Thứ Ba, 14 tháng 11, 2017

Sản phẩm không nổi trội nhưng đòi mức đầu tư 5 triệu đô, startup này bị các shark cho rằng "lên truyền hình để PR"


“Chị không tin là em nói như vậy. Em đã có đủ kinh nghiệm làm việc với đối tác nước ngoài. Như vậy, là đã có rất nhiều kinh nghiệm về kinh doanh. Chị không tin là em không hiểu điều này. Em đã đưa ra giá trị công ty quá đáng để không thể đầu tư. Em chỉ muốn lên chương trình để em được lên sóng”.






Đó là nhận xét của Shark Thái Vân Linh, Giám đốc vận hành & chiến lược Quỹ đầu tư VinaCapital, trong chương trình Shark Tank Việt Nam tập 1.

Trong chương trình này, Ekid Studio với người sáng lập Nguyễn Thuận Phát và người phụ trách về truyền thông và marketing Nguyễn Thu Hoài. Startup này đến với chương trình nhằm gọi vốn 5 triệu USD cho 25% cổ phần.

Lý do gì mà gọi vốn đến 5 triệu USD?

Trong phần đầu của màn gọi vốn, Thu Hoài giới thiệu về quy mô của thị trường. Thu Hoài nhấn mạnh thị trường dành cho sản phẩm đồ chơi công nghệ tại Việt Nam là 15 triệu trẻ em đang ở độ tuổi từ 1-9, ước tính doanh thu 50 triệu đô la Mỹ mỗi năm. Ekid Studio đang bán cả ứng dụng và thẻ để mang cả thế giới lên bàn tay của bé.

Founder Thuận Phát cho biết thêm trong 1 năm hoạt động Ekids đã bán được 20.000 sản phẩm ra thị trường Việt Nam với doanh thu 300 ngàn USD và đã có đầu tư sơ khởi của Sở KHCN và bộ KHCN và một số đối tác Hàn Quốc với mức tổng đầu tư là 50 ngàn USD.

Ông Nguyễn Xuân Phú – Nhà sáng lập – Chủ tịch HĐQT tập đoàn Sunhouse, hỏi Founder: Lý do gì mà bạn gọi đầu tư lên đến 5 triệu USD?

Founder lý giải, tiềm năng thị trường rất lớn. Không chỉ ở Việt Nam với 15 triệu khách hàng tiềm năng, nhóm còn đang có đối tác đầu tư để xuất khẩu sang Australia, Hàn Quốc và Mỹ.

Ông Phú đặt ra giả thiết rằng nếu một công ty công nghệ nào đó “copy” rồi họ có đội ngũ hùng hậu và network lớn trên toàn cầu thì làm sao cạnh tranh được. Anh Thuận cho rằng, những giả thiết trên không cản trở bước chân của nhóm.

Anh Thuận chia sẻ thêm việc kinh doanh của nhóm đang có lãi nhưng không thể chia sẻ cụ thể với các nhà đầu tư được.

“Không ai làm về tài chính mà không tính được lỗ lãi. Thông số tài chính vô cùng quan trọng để ra quyết định. Nếu thất bại thì nhà đầu tư có cơ sở gì thu lại vốn. Bản chất là tôi thích ekip của bọn em... Giá như suất đầu tư em kêu gọi 1 triệu USD thôi thì đơn giản hơn rất nhiều. Anh quyết định không đầu tư”, Shark Phú phân tích và đưa ra kết luận.







“Gọi 1 lần 5 triệu USD, quá cao so với tưởng tượng của anh”

Shark Trần Anh Vương – Tổng giám đốc Công ty cổ phần SAM Holdings, thì cho rằng gọi 1 lần mà 5 triệu đô là quá cao.

“Mức đầu tư em gọi anh cho là quá so với tưởng tượng của anh. Thứ hai, xét về góc độ tài chính. 15 USD/sản phẩm và nếu có doanh số 50 triệu USD, có nghĩa là bán đâu đó khoảng hơn 3 triệu sản phẩm chỉ trong vòng 1 năm. Điều này thực sự khó khăn. Anh quyết định không đầu tư”, Shark Vương phân tích và đưa ra kết luận.

“Em đã đưa ra một giá trị công ty quá đáng để các Sharks không thể đầu tư”

Shark Linh cho rằng bản thân không tin rằng nhà sáng lập Thuận Phát lại không có những con số tài chính.

“Em đã có đủ kinh nghiệm làm việc với đối tác nước ngoài. Như vậy, là đã có rất nhiều kinh nghiệm về kinh doanh. Chị không tin là em không hiểu điều này. Em đã đưa ra một giá trị công ty quá đáng để không thể đầu tư. Em chỉ muốn lên chương trình để thấy được em phát sóng. Vì vậy, chị thấy em đang phí thời gian của chúng mình”, nhà đầu tư Thái Văn Linh nhận định.

Bà Linh nhận xét thêm, sản phẩm không có gì đặc biệt. Bà cũng đang làm mẹ và hạn chế thời gian cho bé chơi màn hình. Bởi vậy, bà quyết định không đầu tư.

Ông Phạm Thanh Hưng – Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập Đoàn Thế Kỷ CEN GROUP, cũng đồng tình với ý kiến của bà Linh.

“Theo cảm nhận của tôi, sản phẩm không có gì mới, từ thời 3.0 rồi. Sản phẩm 3D chứ không phải ảo, chỉ thêm mô hình hóa và thêm âm thanh, bùm chát. Như vậy là quá bình thường. Tôi không đầu tư”, ông Hưng đưa ra quyết định.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét