Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018
Tập đoàn IPP muốn huy động nguồn vốn khoảng 50 tỷ USD vào đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong
Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP) vừa làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa để bày tỏ mong muốn được đầu tư vào Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong nhằm xây dựng nơi đây thành trung tâm thương mại, du lịch của Asian với điểm nhấn là một đặc khu riêng với tổ hợp công trình phức hợp, mang lại chuỗi giá trị kinh tế cao.
Theo đánh giá của ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Hội đồng quản trị IPP, Vân Phong đang sở hữu những lợi thế mà các Đặc khu kinh tế Vân Đồn, Phú Quốc không có được.
Từ đó, tại buổi làm việc nói trên ông mong muốn đầu tư xây dựng Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong thành một đặc khu hiện đại, khác biệt với các đặc khu kinh tế khác trong nước. IPP cam kết đầu tư vào Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong với tổng mức đầu tư khoảng 50 tỷ USD, vượt xa mức yêu cầu đầu tư của Chính phủ (400.000 tỷ đồng). IPP đang có lộ trình sẽ xây dựng Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong thành trung tâm kinh tế, thương mại và du lịch của Asean.
Ông Lee Dong Seok Derek - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn KPMG Hàn Quốc (liên danh với IPP) cho biết: "Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong có khá nhiều lợi thế, lại nằm trong khu vực trung tâm đường hàng hải quốc tế. Chúng tôi muốn đầu tư, xây dựng Bắc Vân Phong với những dự án phức hợp: casino, sân gold, quần thể du lịch, trong đó có cảng du lịch với các tàu lớn nhất trên thế giới có thể ghé thăm".
Đặc biệt, IPP sẽ xây dựng nơi đây các khu dân cư công nghiệp công nghệ cao (tức là kết hợp công nghiệp công nghệ cao với khu dân cư cao cấp). Đồng thời, khu phức hợp này sẽ có cơ sở giáo dục, y tế, hạ tầng xã hội hiện đại, thông minh.
Nhà đầu tư cũng cho biết, đặc khu sẽ sử dụng năng lượng tái tạo, an toàn và bền vững. Đồng thời, xây dựng mô hình thành phố thông minh hiện đại, kết nối với Hà Nội, TP. HCM và quốc tế. Cơ sở hạ tầng này được vận hành hoàn toàn tự động. Khi triển khai các dự án ở từng hạng mục, chủ đầu tư sẽ hợp tác với các nhà đầu tư chuyên nghiệp khác có tính chiến lược, mang lại hiệu quả và tính khả thi cao.
Về cơ sở hạ tầng như: năng lượng, viễn thông, giao thông, hệ thống cung cấp nước… sẽ được đầu tư với kinh phí từ 3 đến 10 tỷ USD; sân bay khoảng 5 tỷ USD và đầu tư khoảng 5 tỷ USD xây dựng cảng nước sâu với dịch vụ vận tải hàng hải, đường bộ, logistic; các dịch vụ phục vụ cho cảng sẽ có vốn đầu tư khoảng 3 tỷ USD.
Theo tiến trình đầu tư, nhà đầu tư này chia 3 giai đoạn: Giai đoạn 1, đưa ra được một kế hoạch đầu tư tổng thể trình các cấp chính quyền phê duyệt; kế hoạch thu hút các nhà đầu tư. Giai đoạn 2, xây dựng các cơ chế thu hút nhà đầu tư, sau đó lựa chọn các nhà đầu tư phù hợp và có kết nối với cộng đồng nhà đầu tư quốc tế. Giai đoạn 3: thiết lập văn phòng quản lý dự án, đo lường chỉ tiêu phát triển, quảng cáo truyền thông…
Để thực hiện 3 giai đoạn này, nhà đầu tư đưa ra 14 nhiệm vụ cần thực hiện ngay, trong đó tập trung nghiên cứu đưa ra báo cáo chi tiết sự ảnh hưởng, tác động của đặc khu tới kinh tế - xã hội của địa phương; xây dựng mô hình kinh doanh cho từng dự án và đánh giá năng lực từng nhà đầu tư để lựa chọn…
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn còn đề nghị được hỗ trợ kinh phí để thuê bảo vệ đất tại Vân Phong, tránh tình trạng xâm lấn đất công, chuyển nhượng trái phép. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư khác đang hợp tác với IPP cũng trình bày và chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các dự án đặc khu kinh tế tại Trung Quốc, Hàn Quốc, dự án xây dựng sân bay, khu thương mại phi thuế quan tại Úc...
Theo UBND tỉnh Khánh Hoa, hiện nay, tỉnh đề xuất các nhà đầu tư nghiên cứu đến 4 nhóm ngành nghề ưu tiên tại đặc khu gồm: logictis cảng biển vì ở đây có thể xây dựng cảng nước sâu rất thuận lợi; xây dựng trung tâm thương mại tài chính - ngân hàng, có nhiều người nước ngoài đến làm việc; ngành nghề liên quan đến công nghệ thông tin, điện tử, y tế, giáo dục…
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét