Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017
Ông chủ Sony: Hành trình thành công của một người Nhật kỳ lạ
Kazuo Hirai cảm thấy ông không cần phải ấn mình hay cố gắng thay đổi mình để được xã hội Nhật chấp nhận, và nhờ vậy ông vẫn phát huy được khả năng và thành công.
Khi nghĩ đến CEO của các tập đoàn lớn, người ta thường nghĩ về hình ảnh của những người đàn ông mực thước luôn mặc vest đen mang gương mặt cương nghị.
Thế nhưng CEO kiêm chủ tịch Sony, ông Kazuo Hirai, lại có phong cách khác hẳn, ngược hoàn toàn với phần lớn các CEO của công ty Nhật. Sở dĩ ông khác biệt như vậy bởi ngay từ đầu đời, ông đã có cơ hội ra nước ngoài nhiều và tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau.
Cao ráo, đẹp trai, luôn mỉm cười thân thiện, ông không bao giờ cao giọng với nhân viên trong công việc. Thế nhưng ít ai ngờ rằng đằng sau vẻ ngoài thân thiện nhẹ nhàng đó là một người đàn ông từng có tuổi thơ và thời niên thiếu rất vất vả.
Năm đầu tiên của chương trình học cấp hai, bố của Kazuo Hirai, một chuyên viên ngân hàng nhận công việc tại New York. Cả gia đình sống trong một khu chung cư tại đây, Hiran được gia đình gửi đi học ở trường công.
Những ngày đầu tiên quả thực vô cùng khó khăn với Hirai. Cậu bé Nhật bị ném vào môi trường mới hoàn toàn, cậu không nói được dù chỉ một câu tiếng Anh, khoảng thời gian đó cô đơn đến tuyệt vọng.
Chắc chắn nhiều người không tin điều này nhưng khi đó cậu bé Hirai không nói được một câu nào để diễn tả điều mình muốn, trong người cậu lúc nào cũng chỉ giữ ba mảnh bìa nhỏ có dòng chữ ghi bằng tiếng Anh và tiếng Nhật với nội dung “Tôi bị ốm”, “Tôi muốn đi vệ sinh”, và “Hãy gọi cho bố mẹ tôi ngay lập tức”.
Dần dần, cậu bé Hirai cũng bắt đầu có bạn. Cậu chơi với hai cậu bé cùng tuổi sống trong cùng khu chung cư. Mẹ của Hirai luôn cố gắng thuyết phục con mời bạn đến nhà chơi, mời bạn của con ăn mì ramen của Nhật để giúp Hirai có bạn. Hirai vui Halloween và Lễ Tạ ơn cùng các bạn của mình và sau một năm, Hirai đã được bạn bè xung quanh chấp nhận.
Nhưng cuộc sống không hề dễ dàng. Khi bắt đầu quen với cuộc sống ở trường học Mỹ thì sau đó hai năm bố mẹ Hirai lại trở lại Nhật, ở thời điểm đó, Hirai đã quên đi cách học và môi trường học ở Nhật. Và Hirai lại phải bắt đầu làm quen lại môi trường học tập ở chính bản quốc của mình.
Ở thời điểm đó, trường hợp những đứa trẻ trở về từ nước ngoài như Hirai không hề phổ biến, và cũng bởi những học sinh Nhật quanh Hirai lúc đó không thể quen với hình ảnh một học sinh Nhật cao lớn đã bị Mỹ hóa với giọng nói tiếng Anh cực chuẩn.
Hirai lại phải rất cố gắng để thích nghi. Sau khoảng thời gian sống ở Mỹ, Hirai cảm thấy nước Nhật như một nước mới chứ không phải chính quốc của mình.
Một tuổi thơ sống ở nhiều đất nước với nhiều môi trường văn hóa và giáo dục khác nhau, Hirai mang đến cho Hirai nhiều tính cách riêng. Sau này, Hirai vào học ở đại học thiên chúa giáo (ICU) ở Tokyo. Lẽ ra ở thời điểm đó, Hirai có thể chọn đến Mỹ và học đại học ở Mỹ tuy nhiên Hirai nghĩ rằng suy cho cùng Hirai vẫn là người Nhật và muốn sống ở Nhật lâu dài.
ICU có nhiều học sinh Nhật trở về từ nước ngoài hơn nhiều so với các đại học Nhật khác, thế nhưng so với tổng sinh viên ở trường, họ vẫn chỉ thuộc nhóm thiểu số. Những sinh viên như Hirai, người Nhật nhưng từng có thời gian sống ở nước ngoài trước khi đến học tại ICU và nói vì vậy nói tiếng Anh rất giỏi, thường bị gọi là “những người Nhật kỳ lạ” để phân biệt với “những người Nhật thuần túy” hưởng thụ nền giáo dục thuần Nhật.
Mỗi nhóm này thường chủ yếu chơi trong nhóm với nhau và thỉnh thoảng mới có những sự tiếp xúc, giao lưu.
Trong bối cảnh Nhật lúc đó, ICU là một trong những nơi hiếm hoi chấp nhận sự khác biệt, sự đa dạng của những sinh viên bị coi như “những người Nhật kỳ lạ”. Ban đầu, cuộc sống với Hirai tất nhiên không hề dễ dàng, nhưng anh quyết định anh sẽ sống cuộc đời của một người Nhật. Sau này khi đã trưởng thành, Hirai cho biết đó là một trong những quyết định thay đổi cuộc đời của Hirai khi đó.
Cuộc sống sinh viên của Hirai đã vô cùng có ý nghĩa. Hirai kiếm được nhiều tiền, số tiền gấp đôi một sinh viên Nhật có thể kiếm được ở thời điểm ấy, Hirai làm phiên dịch, dậy tiếng Anh và nhiều công việc khác. Hirai lái xe ô tô thể thao Mazda RX-7 đi học, Hirai chơi nhạc với người bạn cũ Jon Kabira, sau này Jon Kabira trở thành nhân vật khá nổi tiếng trên truyền hình Nhật.
Là một người Nhật nhưng chính bản thân Hirai cũng gặp khó với chữ Kanji, vì vậy Hirai phải nỗ lực rất nhiều.
Bị coi như một người Nhật kỳ lạ cũng giống như việc bạn sống trong một cộng đồng thiểu số. Giữa những người Nhật kỳ lạ và người Nhật truyền thống tồn tại sự khác biệt rất lớn về văn hóa. Nhiều người Nhật kỳ lạ kiên quyết không chịu hạ mình xuống chỉ để được chấp nhận, họ cũng không phản bác sự khác biệt của người khác. Họ chấp nhận sự khác biệt và đa dạng. Cách sống của Hirai cũng như vậy.
Sau khi tốt nghiệp từ trường ICU, Hirai làm việc cho CBS/Sony Records ở Tokyo. Ông làm việc cho nhiều công ty khác nhau thuộc Sony, trong đó bao gồm Sony Computer Entertainment và chính thức trở thành CEO của hãng từ năm 2012.
Sony nổi tiếng với môi trường doanh nghiệp tự do và cởi mở. Bộ phận kinh doanh nhạc và trò chơi điện tử của Hirai khá mới với Sony, các sản phẩm truyền thống của Sony bao gồm tivi và máy ghi hình được coi như sản phẩm mang lại uy tín cho công ty.
Và phong cách làm việc của hai bộ phận kinh doanh mới và cũ hoàn toàn khác nhau. Có lần, Hirai đến thăm văn phòng của bộ phận kinh doanh truyền thống và tất nhiên ông nhận ra phong cách làm việc, ăn mặc của họ khác hoàn toàn với ông, xung quanh ông đều là những quản lý mặc vét đen mực thước còn Hirai, như thường lệ, vẫn ăn mặc rất thoải mái với quần jeans. Hai bên nhìn nhau bối rối.
Trước đây, từng có thời Sony chỉ tuyển toàn nhân viên thuần Nhật. Thế nhưng trước áp lực phải vươn ra toàn cầu ngày một lớn, Hirai đã có được cơ hội để giữ vai trò cao hơn trong tổ chức. Điều đó cũng mang đến cho ông cơ hội trở thành CEO của hãng.
Dù nhiều người Nhật kỳ lạ từng được giữ các chức vụ quan trọng tại công ty nước ngoài nhưng Hirai là trường hợp đầu tiên trở thành CEO của một công ty trước đó vốn chỉ có văn hóa thuần Nhật.
Không bị ràng buộc bởi những nguyên tắc làm việc truyền thống, Hirai đã vực dậy công việc kinh doanh của bộ phận kinh doanh TV, laptop và máy tính bàn. Ông không ngừng khuyến khích nhân viên đưa ra các ý tưởng mới, kết quả, Sony tung ra sản phẩm đồng hồ thông minh và một số sản phẩm mới khác.
Năm nay 56 tuổi, có lẽ còn quá sớm để Hirai nói đến việc về hưu. Thế nhưng khi được hỏi về kế hoạch khi về hưu, Hirai cho biết ông muốn tham gia vào nhiều chương trình có quy mô trên toàn cầu ví như Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) để cải thiện vị thế của nước Nhật trên trường quốc tế chứ không muốn chỉ tập trung vào các vấn đề nội địa.
Không giống như cựu đồng sáng lập Sonoy, ông Akio Morita, người cần mẫn làm việc cho ngành công nghiệp Nhật sau khi về hưu, Hirai muốn sống cuộc đời của một người Nhật kỳ lạ cho đến tận giây phút cuối cùng của cuộc đời ông
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét