Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

5 thách thức với Bitcoin năm 2018


Việc Bitcoin có được Wall Street yêu thích, hoặc các sàn giao dịch có bị trộm quy mô lớn hay không có thể quyết định hướng đi của tiền ảo này trong năm tới.



2017 là năm của Bitcoin, khi tin tức về tiền kỹ thuật số phổ biến nhất thế giới này xuất hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông. Giá Bitcoin đã tăng chóng mặt trong năm nay, có lúc lên kỷ lục gần 20.000 USD hồi đầu tháng. Dù vậy, từ thứ sáu tuần trước, giá này bắt đầu lao dốc, mất tới một phần ba chỉ trong một ngày.

Vài ngày gần đây, Bitcoin hồi phục trở lại. Hiện mỗi đồng có giá gần 16.000 USD trên CoinDesk.

Bitcoin nổi tiếng là đồng tiền có biến động giá lớn. Nó không có tổ chức nào chống lưng và có thể tăng mạnh hoặc giảm mạnh mà không cần lý do chính thống. Vì vậy, xác định hướng đi của Bitcoin gần như là điều không thể.

Trên CNBC, Julian Hosp - đồng sáng lập TenX - công ty giúp khách hàng sử dụng tiền ảo dễ dàng hơn, cho rằng đà tăng của Bitcoin vẫn chưa chấm dứt. "Tôi nghĩ rằng Bitcoin sẽ lên 60.000 USD, nhưng tôi cũng nghĩ rằng nó sẽ chạm 5.000 USD. Câu hỏi đặt ra là: Nó sẽ đi theo hướng nào trước?", anh nói.

Vì thế, đáp án cho những câu hỏi dưới đây có thể giúp nhà đầu tư xác định liệu bữa tiệc Bitcoin đã đến lúc tàn hay chưa.

1. Liệu Wall Street có thích Bitcoin hay không?


Việc tiền kỹ thuật số không được Chính phủ quản lý đã khiến nhiều tổ chức tài chính và các quỹ quản lý tài sản lớn ngần ngại đầu tư vào đây. CEO của JP Morgan Chase - Jamie Dimon từng gọi Bitcoin là "trò lừa đảo" và khẳng định nó sẽ không có kết cục tốt đẹp. Huyền thoại đầu tư Warren Buffett cũng tỏ ra ngờ vực về tương lai của Bitcoin.

Dù vậy, hai sàn lớn là CBOE và CME tháng này đã chấp thuận giao dịch hợp đồng tương lai Bitcoin. Tin tức Goldman Sachs chuẩn bị mở phòng giao dịch Bitcoin càng khiến những người lạc quan thêm tin tưởng giá Bitcoin sẽ còn tăng gấp nhiều lần nếu được Wall Street yêu thích.

2. Bitcoin có còn tồn tại qua cuộc khủng hoảng kế tiếp?

Năm 2014, việc sàn Mt. Gox phải đóng cửa sau một vụ trộm Bitcoin quy mô lớn năm 2014 đã khiến nhà đầu tư lo lắng. Giá Bitcoin cũng bị ghìm ở mức thấp suốt 2 năm sau đó và mới chỉ tăng mạnh nửa cuối năm nay.

Mới đây, sàn Youbit (Hàn Quốc) cũng phải nộp đơn phá sản vì mất tiền ảo. Nếu một sự việc quy mô tương tự Mt. Gox xảy ra lần nữa, nhà đầu tư có thể tiếp tục bỏ đi.

3. Liệu Trung Quốc có tiếp tục siết chặt tiền kỹ thuật số?

Năm nay, giới chức Trung Quốc đã có hàng loạt động thái nhằm kiềm chế sự phát triển của tiền kỹ thuật số do tư nhân tạo ra tại đây. Họ đã cấm hoạt động ICO (phát hành tiền ảo để huy động vốn), đồng thời cấm giao dịch Bitcoin và các tiền ảo khác tại các sàn giao dịch trong nước. Việc này đã ảnh hưởng không nhỏ đến giá Bitcoin trong năm qua, do Trung Quốc là nơi có cộng đồng đào Bitcoin lớn nhất thế giới và đóng góp đáng kể khối lượng giao dịch Bitcoin toàn cầu.

4. Bitcoin có bị đồng tiền khác chiếm ngôi hay không?


Bitcoin từ lâu vẫn hưởng lợi thế của người đi trước. Đây là đồng tiền phổ biến, giá trị lớn và lâu đời nhất thế giới. Tuy nhiên, sự xuất hiện của nhiều đối thủ mới, với cấu trúc phát triển hơn, như Ethereum hay Bitcoin Cash, có thể khiến nhà đầu tư quay lưng với Bitcoin.

5. Liệu Bitcoin có được coi như tiền tệ?

Rất nhiều người ủng hộ Bitcoin tin rằng nó sẽ sớm trở thành một tiền tệ toàn cầu. Mọi người có thể dùng nó để mua sandwich, khăn quàng như dùng thẻ ngân hàng vậy. Rất ít người cho rằng việc đó có thể diễn ra sớm. Tuy nhiên, nếu nó thành hiện thực, đây sẽ là dấu chấm hết cho thời kỳ tăng giá phi mã của Bitcoin. Vì để được dùng trong thanh toán, giá của nó bắt buộc phải ổn định.

Hà Thu (theo Fortune/CNBC)

Từ bỏ làm nông nghiệp, một công ty muốn gọi vốn ảo nghìn tỷ


Bỏ nông nghiệp, Công ty Đầu tư HVA chuyển sang đầu tư và tư vấn tài chính vào một trong những dự án đầu tay bằng huy động vốn ảo.

Công ty cổ phần Nông nghiệp xanh Hưng Việt (mã CK: HVA) vừa quyết định từ bỏ lĩnh vực kinh doanh cũ là nông nghiệp để chuyển sang một lĩnh vực mới - đầu tư và tư vấn tài chính. Công ty cũng đổi tên thành Công ty cổ phần Đầu tư HVA.

Ngoài việc thay đổi định hướng sang mô hình ngân hàng đầu tư và phát triển công nghệ, HVA cũng thành lập cổng thông tin khởi nghiệp và gọi vốn cộng đồng FundGo. Theo đó, công ty cho biết sẽ thực hiện gọi vốn cộng đồng (crowdfunding) cho dự án "Cho vay ngang hàng trên nền tảng blockchain".

Quy mô huy động vốn cho dự án này là 1.000 tỷ đồng. Trong đó HVA sẽ huy động qua 3 giai đoạn, Pre-sale 1 và Pre-sale 2 với tổng số vốn mục tiêu là 60 tỷ đồng, còn lại 940 tỷ sẽ được thực hiện thông qua ICO vào đầu năm 2019.

"Sau khi đợt ICO kết thúc, HVA token sẽ được niêm yết trên sàn giao dịch token uy tín trên thế giới như Coinmarketcap.com, Remitano, Binance.com…", kế hoạch huy động vốn của HVA viết.



Ngoài dự án cho vay ngang hàng (P2P Lending), HVA còn đặt mục tiêu phát triển sản phẩm ví điện tử riêng của hệ thống.

Để làm căn cứ cho đợt huy động, HVA đã đưa ra kế hoạch tài chính cho 6 năm vận hành dự án này. Theo đó, công ty dự kiến đạt tổng doanh thu trong 6 năm là 1.937 tỷ và 1.134 tỷ đồng lợi nhuận. Biên lợi nhuận trên doanh thu đạt 59%.

Tuy nhiên, trái ngược với kế hoạch kinh doanh tham vọng này, nền tảng tài chính của HVA lại cho thấy một bức tranh hoàn toàn khác. Tới cuối quý III, HVA có tổng tài sản chỉ hơn 83 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu đạt 65,4 tỷ. Sau 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp này mới đạt hơn 28 tỷ đồng doanh thu thuần và hơn 5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Sau khi công bố kế hoạch huy động vốn tham vọng, cổ phiếu trên thị trường chứng khoán của công ty đã có biến động rất mạnh. Cổ phiếu HVA đã ghi nhận 2 phiên tăng trần liên tiếp, tương đương hơn 17% giá trị. Tới cuối phiên sáng ngày 28/12, mỗi cổ phần HVA được giao dịch ở mức 3.900 đồng.

Minh Sơn

Kinh tế toàn cầu 2017 qua các biểu đồ


Năm 2017 ghi dấu ấn các kỷ lục của thị trường chứng khoán, những đợt nâng lãi của ngân hàng trung ương và biến động giá Bitcoin.






Với các thị trường tài chính và kinh tế toàn cầu nói chung, 2017 là một năm khá tốt. Tất cả những lo ngại lớn về năm nay được nhắc đến nhiều trong năm ngoái, như thị trường sụp đổ vì ông Donald Trump đắc cử, Anh rơi vào suy thoái vì Brexit hay eurozone tan vỡ vì hệ thống ngân hàng yếu kém của Italy, đều không xảy ra. Năm nay, người ta chủ yếu nói đến tăng trưởng và giá cổ phiếu đi lên.

Dù vậy, 2017 không hẳn là một năm toàn màu hồng. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vẫn đang tiếp tục thắt chặt tiền tệ. Ngân hàng trung ương Anh đã nâng lãi suất lần đầu tiên trong hơn 10 năm. Còn Bitcoin liên tục khiến nhà đầu tư thót tim vì tăng giảm quá mạnh.

Dưới đây là những biểu đồ thể hiện bức tranh kinh tế toàn cầu trong năm qua.



Chứng khoán Mỹ liên tục lập đỉnh trong năm qua. Chỉ số DJIA tăng tới 25% năm nay - mạnh nhất kể từ năm 2013. Hai chỉ số lớn khác của Wall Street cũng không thua kém. S&P 500 đã tăng 20%, còn Nasdaq tăng tới 30%.

S&P 500 thậm chí chưa có phiên nào giảm tới 3% kể từ trước bầu cử Tổng thống Mỹ. Đây là khoảng thời gian dài kỷ lục. Sự bình tĩnh trên thị trường đã khiến chỉ số đo biến động VIX thấp nhất mọi thời đại.

Đà tăng này được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố - tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp tốt, cùng tâm lý hào hứng với kế hoạch cải tổ thuế của đảng Cộng hòa. Việc giảm thuế doanh nghiệp và bổ sung các quy định khuyến khích chuyển lợi nhuận từ nước ngoài về có thể tạo ra làn sóng mua lại cổ phiếu, khiến cổ phiếu có thể còn hấp dẫn hơn nữa.



Đầu tháng 11, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) đã nâng lãi suất lần đầu tiên trong một thập kỷ. Theo đó, lãi suất tham chiếu sẽ được nâng từ 0,25% lên 0,5%.

Trước đó, giai đoạn 2007 - 2009, BOE đã hạ lãi suất rất mạnh tay để giúp Anh đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu. Dù vậy, 7 năm sau đó, họ vẫn duy trì lãi này ở mức 0,5%. Đến tháng 8 năm ngoái, BOE đột ngột hạ xuống 0,25%, nhằm xoa dịu nền kinh tế sau cuộc bỏ phiếu chọn rời EU cuối tháng 6.

Vì vậy, động thái nâng lãi tháng trước được đánh giá có ý nghĩa quan trọng. Giới chức BOE còn ám chỉ có thể nâng thêm 2 lần nữa, vào cuối năm tới và năm 2020, nếu kinh tế Anh vẫn ổn định trước Brexit.



Câu chuyện tài chính lớn nhất năm nay có lẽ là sức tăng phi mã của Bitcoin. Được tạo ra năm 2009 trong khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng phải đến năm 2017, Bitcoin mới thực sự bùng nổ.

Ngày 1/1, giá tiền kỹ thuật số này chỉ là gần 1.000 USD một đồng. Nhưng đến cuối năm, con số này có lúc tăng tới gần 20 lần, khi nhà đầu tư trên khắp thế giới ồ ạt đổ tiền vào Bitcoin.

Bitcoin đã gây ra sự chia rẽ lớn giữa các định chế tài chính truyền thống và những người ủng hộ tiền kỹ thuật số. Một bên cho rằng Bitcoin không có giá trị. Còn bên kia khẳng định Bitcoin và công nghệ đằng sau nó (khối chuỗi) sẽ thay đổi vĩnh viễn cách nền kinh tế thế giới vận hành.



Sự bùng nổ của kinh tế Trung Quốc từ lâu đã được hỗ trợ phần lớn bởi hoạt động vay nợ. Rất nhiều nhà kinh tế học cho rằng mô hình tăng trưởng này đã bắt đầu thể hiện sự không bền vững.

Một báo cáo tháng này của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy việc khối nợ của Trung Quốc phình to và quá phụ thuộc vào tăng trưởng tín dụng đang là mối đe dọa lớn với ổn định tài chính toàn cầu. Nó còn có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng kế tiếp. Đầu tuần trước, Deutsche Bank còn nhận định Trung Quốc có khả năng rơi vào khủng hoảng tài chính cao gấp đôi bất kỳ nền kinh tế lớn nào trên thế giới hiện nay.



Nhà đầu tư đang ngày càng tìm đến các quỹ đầu tư theo chỉ số. Năm 2017, thị trường có các quỹ ETF với gần như mọi loại tài sản, từ trái phiếu chính phủ Đức đến vàng. Tổng giá trị của thị trường này giờ đã vượt 4.000 tỷ USD.

Nhà đầu tư ngày càng chuộng hình thức đầu tư bị động này, do tình hình vài năm gần đây khá ổn định, ETF có thể tạo ra lợi nhuận lớn hơn là chỉ đầu tư vào tài sản thông thường. Các quỹ quản lý tài sản thì lại có mức phí cao hơn ETF. Tính từ năm 2008, quy mô thị trường WTF toàn cầu đã tăng gấp 5.



Ngân hàng trung ương toàn cầu đang dần giảm các biện pháp nới lỏng tiền tệ - đặc trưng bởi lãi suất thấp kỷ lục và chương trình mua lại trái phiếu đã bơm 14.000 tỷ USD vào thị trường tài chính.

Fed đã nâng lãi suất 3 lần trong năm qua và thu hẹp đáng kể bảng cân đối kế toán. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng lên kế hoạch giảm nửa số trái phiếu mua lại hàng tháng xuống 30 tỷ euro từ tháng 1 năm sau. Morgan Stanley dự báo năm tới, hoạt động mua lại trái phiếu của các ngân hàng trung ương sẽ xuống thấp nhất kể từ 2010.

Các ngân hàng trung ương, dẫn đầu bởi Nhật Bản, châu Âu và Mỹ, là những tổ chức mua trái phiếu mạnh tay nhất từ khủng hoảng tài chính. Việc này đã đẩy nhà đầu tư truyền thống tìm đến các tài sản rủi ro hơn và thúc đẩy cho vay, từ đó vực dậy hoạt động kinh tế.


Hà Thu (tổng hợp

Giá Bitcoin rớt 10% sau khi Hàn Quốc siết chặt quản lý


Ngay sau khi Hàn Quốc ban hành các biện pháp quản lý để hạ nhiệt thị trường, giá Bitcoin xuống dưới 14.000 USD.



Theo Coindesk, giá đồng tiền ảo này đã sụt giảm hơn 10% xuống dưới 14.000 USD trong phiên giao dịch châu Á sáng nay và vẫn tiếp đà lao dốc. Hiện tại, mỗi Bitcoin được giao dịch quanh mốc 13.800 USD.

Diễn biến này xảy ra ngay sau khi Chính phủ Hàn Quốc vừa thông báo áp dụng thêm biện pháp quản lý nhằm hạ nhiệt các hoạt động đầu cơ những loại tiền ảo như Bitcoin.

Theo đó, một lệnh cấm mở các tài khoản giao dịch tiền ảo nặc danh sẽ được ban hành. Đồng thời, các quy định mới cũng cho phép giới chức nước này được đóng cửa các sàn giao dịch. Trước đó, quốc gia là trung tâm của các giao dịch Bitcoin trên thế giới từng tuyên bố muốn thu thuế giao dịch tiền ảo.



Hàn Quốc là nơi quốc lượng giao dịch Bitcoin cao hàng đầu thế giới. Ảnh: Coindesk.


“Chính phủ đã nhiều lần cảnh bảo các loại tiền ảo không phải là tiền tệ hợp pháp, giá cả có thể giao động nhanh chóng và gây thiệt hại lớn”, thông báo được giới chức Hàn Quốc nêu.

Mati Greenspan – chuyên gia phân tích tại eToro cho rằng, còn quá sớm đánh giá ảnh hưởng của những biện pháp mới nhưng cũng “đáng lo ngại”. “Nếu họ bắt đầu đóng cửa các sàn giao dịch, nó sẽ giết Bitcoin. Nó sẽ cản trở nghiêm trọng dòng chảy của các quỹ”, ông nhận định.

Hàn Quốc đã trở thành nước đi tiên phong trong những nỗ lực để quản lý tiền ảo bởi hầu hết các đồng tiền này vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của các Chính phủ và ngân hàng trung ương.

Quốc gia này hiện là trung tâm của các giao dịch Bitcoin, chiếm 20% lượng giao dịch mỗi ngày trên toàn cầu. Do nhu cầu lên cao, người dân Hàn Quốc có thể trả tới 15-20% cao hơn các nơi khác để đầu cơ đồng tiền ảo này.

Đồng thời, Xứ sở Kim chi cũng là quê hương của Bithumb – một trong những sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới.

Hồi giữa tháng, Youbit – một sàn giao dịch Bitcoin tại Seoul đã phải đệ đơn xin đóng cửa sau khi bị tấn công. Tuy nhiên, sàn giao dịch này không công bố số lượng Bitcoin bị đánh cắp, họ chỉ tiết lộ 17% tổng tài sản đã bị biến mất.

Sau vụ tấn công, Youbit cho biết người dùng có thể nhận lại ba phần tư giá trị số tiền ảo có trong tài khoản. Số còn lại sẽ được hoàn trả sau khi thủ tục phá sản hoàn tất.

Anh Tú (theo CNN)

Việt Nam chi gần 10,5 tỷ USD trả nợ gốc và lãi vay


So với kế hoạch trả nợ công bố hồi tháng 5/2017, số tiền chi trả nợ thấp hơn gần một tỷ USD.



Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê, đến giữa tháng 12/2017 ngân sách đã dành 238.000 tỷ đồng (gần 10,5 tỷ USD) để chi trả nợ gốc 147.600 tỷ đồng và lãi 91.000 tỷ, tăng 7.600 tỷ đồng so với số liệu công bố hồi tháng 11. Tuy nhiên, so với kế hoạch trả nợ công bố vào tháng 5/2017, số tiền chi trả nợ thấp hơn gần một tỷ USD.

Số tiền chi trả nợ là một phần trong tổng chi ngân sách đạt hơn 1,21 triệu tỷ đồng tới giữa tháng 12/2017. Trong cơ cấu chi ngân sách cũng dành 862.000 tỷ cho chi thường xuyên và 259.000 tỷ đồng cho chi đầu tư phát triển.


Khoản tiền dành cho chi trả nợ gốc và lãi đến giữa tháng 12/2017 là 238.000 tỷ đồng.


Trong khi đó, tổng thu ngân sách sau nhiều nỗ lực vẫn không đủ bù cho chi, khi chỉ đạt hơn 1,1 triệu tỷ, bằng 91,1% dự toán năm. Khoản thu lớn nhất cho ngân sách vẫn là thu nội địa đạt 871.100 tỷ đồng, thu từ dầu thô 43.500 tỷ, thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 183.800 tỷ đồng.

Bóc tách số thu nội địa, cơ quan thống kê cho biết, khoản thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ góp 167.500 tỷ đồng, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) là 153.900 tỷ, khu vực doanh nghiệp Nhà nước 196.500 tỷ đồng...

Như vậy, bội chi ngân sách tính đến 15/12/2017 ước đạt 115.500 tỷ đồng, tăng gần 49.000 tỷ so với số liệu cách đây một tháng.

Theo kế hoạch trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ năm 2017 công bố hồi tháng 5/2017, năm nay Chính phủ vay 342.060 tỷ đồng (tương đương 15 tỷ USD) để trả nợ, thấp hơn khoảng 5 tỷ USD so với kế hoạch vay năm 2016.

Phần lớn khoản vay này từ nguồn trong nước, 243.300 tỷ đồng (gần 10,7 tỷ USD); vay ODA, ưu đãi nước ngoài là 98.760 tỷ đồng (hơn 4,3 tỷ USD). Trong đó, vay để bù đắp bội chi là 172.300 tỷ đồng và vay để trả nợ gốc 144.000 tỷ đồng. Số tiền Chính phủ vay trả nợ năm 2017 sẽ được dùng để cân đối ngân sách Nhà nước, khoảng 316.300 tỷ đồng và vay về cho vay lại 25.760 tỷ.

Anh Minh

EVN bị truy thu thuế gần 2.000 tỷ đồng


Thanh tra Bộ Tài chính cho rằng EVN cố tình hạch toán sai một số khoản năm 2015, 2016 dẫn đến giảm lợi nhuận và thuế phải nộp.


Quyết định truy thu 1.935 tỷ đồng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa được Bộ Tài chính đưa ra. Theo cơ quan này, đây là số tiền EVN phải nộp ngân sách sau khi Thanh tra Bộ Tài chính phát hiện hạch toán sai một số khoản chi phí, dẫn đến doanh thu và lợi nhuận năm 2015, 2016 giảm.

Trong 1.935 tỷ đồng thuế bị truy thu của EVN có 88,3 tỷ đồng là thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2015, gần 970 tỷ thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2016 và 877 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2015.

Quyết định của Bộ Tài chính nêu rõ, EVN đã hạch toán vào chi phí năm 2015 gần 1.342 tỷ đồng là khoản chênh lệch cước phí vận chuyển đường ống dẫn khí Phú Mỹ - TP HCM giai đoạn 2012 - 2015. Việc hạch toán này, theo Bộ Tài chính, "không đúng chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng" vào tháng 10/2016.

Trước đó, tháng 12/2015, báo cáo Thủ tướng về cước phí vận chuyển đường ống dẫn khí này, Bộ Công Thương cho biết chi phí ước tính khoảng 60 triệu USD. Do chưa có nguồn dự phòng (giai đoạn trước năm 2015) để thanh toán chi phí này nên EVN đề nghị cho phép được phân bổ vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong các năm tiếp theo, dự kiến từ năm 2016.

Trong công văn báo cáo, Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ cho phép EVN phân bổ chi phí chưa thanh toán cho PVN giai đoạn 2012 đến thời điểm cước phí được phê duyệt vào các năm tiếp theo, cũng dự kiến từ năm 2016 và không quá 5 năm.



Bộ Tài chính cho rằng EVN đã cố tình hạch toán sai để né thuế gần 2.000 tỷ đồng.


Trong một công văn khác vào tháng 6/2016, Bộ Công Thương cho biết khoản tiền chênh lệch cước phí đường ống dẫn khí Phú Mỹ - TP HCM trong giai đoạn 2012-2015 là khoảng 85,26 triệu USD và EVN cam kết thanh toán trong hai năm 2016 và 2017.

Tuy nhiên, công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vào tháng 10/2016 chỉ cho phép phân bổ chi phí 2 năm (năm 2016 và 2017). Thế nhưng, theo Thanh tra Bộ Tài chính, EVN đã phân bổ chi phí này từ năm 2015, trước thời điểm gửi xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng cũng như trái với chỉ đạo "phân bổ trong 2 năm 2016, 2017" của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng.

Việc phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh tức là đưa vào cấu thành giá điện. Hạch toán ngay vào năm 2015 đã làm giảm lợi nhuận của EVN, theo tính toán của Thanh tra Bộ Tài chính, là 1.342 tỷ đồng và làm giảm 88,2 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như 877 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế phải nộp cho ngân sách.

Phản hồi về thông tin này, đại diện EVN cho rằng, đây là khoản chi phí hồi tố cước vận chuyển khí Phú Mỹ - TP HCM đã phát sinh trong giai đoạn 2012-2015. Tháng 2/2016, Văn phòng Chính Phủ có công văn cho phép EVN được phân bổ khoản chi phí phí này và giao Bộ Công Thương đề xuất thời gian thực hiện phù hợp (ngắn hơn 5 năm). Trong năm 2015, EVN đã tiết kiệm chi phí và cân đối, phân bổ được 1.341 tỷ đồng vào kết quả sản xuất kinh doanh năm 2015.

Cũng theo tập đoàn này, việc phân bổ chi phí trên vào năm 2015, 2016 thay cho năm 2016, 2017 là "sự nỗ lực của EVN trong tiết kiệm chi phí tự cân đối để giảm áp lực tăng giá bán lẻ điện và giá điện tăng từ 1/12/2017 không gồm khoản chi phí trên".

Cùng với đó, do khoản chi phí hồi tố cước vận chuyển khí đã không đưa vào phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện nên EVN không có nguồn để bù đắp nếu chi phí này xuất toán khỏi giá thành năm 2015 và chuyển phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh năm 2017.

Ngoài việc cố tình phân bổ chi phí sai quy định, theo Bộ Tài chính, EVN còn chưa hạch toán 4.848 tỷ đồng lãi chênh lệch tỷ giá vào doanh thu hoạt động tài chính năm 2016.

Tại ngày 31/12/2016, chênh lệch tỷ giá của dự án đầu tư xây nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn I đã hoàn thành, bàn giao sử dụng là gần 5.274 tỷ đồng và lỗ chênh lệch tỷ giá của các dự án khác đang trong quá trình đầu tư xây dựng là gần 426.122 tỷ đồng. Theo quy định, lãi chênh lệch từ tỷ giá phải được bù trừ với lỗ và một khi có chênh lệch thì doanh nghiệp phải hạch toán khoản này. Như vậy, EVN đã hoàn toàn "quên" không hạch toán khoản lãi gần 4.848 tỷ đồng này.

Trần tình về việc "lỡ quên" khoản chênh lệch tỷ giá, EVN cho biết, đây là khoản phát sinh tại dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 do Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) làm chủ đầu tư và hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ.

Tuy nhiên, do đối tác cho vay JICA (Nhật Bản) không chấp thuận đề nghị chuyển đổi chủ đầu tư, EVN phải tiếp tục là chủ đầu tư, sau khi dự án hoàn thành xây dựng mới chuyển giao cho EVNGENCO1. Hiện tại, EVN thực hiện các thủ tục bàn giao dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 1 về EVNGENCO 1 đến 31/12/2017 và bàn giao số dư khoản lãi chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn đầu tư xây dựng của dự án này để EVNGENCO 1 hạch toán.

Dẫn văn bản của Bộ Tài chính trả lời chế độ kế toán của EVN, tập đoàn này cho biết, Bộ đã cho phép khoản chênh lệch tỷ giá trong quá trình đầu tư của các công trình điện được phản ánh lũy kế và phân bổ dần vào doanh thu tài chính hoặc chi phí tài chính khi doanh nghiệp đi vào hoạt động và thời gian phân bổ không quá 5 năm.

EVN khẳng định đang tiếp tục giải trình Bộ Tài chính để xử lý, giải quyết vấn đề này và báo cáo Thủ tướng để xem xét, quyết định.

Trao đổi với VnExpress, ông Trần Văn Vượng - Chánh Thanh tra Bộ Tài chính cho hay quyết định truy thu EVN được đưa ra trên cơ sở thanh tra tài chính EVN. Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng phương án xử lý trường hợp này để truy thu và kịp bổ sung vào ngân sách trong những ngày cuối năm 2017.

Thanh Lan - Hoài Thu

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

In cốc, in móc khóa,in pha lê làm quà tặng

Bạn đang băn khoăn lựa chọn một quà tặng độc đáo ý nghĩa cho doanh nghiệp của bạn làm sự kiện cuối năm. Đối tượng là : nhân viên, khách hàng, đối tác, những khách hàng tiềm năng sẽ sử dụng dịch vụ và sản phẩm của bạn. Lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp hiện nay chính là :in logo lên cốc sứ, in logo lên cốc thủy tinh, in logo lên móc khóa, in biểu trưng pha lê, in kỷ niệm chương pha lê, in logo lên balo, in logo lên usb, in logo lên bút bi, in logo do lên sổ tay, sổ bìa da…… để làm quà tặng sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn.
in-qua-tang-tai-dang-nguyen
Địa chỉ in quà tặng tại Hà Nội. In Đăng Nguyên – 275 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, HN.
Khi lựa các sản phẩm để in ấn logo lên làm quà tặng, doanh nghiệp nên lưu ý tìm hiểu đối tượng nhận để có thể lựa chọn phù hợp. Chúng tôi xin gợi ý một số lựa chọn như sau :
In logo lên cốc: Phù hợp với lứa tuổi thanh niên, làm quà tặng doanh nghiệp trong các dịp lễ hội, ngày tết hoặc các ngày kỷ niệm (sinh nhật công ty, ngày quốc tế phụ nữ, ngày giáng sinh….)
In logo lên cốc sứ tạ Hà Nội. Hotline : 0961099899
In logo lên cốc sứ tạ Hà Nội. Hotline : 0961099899


– In móc khóa: Phù hợp với lứa tuổi thanh niên, thích hợp làm cho cá nhân, quà tặng giá rẻ, quà tặng khuyến mãi, ít dùng làm quà tặng các ngày kỷ niệm.

 

In logo lên móc khóa làm quà tặng. Hotline : 0961099899
– In logo lên áo: Phù hợp với nhiều lứa tuổi, thích hợp làm cho cá nhân, áo game, áo thể thao hoặc đồng phục lớp

– In biểu trưng pha lê, in kỷ niệm chương pha lê: Phù hợp với nhiều lứa tuổi, các ngày kỷ niệm hoặc quà tặng doanh nghiệp, quà tặng cao cấp.


In kỷ niệm chương pha lê tại Hà Nội


– Sổ da cao cấp : thích hợp làm quà tặng cho các đối tác của công ty, các doanh nhân, người lãnh đạo và đứng đầu công ty. Sổ da có in logo công ty sẽ mang lại sự sang trọng và đẳng cấp trong phong các làm việc.


San xuat so da cao cấp tại Hà Nội. Hotline : 0961 099 899

Quý khách đang cần in ấn lên các sản phẩm quà tặng với mong muốn LẤY NHANH – GIÁ CẠNH TRANH – CHẤT LƯỢNG TỐT. Hãy liên hệ với In Đăng Nguyên

Đ/C : 275 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline : 0961 099 899 (Mrs. Mai) – 0914 006 627 (Mrs. Nga)

Email : indangnguyen@gmail.com | Website : indangnguyen.com

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Sổ còng - món quà tặng sang trọng, cao cấp

Sổ còng là món quà tặng sang trọng, cao cấp thích hợp để dành tặng cho các đối tác, khách hàng để thể hiện sự tôn trọng, quan tâm và gây ấn tượng trong những lần gặp gỡ và hợp tác.

mau-so-cong-dang-nguyen

cung cấp sổ còng tại In Đăng Nguyên. Hotline : 0914006627 (Mrs. Nga)

Xem chi tiết : tại đây

Lựa chọn còng sổ cũng rất quan trọng bởi nó là yếu tố tạo ra 1 cuốn sổ bìa da cao cấp còng đẹp, sang trọng. Các chiếc còng được làm bằng chất liệu thép không gỉ, và phát triển thành sang trọng, quý phái hơn khi những chiếc còng sổ được mạ vàng, mạ bạc.

Ruột sổ còng thường được sử dụng với chất liệu giấy như Couche, giấy Offset hay cao cấp hơn là những loại giấy mỹ thuật chuyên nghiệp, giấy được nhập khẩu từ nước ngoài.

Công ty in Đăng Nguyên là cơ sở cung cấp sổ còng, sổ còng 6 chân, sổ còng 3 chân, sổ còng 9 chân, in ruột sổ còng uy tín chất lượng cao tại Hà Nội cũng như các tỉnh thành phía Bắc. Đến với In Đăng Nguyên quý khách không chỉ sẽ hài lòng về chất lượng cao sản phẩm cam đoan chuyên nghiệp mà còn cảm thấy hài lòng về số 1 dịch vụ của Chúng tôi.

Mẫu sổ bìa da còng đẹp được ưa chuộng hiện tại

so-bia-cong-may-chi-Vietnam

So-cong-A6

so-da-cong-bia-nau

so-cong-6-khoen-gap-tai

Mọi thắc mắc đang cần tư vấn xin liên hệ số Hotline: 0914006627 (Mrs.Nga) – 0961 099 899 (Mrs. Mai) để được tư vấn miễn phí

Hoặc gửi yêu cầu đặt hàng tới Email:indangnguyen@gmail.com

Công ty in ấn – In Đăng Nguyên

Địa chỉ: 275 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Website: indangnguyen.com

ngoài ra chúng tôi còn nhận : in so tay ha noi, in menu bìa da, cung ứng sổ theo yêu cầu và các dịch vụ in trên giấy khác như : in tờ rơi, in ấn catalogue, in card visit, in phong bì….tất cả đều nhận làm dịch vụ với giá tốt nhất và thời gian hoàn thành nhanh nhất.

Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

Chuyên gia bàn cách không tăng nợ xấu


Việt Nam cần phát triển thị trường mua bán nợ, trong đó có nợ xấu, nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng cho hệ thống ngân hàng, lành mạnh hóa tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng (TCTD) đồng thời tạo ra một kênh đầu tư mới cho các nhà đầu tư, góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam.






Đó là ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo “Phát triển thị trường mua bán nợ và xử lý nợ xấu tại Việt Nam” do Khoa Ngân hàng – Đại học Kinh tế TP.HCM phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM tổ chức ngày 20/12.

Nhìn lại tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian qua, PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, cho hay, những thời điểm dư nợ tăng cao cũng là lúc kinh tế có sự tăng trưởng mạnh. Cụ thể, năm 2007, khi dư nợ tăng tới 54% thì kinh tế tăng trưởng 8,6%, cao nhất trong 10 năm qua. Trong khi đó, dư nợ năm 2012 chỉ tăng 8,8% còn kinh tế tăng 5,2%, đây cũng là mức tăng trưởng thấp nhất của kinh tế Việt Nam trong 10 năm qua. Qua đó cho thấy, việc tăng trưởng tín dụng là rất cần thiết cho sự tăng trưởng của kinh tế.

Theo ông Ngân, năm 2017, dư nợ cũng đã tăng 18%. Khi khoản vay của nền kinh tế được hấp thụ thì nó sẽ tạo được tổng vốn đầu tư xã hội tăng, qua đó hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Theo đó, năm 2017 kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng trên 6,7%, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra, nhưng vấn đề là phải kiểm soát để nợ xấu không quay trở lại.

TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng ban kiểm soát Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cho hay, trong giai đoạn 2012-2016, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 611,59 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, nợ bán cho VAMC chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 41%), tiếp đến là tổ chức tín dụng tự trích lập dự phòng rủi ro (trên 25%) và khách hàng trả nợ (gần 20%); các hình thức khác như phát mại tài sản, bán nợ… chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Trong ba hình thức xử lý nợ xấu chiếm tỷ trọng cao nhất, ngoài hình thức khách hàng trả nợ đạt tỷ lệ thấp nhất, hai hình thức còn lại là bán nợ cho VAMC và tổ chức tín dụng tự trích lập dự phòng rủi ro đang nảy sinh những vấn đề tồn tại có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế nói chung.

Đặc biệt, xử lý nợ xấu đã mua của TCTD tại VAMC còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do thị trường mua bán nợ chưa phát triển tại Việt Nam và do những rào cản về pháp lý khi xử lý tài sản bảo đảm. Việc bán, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ đạt hiệu quả thấp; Khả năng trả nợ của khách hàng cũng còn hạn chế do sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn và chậm phục hồi.


Trước tình hình đó, các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần thiết phải phát triển thị trường mua bán nợ và đây sẽ là bước tiến mới trong quá trình phát triển của thị trường tài chính Việt Nam. TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho hay, tại nhiều nước châu Á có đặc điểm tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc đã khá thành công trong việc phát triển thị trường mua bán nợ với sự tham gia rộng rãi của các nhà đầu tư tư nhân.

Tuy nhiên, hiện thị trường mua bán nợ tại Việt Nam chưa phát triển do khung pháp lý chưa hoàn chỉnh, khó khăn trong việc định giá và đánh giá mức độ tín nhiệm các khoản nợ. Việc thiếu cơ sở dữ liệu bao quát về nợ xấu cũng là một cản trở lướn trong việc thu hút nhà đầu tư tham gia thị trường mua bán nợ.

Theo đó, các chuyên gia cho rằng Việt Nam hiện đã có lượng hàng hóa khá dồi dào cho thị trường mua bán nợ. Vấn đề còn lại cần giải quyết là xây dựng cơ chế vận hành, hoàn thiện khung pháp lý cũng như thúc đẩy sự hình thành và phát triển các chủ thể trên thị trường.

“Huyệt tử” logistic khiến nông sản Việt Nam kém cạnh tranh


Theo các số liệu thống kê, Việt Nam là một trong những nước có chi phí logistics rất cao và chính điều này khiến nông sản Việt mất đi nhiều cơ hội xâm nhập vào thị trường nhiều nước.






Chiều ngày 18/12, tỉnh Đồng Tháp tổ chức Diễn đàn “Phát triển thị trường cho ngành rau, củ, quả và giải pháp phát triển hệ thống logistics phục vụ nông nghiệp, nông thôn”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự.

Phát biểu mở đầu Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết năm nay, lần đầu tiên ngành rau quả Việt Nam đạt mức tăng trưởng 45% so với năm 2016, với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 3,4 - 3,5 tỷ USD, lớn hơn nhiều tổng kim ngạch xuất khẩu gạo mặc dù diện tích trồng chỉ bằng 40%. Điều này cho thấy tiềm năng rất lớn của ngành rau quả.

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam chỉ mới bằng 1% thị phần rau quả thế giới. Lĩnh vực này vẫn còn nhiều bất cập, tồn tại, trong đó 2 lĩnh vực yếu là chế biến và tổ chức thị trường.

Nông sản là một trong những lĩnh vực xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Giai đoạn 2011-2016, giá trị hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu có tỉ lệ tăng bình quân 12,7%/năm. Nếu như năm 2011, Việt Nam có 19 thị trường xuất khẩu đạt hơn 1 tỉ USD thì đến năm 2016 đã lên hơn 30 thị trường.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính hết tháng 11/2017, giá trị xuất khẩu nông sản đã đạt 33,14 tỉ USD, tăng tới 13,8% so với cùng kỳ năm 2016. Trong năm 2017, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam có thể đạt 36 tỉ USD, với 10 nhóm ngành hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD. Đây là những con số kỷ lục và đáng mừng đối với ngành nông sản Việt Nam.

Tuy có nhiều tiềm năng như vậy nhưng xuất khẩu nông sản, đặc biệt là rau củ quả, vẫn còn đối mặt với nhiều trở ngại. Một trong những nguyên nhân khiến các mặt hàng nông sản Việt Nam kém cạnh tranh so với các nước xuất phát từ “huyệt tử” logistics. Theo các số liệu thống kê, Việt Nam là một trong những nước có chi phí logistics rất cao và chính điều này khiến nông sản Việt mất đi nhiều cơ hội xâm nhập vào thị trường nhiều nước.

Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2016, Việt Nam đứng thứ 64/160 nước (năm 2014 xếp hạng 48) về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Singapore, Malaysia, Thái Lan. Có 4 điểm khiến chỉ số năng lực logistics (LPI) Việt Nam bị tụt hạng, đó là năng lực logistics, kết cấu hạ tầng, ứng dụng công nghệ và kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Các tổ chức tài chính quốc tế muốn Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt hơn nữa


uốc tế kỳ vọng NHNN Việt Nam sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt hơn nữa trong thời gian tới để sẵn sàng đối phó với những biến động khó lường trên toàn cầu hiện nay.






Tuần trước tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã tổ chức buổi gặp mặt cuối năm với các tổ chức tài chính – tiền tệ quốc tế, các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, các chuyên gia nước ngoài có quan hệ công tác với NHNN, đại diện của các định chế tài chính quốc tế như Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA),…

Phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện các tổ chức nước ngoài, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, năm 2017 là năm đầu tiên sau rất nhiều năm Chính phủ hoàn thành toàn diện về 13 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt tăng trưởng cũng đã đạt mức 6,7% trong cả năm.

Trong lĩnh vực ngân hàng, chính sách tiền tệ được điều hành trên cơ sở đồng bộ với chính sách tài khoá và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, hướng tới mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 4%, lãi suất được duy trì ở mức ổn định và đang có xu hướng giảm, tạo điều kiện cho nền kinh tế, tăng trưởng tín dụng tích cực đi đôi với an toàn, tập trung vào những lĩnh vực, các ngành sản xuất - kinh doanh, tỷ giá hối đoái được ổn định và được điều hành linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, thanh khoản trong hệ thống NH được đảm bảo, dự trữ ngoại hối năm 2017 đạt mức kỷ lục 46 tỷ USD.

Trong năm 2018, NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt và chủ động nhằm hỗ trợ thanh khoản cho toàn hệ thống đồng thời đảm bảo ổn định thị trường tài chính nói chung.


Tại buổi gặp, đại diện các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế và các TCTD nước ngoài đã đánh giá cao về những thành tựu đạt được trong ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt trong điều hành chính sách tiền tệ và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong thời gian qua. Đồng thời, kỳ vọng NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt hơn nữa trong thời gian tới để sẵn sàng đối phó với những biến động khó lường trên toàn cầu hiện nay, cũng như góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của Việt Nam một cách nhanh và bền vững hơn.

ADB phê duyệt hai khoản vay gần 300 triệu USD cho Việt Nam để hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng


Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) phê duyệt khoản vay trị giá 150 triệu USD để cải thiện tính kết nối kinh tế và mức sống cho bốn tỉnh đông bắc Việt Nam và khoản vay trị giá 149 triệu USD nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy tăng trưởng đồng đều.






Cải thiện tính kết nối kinh tế và nâng cao mức sống cho bốn tỉnh đông bắc

Ngày hôm nay (18/12/2017), Ban Giám đốc Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản vay trị giá 150 triệu USD để giúp cải thiện tính kết nối kinh tế và nâng cao mức sống cho bốn tỉnh đông bắc Việt Nam thông qua tăng cường cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cơ bản. Hỗ trợ này dự kiến sẽ giúp ích cho hơn 212.000 người.

Ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, cho biết: “Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng đáng ghi nhận trong những năm qua. Song phần lớn lợi ích kinh tế đều tập trung ở các đô thị, trong khi các vùng nông thôn - gồm cả những tỉnh đông bắc – đang tụt lại phía sau. Chúng tôi tin tưởng rằng dự án sẽ giúp hiện thực hóa tiềm năng tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ của vùng đông bắc Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp và du lịch”.

Bốn tỉnh dự án gồm Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang và Lạng Sơn đều có tiềm năng đáng kể để trở thành những đầu mối thương mại nhờ vị trí chiến lược trong mạng lưới giao thương giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thủ đô Hà Nội, cảng Hải Phòng và Hành lang kinh tế Bắc – Nam trong Tiểu vùng Mê-kông mở rộng do ADB tài trợ. Tuy nhiên, những tiềm năng này chưa được phát huy đầy đủ, với tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của bốn tỉnh trong năm 2015 mới chỉ đạt 1.160 USD, xấp xỉ một nửa so với mức trung bình cả nước là 2.036 USD.

Dự án Cơ sở Hạ tầng cơ bản cho Tăng trưởng đồng đều ở các tỉnh Đông Bắc sẽ giúp dỡ bỏ những rào cản thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng cơ bản trong các lĩnh vực then chốt bao gồm thương mại, giao thông, y tế và nông nghiệp. Tổng chi phí của dự án là 195,9 triệu USD, trong đó phần đóng góp của Chính phủ Việt Nam là 45,9 triệu USD. Dự kiến dự án sẽ được hoàn thành vào quý I năm 2023.

Hỗ trợ cải thiện cơ sở hạ tầng và thúc đẩy tăng trưởng đồng đều

Ngoài ra, ADB cũng phê duyệt khoản vay trị giá 149 triệu USD để giúp cải thiện các dịch vụ cơ sở hạ tầng cơ bản và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng đều và bền vững, mang lại lợi ích cho hơn 1 triệu người tại bốn tỉnh vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam.

Hỗ trợ của ADB cho Dự án Cơ sở Hạ tầng cơ bản cho Tăng trưởng đồng đều ở các tỉnh Bắc Trung Bộ bao gồm một khoản vay thông thường trị giá 52 triệu USD và một khoản vay ưu đãi trị giá 97 triệu USD. Cả hai khoản vay sẽ được tài trợ từ nguồn vốn vay thông thường – là nguồn tài trợ cho hầu hết các khoản vay của ADB. Tổng chi phí dự án là 203,52 triệu USD, trong đó phần đóng góp của Chính phủ Việt Nam là 54,52 triệu USD.

Ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, phát biểu: “Việt Nam luôn nằm trong số những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất thế giới kể từ năm 2010, với tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm vào khoảng 6% trong năm 2015. Nhưng tăng trưởng chưa được phản ánh đầy đủ tại các vùng nông thôn, nhất là các tỉnh Bắc Trung Bộ. Hỗ trợ của ADB sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng đồng đều và thu hẹp khoảng cách phát triển thông qua việc hội nhập các thành phố và khu vực nông thôn trong vùng”.

Phát triển kinh tế tại các tỉnh dự án – gồm Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình và Quảng Trị - bị hạn chế bởi cơ sở hạ tầng cơ bản không đồng đều, với tỷ lệ nghèo khổ năm 2015 ở mức 13% so với tỷ lệ trung bình cả nước là 7%. Hơn nữa, các tỉnh này rất dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai và được dự báo là nơi có sự gia tăng nhiệt độ trung bình hằng năm cao nhất của cả nước - ở mức 1,7% - và lượng mưa hằng năm tăng tới 20%.

Để khắc phục những vấn đề này, dự án sẽ cải thiện tính kết nối giữa các tỉnh bằng việc nâng cấp và xây dựng khoảng 214km tỉnh lộ và huyện lộ thích ứng khí hậu, mang lại lợi ích cho khoảng hơn 900.000 người. Dự án sẽ thúc đẩy phát triển kinh doanh bằng việc xây dựng và cải tạo cấp nước nông thôn, phòng chống lũ lụt, thủy lợi, và các dịch vụ cảng biển. Nó cũng sẽ giúp tăng cường năng lực cho chính quyền các tỉnh, đặc biệt về quản lý tài sản công. Dự kiến dự án sẽ được hoàn thành vào quý I năm 2023.

ADB, có trụ sở chính tại Ma-ni-la, hoạt động với sứ mệnh giảm nghèo ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương thông qua tăng trưởng kinh tế đồng đều, tăng trưởng bền vững với môi trường và hội nhập khu vực. Được thành lập năm 1966, ADB đang kỷ niệm 50 năm quan hệ đối tác phát triển trong khu vực. ADB thuộc sở hữu của 67 thành viên, trong đó có 48 thành viên trong khu vực. Trong năm 2016, tổng vốn hỗ trợ của ADB đạt 31,7 tỷ USD, bao gồm 14 tỷ USD đồng tài trợ.

TS. Trần Đình Thiên: "Muốn không lỡ tàu cách mạng 4.0, Việt Nam phải cắn răng trả giá nhưng hình như cái cắn răng đang hơi yếu!"


Trong một thời gian ngắn, cách mạng 4.0 đã mang đến những sản phẩm ấn tượng như tiểu thuyết được trí tuệ nhân tạo chắp bút hay một cô robot có cảm xúc được thừa nhận quyền con người. Làn sóng công nghệ lan nhanh khiến nhiều quốc gia, nếu không chuyển mình sẽ bị bỏ lại và gánh nhiều hệ luỵ.






Là một robot có cảm xúc và suy nghĩ, Sophia đã được công nhận quyền công dân tháng 11 vừa qua đánh dấu sự kiện lần đầu tiên một robot được thừa nhận như con người. Sophia là sản phẩm tiêu biểu của cách mạng công nghiệp 4.0.

Trước Sophia, đầu năm 2016, một trí tuệ nhân tạo khác cũng suýt được vinh danh giải thưởng văn chương quốc gia ở Nhật Bản với tác phẩm "The day computer writes a novel”.

Cuộc cách mạng 4.0 với tốc độ phát triển nhanh chóng, thực tế đã và đang ghi nhận lại tiềm năng rộng lớn của máy móc ở những lãnh địa vốn chỉ dành cho con người.

Xuất hiện từ rất sớm nhưng khái niệm cách mạng 4.0 mới được đưa ra chính thức năm 2013, trong báo cáo của Chính phủ Đức. Sau đó, cụm từ này liên tục được Thủ tướng Đức Angela Merkel nhắc đến tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2015 và nay đã là cơn sóng lan rộng toàn cầu, tác động đến mọi mặt kinh tế, xã hội.

Năm ngoái, tại Vietnam ICT Summit, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lần đầu tiên chính thức phát biểu về cách mạng 4.0 và nêu quyết tâm Chính phủ sẽ hành động quyết liệt, kịp thời để bắt kịp với đà chạy của thế giới.

Dù vậy, một năm sau, tại Vietnam ICT Summit 2017 diễn ra gần đây, một thông điệp cảnh báo lại được đưa ra, Việt Nam đang quá rụt rè và chậm chạp, dẫn đến khả năng lần thứ tư trong lịch sử, bỏ qua cơ hội bứt phá và bị tụt hậu.

TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết Việt Nam không chỉ thiếu về mặt nền tảng công nghệ cao mà còn đang chệch về cách tiếp cận, khai thác. Đơn cử như việc Hàn Quốc, Trung Quốc tìm cách “nhảy” vào công nghệ mới thì Việt Nam lại “ôm chặt công nghệ truyền thống, khai thác tài nguyên gia công là chính”.

Các doanh nghiệp trong nước, dù được đánh giá là trẻ, giỏi, và có nhiều tiềm năng nhưng với nền tảng còn yếu, sáng kiến vẫn ở mức “bình bình” chưa có tính “xoay chuyển thời đại” – như cách TS. Trần Đình Thiên nhận định khiến cho cuộc chơi của họ trong làn sóng cách mạng 4.0 trở nên “đuối sức”.

Tuy nhiên, những thách thức rất lớn đặt ra ở hiện tại, nếu nhìn thẳng vào bản chất, ông Thiên cho rằng đó là việc dám đánh đổi hay không.


Bởi lẽ, mỗi cuộc cách mạng sẽ là sự đánh đổi, xoá bỏ những gì đã tồn tại trước đó. Chi phí chuyển đổi kèm theo là không hề nhỏ. “Những người lao động ra rìa sau những tự động hoá của máy móc hay sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ khiến máy móc trở nên lạc hậu chỉ sau thời gian ngắn sẽ được giải quyết như thế nào?”, ông nêu vấn đề khi cho biết Việt Nam sẽ dần dần phải từ bỏ cấu trúc công nghiệp cũ.

“Tất nhiên, ở ta chưa có cái gì là quá nặng nhưng vì nguồn lực của Việt Nam còn nhiều hạn chế nên mọi thứ trở nên nặng nề ở chi phí chuyển đổi”, ông cho biết.

Giá phải trả là rất đắt cho dù tương lai sẽ rực rỡ nếu thành công, theo ông Trần Đình Thiên. Tuy nhiên, dù muốn, dù không, ông cho rằng Việt Nam vẫn phải từng bước thực hiện công cuộc thay da, đổi thịt này.

Thực tế, những hệ quả của cách mạng 4.0 đã từng bước lan đến Việt Nam mà mới đây nhất, chính là việc 90% công nhân tại một nhà máy ở Bình Dương phải nghỉ việc vì robot thế chỗ. Là một nước có nhiều ngành thâm dụng lao động cao, hàng triệu người Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị sa thải trong làn sóng công nghệ. Đối với Việt Nam, chậm đổi mới, không chỉ là “lỡ tàu” mà còn gánh nhiều hệ luỵ tiêu cực.

“Phải cắn răng mà làm”, ông Trần Đình Thiên nói và cũng không quên bổ sung “nhưng hình như cái cắn răng của ta đang hơi yếu”. Ông cho rằng chính bởi quyết tâm còn yếu của Việt Nam khiến mọi chuyện ngày càng trở nên khó khăn hơn.

“Mọi quốc gia đều muốn phát triển, nhưng để phát triển, cần có ý chí vững vàng”, TS. Trần Đình Thiên nói.

Cuộc chiến giá xe 2018: Nội hay ngoại giành ưu thế sau mốc 1/1?


Các doanh nghiệp "ngược dòng" sẽ có cơ hội giảm giá xe lớn hơn, nhờ những ưu đãi của Chính phủ...


Đang có tình trạng ngừng nhập khẩu xe tại Việt Nam để chờ đợi bước sang năm 2018, khiến nguồn cung tạm thời khan hiếm - Ảnh: Reuters.



Trên thị trường ôtô Việt Nam những tháng cuối năm, nhiều khách hàng phản ánh họ bất ngờ bị huỷ đơn đăng ký mua xe nhập từ nước ngoài. Lý do đằng sau việc này là gì?

Xe nhập, phân vân giữa lợi ích và chính sách

Đại diện Ford Việt Nam xác nhận, đã có yêu cầu các đại lý ngưng nhận đặt hàng hai mẫu xe Ford Ranger và Explorer vì hãng chưa có đủ nguồn cung.

Do đó, trong quý 1/2018, hàng sẽ khan hiếm và chưa thể dám chắc được các mẫu xe này được nhập về thế nào trong quý 2 hay quý 3/2018.

Hãng còn cho biết, nguyên nhân khan hiếm là do Nghị định 116 với những quy định ngặt nghèo về nhập khẩu xe ôtô vào Việt Nam.

Toyota Việt Nam cũng dự báo, nhiều loại xe nhập khẩu khác cũng bị ảnh hưởng, lớn nhất là các mẫu xe Fortuner, Yaris và Wigo.

Thực tế, nhiều đại lý Toyota đã phải đàm phán lại với khách đặt các mẫu xe mới, do không thể đảm bảo trước thời gian chính xác xe sẽ được thông quan.

Đại diện Honda Việt Nam cũng cho biết chưa thể nói trước về thời điểm những lô CR-V tiếp theo về nước. Cụ thể, nếu những quy định chi tiết tại Nghị định 116 được làm rõ ngay cuối năm 2017 thì ít nhất đầu tháng 3/2018, công ty mới có hàng.

Một số hãng khác có nguồn xe nhập từ Thái Lan cũng "án binh bất động" cho rằng bị vướng mắc giấy tờ liên quan đến Nghị định 116.

Theo số liệu Tổng cục Hải quan, số lượng xe dưới 9 chỗ ngồi đang giảm mạnh. Trong tháng 11/2017, chỉ có 590 chiếc xe các loại trên được nhập về, so với hơn 6.700 chiếc nhập cùng kỳ năm trước.

Nhưng không chỉ Nghị định 116, bài toán cân đo lợi ích doanh nghiệp có thể là một cách lý giải khác cho tình trạng "án binh bất động" nêu trên. Bởi, năm 2017, thuế nhập khẩu xe từ ASEAN về Việt Nam vẫn là 30%, trong khi từ đầu năm 2018 sẽ giảm về 0% với điều kiện tỷ lệ nội địa hoá 40%. Như vậy, nhiều khả năng các hãng xe không dại gì nhập khẩu xe trong năm 2017 và chịu thuế 30%, để năm 2018 không cạnh tranh được về giá.

Trong khi đó, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải (Thaco), cũng xác nhận có tình trạng doanh nghiệp tạm dừng nhập trong những tháng cuối năm 2017 do lo ngại chênh lệch thuế dẫn đến chênh lệch giá bán.

"Ngay Thaco cũng không cớ gì đi nhập khẩu xe trong năm 2017 để đóng thuế 30%, sau đó qua năm 2018 lại cạnh tranh với chính mình khi chỉ chịu thuế nhập khẩu 0%. Hiện đa số vẫn chào xe rồi nhận đặt hàng sau 1/1/2018", ông Dương nói.

Gần đây một số doanh nghiệp liên tục kiến nghị lên Chính phủ về việc khó khăn trong nhập khẩu ôtô do Nghị định 116 gây ra, chẳng hạn như phải làm đường thử, giấy chứng nhận kiểu loại, thử nghiệm với từng lô xe nhập khẩu… Ông Dương cho rằng các doanh nghiệp này đang cố tình làm khó việc ban hành chính sách.

Nhưng, có lẽ đây cũng là một phép thử, đối với sự kiên định của Chính phủ về chính sách.

Mặt khác, theo một số phân tích, bài toán cân đo lợi ích của các doanh nghiệp ôtô đối với xe nhập cũng giống như một con dao hai lưỡi, khi có nguy cơ mất thị phần về lâu dài nếu như tình trạng huỷ đơn khách hàng tiếp tục kéo dài, khiến khách hàng tìm về các loại xe lắp ráp, sản xuất trong nước.

Xe trong nước hiện không khan hiếm, và cũng có cơ hội giảm giá vì từ năm 2018, thuế nhập khẩu hàng trăm linh kiện cũng được giảm về 0%.

Xe nội, đầu tư lớn mới có thể giảm giá sâu

Là người đứng đầu doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và phân phối xe lớn nhất lại thị trường Việt Nam, ông Trần Bá Dương nhận định, năm 2018 là cột mốc với thị trường ôtô, khi thuế nhập khẩu xe từ ASEAN (đáp ứng đủ 40% nội địa hóa) về 0%.

"Công thức đánh thuế ở Việt Nam là thuế chồng thuế. Tức là xe nhập về, sẽ áp thuế nhập khẩu. Rồi đánh thuế thu đặc biệt trên giá xe nhập cộng thuế nhập khẩu. Tiếp tục, xe sau khi được cộng hai loại thuế trên sẽ được lấy làm giá tính thuế VAT... Thành ra khi thuế nhập khẩu về 0% và giá thành xe giảm rất đáng kể", ông Dương nói.

Do vậy, "nếu không bán hết, sang năm giảm thuế, sẽ có nguy cơ lỗ nên các hãng xe thi nhau giảm giá. Và thực tế, các doanh nghiệp đã giảm giá đến mức bằng với giá khi tính thuế nhập khẩu 0%. Thực tế, Toyota, Thaco cũng đưa bảng giá 2018 áp dụng cho năm nay".

"Tôi nghĩ rằng mức giá của 2018 là cái giá cuối cùng, từ đó có thể đi lên. Một số mẫu xe ở một số hãng giảm giá là để giải quyết hàng tồn của của mẫu cũ, sắp tới sẽ có model mới. Ví dụ với Mazda CX-5, chúng tôi cũng nhanh chóng bán mẫu cũ để chuyển sang model mới", ông Dương nói.

Quả thực, từ tháng 11 vừa qua, nhiều hãng ôtô tại Việt Nam đã bắt đầu áp dụng giá bán năm 2018 cho hàng loạt mẫu xe lắp ráp trong nước như Toyota, Ford, Thaco, Hyundai Thành Công… Dù người dân kỳ vọng nhiều về giá xe sẽ giảm mạnh ngay đầu năm 2018, nhưng với bảng giá xe mới này, giá mới chỉ giảm nhẹ vài chục triệu đồng với các dòng xe "hot".

Ông Lê Dương Quang, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cho rằng, với chính sách bảo vệ thị trường trong nước, phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt, các doanh nghiệp "ngược dòng" như Thaco, Hyundai Thành Công hay mới đây nhất là Vinfast đã và đang đầu tư lớn cho ngành này sẽ có cơ hội giảm giá xe lớn hơn, nhờ những ưu đãi của Chính phủ.

"Theo đúng nguyên tắc thì tự sản xuất, nội địa hoá càng cao thì giá thành càng rẻ. Đặc biệt, Bộ Tài chính mới đây đã thống nhất phương án miễn thuế tiêu thụ đặc biệt cho phần nội địa hoá tức các phụ tùng, linh kiện được sản xuất trong nước. Thuế nhập khẩu nhiều loại linh kiện cũng được giảm về 0% theo Nghị định 125 của Chính phủ".

"Giá xe đến tay người tiêu dùng được cấu thành từ hai yếu tố, giá thành sản xuất và các loại thuế phí. Với việc ưu đãi về thuế, các loại xe của sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ có ưu thế về giá so với xe nhập khẩu", ông Quang nói.

Phân tích thêm, ông Quang nhìn nhận, các chính sách cho ngành ôtô hiện nay đã "sáng suốt" hơn, khi phân định ranh giới rõ ràng giữa những doanh nghiệp thực sự tâm huyết, đầu tư lớn để ưu đãi, chứ không ưu đãi chung cho tất cả, để dẫn đến cuối cùng là thất bại chung như trước đây.

Thái Lan trong công cuộc "đổ tiền" ra nước ngoài


“Tôi cho rằng các tập đoàn Thái Lan đã tăng trưởng đến mức mà thị trường trong nước không đủ để đáp ứng họ. Bởi vậy mở rộng ra thị trường quốc tế là chiến lược mới hiển nhiên cho tăng trưởng”, Giáo sư Pavida Pananond của trường đại học TBS ở Bangkok cho hay.






Mới đây, giới đầu tư Anh đã có một phen xôn xao khi khách sạn Minor Hotels của Thái Lan mua lại chuỗi nhà hàng và khách sạn Corbin & King với giá 57 triệu Bảng. Thông báo về vụ mua lại này được đưa ra cùng ngày với tin tập đoàn Thai Beverage (ThaiBev) tuyên bố trở thành nhà đấu thầu cuối cùng cho thương vụ mua lại hãng bia Sabeco của Việt Nam.

Theo đó, hãng bia ThaiBev đã liên kết với đối tác để bỏ thầu 4,8 tỷ USD cho 53% cổ phần của Sabeco.

Phần lớn những tập đoàn Thái Lan thực hiện các thương vụ sáp nhập hiện nay không được biết đến nhiều trên thị trường quốc tế. Lĩnh vực kinh doanh của các công ty này khá đa dạng, từ sản xuất xi măng cho đến thực phẩm hay kinh doanh ngân hàng. Mục tiêu chính của những hãng này là mở rộng thị trường cạnh tranh, đa dạng hóa ngành nghề cũng như tìm hướng đi mới đối phó với nền kinh tế Thái Lan đang bị ảnh hưởng bởi địa chính trị.

Mặc dù chính quyền Bangkok đã cam kết sẽ tổ chức một cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11/2018 nhưng những nghi ngờ về nền kinh tế trong ngắn hạn đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong nước.





“Tôi cho rằng các tập đoàn Thái Lan đã tăng trưởng đến mức mà thị trường trong nước không đủ để đáp ứng họ. Bởi vậy mở rộng ra thị trường quốc tế là chiến lược mới hiển nhiên cho tăng trưởng”, Giáo sư Pavida Pananond của trường đại học TBS ở Bangkok cho hay.

Không riêng gì Thái Lan, công ty của các nước như Malaysia và Singapore cũng đang hướng đến thị trường nước ngoài. Phần lớn các thương vụ này nhắm đến thị trường Việt Nam, Myanmar, Campuchia hay những nước Đông Nam Á khác bởi ở đó chi phí nhân công thấp nhưng tăng trưởng kinh tế lại khá tốt.

Đối với các tập đoàn Thái Lan, họ không chỉ chú ý đến những thương vụ trong khu vực mà còn nhắm đến các thị trường Phương Tây như Châu Âu hay Mỹ. Số liệu của Dealogic cho thấy các hãng Thái đã tham gia 50 vụ mua bán và sáp nhập (M&A) năm 2016 với tổng giá trị 5,6 tỷ USD. Từ đầu năm đến nay, các tập đoàn này cũng đã thak gia 59 thương vụ M&A ở nước ngoài với tổng trị giá 2,8 tỷ USD, chưa bao gồm 2 thương vụ của ThaiBev và Minor Hotels. Nếu tính tổng cộng, hiện con số này đã đạt tới 7,6 tỷ USD cho năm 2017.

Vào tháng 11/2017, tập đoàn bất động sản Sansiri đã tuyên bố đầu tư 80 triệu USD cho thị trường nước ngoài, bao gồm từ kinh doanh khách sạn cho tới tạp chí thời trang. Không chịu kém cạnh, tập đoàn sản xuất cá ngừ đóng hộp lớn nhất thế giới của Thái Lan, Thai Union cũng đầu tư 575 triệu USD vào chuỗi nhà hàng Red Lobster tại Mỹ, đồng thời đấu thầu tới 1,5 tỷ USD cho thương hiệu Bumble Bee.


Trong khi đó, tập đoàn lớn nhất của Thái Lan là Charoen Pokphand đã hướng đến đầu tư ở thị trường Trung Quốc từ rất sớm và hiện đã định hình được là một thương hiệu toàn cầu, Hiện công ty đang kinh doanh mảng giết mổ gia cầm ở Ba Lan, chăn bò sữa và nuôi lợn ở Nga, nuôi trồng thủy sản cũng như trồng trọt ở Việt Nam. Vào năm 2016, hãng đã bỏ ra 1,1 tỷ USD để mua hãng sản xuất hàng đông lạnh Bellisio của Mỹ.

Theo đại sứ quán Thái Lan tại Mỹ, các tập đoàn nước này đã đổ tới 1,6 tỷ USD năm 2016 vốn FDI vào nền kinh tế số 1 thế giới.

Những động thái trên của các công ty Thái Lan không hề trái với mong muốn của chính quyền Bangkok, ngược lại chính phủ đang thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực mở rộng thị trường ra nước ngoài. Với dân số đang già hóa và tình hình bất ổn chính trị, chính quyền Bangkok mong muốn một động lực mới nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hướng các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ và tự động hóa.



Bia Sài Gòn (Sabeco), một trong những thương hiệu của Việt Nam đang bị Thái Lan mua lại

Thái Lan hiện đang thực hiện kế hoạch “Hành lang kinh tế phương Đông” (EEC) với việc bỏ 43 tỷ USD đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như công nghiệp cho 3 tỉnh miền đông của nước này với định hướng thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình cũng như sự phụ thuộc vào các ngành sản xuất kỹ thuật thấp.

“Chúng tôi cần động lực mới để tăng trưởng thêm nữa. Chúng tôi cho rằng các công ty cần nâng tầm hoạt động của mình trong chuỗi sản xuất, đồng thời di chuyển vốn sang các nước láng giềng để đầu tư và đây chính là những gì đang diễn ra hiện nay”, chủ tịch Somkiat Tangkitvanich của Viện TDRI ở Bangkok nói.

"CPI 2017 chắc chắn hoàn thành mục tiêu", lạm phát trong tầm kiểm soát


Bình quân CPI 11 tháng chỉ đạt 3,61%, năm 2017 gần như chắc chắn sẽ hoàn thành mục tiêu 4% của cả năm...






Chỉ số giá cả tiêu dùng (CPI) năm 2017 gần như chắc chắn sẽ hoàn thành mục tiêu 4% của cả năm. Cùng với động thái tăng giá điện đầu tháng 12 năm nay, xu thế tăng giá hàng hóa dịp Tết Nguyên đán dự kiến sẽ đẩy CPI tháng 1 và cả quý đầu tiên của năm 2018.

Theo phân tích của chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, CPI thường tăng cao trong các tháng cuối năm. Xu hướng này không lặp lại ở năm nay khi CPI tháng 10 và tháng 11 đều ở mức khá thấp. Bình quân CPI 11 tháng chỉ đạt 3,61%, nghĩa là dư địa đến con số mục tiêu 4% vẫn còn khá lớn.

Trong tháng 12, lực đẩy đáng chú ý nhất là việc tăng giá điện song mức tác động không lớn, thay vào đó, việc tăng giá điện sẽ ảnh hưởng đến tháng đầu năm sau. Do đó, vị chuyên gia này khẳng định, CPI năm nay chắc chắn hoàn thành mục tiêu đã đặt ra.

Về nguyên nhân giúp CPI cả năm nay ở mức khá thấp, ông Long cho rằng là nhờ việc kiềm chế giá cả khá chặt chẽ và lực đẩy chủ yếu là mức tăng giá các dịch vụ thiết yếu.

Bình luận về chỉ tiêu lạm phát 2018 được Quốc hội đề ra, ông Long cho rằng, điều quan trọng nhất là xem xét giải pháp thực thi để có chính sách điều hành phù hợp. Đáng chú ý nhất là động thái điều chỉnh tiền lương từ 1/7/2018 và tác động trực tiếp và gián tiếp từ giá điện.

"Cần chú ý hiện tượng tát nước theo mưa, tăng giá điện dẫn đến tăng giá các mặt hàng khác. Đặc biệt, không chỉ phí chính thức mà các khoản phí phi chính thức có thể vẫn làm mưa làm gió gây khó cho nỗ lực kiềm giảm chi phí sản xuất - kinh doanh từ đó giảm giá hàng hóa của doanh nghiệp", ông Long bình luận.

"Theo tôi, nút thắt lớn nhất là thể chế và tái cơ cấu nền kinh tế. Đồng thời, điểm nghẽn về cải thiện năng suất, chất lượng sản xuất - kinh doanh, môi trường kinh doanh là thách thức không nhỏ. Cần nhận dạng để có hướng xử lý bởi đây là những yếu tố tiềm ẩn có thể tác động lớn đến lạm phát".

Khá tương đồng với nhận xét của ông Long, báo cáo theo dõi lạm phát vừa được SSI Retail Research công bố nêu quan điểm: "CPI thực phẩm, giao thông và nhà ở với yếu tố giá điện tăng 6,08% từ 1/12, sẽ kéo CPI tháng 12 tăng. Mặc dù vẫn nằm trong ngưỡng kiểm soát 4%, nhưng CPI cả năm rất có thể sẽ vượt ngưỡng 3%", SSI Retail Research lưu ý.

Báo cáo về triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam của HSBC dự báo lạm phát sẽ ở mức khoảng 3,7% năm 2018 - cao hơn mức 3,5% mà tổ chức này dự báo cho năm nay.

Khối nghiên cứu kinh tế của Ngân hàng HSBC nhận định, cụm từ "tăng trưởng cao, lạm phát thấp" mà mọi người thường dùng để nói về kinh tế toàn cầu năm 2017 có thể sẽ chuyển thành "tăng trưởng ổn định, lạm phát cao hơn" ở Việt Nam trong năm 2018.

Lý do được đưa ra là bởi trong khi chi phí y tế tăng vẫn là động lực chính của lạm phát thì giá dầu và lương thực cao hơn sẽ khiến lạm phát cao hơn.

Giá dầu cũng có thể theo một quỹ đạo tương tự, qua đó có thể kéo lạm phát lên mức mục tiêu 4% vào giữa năm.

Trong trường hợp lạm phát tăng như vậy, thì nguy cơ là Ngân hàng Nhà nước có thể phải tăng lãi suất, trong bối cảnh vẫn phải hỗ trợ tăng trưởng GDP ở mức mục tiêu 6,5% - 6,7%.

Điều này có nghĩa là Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chính sách theo hướng thận trọng, tránh nới lỏng không cần thiết để vừa tránh lạm phát và tăng trưởng tín dụng tăng cao trong khi cũng không thắt chặt quá nhằm tránh sự suy giảm của nền kinh tế.

Phá kỷ lục, kim ngạch thương mại Việt Nam chạm ngưỡng 400 tỷ USD


iữa tháng 12/2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam lần đầu tiên phá kỷ lục chạm ngưỡng 400 tỷ USD...


Xuất nhập khẩu Việt Nam phá kỷ lục, chạm ngưỡng 400 tỷ USD.



Tổng cục Hải quan Việt Nam vừa có báo cáo chi tiết về tình hình xuất nhập khẩu 11 tháng năm 2017. Theo đó, tổng kim ngạch đạt 385,77 tỷ USD, tăng 21,4% so với cùng kỳ - mức tăng cao nhất so với cùng kỳ từ trước tới nay. Quy mô xuất nhập khẩu đã tăng thêm hơn 200 tỷ USD chỉ sau 6 năm (tính từ năm 2011).

Cụ thể, xuất khẩu hàng hóa của cả nước đạt 194,47 tỷ USD tăng 21,5%, tương ứng tăng 34,44 tỷ USD so với cùng kỳ trong khi nhập khẩu đạt 191,3 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ.

Phá kỷ lục

Tổng cục Hải quan cho biết, bước vào đầu thập niên của thế kỷ 21 (năm 2001), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam mới chỉ ở con số khiêm tốn hơn 30 tỷ USD.

Đến năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt con số 100 tỷ USD, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).-

Bốn năm sau (năm 2011) quy mô xuất nhập khẩu đã tăng gấp đôi đạt con số 300 tỷ USD. Con số 300 tỷ USD tiếp tục đạt được với khoảng thời gian tương tự sau 4 năm (năm 2015).

"Chỉ cần 2 năm tiếp theo, khoảng giữa tháng 12 năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã chinh phục mức 400 tỷ USD", Tổng cục Hải quan cho hay.

Tính từ năm Việt Nam chính thức gia nhập WTO đến nay (sau 10 năm), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng gấp 4 lần. Nhờ đó mà thứ hạng về xuất nhập khẩu của Việt Nam (theo xếp hạng của WTO) đã tăng lên rõ rệt.

Cụ thể, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng từ vị trí 50 trong năm 2007 lên vị trí 26 ghi nhận trong năm 2016. Trong khi đó, nhập khẩu của Việt Nam cũng tăng lên từ vị trí thứ 41 trong năm 2007 lên vị trí 25 trong năm 2016 và chắc chắn sẽ tiếp tục tăng bậc trong năm 2017.

Cán cân thương mại thặng dư 3,17 tỷ USD

Tổng cục Hải quan cho biết, cán cân cán cân thương mại hàng hóa của cả nước 11 tháng năm nay đạt mức thặng dư cao nhất kể từ trước đến nay với 3,17 tỷ USD.

Trong giai đoạn 2006-2010, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam nhập siêu khoảng 12,5 tỷ USD/năm do nhập khẩu hàng hóa tăng cao. Giai đoạn 2011-2015, nhập siêu hàng hóa đã giảm mạnh, chỉ vào khoảng 2 tỷ USD/năm.

Bước sang năm 2016, áp lực nhập siêu đã giảm khi cán cân thương mại của Việt Nam thay đổi lớn, thặng dư 1,78 tỷ USD và trong 11 tháng/2017 lên tới 3,17 tỷ USD.

Mức thặng dư thương mại đạt được chủ yếu từ hoạt động xuất nhập khẩu của nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Cụ thể khối doanh nghiệp FDI trong 11 tháng năm 2017 thặng dư 23,85 tỷ USD, trong khi khối các doanh nghiệp có vốn hoàn toàn trong nước thâm hụt tới 20,67 tỷ USD.


Trung Quốc và Hàn Quốc là hai thị trường lớn nhất có thâm hụt thương mại với Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam luôn có thặng dư thương mại với thị trường Hoa Kỳ, EU và Hồng Kông.

Trong 11 tháng năm 2017, thâm hụt thương mại với các thị trường có sự chuyển dịch đáng chú ý, nhập siêu từ Trung Quốc giảm tới 15,3% so với cùng kỳ và từ Hàn Quốc lại tăng mạnh tới 55,8%.

Kết quả, Hàn Quốc đã vượt Trung Quốc trở thành thị trường có thâm hụt thương mại lớn nhất của Việt Nam với mức gần 29 tỷ USD, trong khi thâm hụt thương mại với Trung Quốc là 21,6 tỷ USD.

29 thị trường xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Việt Nam hiện có trên 200 đối tác thương mại khắp toàn cầu, trong đó có 29 thị trường xuất khẩu và 23 thị trường nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD trong 11 tháng năm 2017.

Trong đó có 4 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD và 5 thị trường nhập khẩu trên 10 tỷ USD.

Tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với châu Á trong 11 tháng năm 2017 đạt 257,4 tỷ USD, tăng tới 25,7% so với cùng kỳ năm trước và là châu lục chiếm tỷ trọng cao nhất (67%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.

Tiếp theo là xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước châu Mỹ với kim ngạch 62,16 tỷ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với châu Âu đạt 52,89 tỷ USD, tăng 13,8%; châu Đại Dương chỉ đạt 7,07 tỷ USD, tăng 24,5% và châu Phi là 6,25 tỷ USD, tăng 27,6%.



Infographic tình hình thương mại của Việt Nam. Nguồn: Tổng cục Hải quan

Cục than nóng Bitcoin: Ai sẽ là người cầm cuối cùng ?


Nếu có ai đến nói rằng đầu tư có thể thu về hàng trăm triệu USD thì không nên tin vì không có khoản đầu tư nào mang lại lợi nhuận khổng lồ như vậy.






Khi Bitcoin chưa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công nhận, do đó sẽ tiềm ẩn một số rủi ro và chưa có hành lang pháp lý để bảo vệ. Nếu sau này có vấn đề gì với đồng tiền ảo này thì người chơi nên tự trách mình, đừng trách Nhà nước không cảnh báo và cơ quan nhà nước không có trách nhiệm.

Đây là quan điểm của Chuyên gia kinh tế Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐQT Công ty Luật Basico đưa ra tại tọa đàm Bitcoin và làn sóng Blockchain do Ndh.vn tổ chức ngày 20-12 tại Hà Nội.

Ông Trương Thanh Đức chia sẻ, với bitcoin, về lý thuyết có thể lên 1 triệu bitcoin và có thể vỡ tất cả sau một đêm, vì nó không có bất cứ cơ sở nào để dựa vào. Theo quy định luật pháp tài sản sở hữu có ba loại là vật, tiền và tài sản.

Tuy nhiên, bitcoin không thuộc bất cứ hình thức nào theo luật mà có thể coi là một vật phẩm ảo hay ở Việt Nam có thể gọi là tiền ảo. Vì bản chất, bitcoin không phải là tiền, khái niệm tiền ảo khá đúng với Việt Nam nhưng có thể không đúng với thế giới.

“Hiện tại vẫn chưa có luật cụ thể nào quy chế về bitcoin, nó không phải phương tiện thanh toán, không phải giấy tờ, tài sản hợp pháp để thanh toán. Tôi cũng muốn nói thêm, nếu chúng ta dùng bitcoin để thanh toàn thì ta cũng không phải là tội phạm mà tổ chức tín dụng chấp nhận thanh toán bitcoin và người tạo ra bitcoin mới có tội”- Ông Đức nói.

Dưới góc nhìn tài chính, ông Nguyễn Duy Hưng , Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng chưa thể xem bicoin là tiền vì tiền cần ngân hàng trung ương, các nước công nhận và hiện cũng chưa có tỉ giá hối đoái. Biến động đồng tiền còn phải ảnh hưởng đến cán cân thanh toán, liên quan đến các đồng tiền khác.

“Cho đến thời điểm này, các sản phẩm trên chưa thể gọi là đồng tiền. Phần lớn mọi người đang coi đây là sản phẩm đầu cơ. Trong khi gắn với đầu cơ là câu chuyện của đa cấp với rất nhiều các cách bán khác nhau. Có những người quảng cáo bán hàng đa cấp nêu rõ các rủi ro khi đầu tư nhưng cuối cùng khi tư vấn vẫn mời chào đầu tư chỉ 1% tài sản. Trong khi 1% tài sản của thế giới rất lớn. Nếu là sản phẩm đầu cơ, vậy ai là người cuối cùng cầm cục than nóng? Khi đầu cơ quá lớn vấn đề sẽ là hậu quả về sau”- Ông Hưng nêu quan điểm

Nếu chỉ nhìn vào sự tăng giá của bitcoin mà khiến mọi người đổ xô đầu tư thì chỉ là sản phẩm đầu cơ và nó sẽ phá uy tín của đồng tiền ban đầu. Quả bóng coin vỡ thì khủng hoảng cũng sẽ không kém khủng hoảng trong quá khứ.






Dù xuất hiện chưa lâu và chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận nhưng nhiều người tại TP.HCM vẫn tìm đến các quán cà phê, quán ăn có tích hợp ATM để giao dịch bitcoin- ảnh: Hoàng Giang

Là người đang tổ chức kinh doanh bitcoin, ông Dominik Weil cho rằng: Mọi giao dịch tiền điện tử đều được lưu lại trên hệ thống. Nếu khoản tiền lớn thì có thể bị để ý nên không thể có hành vi phạm pháp.

Nói về những hành vi đa cấp, trước khi Chính phủ có những luật hướng dẫn, mọi người nên biết tự bảo vệ mình. Nếu có ai đến nói rằng đầu tư có thể thu về hàng trăm triệu USD thì không nên tin vì không có khoản đầu tư nào mang lại lợi nhuận khổng lồ như vậy. Trước khi đầu tư, phải đọc nguồn tin chính thống, đừng tin vào lời hứa hẹn.

Nhà đầu tư Nhật chiếm 30-50% hoạt động giao dịch của đồng bitcoin


Theo giới quan sát, các nhà đầu tư nhỏ lẻ Nhật Bản là một động lực chính đứng sau sự khởi sắc mạnh mẽ của đồng bitcoin trong thời gian gần đây, khi ước tính chiếm đến 30-50% hoạt động giao dịch của đồng tiền kỹ thuật số này.


(Nguồn: AFP/TTXVN)



Theo số liệu của Jpbitcoin.com, một trang web về bitcoin của Nhật Bản, các giao dịch bitcoin bằng đồng yen đã chạm mức kỷ lục 4,51 triệu bitcoin trong tháng 11 vừa qua, chiếm gần 50% tổng số 9,29 triệu bitcoin được giao dịch trên các sàn bitcoin lớn của thế giới.

Các quan chức trong ngành cho biết các nhà đầu tư nhỏ lẻ của Nhật Bản không phải là đối tượng duy nhất thực hiện tất cả các giao dịch bitcoin bằng đồng yen, mà một số quỹ đầu cơ hiện cũng mua bán bitcoin bằng đồng yen để tận dụng chênh lệch giá giữa đồng yen và đồng USD.

Dù vậy, nhiều quan chức trong ngành vẫn ước đoán rằng Nhật Bản chiếm khoảng từ 30-50% giao dịch bitcoin trên toàn cầu. Thị phần của Nhật Bản trên thị trường bitcoin toàn cầu tăng mạnh sau khi chiến dịch quản lý chặt chẽ của Bắc Kinh trong năm nay đã khiến các giao dịch bitcoin bằng đồng nhân dân tệ hầu như “vắng bóng”.

Mới đây, Chính phủ Hàn Quốc, cũng là một trung tâm giao dịch bitcoin lớn, cho biết sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn vào ngày 15/12 tới để thảo luận về hoạt động giao dịch tiền kỹ thuật số trước những lời kêu gọi thắt chặt quản lý đối với loại tiền này.

Trong khi đó, cách tiếp cận đồng bitcoin của Chính phủ Nhật Bản lại góp phần thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nhỏ lẻ đối với đồng tiền kỹ thuật số này. Tokyo hồi tháng Tư đã công nhận tiền ảo là một phương thức thanh toán và trong tháng Chín vừa qua đã chính thức cấp phép cho 11 sàn giao dịch tiền kỹ thuật số.


Cũng trong tháng Chín, cơ quan quản lý thuế của nước này cũng đã thông tin chi tiết rằng doanh thu từ bitcoin sẽ được xem như là một loại thu nhập, mà các khoản lỗ sẽ được khấu trừ. Điều này đã xoa dịu những lo ngại rằng lợi nhuận từ bitcoin có thể bị đánh thuế như hoạt động cờ bạc, tức là đánh thuế vào các khoản lời còn các khoản lỗ không được khấu trừ./.

Tăng 7.000%, ripple là đồng tiền số hot không kém bitcoin


Ripple là tên gọi chính thức của startup sử dụng công nghệ blockchain của bitcoin để phát triển một mạng lưới thanh toán cho các ngân hàng, sàn giao dịch số và các tổ chức tài chính. Trong đó, người tham gia mạng lưới sử dụng XRP như một phương tiện thanh toán các giao dịch.






Tăng 37,5% từ mức giá đóng cửa hôm thứ 3 lên đỉnh 51,37 cent trong ngày hôm qua, ripple (ký hiệu là XRP) đã đánh bật litecoin ra khỏi vị trí đồng tiền số có vốn hóa lớn thứ 4 trên thị trường với vốn hóa 18,23 tỷ USD theo Coinmarketcap.

Ghi nhận vào lúc 8 giờ sáng hôm nay (15/12), ripple tiếp tục tăng 67,2% so với mức giá ngày hôm qua, lên 79,04 cent, theo Coinmarketcap.

Ripple là tên gọi chính thức của startup sử dụng công nghệ blockchain của bitcoin để phát triển một mạng lưới thanh toán cho các ngân hàng, sàn giao dịch số và các tổ chức tài chính. Trong đó, người tham gia mạng lưới sử dụng XRP như một phương tiện thanh toán các giao dịch. Từ khi mới thành lập, Ripple đã được nhiều ông lớn để ý, trong đó gã khổng lồ tìm kiếm Google là một trong những đại gia chống lưng cho startup có trụ sở tại San Francisco này.

Miguel Vias - giám đốc thị trường XRP của Ripple nhận định: "Đối với XRP, chúng tôi đặc biệt tập trung vào thanh toán quốc tế. Tôi cho rằng chúng tôi là tài sản ảo duy nhất có trường hợp sử dụng rõ ràng".



Biến động giá trong 7 ngày qua của Ripple theo Coinmarketcap.

Giống như hầu hết các đồng tiền số khác, không có một lý do nền tảng nào có thể giải thích trọn vẹn đà tăng mạnh mẽ của ripple ngoài tâm lý tích cực từ phía nhà đầu tư.

Sự kiện bitcoin chính thức được giao dịch trên sàn tương lai lớn của Phố Wall đã tạo đà cho các đồng tiền số khác ít nổi tiếng hơn thi nhau tăng giá. Hôm thứ 3 cũng là ngày litecoin và ethereum chạm đỉnh.


Ronnie Moas - giám đốc nghiên cứu Standpoint Research cho biết: "Sự ra đời của hợp đồng tương lai bitcoin trên sàn Cboe Global Markets trong đầu tuần qua đã tạo nên hiệu ứng 'người nổi tiếng' tới các đồng tiền khác. Ripple rất nhiều hứa hẹn...và có nhiều người thích thú với đồng tiền này. Ripple đang nắm trong tay một vị thế quyền lực, đóng vai trò như một mạng lưới thanh toán...cho phép người dùng chuyển các đồng tiền khác nhau tới mọi nơi trên thế giới chỉ trong nháy mắt".

Với đà tăng mạnh mẽ trong ngày hôm qua, ripple đã chính thức ghi nhận đà tăng hơn 7000% từ mức giá gần như bằng 0 hồi đầu năm.

Mặc dù, thị trường tiền ảo vẫn biến động không ngừng và một vài chuyên gia phân tích còn dự đoán về khả năng phân tách làm đôi của đồng bitcoin, ông Vias - giám đốc thị trường XRP vẫn bày tỏ niềm lạc quan của mình vào tương lai của ripple cũng như các đồng tiền đối thủ.



Biến động giá ripple kể từ đầu năm đến nay.

10 dấu ấn vĩ mô tiêu biểu năm 2017


Còn ít ngày nữa, năm 2017 sẽ khép lại với nhiều sự kiện kinh tế vĩ mô nổi bật, đánh dấu một năm có nhiều bước ngoặt quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước.





1. Cải thiện môi trường kinh doanh, tinh thần "Chính phủ kiến tạo"

Quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ trong phát biểu nhậm chức trước Quốc hội và được Chính phủ cụ thể hóa trong các nghị quyết, quyết định quan trọng thời gian qua (Nghị quyết 19, Nghị quyết 35, các Nghị quyết phiên họp thường kỳ).

Theo đó, Chính phủ tập trung hoàn thiện thể chế pháp luật, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh, đổi mới sáng tạo, khuyến khích khởi nghiệp.



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn tại Quốc hội. - Ảnh: VGP

2. Thủ tướng đối thoại với 2.000 đại biểu và 14 tập đoàn kinh tế tư nhân

Vào ngày 17/5, Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội diễn ra Hội nghị Thủ tướng đối thoại với hơn 2.000 đại biểu, trong đó có khoảng 1.500 doanh nhân. Ngay tại hội nghị này, Thủ tướng ra Chỉ thị một năm không được thanh tra, kiểm tra quá một lần, thanh tra đột xuất khi vi phạm thì không được mở rộng. Chỉ thị được ký ngay lúc 13h cùng ngày, số 20 và được công bố ngay lập tức. Quyết định lịch sử này nhận được sự hưởng ứng của toàn thể đại biểu tham dự Hội nghị.

Thủ tướng khẳng định Chính phủ kiến tạo, liêm chính, phục vụ phải xây dựng và bảo đảm môi trường kinh doanh tốt, thân thiện với kinh doanh, có năng lực cạnh tranh cao. Không chỉ có tự do kinh doanh, tự do sáng tạo mà còn an toàn với người đầu tư, kinh doanh, tài sản, vốn đầu tư; không chỉ chi phí giao dịch thấp mà còn rủi ro thấp; không chỉ độc quyền kinh doanh được kiểm soát mà còn chống hàng giả, hàng nhái hiệu quả để bảo đảm môi trường kinh doanh công bằng, hiệu quả. Các nhà đầu tư, doanh nghiệp không chỉ được tôn trọng mà còn được vinh danh; môi trường kinh doanh có độ tin cậy cao, vững chắc để mọi người yên tâm đầu tư và mở rộng kinh doanh.

Vào ngày 30/9, Thủ tướng cũng đối thoại với 14 tập đoàn kinh tế tư nhân. Chủ đề của tọa đàm là Chính phủ và tập đoàn kinh tế tư nhân cùng đồng hành, phát triển kinh tế; lắng nghe và đổi mới chính sách để xây dựng khối doanh nghiệp tư nhân ngày càng phát triển.

3. Tổ chức thành công năm APEC 2017

Tại TP Đà Nẵng, Việt Nam với tư cách nước chủ nhà đã đăng cai tổ chức Tuần lễ cấp cao APEC 2017, diễn ra từ ngày 5 đến ngày 11/11. Tham dự sự kiện quan trọng nhất của năm APEC có khoảng 10.000 đại biểu trong và ngoài nước với hơn 2.000 doanh nghiệp cùng hàng nghìn phóng viên các hãng thông tấn trên thế giới.

Ảnh: AFP

"Đăng cai APEC 2017 ngoài việc giúp Việt Nam có thêm cơ hội mới để tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với các đối tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cũng sẽ tạo điều kiện hoàn tất các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020", Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nói.

Trong khuôn khổ diễn ra APEC 2017, hàng loạt văn kiện được thông qua giữa các nước thành viên như Khuôn khổ APEC về Tạo thuận lợi cho thương mại điện tử xuyên biên giới; Bộ thông lệ tốt về Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Khuôn khổ giám sát Kế hoạch hành động kết nối chuỗi cung ứng giai đoạn II.

Đặc biệt, Bộ trưởng 11 nước đã nhóm họp và thông qua hiệp định thương mại mới với tên gọi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hiệp định này không có sự tham gia của Mỹ.

4. Tăng trưởng GDP cả năm ước đạt 6,7%, hoàn thành 13 chỉ tiêu Quốc hội giao

Quý III, tăng trưởng GDP cả nước đạt 7,46% đưa tăng trưởng GDP 9 tháng ở mức 6,41%. Với kết quả này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc báo cáo Quốc hội sáng ngày 23/10 về ước cả năm sẽ đạt 6,7%, "vừa khớp" kế hoạch Quốc hội giao. Dự kiến năm 2018, GDP tăng trưởng 6,5 - 6,7%, lạm phát khoảng 4%.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng cho biết trong số 13 chỉ tiêu được Quốc hội phê duyệt cho năm 2017, dự kiến đạt 8 chỉ tiêu và vượt 5 chỉ tiêu.

5. Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam

Sau khi tham dự Hội nghị cấp cao APEC 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump ra Hà Nội, thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước trong 2 ngày 11 và 12/11 theo lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.


Trong khuôn khổ chuyến thăm, Việt Nam và Mỹ đã ra tuyên bố chung về các thỏa thuận thương mại mới với trị giá hơn 12 tỷ USD.

Trong ngày 12 và 13/11, Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc kể từ sau Đại hội đảng Cộng sản 19 Trung Quốc, nơi ông được tái bầu làm Tổng bí thư, Chủ tịch Quân ủy Trung ương.

6. Cách mạng công nghiệp 4.0

Đầu tháng 5, Thủ tướng có ký Chỉ thị 16 về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Cách mạng 4.0). Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ban ngành liên quan tập trung thúc đẩy phát triển, tạo sự bứt phá thực sự về hạ tầng, ứng dụng và nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông. Phát triển hạ tầng kết nối số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển nội dung số.

Do đó, đa số các dịch vụ công hiện nay đã chuyển sang trực tuyến (88%), trong đó hơn 10% đã ở mức độ 3 và 4. Hạ tầng, nhân lực và ứng dụng CNTT đang được tập trung đầu tư. Hiện nay, mạng di động 4G đã có hơn 4.000 trạm phát sóng với mức phủ sóng dân số là hơn 95%. Số doanh nghiệp khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo năm 2017 tăng gần gấp đôi so với năm 2016, từ khoảng 1.800 năm 2016 đến hơn 3000 năm 2017.

7. Thu hút FDI đạt kỷ lục

Tính chung 11 tháng, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 33,09 tỷ USD, tăng 53% cùng kỳ năm trước. Đây cũng là con số kỷ lục trong vòng 10 năm qua.

Trong 11 tháng, Nhật Bản là quốc gia đứng đầu trong việc đầu tư vào Việt Nam, sau đó là Hàn Quốc và Singapore. Tuy nhiên, nếu luỹ kế các dự án còn hiệu lực cho đến 20/11, Hàn Quốc mới là quốc gia giữ ngôi vương về FDI tại Việt Nam, sau đó mới là Nhật Bản và Singapore.

8. "Điểm nóng" BT, BOT

Vào giữa tháng 8, Thanh tra Chính phủ đã thanh tra 7 dự án BT, BOT và chỉ ra hàng loạt sai sót, bất hợp lý như đặt sai vị trí, giá phí quá cao tại các trạm. TTCP kiến nghị Thủ tướng chính phủ yêu cầu Bộ GTVT và Bộ Tài chính kiểm điểm đối với các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên quan đến nội dung vi phạm đã nêu tại quyết định thanh tra.

Sau đó, nhiều tài xế phản đối việc thu phí tại BOT Cai Lậy bằng cách trả tiền lẻ, tiền chẵn, gây ách tắc giao thông và xả trạm nhiều lần. Thủ tướng đã chủ trì cuộc họp, chỉ đạo tạm dừng thu phí tại trạm BOT này trong 1 tháng và yêu cầu Bộ trưởng GTVT có báo cáo toàn diện, đề xuất phương án trình Thủ tướng.

9. Xuất siêu 3,2 tỷ USD trong 11 tháng

Tính đến hết tháng 11/2017, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 194,5 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt gần 191,3 tỷ USD, tăng 21%. Như vậy trong 11 tháng, Việt Nam xuất siêu 3,2 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm Điện thoại và linh kiện; Máy vi tính và linh kiện; Hàng dệt may; Giày dép các loại; Thiết bị phụ tùng; Hàng thủy sản; Gỗ, sản phẩm gỗ...

10. Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong năm 2017 được triển khai hết sức quyết liệt theo tinh thần chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong phiên họp thứ 12 của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, Tổng bí thư nói: “Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu”.

Ảnh: Vietnamnet

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận đặc biệt quan tâm như vụ Hà Văn Thắm; giai đoạn 2 Phạm Công Danh, Huỳnh Thị Huyền Như; các vụ án liên quan đến PVC; đẩy nhanh tiến độ thanh tra, kiểm toán, xử lý các dự án đầu tư lớn thua lỗ, kéo dài...

Đổ xô nhập máy đào tiền ảo Bitcoin từ Trung Quốc


Đã có gần 1.500 bộ máy “đào” đồng tiền ảo Bitcoin, Litecoin nhập khẩu về TP.HCM.






Theo thông tin từ Cục Hải quan TP.HCM, tính đến cuối tháng 10-2017 đã tiếp nhận 98 tờ khai nhập khẩu 1.478 bộ máy xử lý dữ liệu tự động giải mã Bitcoin và Litecoin tại Chi cục hải quan Chuyển phát nhanh. Đối tượng làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng này đa phần là cá nhân, tổ chức không có mã số thuế.

Theo cơ quan hải quan, máy xử lý dữ liệu tự động không thuộc danh mục cấm hoặc tạm ngừng xuất nhập khẩu theo Nghị định về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế, nhưng việc phát hành và sử dụng các đồng tiền ảo lại chưa được pháp luật Việt Nam công nhận.

Do đó, đơn vị này đã báo cáo Tổng cục để xin ý kiến chỉ đạo khi tình trạng nhập khẩu mặt hàng này tăng nhanh trong vài tháng trở lại đây và có khả năng gây nhiều hệ luỵ.



Những cỗ máy "đào" Bitcoin được nhập về Việt Nam.

Trước đó, phía hải quan cũng gửi văn bản tham vấn ý kiến nhiều Bộ ngành như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương và Bộ Thông tin Truyền thông về những vướng mắc mà hải quan các địa phương đang gặp phải với những lô hàng là máy đào Bitcoin do các doanh nghiệp nhập về.

Trong thông cáo phát đi vào cuối tháng 10, Ngân hàng Nhà nước khẳng định Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự sẽ bị phạt 150-200 triệu, và từ ngày 1/1/2018 có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đại diện một đơn vị đang chuẩn bị nhập khẩu máy “đào” Bitcoin tiết lộ các loại máy “đào” mà DN Việt đang nhập về chủ yếu là máy xử lý dữ liệu tự động do các công ty của Trung Quốc sản xuất.

Trào lưu nhập khẩu này nổi lên sau khi trong giới đầu tư đồng tiền ảo này truyền thông tin nhau khả năng tiền ảo sẽ được pháp luật Việt Nam thừa nhận và sớm có khung pháp lý phù hợp để điều chỉnh và quản lý hoạt động kinh doanh tiền ảo.



Cỗ máy "đào" đồng tiền mã hóa Bitcoin dù không thuộc diện cấm nhập khẩu nhưng sử dụng đồng tiền Bitcoin hay đồng tiền ảo khác tại Việt Nam là bất hợp pháp.


Trước đó, tháng 8-2017, một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nữ trang cao cấp tại TP HCM, đăng ký tờ khai nhập khẩu 100 máy xử lý dữ liệu tự động khai thác tiền ảo của nhà sản xuất Bitmain. Tổng giá trị của lô hàng xuất xứ từ Trung Quốc ước tính khoảng 129.000 USD. Do chưa được định danh cụ thể và quy định chi tiết về thủ tục, điều kiện, hình thức quản lý… nên lô hàng này mắc kẹt tại hải quan hơn nửa tháng.

Cập nhật giá Bitcoin hôm nay 18-12, mức giá là 18.591 USD. Trước đó, trong ngày 17-12, mức giá thậm chí còn cao hơn và có lúc vượt qua 20.000 USD, tăng hơn 36% trong tuần và đã tăng hơn 1.800% so với hồi đầu năm.

Theo thống kê của Google Trend, Việt Nam đứng thứ 38 trong top 100 các nước/khu vực trên thế giới có lượt tìm kiếm từ khóa Bitcoin nhiều nhất trong tháng 11.

Các nước trong khu vực như Malaysia, Philippines, Indonesia cũng có lượt tìm kiếm nằm trong top 50 trên thế giới. Lượng tìm kiếm tăng đột biến vào giữa tháng 11, cũng là thời điểm Bitcoin đang có đà tăng mạnh. Điều này cho thấy nhiều người Việt đang rất quan tâm đến đồng tiền ảo này.

Bitcoin (BTC) là một loại tiền tệ mã hóa và hệ thống thanh toán kỹ thuật số toàn cầu. Nó được gọi là đơn vị tiền tệ kỹ thuật số phi tập trung đầu tiên vì hệ thống hoạt động mà không cần thông qua bất kỳ cơ chế lưu trữ hay hệ thống quản lý trung tâm nào. Bitcoin được sáng tạo bởi một người hay một nhóm người dưới tên gọi Satoshi Nakamoto và được phát hành dưới dạng phần mềm nguồn mở trong năm 2009.

Vì sao cơn bão Bitcoin đang làm mưa làm gió tại bán đảo Triều Tiên ?


Đồng Bitcoin khởi đầu năm 2017 với giá chưa đến 1.000 USD nhưng đã tăng 1.500% lên ngưỡng 17.000 USD vào tuần trước.






Những nhà đầu cơ hiện nay không phải là người duy nhất hân hoan về thị trường tiền ảo. Trên thực tế, những quốc gia và nền kinh tế chịu nhiều cấm vận như Bắc Triều Tiên cũng đang chào đón công nghệ mới này với niềm hân hoan.

Trong những tháng gần đây, hãng tin CNN cho biết Bắc Triều Tiên đang tích cực đào Bitcoin và thậm chí đánh cắp đồng tiền ảo này từ những tài khoản khác nhằm phục vụ nhu cầu thanh toán nhập khẩu trong nước.

Theo chuyên gia Lee Dong Geun của KISA, phía Bắc Triều Tiên đã đào Bitcoin và đánh cắp tiền ảo từ nhiều tài khoản. Hiện họ vẫn chưa rõ con số cụ thể nhưng ông khẳng định đã có sự cho phép từ phía Bình Nhưỡng khi các tin tặc ở Triều Tiên thực hiện động thái này.





Giới truyền thông Hàn Quốc cho hay các tin tặc Triều Tiên đã tấn công vào 4 sàn giao dịch tiền ảo tại nước này vào tháng 7 và tháng 8/2017.

Do đặc tính của mình, Bitcoin được đào bởi các máy tính có tốc độ xử lý cao và được lưu trữ trên hệ thống máy tính, tạo sự thuận lợi cho các tin tặc tấn công. Với tốc độ tăng giá hiện nay của đồng tiền ảo này và sự cấm vận chặt chẽ của Liên Hiệp quốc, nhiều chuyên gia cho rằng Triều Tiên sẽ tăng cường các đợt tấn công nhằm đánh cắp Bitcoin.

Đồng Bitcoin khởi đầu năm 2017 với giá chưa đến 1.000 USD nhưng đã tăng 1.500% lên ngưỡng 17.000 USD vào tuần trước.

Do được thiết kế để không nằm trong sự kiểm soát của hệ thống ngân hàng hay bất kỳ chính phủ nào, tiền ảo đang thu hút sự chú ý vô cùng lớn từ những nước bị cấm vận như Triều Tiên, nhất là khi phía Mỹ đang gia tăng áp lực nhằm cô lập quốc gia này với hệ thống tài chính toàn cầu sau những vụ thử tên lửa.

Trước đó, đồng tiền ảo đã được giới tội phạm sử dụng rộng rãi do có thể che giấu danh tính người thực hiện, không cần chuyển qua ngân hàng trung gian và với số lượng không giới hạn. Với lợi thế này, Triều Tiên có thể bí mật thực hiện các cuộc giao dịch với hệ thống tài chính quốc tế bất chấp các lệnh cấm vận.

Giám đốc kỹ thuật Bryce Boland của hãng an ninh mạng FireEye nhận định những tin tặc có thể đánh cắp tiền ảo và đổi chúng ra tiền thật như USD một cách dễ dàng và khó để lần theo dấu vết.

Phía Triều Tiên đã liên tục phủ nhận việc liên quan đến các cuộc tấn công đánh cắp tiền ảo nhưng họ cũng cho thấy mối quan tâm đặc biệt của mình với thị trường này.






Cơn bão Bitcoin tại Hàn Quốc

Không chỉ riêng phía Triều Tiên, Bitcoin cũng đang tạo nên một cơn bão tại Hàn Quốc. Sinh viên nước này kiểm tra giá Bitcoin hàng giờ, công nhân thì bàn tán về chúng trong giờ giải lao còn các bà nội trợ thì dồn tiền tiết kiệm “đánh” Bitcoin trên mạng tại gia.

Tại nhiều quốc gia, tiền ảo mới chỉ là xu thế mới hoặc công cụ hỗ trợ cho nền kinh tế thì ở Hàn Quốc, chúng đã trở thành trào lưu chủ chốt cho những nhà đầu cơ. Thị trường này là nơi chứa 3 sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất thế giới và chiếm đến 20% lượng giao dịch Bitcoin trong ngày trên toàn cầu.

Không chỉ những doanh nhân, những chuyên gia công nghệ hay nhà đầu tư, người người nhà nhà Hàn Quốc đang đổ dồn vào loại tiền ảo mới này. Chính nhu cầu tăng cao này đã khiến nhiều nhà đầu cơ Hàn chấp nhận mua Bitcoin với giá đắt hơn 15-25% so với mức giá bình quân trên toàn cầu với hy vọng giá loại tài sản này sẽ còn tăng nữa trong tương lai.

“Họ đang đánh bạc theo một nghĩa nào đó, những nhà đầu cơ cố gắng kiếm nhiều tiền hơn bằng việc lướt sóng”, Giám đốc Kim Duyoung của công ty môi giới Bitcoin Coinplug nói.

Thậm chí, các sàn giao dịch như Bithumb đã lập các cửa hàng để phục vụ những nhà đầu tư hay các ông bố bà mẹ muốn đổ tiền vào kênh này.





Trước thực trạng các nhà đầu tư nhỏ lẻ thiếu kinh nghiệm tham gia đẩy giá đồng Bitcoin, chính quyền Seoul đã phải lập một cơ quan chuyên trách theo dõi thị trường này. Hàn Quốc đã cấm giao dịch Bitcoin trên thị trường kỳ hạn và đóng cửa một số sàn giao dịch. Chính phủ nước này cũng đang xem xét liệu có nên đánh thuế các hoạt động đầu tư tiền ảo hay không.

Ngoài ra, điều chính phủ Hàn Quốc lo sợ trên hết là tiền ảo sẽ trở thành công cụ chiến tranh mới bị phía Triều Tiên lợi dụng khi quốc gia này có một lực lượng tin tặc khá lớn sẵn sàng hành động theo mệnh lệnh.