạ tầng, TP Hà Nội cũng đặt mục tiêu hoàn thiện xây dựng các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết. Tiếp tục tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới, hoàn thành chỉ tiêu trên 80% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2020. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

Hà Nội xác định phát triển văn hoá xứng tầm với truyền thống ngàn năm văn hiến. Xây dựng các điểm vui chơi, giải trí gắn với thu hút khách du lịch. Tiếp tục xây dựng, nhân rộng các trường chất lượng cao ở tất cả các bậc học, cấp học. Hình thành và phát triển các đô thị đại học theo quy hoạch, các trường đại học trọng điểm, các cụm trường đại học, cao đẳng, dạy nghề tại các đô thị vệ tinh.

Hệ thống y tế trên địa bàn TP được phát triển đồng bộ, đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Các hình thức chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng được đa dạng hóa, trong đó TP sẽ đầu tư phát triển một số cơ sở y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao, đạt trình độ khu vực và quốc tế. Hà Nội phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu số giường bệnh/vạn dân đạt 26,5 vào năm 2020.

TP Hà Nội cũng đẩy nhanh việc hoàn thiện xây dựng các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; khớp nối đồng bộ quy hoạch khu vực nông thôn và khu vực đô thị; đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, cải tạo hệ thống giao thông khu vực nội đô; hoàn thành các dự án tuyến đường vành đai, trục hướng tâm; đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trên cao, đường sắt đô thị, các công trình ngầm gắn với phát triển vận tải hành khách công cộng.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội


Thủ tướng đã phân công Phó thủ tướng Vương Đình Huệ trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp này của Quốc hội...






Theo nghị trình, từ ngày 4- 6/6/2018 Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp.

Công việc chuẩn bị cho hoạt động này đã được tiến hành ngay từ khi kỳ họp chưa diễn ra, từ việc xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội về đề xuất nhóm vấn đề và người sẽ trả lời chất vấn,

Sau khi tổng hợp ý kiến đại biểu, Tổng thư ký Quốc hội sẽ xin ý kiến của các cơ quan của Quốc hội trước khi xin ý kiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn, sau đó sẽ gửi xin ý kiến từng vị đại biểu.

Theo thông lệ các kỳ họp trước thì sẽ có 5 nhóm vấn đề được chọn để xin ý kiến đại biểu, sau đó sẽ chốt 4 nhóm vấn đề để chất vấn trước Quốc hội.

Ngay tuần đầu tiên của kỳ họp này, Tổng thư ký Quốc hội đã đề xuất 8 nhóm vấn đề để xin ý kiến các cơ quan chọn lấy 6 nhóm vấn đề trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

Trong đề xuất ban đầu có các nhóm vấn đề liên quan đến các lĩnh vực công an, thanh tra, môi trường, giao thông, xây dựng, y tế, văn hoá, lao động...

Đây cũng là những lĩnh vực được cử tri nêu nhiều kiến nghị và nhiều đại biểu quan tâm đề cập trong các phiên thảo luận tại kỳ họp này.

Đa số trong các vị bộ trưởng phụ trách các lĩnh vực nói trên cũng chưa được chọn trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội.

Ngoài 4 vị bộ trưởng, trưởng ngành, kỳ họp giữa năm theo thông lệ sẽ có một vị Phó thủ tướng được Thủ tướng phân công trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Vị Phó thủ tướng này sẽ đăng đàn cuối cùng, làm rõ thêm những thông tin được các vị đại biểu quan tâm trong cả ba ngày chất vấn.

Kỳ này, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ sẽ là người gói lại ba ngày chất vấn, theo chia sẻ của Phó thủ tướng với báo chí bên hàng lang Quốc hội, chiều 25/5.

Đây cũng sẽ là lần đầu tiên ông Vương Đình Huệ trả lời chất vấn trực tiếp Quốc hội trong cương vị Phó thủ tướng Chính phủ. Nhưng trước đó ông cũng đã từng lên "ghế nóng" khi ở cương vị Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Phân tích những điểm lạc quan "bất thường" trong bức thư ông Trump gửi Triều Tiên


Ông Trump đã gợi ý sẽ tìm cách nối lại cuộc gặp thượng đỉnh ngày 12/6. Ông Kim đang nắm trong tay thế chủ động hơn trong tình hình hiện tại ở bán đảo liên Triều.






Oh Young-jin, một cây viết kì cựu của tờ Korea Times, đã đưa ra những phân tích cụ thể và cho thấy cái nhìn mới mẻ về bức thư tổng thống Mỹ Donald Trump gửi cho nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Theo ông, các sự kiện mới mẻ sẽ diễn ra liên tiếp và mọi vấn đề sẽ mau chóng được giải quyết chứ không lâm vào đường cùng như nhiều người dự đoán.

Những phân tích mới

Đầu tiên, có thể thấy rằng lần này, ông Trump không viết trên Twitter trước khi công bố bức thư. Đây là chuyện bất thường đối với vị tổng thống cực kì ưa chuộng mạng xã hội. Điều đó cho thấy rằng, ông Trump thực sự muốn xử lí chuyện Triều Tiên bằng sự tôn trọng nhất định.

Ngoài ra, bức thư được viết rất chỉn chu và có chữ kí của ông Trump, chứng tỏ một phong thái cẩn trọng và chuyên nghiệp. Ngày được đóng dấu trên thư là ngày 24/5, tức là ông Trump đã công bố bức thư này thậm chí trước khi ông Kim đọc được.

Thông tin nội dung bức thư được đăng tải trước 11h tối (giờ Triều Tiên), tức là buổi sáng sớm tại Washington. Như vậy, ít nhất có thể nói rằng ông Kim đã không cầm bản gốc của lá thư khi ông biết tin ông Trump hủy cuộc gặp.



Hình ảnh ông Kim Jong Un đi thị sát cây cầu mới được Triều Tiên đăng tải vào ngày 25/5, sau khi có thông báo hủy cuộc gặp thượng đỉnh. Ảnh: KCNA

Mặt khác, trong bức thư, ông Trump gọi ông Kim là "Ngài". Đây là sự chuyển biến mang tính bước ngoặt nếu xét tới việc tổng thống Mỹ từng gọi nhà lãnh đạo Triều Tiên là "Người Tên lửa" trong những bài viết trên Twitter.

Đây là động thái khéo léo và lịch sự của ông Trump, biến lá thư hủy bỏ trở thành một tấm phiếu tạm hoãn cuộc gặp vào ngày 12/6 tới.

Triều Tiên đáp lại nhã nhặn không kém. Vài giờ sau đó, Phó Ngoại trưởng Kim Kye-gwan nói Triều Tiên luôn sẵn sàng đối thoại với Mỹ bất kì lúc nào, dưới bất kì hình thức nào.

Phải nhắc lại rằng, ông Kim đã từng đe dọa hủy bỏ cuộc gặp thượng đỉnh sau khi Cố vấn An ninh Mỹ John Bolton đề cập tới chuyện áp dụng mô hình giải trừ hạt nhân của Libya và yêu cầu đem các sản phẩm hạt nhân của Triều Tiên giao nộp cho Mỹ.

Sau đó, những bất đồng xoay quanh phát ngôn của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và phó ngoại trưởng Triều Tiên Choe Sun-hui đã buộc ông Kim Jong Un thừa nhận rằng cần phải đối thoại trực tiếp để giải quyết những mâu thuẫn không đáng có này.

Tuy nhiên, ông Kim cũng khẳng định Triều Tiên chỉ đồng ý đối thoại sòng phẳng, chứ không phải "van xin" để được đối thoại với Mỹ.

Nhìn chung, những động thái mới đây nhất giữa Mỹ và Triều Tiên có thể coi là "đòn gió" giữa hai bên nhằm chiếm được vị trí thuận lợi hơn trên bàn đàm phán.

Ông Young-jin cho rằng, nếu đây là một trận đấu vật, thì ông Trump và ông Kim là những đối thủ cực kì chuyên nghiệp, biết cách tạo ra sự va chạm kịch tính trên sàn đấu nhưng không làm đối phương bị thương. Nhưng rủi ro vẫn luôn tồn tại, và không ai muốn cuộc đối đầu hạt nhân nổ ra thật sự.

Ông Trump đã gợi ý sẽ tìm cách nối lại cuộc gặp thượng đỉnh ngày 12/6. Ông Kim đang nắm trong tay thế chủ động hơn trong tình hình hiện tại ở bán đảo liên Triều.

Nội dung bức thư ông Trump viết cho nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un:

Thưa ngài Chủ tịch:

Chúng tôi đánh giá cao thời gian, lòng kiên nhẫn cũng như nỗ lực của ông về các cuộc đàm phán gần đây giữa chúng ta liên quan tới cuộc gặp thượng đỉnh mà các bên bấy lâu đều theo đuổi, dự kiến diễn ra vào ngày 12/6 tại Singapore. Chúng tôi nhận được thông tin rằng cuộc gặp do Triều Tiên đề nghị nhưng đối với chúng tôi, chuyện đó không hề liên quan. Tôi rất mong gặp ông tại đó. Đáng buồn là, xét từ thái độ tức giận khủng khiếp cũng như thù địch công khai thể hiện trong thông cáo mới đây nhất của ông, tôi cảm thấy bây giờ chưa phải thời điểm phù hợp để tiến hành cuộc gặp đã được lên kế hoạch từ rất lâu này. Vì thế, xin hãy để lá thư này đảm nhận nhiệm vụ tượng trưng cho một điều rằng, thượng đỉnh Singapore, vì lợi ích của các bên, nhưng là thiệt hại của thế giới, sẽ không diễn ra. Ông có nói về năng lực hạt nhân của mình, nhưng năng lực của chúng tôi lớn lao và mạnh mẽ đến nỗi tôi cầu Chúa sẽ không được sử dụng tới.

Tôi cảm thấy một cuộc đối thoại tuyệt vời đang được xây dựng giữa ông với tôi, và sau cùng, chỉ có cuộc đối thoại đó là đáng kể. Một ngày nào đó, tôi mong được gặp ông. Trong lúc chờ đợi, tôi muốn cảm ơn ông vì đã trả tự do cho các con tin, những người giờ đây đã được đoàn tụ với gia đình. Đó là một cử chỉ đẹp đẽ và đáng cảm kích.

Nếu ông thay đổi suy nghĩ về cuộc gặp thượng đỉnh quan trọng nhất mực này thì đừng chần chừ mà gọi điện hoặc viết thư cho tôi. Thế giới và đặc biệt là Triều Tiên đã mất đi một cơ hội lớn để đạt được sự thịnh vượng, giàu có và hòa bình dài lâu. Cơ hội bị bỏ lỡ này là một khoảnh khắc thật sự đáng buồn trong lịch sử.

Vừa tuyên bố hủy bỏ, Tổng thống Trump lại để ngỏ khả năng gặp ông Kim Jong Un vào ngày 12/6


Một ngày sau tuyên bố hủy Hội nghị Thượng đỉnh lịch sử với nhà lãnh đạo Kim Jong Un, Tổng thống Donald Trump lại vừa tuyên bố khả năng cuộc gặp có thể vẫn diễn ra như đã định.






Trong tuyên bố mới nhất hôm 25/5, Tổng thống Trump cho biết chính quyền của ông đang khởi động lại các cuộc đối thoại với Triều Tiên sau khi ông tuyên bố hủy Hội nghị Thượng đỉnh lịch sử chưa đầy 1 ngày trước đó. "Chúng tôi sẽ xem chuyện gì sẽ xảy ra và đang đàm phán với họ ngay lúc này", ông Trump cho biết khi rời Nhà Trắng tới phát biểu trong lễ tốt nghiệp tại Học viện Hải quân Mỹ.

Tổng thống Trump cũng khẳng định cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un có thể vẫn diễn ra. Tuy nhiên, chưa thể xác định Tổng thống Trump đang ám chỉ các cuộc đối thoại trực tiếp giữa Washington và Bình Nhưỡng đã bắt đầu hay chỉ là những thông điệp qua lại giữa các bên.

Hội nghị Thượng đỉnh lịch sử, nơi Mỹ kỳ vọng Triều Tiên sẽ chấp thuận giải giáp vũ khí hạt nhân và chương trình tên lửa đạn đạo, dự kiến diễn ra vào ngày 12/6 tới tại Singapore. Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ gặp gỡ một nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Triều Tiên. Tuy nhiên, hội nghị dự kiến đã bị ông Trump hủy bỏ sau những tuyên bố đáp trả mạnh mẽ của Triều Tiên với phát ngôn của Phó Tổng thống Mike Pence, người so sánh Triều Tiên với Libya.

Sau tuyên bố đầy bất ngờ của ông Trump hôm 24/5, Bình Nhưỡng cho biết họ "sẽ cho Mỹ thời gian và cơ hội" để xem xét lại các cuộc đối thoại "bất cứ lúc nào và dưới bất cứ hình thức nào". Phía Triều Tiên cũng khẳng định họ vẫn tiếp tục "sẵn lòng làm tất cả để có hòa bình và ổn định cho bán đảo Triều Tiên và nhân loại".

Sáng 25/5, ông Trump đăng đàn và khẳng định những tuyên bố của Triều Tiên là ấm áp và hiệu quả đồng thời khẳng định ông sẵn sàng xem xét trở lại các cuộc đàm phán. Trước đó, trong tuyên bố rút lui khỏi Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên, Tổng thống Trump vẫn nhấn mạnh ông muốn một giải pháp hòa bình cho cuộc đàm phán.

Tuy nhiên, bản thân Tổng thống Trump cũng đã đe dọa áp dụng những biện pháp trừng phạt mạnh mẽ nhằm vào Triều Tiên để buộc quốc gia này phải từ bỏ chương trình hạt nhân của mình. Nhiều năm qua, Mỹ và các đồng minh nỗ lực cô lập kinh tế Triều Tiên nhằm ngăn chặn Bình Nhưỡng sở hữu tên lửa đạn đạo và vuc khí hạt nhân nhưng đều không thành công.

Về phần mình, Triều Tiên phóng thích vô điều kiện 3 công dân Mỹ đồng thời phá hủy bãi thử hạt nhân ở miền bắc nước này trước sự chứng kiến của đông đảo phóng viên quốc tế. Rõ ràng, Bình Nhưỡng đã thể hiện thiện chí trong việc đàm phán với Mỹ và điều này rất dễ để nhìn thấy.

Ngành ô tô toàn cầu run sợ khi Tổng thống Mỹ tính tăng 10 lần thuế nhập khẩu ô tô


Ô tô chiếm gần 15% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ, chính vì vậy đây có thể coi như mặt hàng quan trọng nhất được bán vào thị trường Mỹ.




Các hãng xe Nhật và Hàn Quốc đang xem xét lại chiến lược kinh doanh đối với thị trường Mỹ khi mà chính quyền của Tổng thống Donald Trump cân nhắc tăng thuế suất đối với xe ô tô nhập khẩu lên 25% từ mức hiện tại 2,5% trong nỗ lực giành phiếu của cử tri công nhân trước thềm cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ.

Thép, mặt hàng ở tâm điểm của chính sách tăng thuế gây ra nhiều căng thẳng mới đây, chỉ chiếm chưa đầy 1% kim ngạch nhập khẩu. Kết quả, lời đe dọa tăng thuế với ô tô nhập khẩu đang đẩy quan điểm bảo hộ của Tổng thống Trump vào tâm điểm của hệ thống giao thương toàn cầu.

Nếu Tổng thống Donald Trump nhất quyết thực hiện kế hoạch tăng thuế ô tô, tác động của chính sách đó lên thương mại toàn cầu sẽ vô cùng lớn. Chỉ riêng Nhật mỗi năm bán khoảng 1,7 triệu ô tô vào Mỹ. Còn với Đức, mỗi năm nước này xuất khoảng 30 tỷ USD các sản phẩm liên quan đến ô tô vào thị trường này.

Tác động của chính sách tăng thuế ô tô lên kinh tế Mỹ cũng sẽ không hề nhỏ. Doanh số bán ô tô chiếm 11% tổng tiêu dùng của Mỹ và các biện pháp tăng giá sẽ gây tổn hại đến nền kinh tế.

Trong khi nhiều người đang hoài nghi về khả năng Tổng thống Trump sẽ tiếp tục với một chính sách gây tranh cãi như vậy, điều này có thể khiến thêm nhiều nước cố gắng có được các cuộc đối thoại với Washington với hy vọng được miễn trừ.

Các hãng xe Nhật đã không ngừng tăng năng suất và việc làm tại Mỹ, nhìn từ bài học từ các tranh chấp thương mại song phương trong quá khứ. Thế nhưng họ duy trì việc sản xuất các dòng xe sang và nhiều loại phương tiện khác ở Nhật để đảm bảo tính tối ưu của nhà máy cũng như bí quyết công nghệ tại thị trường quê nhà của họ.

Mỹ là một trong những thị trường quan trọng nhất đối với các hãng xe Nhật. Nhật xuất khoảng 1,74 triệu phương tiện bốn bánh vào thị trường Mỹ, con số này tương đương khoảng 18% các phương tiện được sản xuất tại Nhật trong năm 2017. Chỉ riêng Toyota bán ra hơn 700 nghìn xe/năm, trong đó kể cả những xe mang thương hiệu hạng xang là Lexus.

Sau thông tin trên, trong phiên giao dịch trên thị trường chứng khoán Tokyo trong ngày thứ Năm, cổ phiếu Toyota giảm 3%, cổ phiếu Nissan hạ 2%, cổ phiếu Honda sụt 3%, còn cổ phiếu Mazda còn hạ sâu hơn, mức hạ lên đến 5%.

Các hãng xe Hàn Quốc cũng đang theo dõi chặt chẽ tình hình. Trong số khoảng 2,53 triệu chiếc ô tô Hàn Quốc xuất ra toàn thế giới trong năm ngoái, 845 nghìn chiếc tức khoảng 30% xuất sang thị trường Mỹ. Chính phủ Hàn Quốc và Hiệp hội ô tô Hàn Quốc đã phải tổ chức họp khẩn trong ngày thứ Năm để bàn biện pháp ứng phó.

Các hãng xe châu Âu đồng thời cũng bị ảnh hưởng. Các thương hiệu xe cao cấp như Mercedes Benz và BMW phổ biến tại Mỹ, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các hãng xe Đức.

Giá dầu thô rơi mạnh


Giá dầu Brent giảm 3% trong khi dầu WTI mất 4% vì lo ngại nguồn cung sẽ gia tăng khi các nước hạn chế việc cắt giảm khai thác.






Giá dầu giảm hơn 2 USD/thùng trong ngày 25/05 do Ả rập Xê út và Nga thảo luận hạn chế cắt giảm sản xuất.

Giá dầu thô Brent kỳ hạn đã giảm 2,35 USD, hay 3%, xuống mức 76,44 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu mất khoảng 2,7%, mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ đầu tháng Tư. Giá dầu Brent đã đạt mức cao nhất kể từ cuối năm 2014 là 80,50 USD/thùng trong tuần trước.

Giá dầu thô kỳ hạn WTI giảm 2,83 USD, tương đương 4%, chốt phiên ở mức 67,88 USD/thùng. Trong tuần này, giá dầu WTI đã giảm khoảng 4,9%, mức giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng Hai, đảo chiều đột ngột sau 6 tuần tăng liên tiếp.

Các bộ trưởng năng lượng Nga và Saudi Arabia đã gặp nhau tại St. Petersburg để xem xét các điều khoản của hiệp ước cung cấp dầu toàn cầu đã được đưa ra trong 17 tháng qua, trước thềm cuộc họp quan trọng của OPEC sẽ diễn ra tại Vienna vào tháng tới.

Các bộ trưởng, cùng với đối tác A Rập Xê út, đã thảo luận về tăng sản lượng thêm khoảng 1 triệu thùng mỗi ngày (bpd), các nguồn tin cho Reuters biết.

Bộ trưởng năng lượng của Nga cho biết các bộ trưởng dầu mỏ OPEC và ngoài OPEC tham gia vào thỏa thuận cắt giảm sản lượng, có thể sẽ quyết định giảm dần việc cắt giảm tại cuộc họp tại Vienna vào tháng tới.

Ký ức kinh hoàng của lái tàu chấp nhận mất một phần cơ thể cứu 300 hành khách


Ký ức kinh hoàng của ông Trương Xuân Thức - lái tàu từng chấp nhận mất một phần cơ thể cứu 300 hành khách trong vụ tai nạn đường sắt tại Hà Nam vào năm 2010.







Chiều 25/5, phóng viên VTC News tìm đến nhà của ông Trương Xuân Thức – người lái tàu cách đây 8 năm đã dũng cảm đánh lái bất chấp tính mạng bản thân nhằm giảm hậu quả khi qua "cửa tử" Phủ Lý - Hà Nam. Hành động dũng cảm đó đã cứu hơn 300 hành khách nhưng bản thân ông Thức đã mãi mãi mất đi một cánh tay, nhận trợ cấp thương tật ở tuổi 48.

Tiếp phóng viên trong căn phòng nhỏ, người lái tàu dũng cảm khi xưa cho biết ông vừa đi viện về vì vết thương cũ tái phát, mỗi khi trái gió trở trời lại đau thắt. Trong suốt cuộc trò chuyện, ông Thức liên tục đưa bàn tay lành lặn xoa bóp phần cánh tay bị cụt vì đau.

Ở cái tuổi 56, trong khi nhiều người đàn ông khác vẫn có thể lăn lộn với cuộc sống, là trụ cột gia đình thì ông Thức chỉ có thể ở nhà bởi sức khỏe ông đã giảm sút rất nhiều kể từ sau vụ tai nạn kinh hoàng hồi tháng 8/2010 trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

"Sức khỏe tôi giảm sút nhiều lắm, chỗ bị cụt này lúc nào cũng đau nhức, giật giật như có kim đâm vào vậy", ông Thức bắt đầu câu chuyện của mình bằng nỗi đau thể xác.



Dù 8 năm trôi qua, ông Trương Xuân Thức vẫn chưa thể hết ám ảnh từ vụ tai nạn.

Ông Thức kể mình bắt đầu bén duyên với nghiệp lái tàu hồi mới rời quân ngũ. Lúc đó, ông không có việc làm, nhà lại nghèo khó nên khi được người cậu làm bên Xí nghiệp đầu máy Hà Nội đánh tiếng giới thiệu thì ông lập tức nhận lời.

Xuất phát điểm, ông Thức chỉ là người xúc than (đánh lửa) đổ vào đầu máy kéo chạy bằng hơi nước. Ông kể: "Công việc này vất vả lắm, khi tôi học xong nghiệp vụ thì được điều động xuống Mạo Khê (Quảng Ninh) để đổ than cho đầu máy tiêu chuẩn. Có ngày, chúng tôi xúc cả chục tấn than cho quãng hành trình từ Mạo Khê đi Kép. Nếu than tốt thì hết mấy tấn thôi, nhưng than xấu có khi phải đổ nhiều hơn chục tấn".

Công việc vất vả, ông Thức khi đó lại không có sức khỏe nên định bỏ giữa chừng. "Vất vả quá, tôi gặp cậu mình rồi nói: 'Người cháu nhỏ thế này, không làm được, thôi cháu bỏ nghề'. Cậu lúc đó khuyên ngăn tôi, hứa lúc nào có đầu máy chạy diesel thì gọi về cho đi học", ông Thức kể.

Đúng như lời hứa, ông Thức sau đó được về học lái đầu máy diesel. Lúc đó là đầu máy TU của Nga, sau đó ông Thức chuyển qua học lái đầu máy của Tiệp, rồi lại học đầu máy Đổi mới. "Từ năm 1996 tôi đã là lái chính, nhưng số phận trớ trêu quá! Khi tôi học chuyển tiếp qua đầu máy Đổi mới (bắt đầu từ 2002 - PV) được vài năm thì gặp tai nạn mất đi một phần cơ thể", ông Thức đau xót.

Ông Thức nói sẽ chẳng bao giờ quên được cái ngày mà ông bị mất đi cánh tay. Bởi sau đó, cuộc sống của ông gần như đảo lộn: "Mình đang lành lặn, mất đi cánh tay thì buồn bã lắm. Tôi như một đứa trẻ phải học lại mọi thứ từ đầu với chỉ với cánh tay còn lại. Nhưng biết sao được khi số phận bắt mình phải như vậy. Giờ đau đớn thì kêu ca ai?"



Khi phóng viên hỏi tới vụ tại nạn đường sắt nghiêm trọng mới đây tại Thanh Hóa khiến hai nhân viên lái tàu chết, ông Thức gần như bật khóc. Ông nói, mấy ngày nay ông thường xuyên theo dõi tin tức về vụ tai nạn này.

"Ngay sau khi biết tai nạn, tôi đã lập tức gọi điện hỏi han xem người gặp nạn là ai. Mãi sau mới biết một trong hai người mất là Hùng (Nguyễn Thế Hùng - PV). Đợt còn đi làm, tôi biết Hùng nhưng anh em không chơi thân với nhau vì khác đội lái máy. Tuy nhiên, là ai cũng vậy, khi nghe tin đồng đội của mình bị nạn mất thì đau xót lắm. Thế rồi, tôi tự nghĩ lại số mình vẫn còn may lắm".



Hiện trường vụ tai nạn đường sắt thảm khốc tại Thanh Hóa khi tàu SE19 đâm phải xe ben hôm 24/5.

Theo ông Thức, nghề lái tàu cực kỳ vất vả, đi đêm về hôm. Bản thân ông khi chưa gặp nạn cũng rất ít thời gian dành cho gia đình. Những áp lực của nghề cũng cực kỳ lớn, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ.

"Từ khi bắt đầu lái tàu tới khi không thể tiếp tục, tôi chứng kiến quá nhiều những vụ tai nạn đường sắt. Nhiều người quen tới mức chai sạn nhưng tính tôi vốn nhát nên khi chứng kiến cảm thấy sợ lắm. Khi lái tôi luôn cố gắng hết sức để giảm thiểu tai nạn, nhiều lúc gặp vật cản tôi hú còi rồi nháy đèn liên tục để họ tránh ra. Nếu không được thì buộc phải tìm cách hãm lại sao cho hậu quả là ít nhất", ông Thức chia sẻ.

"Nhưng cuộc đời vốn không ai nói trước được điều gì. Ngay cả những người kinh nghiệm nhất cũng không thể nói khôn là mình đi chuyến tàu nọ chuyến tàu kia sẽ an toàn được. Những người lái tàu như chúng tôi thường nói là khi về tới ga Hà Nội vào đến kho lấy dầu xong mới thở phào biết là mình an toàn, thật sự là như vậy. Ai bước chân ra đi cũng đều muốn mình trở về an toàn cả".

Video: Hiện trường vụ lật tàu kinh hoàng trong đêm ở Thanh Hóa

Giải độc đắc Vietlott lại nổ, khách hàng số đỏ 'ẵm' hơn 21 tỷ đồng


Vietlott tiếp tục xác định được chủ nhân của giải thưởng độc đắc Jackpot loại hình Mega 6/45 trị giá hơn 21 tỷ đồng.






Tại kỳ quay số mở thưởng thứ 288 loại hình xổ số tự chọn Mega 6/45 diễn ra tối 25/5, Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) tiếp tục tìm ra khách hàng trúng giải Jackpot trị giá hơn 21 tỷ đồng (chưa trừ thuế). Chiếc vé trúng giải có dãy số 05 - 14 - 22 - 26 – 29 – 39.

Khách hàng trúng giải độc đắc có thời hạn lĩnh thưởng trong vòng 60 ngày và phải nộp thuế thu nhập cá nhân 10%, tương đương hơn 2,1 tỷ đồng.

Ngoài giải độc đắc, kỳ quay số mở thưởng tối 25/5, Vietlott còn xác định 29 vé trúng giải nhất trị giá 10 triệu đồng/giải, 1.259 giải nhì trị giá 300 nghìn đồng/giải và 21.646 giải ba trị giá 30 nghìn đồng/giải.

Trước đó, tại kỳ quay số mở thưởng thứ 125 loại hình xổ số tự chọn Power 6/55 diễn ra tối 19/5, Vietlott cũng tìm ra khách hàng trúng giải Jackpot 1 trị giá hơn 42 tỷ đồng (chưa trừ thuế). Chiếc vé trúng giải có dãy số 33-35-45-52-53-55. Vị khách may mắn trúng giải độc đắc là ông T.H.Q. ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Đây là lần thứ hai giải Jackpot 1 tìm được chủ nhân. Trước đó vào ngày 5/5, chiếc vé đầu tiên trúng giải gần 304 tỷ đồng (chưa trừ thuế) được phát hành tại một đại lý trên phố Vũ Hữu, Thanh Xuân Bắc, Hà Nội.

Đà Nẵng sẽ không cử 'nhân tài' đi học đại học nước ngoài Xã hội


Đại diện Sở Nội vụ Đà Nẵng cho biết sắp tới, Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ không cử học viên đi học đại học nữa bởi "từ đại học ra làm nhà nước, quản lý hành chính sẽ có độ chênh nhất định".






Ngày 25/5, Sở Nội vụ và Sở Thông tin Truyền thông thành phố Đà Nẵng tổ chức buổi cung cấp thông tin cho báo chí liên quan đến các trường hợp học viên "Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao” (gọi tắt là Đề án 922) nghỉ việc sau khi được thành phố cử đi đào tạo ở nước ngoài.

Trước khi bắt đầu những thông tin về Đề án, ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng "bình luận" rằng hai chữ “nhân tài” mà báo chí và mọi người dùng "có vẻ không chuẩn xác lắm".

“Tính đến nay, thành phố đã có trên 1.000 người diện thu hút, hơn 650 học viên được cử đi đào tạo, nếu gọi là “nhân tài” thì chắc Đà Nẵng nổi tiếng nhất thế giới về nhân tài!”, ông Chiến nói.

Ông Chiến cho hay Đề án 922 bổ sung nguồn lực cho khu vực công, nâng cao đội ngũ nhân lực đáp ứng nhân lực mũi nhọn cho ngành y tế, CNTT. Đặc biệt, nguồn nhân lực đào tạo ở nước ngoài về tạo hiệu ứng xây dựng môi trường làm việc năng động, tích cực.

“Nếu nói về hiệu quả thì rất hiệu quả, không chỉ Đà Nẵng tự đánh giá mà các tỉnh thành khác cũng công nhận. Có thể dẫn chứng ra có nhiều học viên được nhận bằng khen của Thủ tướng và của thành phố …Hay như tại Sở Nội vụ, 8/9 học viên là lao động xuất sắc”, ông Chiến nói.



Theo ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Giám đốc Sở Nội , 40 học viên đề án xin nghỉ việc là chuyện thường, nhưng đầy tiếc nuối đối với Đà Nẵng. Ảnh: Thanh Trần.

Sở Nội vụ thông tin cụ thể lý do của 40 người xin nghỉ: 15 người muốn đoàn tụ gia đình, 6 người theo học cao hơn, 3 người vì lý do sức khỏe và 16 người muốn thay đổi công việc. Ông Chiến cho rằng chuyển dịch nhân lực từ công ra tư hoặc ngược lại là việc rất bình thường, đối với cả cán bộ công chức (CBCC) nói chung chứ không chỉ riêng học viên đề án. Tuy nhiên với Đà Nẵng, để những học viên có năng lực xin nghỉ thì cực kỳ tiếc nuối, vì rất cần người giỏi để xây dựng thành phố.

Ông Chiến cho biết sắp tới, Đề án sẽ không cử học sinh đi học đại học nữa bởi "từ đại học ra làm nhà nước, quản lý hành chính sẽ có độ chênh nhất định". Thay vào đó, đề án chuyển hướng đào tạo sau đại học cho những người đang làm việc trong hệ thống tùy vào nhu cầu, khả năng của mỗi đơn vị, cá nhân, hoặc bồi dưỡng theo các khóa, mời chuyên gia về bồi dưỡng để đáo ứng với từng nhu cầu cụ thể.

Hiện tại, còn 173 học viên của đề án chưa vào viên chức. Trả lời câu hỏi có phải việc thu hút nhân tài đã ảnh hưởng đến vị trí của các học viên được cử đi đào tạo, ông Chiến nói rằng qua đánh giá đề án, thì nhận thấy việc thu hút nhân lực và công tác đào tạo thiếu sự phối hợp. Mặc dù thời gian qua Đà Nẵng rất nỗ lực với hơn 200 học viên được vào công chức, bằng xét đặc cách và thi tuyển. "Sắp đến sẽ rà soát lại các đơn vị còn chỉ tiêu, rạo điều kiện cho các em thi vào", ông Chiến nói.

Phải chăng giới trẻ Mỹ đang ngày càng ít tự lập?


Theo báo cáo mới nhất của Viện Pew, khoảng 33% số người trẻ trong độ tuổi 25-39 sống với bố mẹ hoặc người thân vào năm 2016. Con số này cao gấp 3 lần so với năm 1970.






Giới trẻ Mỹ vốn nổi tiếng với tính tự lập cao, tuy nhiên giá nhà tăng cao cùng với sự thay đổi trong lối sống đang khiến xu thế này gần suy giảm trong những năm gần đây.


Theo báo cáo mới nhất của Viện Pew, khoảng 33% số người trẻ trong độ tuổi 25-39 sống với bố mẹ hoặc người thân vào năm 2016. Con số này cao gấp 3 lần so với năm 1970.

Nguyên nhân chính của tình trạng này là do thị trường việc làm Mỹ ngày càng khó khăn trước làn sóng lao động nhập cư, khiến rất nhiều thanh thiếu niên Mỹ không có việc làm để tách ra sống tự lập. Trong khi đó, giá nhà tăng cao càng khiến họ không thể mua nổi nhà riêng.



Tỷ lệ thanh thiếu niên độ tuổi 25-29 sống với bố mẹ hoặc ông bà tại Mỹ (%)

Hơn nữa, xu thế thoải mái trong hôn nhân và ngày càng ít coi trọng việc tìm bạn đời cũng như kết hôn khiến giới trẻ Mỹ ngày nay dễ dàng sống với bố mẹ hơn là tách ra ở riêng với bạn đời.


Bên cạnh đó, việc rất nhiều thanh thiếu niên không có kế hoạch tài chính đã khiến nhiều người trẻ ngập trong nợ và mất khả năng vay tiền mua nhà với ngân hàng.

Báo cáo của Viện Pew cho thấy trên thực tế từ năm 2014, hiện tượng giới trẻ Mỹ sống cùng cha mẹ đã diễn ra, một thực tế lặp lại sau 130 năm. Tồi tệ hơn, tỷ lệ giới trẻ kết hôn hoặc sống riêng với bạn gái cũng bắt đầu giảm tại Mỹ từ năm 1990.

Theo dự đoán của Viện Pew, khoảng ¼ số thanh thiếu niên hiện nay sống độc thân và sẽ giữ tính trạng này đến cuối đời.

Số liệu của Pew cũng cho thấy tỷ lệ có việc làm của nam giới Mỹ đã giảm từ mức đỉnh 84% năm 1960 xuống 71% năm 2014. Tương tự, mức lương của lao động Mỹ cũng bắt đầu giảm từ năm 1970 và đặc biệt giảm mạnh trong khoảng 2000-2010.

Sinh viên nói về đề xuất phạt chủ nhà trọ 10 triệu đồng nếu thu tiền điện giá cao: "Họ sẽ tăng tiền nhà, tiền nước lên thôi"


Với chính sách mới, chủ trọ có thể bị phạt đến 10 triệu đồng nếu thu tiền điện giá cao, nhiều sinh viên vẫn lo ngại vì chủ trọ có thể tăng tiền nhà, tiền nước, thậm chí là những khoản phụ phí chẳng mấy liên quan khi giữ mức điện giá nhà nước.






Ngày 20/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi gặp gỡ công nhân các khu công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2018. Tại buổi gặp gỡ, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng như các địa phương khác, phối hợp tiến hành kiểm tra việc các nhà trọ cho công nhân thuê.


Theo đó, tại Điều 10 của Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014 của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn thực hiện giá bán điện đã quy định, trường hợp chủ nhà trọ đứng tên ký hợp đồng mua bán điện sẽ được cấp định mức hoặc áp 1 giá theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3 (nếu không xác định được số hộ). Chủ nhà trọ nào mà thu tiền điện của người thuê trọ cao hơn giá quy định sẽ bị xử phạt từ 7 - 10 triệu đồng .

Theo quy định về giá điện hiện nay, đối với một hộ gia đình thông thường, nếu chỉ sử dụng ít hơn hoặc bằng 100 kWh/tháng, giá điện sẽ là 1.600 đồng/kWh. Từ 101 - 400kWh, giá điện là 2.615 đồng/kWh. Sử dụng trên 400kWh sẽ có giá gần 2.702 đồng/kWh.



Một khu trọ khá tuềnh toàng ở khu công nghiệp Nhơn Trạch (Đồng Nai). Ảnh: Toàn Nguyễn.
Tiền điện gần bằng một nửa tiền nhà

Hiện nay, ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, hầu hết những người thuê trọ (nhất là sinh viên) đều bị chủ trọ áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt ở mức 3.500 – 4.000 đồng/kWh ngay từ những số điện đầu tiên, thậm chí cao hơn. Điển hình ở những địa bàn gần các trường đại học, chủ trọ sẵn sàng hét giá 4.500 - 5.000 đồng/kWh.

Thông thường với nhiều sinh viên, nhất là sinh viên năm nhất, do chưa tìm hiểu kỹ cộng thêm tâm lý "ngại" tìm nhà trọ đều sẵn lòng với mức giá "trên trời". Thành thử, chi phí tiền điện mỗi tháng của một phòng trọ sinh viên (hai người) bằng một hộ gia đình (bốn người với nhiều thiết bị sử dụng điện).

Để kiểm soát việc dùng điện của mỗi phòng trọ, những hộp công - tơ điện đều được gắn bên ngoài mỗi phòng. Cứ cuối tháng, chủ nhà sẽ dựa vào công - tơ điện tổng và từng công - tơ điện cá nhân để tính khoản chênh lệch, sau đó nhân với mức giá đã niêm yết để thu tiền.



Công - tơ điện được dùng chung để thu tiền điện 2 phòng sinh viên. Ảnh: Toàn Nguyễn

Nhưng có những tháng, giá điện bỗng dưng tăng "bất ngờ". Minh Hiền (20 tuổi, trọ tại khu vực Thanh Xuân, Hà Nội) cho hay, những lúc như thế chủ trọ thường lý giải do công tơ điện nhảy "áp" nên giá tháng đó cao hơn, sang tháng sau sẽ "bù trừ".


"Mình và em gái thuê trọ, ngoài tiền nhà gần 3 triệu mỗi tháng còn phải gánh thêm khoản tiền điện khá "chát". Cô chủ bảo đây là giá điện "dịch vụ" chung rồi, tức là khu trọ nào cũng thế. Nếu không đồng ý mình có thể chuyển đi chỗ khác" - Hiền chia sẻ.



Giá điện cao từ lâu đã được "niêm yết" giữa các khu trọ với nhau. Ảnh: Toàn Nguyễn

Không riêng gì ở Hà Nội, "kịch bản" giá dịch vụ chung cũng được các chủ trọ ở Sài Gòn áp dụng cho sinh viên và công nhân đi thuê nhà. Chị Hữu Duyên (nhân viên văn phòng) kể lại: "Hiện tại thì phòng chị thu với giá 3.000 đồng/kWh. Hồi trọ ở bên đường Kỳ Đồng (Tân Bình) chủ phòng trọ còn thu với giá 4.000 đồng/kWh. Phàn nàn thì bà chủ bảo là Nhà nước thu chứ bà ấy có thu đâu mà phàn nàn, với lại tiền điện lên thì tốn tiền bơm nước, nên tăng luôn tiền nước. Nói chung là chủ nhà thích tăng thì tăng thôi, mình không ý kiến được".


Bạn Châu Mỹ Hạnh (công nhân khu công nghiệp Nhơn Trạch, Đồng Nai) cho biết, ở khu nhà trọ của bạn hiện tại thu tiền điện với mức giá 3.000 đồng/kWh. "Xung quanh đây các nhà trọ đều thu mức giá đó, rẻ nhất thì cũng 2.500/kWh. Người thuê trọ cũng ít khi phàn nàn vì chênh lệch có 500 đồng cũng không bao nhiêu. Mà cơ bản là nhà trọ nào cũng thu mức đó nên chấp nhận giá đó thôi" - Hạnh chia sẻ.

Hạnh nói thêm: "Chủ nhà trọ bảo họ mua đi bán lại, chứ có ăn lời đâu. Với lại tính tổng số điện của cả khu giá cao, dưới 100kWh và trên 100kWh là tính giá khác rồi nên họ tính giá trung bình thôi".



Nếu không muốn bị "chặt chém", sinh viên chỉ còn cách tìm thuê nhà nguyên căn. Ảnh: Toàn Nguyễn

Bạn K.T (Cựu sinh viên trường ĐH HUTECH) từng thuê một căn trọ nhỏ giá 2 triệu/tháng trên đường Nguyễn Kiệm (Quận Phú Nhuận) cho biết, vào những tháng nóng bức ở Sài Gòn, T. phải bật máy điều hòa suốt đêm để ngủ. Đến cuối tháng khi tính tiền thì phát hoảng với giá điện gần 1 triệu/ đồng.


Để tiền điện không trở thành nỗi ám ảnh của sinh viên, nhiều nhóm bạn chọn thuê nhà nguyên căn vì lúc đó họ sẽ được trả tiền điện, nước theo giá Nhà nước.
Nếu không tăng tiền điện, chủ trọ sẽ còn nhiều "chiêu thức" khác

Sau khi thông tin chủ trọ có thể bị phạt tiền đến 10 triệu đồng nếu thu tiền điện giá cao, nhiều bạn sinh viên, anh chị em công nhân khá "hí hửng". Nếu có thể thu giá điện với mức Nhà nước đã niêm yết thì khoản tiền này có thể giảm đi đáng kể.

"Hiện tại thì phòng mình thu giá 3.500 đồng/kWh. Hôm qua mình có xem thông tin về việc chủ phòng trọ sẽ bị phạt 10 triệu nếu thu tiền điện giá cao hơn mức quy định. Để xem cuối tháng này bên phòng mình có giảm giá không, hay lại phép vua thua lệ làng" - Minh Tuấn (sinh viên ở TPHCM) cười bảo.



Nếu không thể đăng ký sống trong ký túc xá, sinh viên buộc phải thuê nhà bên ngoài với giá điện, nước khá cao. Ảnh: Minh Nhân

Bên cạnh đó, nhiều người lo ngại về việc chủ trọ sẽ sử dụng nhiều chiêu thức "bóc lột" khác để thu tiền của sinh viên. Nếu không được phép tăng tiền điện, họ sẽ nâng giá phòng hoặc giá nước, thậm chí sẽ phát sinh những khoản phí "đâu đâu" để bù lỗ.


"Dù sao thì đây vẫn là "sân chơi" của chủ trọ, luật của họ. Nếu tiền điện giảm thì tiền phòng lại tăng, tiền nước lại lên, chốc chốc tiền rác "bay cao" một ít, rồi lại phát sinh thêm phí gửi xe... Suy cho cùng thì chủ trọ vẫn có đủ cách để không bị phạt mà sinh viên vẫn phải chịu mức giá trên trời" - Khánh Linh (SV Ngoại Thương Hà Nội) chia sẻ.

Cùng quan điểm với Khánh Linh, Anh Tuấn (SV Đại học Bách Khoa Hà Nội) than thở: "Tiền phòng đã đắt lại còn thêm tiền điện tận 5.000 đồng/kWh, nước 100 nghìn đồng/người. Nếu giờ giá điện giảm chắc tiền phòng sẽ tăng thêm "đôi chút" để các bác chủ nhà không bị thiệt".



Khu trọ sinh viên với không gian khá chật hẹp và ẩm thấp. Ảnh: Toàn Nguyễn
Chủ nhà trọ: "Vậy tiền điện cầu thang, máy bơm, tiền điện chung... ai chịu?"

Lý giải về mức giá điện khá cao đối với sinh viên, công nhân đi thuê nhà, các chủ trọ đều có chung một câu trả lời. Họ cho rằng phải thu tiền điện cao hơn mức thực tế để bù lỗ cho khoản đầu tư xây nhà. "Sao không nghĩ chúng tôi phải vay lãi ngân hàng để xây dựng nhà cho các bạn thuê. Nếu giờ thu mức giá như thường thì không biết đến khi nào chúng tôi mới trả xong nợ. Hơn nữa, chúng tôi chỉ thu tiền điện theo mức công tơ điện mỗi phòng, vậy tiền điện cầu thang, tiền điện chung, tiền máy bơm,... ai chịu?" - cô Lan (Hà Nội) giãi bày.

Anh Long (chủ dãy trọ ở quận 6 - TPHCM) cũng cho biết: "Bên mình thu tiền điện theo giá trung bình của nhà trọ, bây giờ nhà trọ nào cũng thu mức 3.000 - 3.500 đồng/kWh. Chủ nhà trọ phải đăng ký kinh doanh nhà trọ thì mới được tính giá hỗ trợ cho người thuê trọ, còn bình thường thì các chủ nhà trọ chỉ thu theo giá trung bình thôi".



Với sinh viên và công nhân, việc thuê trọ chưa bao giờ là dễ dàng. Ảnh: Minh Nhân

Nhiều chủ trọ khẳng định, việc họ thu tiền điện mức giá cao hơn so với giá dân là do đã có "niêm yết" giữa các khu trọ với nhau. Một dãy đã thu 3.500 đồng/kWh thì dãy khác hoặc là thu bằng giá, không thì phải cao hơn chứ không có đường "rút lui".

"Từ dãy nhà này qua dãy khác đều cùng một mức tiền điện, giờ mình giảm đi thì còn ai thuê trọ nữa. Còn nếu muốn thu giá điện rẻ thì có thể nhờ ngành điện lực đến lắp công tơ điện cho các phòng rồi tự thu tiền điện của sinh viên. Chủ trọ chúng tôi khỏi phải dính líu đến chuyện tiền điện. Nếu bây giờ đề ra mức phạt 10.000 triệu đồng thì chúng tôi cũng không biết xoay xở như nào, dẫu sao cũng là chuyện kinh doanh lâu dài" - chú Hùng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay.

Vì sao con của hoàng tử Harry và công nương Markle sẽ không là công chúa hay hoàng tử?


Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng tử Philip sau đó quyết định rằng bất kỳ hậu duệ nào không có tước hiệu Công chúa hoặc Hoàng tử sẽ có họ là Mountbatten-Windsor.





Có thể bạn đã biết là khi kết hôn với hoàng tử Harry, Meghan đã được Nữ hoàng Elizabeth chính thức ban tặng một số tước hiệu. Cặp đôi này giờ đây có thể được gọi là: Công tước & phu nhân Sussex, Bá tước & phu nhân Dumbarton (ở Scotland), và Nam tước & phu nhân Kilkeel (ở Bắc Ai len).

Vì cặp đôi này nói rằng họ muốn có con ngay, nên người ta không ngừng băn khoăn tước hiệu gì sẽ được đặt cho những đứa con của họ.

Danh vị hoàng tử và công chúa hiện nay được xác định ra sao

Từ rất lâu trước khi Hoàng tử Harry ra đời, Vua George Đệ ngũ đã hạn chế các tước hiệu mà thành viên hoàng gia có thể được nhận.

Theo bản Letters Patent được Vua George Đệ ngũ đưa ra năm 1917, con của Hoàng tử xứ Wales là hoàng tử và công chúa từ khi sinh ra. Tuy nhiên, khi đến hàng cháu, chỉ những ai được sinh ra bởi con trai trưởng của Hoàng tử xứ Wales mới được coi là hoàng tử và công chúa từ khi mới sinh.

Nữ hoàng Elizabeth II và chồng mình là Hoàng tử Philip có 4 đứa con, 3 trai và 1 gái. Con của 3 người con trai này sẽ tự động được nhận tước hiệu công chúa và hoàng tử, và điều này không áp dụng đối với con của người con gái duy nhất mà họ có – Công chúa Anne.

Khi Hoàng tử William kết hôn với Kate Middleton vào năm 2011, cô chính thức trở thành "Công chúa William xứ Wales." Tương tự, giờ đây Markle cũng trở thành "Công chúa Harry xứ Wales." Tuy nhiên họ không được gọi một cách chính thức là Công chúa Kate hoặc Công chúa Meghan vì họ không có "dòng máu hoàng gia."

Dòng họ hoàng gia cũng có vai trò quan trọng

Vua George Đệ ngũ cũng quyết định đổi lại họ của gia đình hoàng gia về Windsor vào năm 1917. Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng tử Philip sau đó quyết định rằng bất kỳ hậu duệ nào không có tước hiệu Công chúa hoặc Hoàng tử sẽ có họ là Mountbatten-Windsor.

Theo quy định hiện nay, những đứa con tương lai của Harry và Meghan sẽ được gọi là Huân tước/Nữ Huân tước Mountbatten-Windsor.

Nếu Nữ hoàng muốn, bà có thể thay đổi tước vị này bằng cách ban hành một Letters Patent mới như bà vừa làm mới đây.

Khi đứa con đầu tiên của William và Kate ra đời vào năm 2012, Nữ hoàng đã ban hành một Letters Patent mới nói rằng, "mọi đứa con của con trai lớn nhất của Hoàng tử xứ Wales (tức Thái tử Charles) sẽ được hưởng danh vị và địa vị hoàng thân với tước hiệu Công chúa hoặc Hoàng tử đứng trước tên thánh hoặc với các tước hiệu tương tự được phong."

Con cái của Hoàng tử Edward cũng được gọi là Hoàng tử và Công chúa từ khi sinh ra. Tuy nhiên, cha mẹ họ quyết định rằng – tất nhiên với sự đồng thuận của Nữ hoàng – họ nên được gọi là Nữ huân tước Louise Windsor và James, tử tước Severn.

Và tất nhiên, chúng ta sẽ biết rõ hơn về kế hoạch ban tước hiệu của Nữ hoàng một khi những đứa con của Harry và Meghan thực sự ra đời.

Khoảnh khắc đáng yêu của công chúa Charlotte trong đám cưới hoàng gia lần đầu được công bố khiến dân mạng phát sốt


Công chúa nhỏ 3 tuổi tiếp tục ghi dấu ấn trước công chúng nhờ vẻ lanh lợi, đáng yêu của mình.








Trong hôn lễ của cặp đôi Harry- Meghan vào ngày 19/5 vừa qua, công chúa Charlotte đã trở thành nhân vật thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng nhờ vẻ ngoài xinh xắn cùng phong thái tự tin.

Mới đây, tạp chí Hello lần đầu công bố khoảnh khắc vô cùng đáng yêu của tiểu công chúa khi cô bé hắt hơi trong lúc đứng trên bậc thềm trước cửa Nhà nguyện St. George cùng mẹ, Nữ công tước xứ Cambridge.

Theo đó, công chúa vừa tròn 3 tuổi hồi đầu tháng 5 vừa qua đã lịch sự lấy tay che miệng và nhắm chặt mắt khi hắt hơi rồi nhanh chóng quay lại vẫy tay với đám đông công chúng. Cô bé liên tục tươi cười vẫy tay chào đông đảo người dân đứng xung quanh, thỉnh thoảng còn có hành động tinh nghịch trêu mọi người.



Khoảnh khắc hắt hơi đáng yêu của công chúa nhỏ gây sự chú ý.



Công chúa Charlotte được lòng công chúng nhờ vẻ hoạt bát, lanh lợi và đáng yêu của mình.

Sự lanh lợi đáng yêu đã giúp cô công chúa nhỏ chiếm trọn trái tim của người dân nước Anh và đông đảo người theo dõi đám cưới qua sóng truyền hình. Trong khi đó, Hoàng tử George, 4 tuổi, lại tỏ ra khá rụt rè trước đám đông và cứ liên tục nép vào phía sau chân của bố William.

Charlotte không phải là người duy nhất bị hắt hơi trong đám cưới hoàng gia. MC kiêm diễn viên hài James Corde, một trong những khách mời của đám cưới, gần đây cũng thừa nhận phải vật lộn với việc này vì bị dị ứng với hoa. James Corde cho biết anh luôn tự cầu khẩn bản thân đừng hắt hơi vào thời điểm quan trọng để khỏi ảnh hưởng tới hôn lễ.

Nguồn: Hello