Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019

Con đường trở thành “mẫu nghi thiên hạ” của Hoàng hậu Nhật Bản Michiko và con dâu Masako: Chứa đầy máu và nước mắt cùng góc khuất đáng sợ ít ai biết

Con đường trở thành một mẫu nghi thiên hạ của Hoàng hậu Michiko và con dâu Masako có nhiều điểm giống nhau đến ngỡ ngàng.




Xuất thân thường dân


Hoàng hậu Michiko sinh ra và lớn lên ở Tokyo, bà là con gái đầu của một gia đình đại tư sản và được giáo dục trong môi trường truyền thống lẫn hiện đại. Bà được học tiếng Anh, chơi dương cầm, kèm theo đó là các môn nghệ thuật khác như hội họa hay nấu ăn. Sở hữu nhan sắc kiều diễm cùng thần thái hơn người, Michiko nhanh chóng hạ gục trái tim của Thái tử Akihito khi họ lần đầu tiên gặp nhau tại sân quần vợt vào năm 1957.


Mặc dù xuất thân trong gia đình tư bản giàu có song Michiko vẫn chỉ được coi là người có thân phận thường dân. Việc Thái tử Akihito, người sẽ kế thừa ngai vàng, quyết định kết hôn với một nữ thường dân đã gây xôn xao dư luận lúc bấy giờ. Bởi lẽ hoàng gia Nhật luôn muốn Thái tử sẽ lựa chọn một người vợ xuất thân trong giới quý tộc.


Bất chấp nhiều rào cản và sự phản đối từ hoàng gia lẫn dư luận, hai người chính thức kết hôn vào ngày 10/4/1959. Michiko đã trở thành nàng dâu hoàng gia Nhật Bản đầu tiên có xuất thân là một thường dân.





Vợ chồng Nhật hoàng Akihito nên duyên từ sân bóng tennis.





Michikp trở thành nữ thường dân đầu tiên kết hôn với người thừa kế ngai vàng.


Công nương Masako, vợ của Tân Nhật hoàng sắp tới cũng xuất thân là một thường dân dù cha của bà là một quan chức trong Bộ Ngoại giao Nhật Bản. Vì công việc của cha, bà được sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới. Chính vì vậy, Công nương Masako có thể nói thông thạo 6 ngoại ngữ: Nhật, Anh, Nga, Pháp, Tây Ban Nha và Đức.


Thái tử Naruhito gặp mặt bà Masako lần đầu tiên vào khoảng tháng 10/1986 tại một buổi trà ngoại giao tiếp đón công tước xứ Lugo của Tây Ban Nha. Ngay trong lần gặp mặt này, Thái tử Naruhito đã trúng tiếng sét ái tình.


Sau 6 năm theo đuổi với hai lần bị từ chối, cuối cùng, vào lần cầu hôn thứ ba, tháng 12/1992, Masako đã nhận lời Naruhito. Đám cưới hai người tổ chức vào ngày 9/6/1993 với lời hứa "sẽ bảo vệ em đến hết đời" của Thái tử Nhật Bản. Masako trở thành nữ thường dân thứ hai, sau mẹ chồng mình, kết hôn với một thành viên hoàng gia Nhật.





Công nương Masako từng là nữ ngoại giao tài giỏi, thông thạo 6 thứ tiếng.





Công nương Masako trở thành nữ thường dân thứ hai kết hôn với Thái tử Nhật Bản.


Áp lực cuộc sống chốn hoàng cung







Trở thành nữ thường dân đầu tiên kết hôn với người thừa kế ngai vàng nhưng cuộc sống chốn hoàng cung chưa bao giờ là một câu chuyện cổ tích đẹp đối với Hoàng hậu Michiko.


Ngay khi bước chân vào gia đình hoàng tộc, Công nương Michiko lúc bấy giờ bị mắc chứng suy nhược thần kinh và trầm cảm do áp lực từ truyền thông và mẹ chồng. Bà từng bị loét miệng, chảy máu cam và chảy máu đường ruột do tâm lý căng thẳng kéo dài thường xuyên.


Hoàng hậu Michiko từng bị mất giọng trong 7 tháng vào những năm 1960 vì cuộc sống áp lực đến nghẹt thở. Sau khi sinh 3 người con, Michiko tiếp tục hứng chịu ánh mắt hà khắc và soi mói của truyền thông lẫn những người trong gia đình nhà chồng vì bà muốn nuôi dạy các con theo cách của mình.





Hoàng hậu Michiko từng phải vật lộn trong cuộc sống hoàng cung ngột ngạt.


Sau khi Thái tử Akihito lên ngôi hoàng đế vào năm 1989, Hoàng hậu Michiko tiếp tục mất khả năng nói vào năm 1993 khi một số tờ báo lá cải đăng thông tin tiêu cực về bà. Mặc dù vậy bằng ý chí mạnh mẽ và nghị lực phi thường, Hoàng hậu Michiko vẫn kiên cường đối mặt với sự khắc nghiệt nơi cung cấm và chinh phục mọi người nhờ sự thông minh, duyên dáng và lòng nhân từ của mình.


Công nương Masako cũng mắc căn bệnh trầm cảm giống như mẹ chồng mình nhưng tình trạng của bà lại nghiêm trọng hơn. Từng là một nhân viên ngoại giao xuất sắc, thỏa chí vẫy vùng với cuộc sống hiện đại ngoài kia, khi trở thành một Công nương, cuộc sống của Masako bị giam hãm trong những luật lệ hà khắc và áp lực sinh con nối dõi.


Năm 1999, sau 6 năm kết hôn, bà mới mang thai nhưng lại bị sảy và mãi đến tháng 12/2001, bà mới sinh hạ được cô con gái đầu lòng là Công chúa Aiko, không phải là một Hoàng tử như mong muốn của hoàng gia Nhật.





Công nương Masako rơi vào căn bệnh trầm cảm nghiêm trọng khi không thể sinh con trai nối dõi cho hoàng gia Nhật Bản.


Cuộc sống nghiêm ngặt trong cung cấm, thường xuyên bị dư luận và giới truyền thông gièm pha, nhất là không thể sinh hoàng nam để sau này nối dõi đã đẩy Công nương Masako vào tình trạng trầm cảm triền miên. Công nương Masako thường xuyên vắng mặt trong các sự kiện quan trọng và không thể làm tròn trách nhiệm của mình.


Vào năm 2004, Thái tử Naruhito lần đầu lên tiếng, thừa nhận việc vợ của ông bị mắc căn bệnh trầm cảm cần được điều trị trong thời gian dài. Ông mong dân chúng có thể thông cảm và tạo điều kiện để Công nương Masako mau chóng vực dậy lại tinh thần.


Mặc dù phải trải qua cuộc sống hoàng cung đầy hà khắc nhưng cả Hoàng hậu Michiko và Công nương Masako đều may mắn có được một tình yêu khắc cốt ghi tâm, là chỗ dựa vững chắc cho họ vượt qua được những giai đoạn khó khăn nhất của cuộc sống.


Dù bận rộn với công việc triều chính nhưng Nhật hoàng Akihito vẫn không quên cùng người bạn đời của mình làm những điều bình dị nhất trong cuộc sống như đọc sách, đi dạo bờ biển, chơi tennis, khiêu vũ... Nhờ có sự hậu thuẫn của chồng mà Hoàng hậu Michiko đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trên cương vị của mình suốt 30 năm qua, trở thành một mẫu nghi thiên hạ được lòng dân chúng.


Nhật hoàng Akihito luôn là một người cha mẫu mực, một người chồng hết sức tâm lý. Hơn 6o năm trôi qua, nhà vua Akihito và hoàng hậu Michiko vẫn đang sống những ngày tháng hạnh phúc bên nhau.








60 năm bên nhau, Hoàng hậu Michiko vẫn được yêu thương như thủa ban đầu.


Công nương Masako dù không thể sinh được người con trai nối dõi cho hoàng tộc và phải đối mặt với căn bệnh khó chữa nhưng hoàng hậu tương lai của Nhật Bản may mắn vẫn có một người chồng tâm lý bên cạnh. Thái tử đã giữ đúng lời hứa năm xưa, ông luôn hết lòng bênh vực và bảo vệ người vợ của mình trước sự công kích của dư luận và báo giới cũng như những luật lệ hà khắc của hoàng cung.


Vào ngày 1/5 tới đây, Công nương Masako sẽ tiến đến một bước ngoặt mới, giống như mẹ chồng của bà cách đây 30 năm trước. Nhiều người tin rằng, Công nương Masako sẽ hoàn thành tốt vai trò của mình trên cương vị mới giống như Hoàng hậu Michiko. Từ một cô gái thường dân, từng không hạnh phúc do bị áp lực trong những ngày đầu kết hôn, nhưng sau đó Hoàng hậu Michiko vẫn đảm đương được vai trò của mình.


Nhà báo Midori Watanabe, giáo sư tại Đại học Bunka Gakuen (Nhật Bản) nói: "Điều quan trọng là hai người họ ở bên nhau. Ông ấy (Thái tử Naruhito) đã hứa sẽ bảo vệ Công nương trong suốt cuộc đời. Tôi cho rằng bà ấy sẽ nỗ lực vì chồng".





Nhật hoàng và Hoàng hậu tương lai luôn bên cạnh nhau bất chấp sóng gió nơi hoàng cùng và dư luận ngoài kia.


Nguồn: Tổng hợp

Vì sao 5+5+5 khác 5x3: Bố mẹ Việt Nam ép con đi học thêm, "dìm" sự sáng tạo từ bé. Giáo dục Mỹ không bó hẹp và đó là lí do có Facebook, Google, Apple từ những người chưa học hết đại học

Sự sáng tạo không thể phát triển ở những con người luôn chỉ bó hẹp trong những không gian kiến thức mà họ suốt ngày ngồi học thuộc và làm đi làm lại cho bộ não khỏi quên. Điều này cũng lý giải vì sao mà nước Mỹ luôn có những Facebook, Google, Apple... từ những người chưa cần học hết đại học hoặc bỏ ngang PhD giữa chừng.


Ảnh minh họa: Davide Bonazzi

Hồi nhỏ, ba tôi quan niệm không bao giờ cho đi học thêm. Cho nên, lúc vào lớp 6, khi tôi vào học ở một lớp chọn, mọi thứ đều rất khó khăn với tôi, nhất là môn toán. Trong khi các bạn trên lớp đều học thêm rất nhiều, giải toán nhanh như chớp, có những con tính tôi không hiểu sao họ có thể gộp đầu, gộp đuôi lại để tính nhanh hơn. Còn tôi, mọi thứ đều phải tự bơi lội, tự mua sách về đọc thêm, tự mò làm thêm. Điểm số của tôi khá bình thường so với những bạn cùng tuổi thời đó. Khi tôi hỏi sao không cho tôi đi học thêm để điểm cao, ba tôi bảo đó là cách nhanh nhất để tước đi trí sáng tạo của trẻ con và nó làm hại tôi hơn là cái lợi trước mắt.


Lần lượt sau nhiều năm khi tôi học lên Master và PhD, lúc này tôi mới hiểu vì sao ba tôi không nên cho tôi đi học thêm. Những bài thi của cuộc đời tôi sau này khó hơn gấp nhiều lần mà không thể có trong những lần đi học thêm, đồng nghĩa với tôi chẳng thể có sự chuẩn bị nào khác ngoài việc mang những gì đã học để "brainstorm". Khi chúng ta đã cố gắng hết sức, chúng ta ít nhất sẽ không hối tiếc dù kết quả kém hay tốt.


Một lần trong buổi tán gẫu với một giáo sư, chúng tôi trò chuyện về thầy cô giáo ngày xưa. Ông bảo có một cô giáo dạy lớp 3 của ông mà ông nhớ mãi đến tận giờ khi gần 60, bởi cô ấy là cô giáo tồi nhất của ông. Trong một lần gặp một bài toán hay và ông rất hứng khởi làm cả tối để sáng hôm sau mang đến hỏi cô giáo mình làm thế này đúng hay sai. Nhưng cô giáo của ông chỉ bảo, hãy đợi đến khi cô ấy dạy tới phần này.


Ông rất thất vọng với cách giải quyết vấn đề của cô. Điều quan trọng với một học sinh, theo ông, đó là cách chúng tư duy khi gặp một vấn đề, chứ không nằm ở việc chúng được dạy những công cụ mạnh để mang ra giải quyết. Con người khác với robot ở chỗ đó. Mọi robot đều được lập trình sẵn mọi khả năng, để khi gặp vấn đề, chúng mang ra đối phó. Nhưng nếu vấn đề không nằm trong những khả năng đã lập trình sẵn, robot sẽ ngưng làm việc ngay lập tức.





Về sau, ông giáo sư có làm một bài trắc nghiệm về tính diện tích của một hình không gian rất phức tạp, nhưng ông chia chúng thành những hình tam giác, hình thang, hình bình hành khác nhau và đều cho biết diện tích của những hình đó. Ông đưa bài toán cho 2 học sinh, lớp 1 và lớp 10. Kết quả rất bất ngờ, học sinh lớp 1 lại tính được, còn học sinh lớp 10 thì vứt bài ở đấy. Khi ông hỏi từng người, ở cô bé lớp 1, mặc dù kết quả bị sai nhưng cách làm của cô bé là cộng dần dần từng hình một vào nhau để ra kết quả hình không gian cuối cùng. Còn ở cậu bé lớp 10, cậu trả lời là không biết có công thức nào để tính cho tổng diện tích đó không, và ngồi 15 phút chỉ để lục lại trong trí nhớ về sự tồn tại của công thức đó.


Phép nhân sẽ không tồn tại khi chưa có phép cộng. Bạn có thể dùng phép cộng thay cho phép nhân nếu như bạn quên mất cái bảng cửu chương. Giống như tích phân, bạn không cần học thuộc công thức của chúng nếu bạn hiểu tích phân chỉ đơn giản là tổng diện tích của các hình thang nhỏ mà thôi. Điều quan trọng nhất, bạn có thực sự hiểu kiến thức cơ bản hay không.


Tôi sợ những ba mẹ luôn ép con phải làm những thứ mà bản thân họ không làm được.


Tôi sợ những ba mẹ luôn mong con thực hiện ước mơ mà họ không thể làm được trước đây.

Tôi sợ những ba mẹ luôn thích nghĩ hộ, làm hộ cho con cái.


Con người sinh ra, hạnh phúc nhất là được làm điều mình muốn. Vậy, khi bắt con làm theo ý mình, ba mẹ có phải là người luôn mong con được hạnh phúc nhất?





Gần đây ngẫu nhiên tôi gặp trên mạng rất nhiều bài tập về... giai thừa cho các em học sinh lớp 3, lớp 4 ở Việt Nam làm tôi giật mình. Tôi biết chắc chắn các em sẽ làm được, bởi việc ép buộc ngồi học từ sáng tới tối mịt đã giúp rất nhiều học sinh Việt Nam vào được các trường chuyên, lớp chọn nhờ việc tối ngày làm đi làm lại các bài toán khó. Điều này đúng với cả người Trung Quốc.


Nhưng, dù người Trung Quốc có điểm cao GRE và TOEFL nhất trong các dân tộc sang Mỹ học Graduate, thì khi qua giai đoạn học trên lớp - nơi điểm số 100% luôn thuộc về người Trung Quốc, bước tới giai đoạn làm nghiên cứu thì chỉ sinh viên Mỹ mới là những người nghĩ ra nhiều thứ mới. Tiêu chuẩn một PhD nằm ở những sản phẩm cuối cùng.


Sự sáng tạo không thể phát triển ở những con người luôn chỉ bó hẹp trong những không gian kiến thức mà họ suốt ngày ngồi học thuộc và làm đi làm lại cho bộ não khỏi quên. Điều này cũng lý giải vì sao mà nước Mỹ luôn có những Facebook, Google, Apple... từ những người chưa cần học hết đại học hoặc bỏ ngang PhD giữa chừng.


Sức sáng tạo luôn tồn tại trong con người từ khi sinh ra. Nó tồn tại hay mất dần do những người xung quanh ảnh hưởng. Khi một em bé mới nhận thức cuộc sống, bé đặt ra nhiều câu hỏi và cũng trả lời nhiều câu đôi khi làm người lớn giật mình. Tôi thích cách các cô giáo dạy trẻ con mẫu giáo ở Mỹ hay làm mỗi khi các em bé chỉ vào một thứ và hỏi đó là cái gì, câu đầu tiên họ hay nói là: "Vậy bé nghĩ nó giống cái gì bé từng gặp hay từng nằm mơ ?". Câu hỏi rất đơn giản nhưng chúng giúp trẻ em tư duy rất tốt.


Có lần tôi chứng kiến, một em bé chỉ vào một cái vòng và cô giáo của em đã không nói nó là hình tròn, mà hỏi bé lại bé nghĩ nó là cái gì. Em bé rất hào hứng trả lời lại: "Nó giống cái hồ trước nhà của bé, giống mặt trăng trên trời, giống biển Stop trên đường" và điều bất ngờ, em bé lấy một cái dây và quấn 2 đầu lại với nhau, lấy các ngón tay bé xíu dang sợi dây dần dần thành hình tròn. Một em bé hơn 4 tuổi làm được nhiều điều hơn là chỉ nhập tâm vào đầu một cái định nghĩa khô cứng về hình tròn mà em chưa thể hiểu ở tuổi đó.





Cuộc sống không chỉ gói trong các trang giấy, cũng như cuộc đời bạn chẳng thể chỉ loanh quanh trong lớp học. Tốt nghiệp đại học hay PhD chỉ là sự khởi đầu của một chặng đường khác, mà trong đó bạn phải chuẩn bị đương đầu với nhiều khó khăn bỗng dưng xuất hiện giống như những viên mưa đá đột ngột rơi xuống đường vào những ngày giông bão. Bạn cần sự sáng tạo không chỉ trong học tập, mà sự sáng tạo giúp bạn đối đầu với mọi khó khăn.


Sức sáng tạo luôn giúp bạn chịu tự mở ra một quyển sách để đọc, tự bước chân đi tìm người khác để học hỏi, và tự tin vào những điều mình đang lựa chọn. Để những lúc bạn ra trường thất nghiệp với ngành bạn học, những lúc bạn đi làm mà không thấy lối thoát, những lúc bạn đang chán chường với xã hội xung quanh, bạn sẽ không phải ngồi than vãn mà luôn biết mình phải làm gì để bản thân thoát ra được vũng lầy mình đang đứng.


Đặt câu hỏi cho chính mình là sự khởi đầu cho việc đi tìm câu trả lời. Nơi nào có câu hỏi, nơi đó câu trả lời đang ở rất gần bạn.

Indonesia sẽ chuyển thủ đô ra khỏi Jakarta

Bộ trưởng Kế hoạch Indonesia Bambang Brodjonegoro cho biết nước này sẽ chuyển thủ đô từ Jakarta sang một thành phố khác.


Indonesia sẽ chuyển thủ đô từ Jakarta sang một thành phố khác. Ảnh: AP

Theo Bộ trưởng Kế hoạch Indonesia, dời đô là một quyết định quan trọng của Tổng thống Joko Widodo và quá trình này có thể mất 10 năm.


Tuy nhiên, địa điểm mới để thiết lập thủ đô hiện vẫn chưa được công bố. Trong khi đó, các cơ quan truyền thông đưa tin một trong những ứng viên hàng đầu là TP Palangkaraya, tọa lạc trên đảo Borneo.


Thông báo trên được đưa ra sau khi Tổng thống Widodo tuyên bố chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua, dù kết quả chính thức sẽ được công bố sau ngày 22-5.


Vì sao Indonesia quyết định di chuyển thủ đô ra khỏi Jakarta, TP có hơn 10 triệu dân?


Vị bộ trưởng nêu trên cho biết tình trạng kẹt xe ở Jakarta gây thiệt hại cho nền kinh tế nước này đến 6,8 tỉ USD. Ngoài ra, Jakarta còn là một trong những thành phố bị lún sụt nhanh nhất thế giới.


Giới nghiên cứu xác nhận nhiều khu vực rộng lớn ở thành phố này có thể bị nhấn chìm hoàn toàn dưới mặt biển vào năm 2050. Phía Bắc Jakarta đã lún xuống 2,5m trong vòng 10 năm và đang tiếp tục bị sụt lún trung bình mỗi năm 1-15cm.


Một nửa TP Jakarta hiện ở dưới mực nước biển. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là hành vi hút nguồn nước ngầm để uống và sử dụng trong sinh hoạt.

Bước qua tuổi 30, những người bạn từng là "anh em sống chết có nhau" dần trở nên nhạt nhẽo: Không cùng mức thu nhập, tình bạn dễ "đoản mệnh"

46 tuổi, tôi nhận ra rằng: Gì cũng có hai mặt. Bạn bè cũng vậy, ít càng tốt, và càng ít hi vọng thì càng đỡ thất vọng! Tạo ra một mối quan hệ thân sâu kiểu anh em sống chết có nhau, quá khó ở thời đại này




Tình bạn thật sự ngày càng hiếm?
Tôi gặp Brian – biên kịch, sống ở New York cách đây vài năm qua công việc. Điều này đưa đẩy chúng tôi tới bữa ăn tối cùng với hai bà vợ. Dấu hiệu về một tình bạn nhanh chóng hiện diện và rõ rệt.


Chúng tôi cùng thích những bài hát trong album Blonde on Blonde của Dylan, cùng mê mẩn lời thoại trong phim Chinatown. Vào lúc món tôm cà ri xanh được đưa tới, chúng tôi đang tung hứng ăn ý. Các bà vợ buộc phải xen vào: "Này các anh, có muốn lấy lại hơi chút không?".


Sau bữa tối, khi Brian và vợ bước lên chuyến tàu số 2, một ý nghĩ xảy đến với tôi. Nếu chúng tôi gặp nhau ở đại học, anh ấy đã có thể làm phù rể tại đám cưới của tôi.


Đó là chuyện cách đây 4 năm. Kể từ lần đó, chúng tôi gặp nhau 4 lần nữa. Bọn tôi là "bạn" nhưng không hẳn là bạn. Chúng tôi đã cố vượt qua rào chắn đó nhưng bị cuộc đời ngáng giữa đường.


Câu chuyện của chúng tôi không phải là hiếm.


Vào thời điểm bạn 30, 40 tuổi, nhiều người mới bước vào cuộc đời bạn, qua công việc, qua những buổi đi chơi với con, và tất nhiên là cả Facebook. Nhưng bạn bè thân thực sự, kiểu bạn mà bạn gặp ở đại học, kiểu mà bạn sẽ gọi khi gặp khó khăn, họ lại hiếm có.


Khi con người bước vào ngưỡng cửa giữa cuộc đời, những ngày thanh xuân đam mê khám phá, những ngày mà cuộc đời giống như một buổi blind date hoành tráng, đang trôi dần. Áp lực vì bận rộn, những ưu tiên thay đổi và người ta thường đòi hỏi khắt khe hơn ở bạn bè mình.


Dù bạn có bao nhiêu bạn bè đi nữa thì bóng hình định mệnh đang len lỏi vào: quãng thời gian vun vén tình bạn thân thiết, những việc mà bạn từng làm thời teen hay những năm đầu của tuổi 20, gần như là chấm dứt rồi. Đã đến lúc bạn phải chấp nhận những người bạn "xã giao": K.O.F’s (viết tắt của kind of friends: gần như là bạn), tạm thời vậy.


Nhưng đôi khi, mọi người chỉ nhận ra họ đã bỏ bê bạn bè mình như nào khi gặp phải những sự kiện lớn trong đời, ví dụ như chuyển nhà hay ly dị.





Ý nghĩ đó ập tới Lisa Degliantoni, một giám đốc tài chính về giáo dục ở Chicago, khi cô tổ chức bữa tiệc đón tuổi 39 cách đây vài tháng. Sau khi từ New York chuyển tới Evanston, Ill, Lisa nhận ra rằng cô ấy có 857 bạn trên Facebook, 509 người theo dõi trên Twitter nhưng vẫn không biết liệu có thể hoàn thiện danh sách mời cho bữa tiệc. "Tôi có làm một danh sách chi tiết về những bước ngoặt trong đời mình, đó là thời điểm tôi gặp hầu hết những người bạn của mình. Và đó chắc chắn là thời trung học và khi mới đi làm", Lisa nói.


Sau khi ly hôn ở tuổi tứ tuần, Robert Glover, một nhà vật lý trị liệu ở Bellevue, Wash nhận ra rằng nhóm bạn đã lặng lẽ vơi đi trong nhiều năm khi anh tập trung vào gia đình và sự nghiệp. "Bất ngờ thay, khi vợ bước ra khỏi cuộc đời mình, bạn mới vỡ lẽ rằng mình cô đơn" – tiến sĩ Glover, giờ đã 56 tuổi nói. "Tôi thích đến những lớp nhảy salsa hơn là cố gắng hẹn hò, tôi thích tự giới thiệu mình với mấy gã là: ‘Này, đi làm một chén đi’".


Trong nhiều nghiên cứu về các nhóm cùng độ tuổi, Laura L. Carstensen – giáo sư tâm lý, giám đốc trung tâm Stanford ở Longevity, California thấy rằng khi bước vào giai đoạn giữa cuộc đời, số lượng người mà chúng ta tương tác ít đi và ta trở nên gần gũi hơn với những người bạn hiện tại.


Thực ra, cô ấy lý giải, đó là vì bên trong con người ta có chiếc đồng hồ báo thức, nó réo lên khi có những sự kiện lớn, ví dụ như bước sang tuổi 30. Nó nhắc nhở ta rằng vòng tròn thời gian đang hẹp dần nên đó là lúc nên ngừng chuyện khám phá để tập trung vào hiện tại. "Bạn có xu hướng tập trung vào những thứ có tầm quan trọng về mặt cảm xúc với bạn. Bởi vậy bạn không còn thích thú tới tiệc cocktail nữa, bạn muốn dành thời gian bên con trẻ".





Khi những điều kiện ngoại cảnh thay đổi, thật khó để có được 3 yếu tố từng được các nhà xã hội học ở những năm 50 cho là tiên quyết trong việc xây dựng tình bạn thân thiết. Đó là: cự ly gần, những tương tác lặp lại và không theo kế hoạch, và một hình thái khuyến khích người ta cảm thấy thoải mái và thành thật với nhau, Rebecca G. Adams – giáo sư khoa xã hội học và lão khoa tại trường đại học Bắc Carolina ở Greensboro, cho biết. Điều này giải thích tại sao rất nhiều người gặp được bạn tri kỷ của mình khi học đại học, Rebecca nói.


Trong thế giới công việc, khái niệm "cự ly gần" khó có thể duy trì, khi các đồng nghiệp liên tục thay đổi vị trí, nhiệm vụ hoặc chuyển công ty. Năm ngoái, Erica Rivinoja, nữ biên kịch của series "Up all night" trên NBC, trở nên thân thiết với cô thực tập Jen, khi cùng làm việc trong dự án của nhà đài. Ngay lập tức, họ biết lịch tập gym và gu ăn uống của nhau. Không cần hỏi Jen cũng đoán được khi nào Rivinoja cần một ly cà phê, hoặc khi nào thì bạn mình cần một ly trà đá.


Rivinoja, 35 tuổi, nhớ lại: "Nhưng ngay khi dự án phim kết thúc, thật khó để gần nhau khi hằng ngày không gặp. Tụi tôi dành thời gian để thỉnh thoảng đi uống vài ly, nhưng không có những buổi chiều dài lang thang ngoài bãi biển, ngắm hoàng hôn xuống, rồi khoác vai nhau đi bar nữa."


Chỗ làm việc có thể khiến mọi người thành đối thủ, vì vậy ai cũng học cách che giấu cảm xúc, các nhược điểm và chuyện riêng tư của bản thân. Những mối quan hệ công việc thường mang tới một cảm giác máy móc. Rất khó để phân định thời điểm nào những câu chào xã giao kết thúc và khi nào thì tình bạn thực sự bắt đầu.





Khác biệt tình trạng nghề nghiệp và thu nhập càng làm phức tạp vấn đề





Adriane Duckworth, nữ giám đốc tiếp thị nay chuyển sang làm nghệ sĩ tại Hamilton, Ontario, nói: "Mọi chuyện trở nên kỳ quặc hơn khi bạn bè của bạn kiếm được quá nhiều tiền. Thậm chí kiếm ít cũng khiến mọi người xa lạ nhau." Cô vừa dự đám cưới và chúc mừng cho một cặp bạn bè khác đang quen nhau. Nhưng tự họ khiến mọi người xung quanh ít giao lưu tiếp chuyện hơn vì lúc nào cũng nói về tiền.


Duckworth, 32 tuổi, kể: "Tại đám cưới một bạn chung, khách ngồi trong bàn ai cũng phàn nàn với tôi cái cặp vợ chồng cứ hỏi xung quanh thu nhập bao nhiêu. Người kiếm ít tiền thì thấy khó chịu còn người kiếm nhiều thì cười khẩy hoặc không quan tâm".


Một lý do khác: khi mọi người xe duyên, những thách thức tăng lên theo cấp số nhân.


Các cặp vợ chồng giống như phải "kết bạn gấp đôi", Kara Baskin, một nhà báo làm việc ở Boston, nói: "Bạn vừa lo cô ấy có hợp gu mình không, vừa lo chồng cô ấy thích bạn, vừa lo chồng bạn thích cô kia, hoặc có khi 2 anh chồng thích nhau"


Cách đây không lâu, Baskin mời vợ chồng đối tác mới đến nhà ăn tối. Nhưng người vợ dè dặt bởi căn nhà ốp gỗ mới chuyển đến của cô hay bữa tối cùng spaghetti. Cô chia sẻ: "Về cơ bản rõ ràng vợ anh ấy đã ‘bị’ mời đến tham dự. Chị ấy ngồi vào cái ghế bếp Ikea ở nhà tôi như kiểu đang hạ mình xuống mỏ than."


Sau món tráng miệng, cặp vợ chồng nhanh chóng rời đi. Ngày hôm sau tại nơi làm việc, người chồng lập tức bào chữa cho vợ mình đang mệt mỏi. "Không nói ra nhưng chúng tôi sẽ không tìm đến công ty của họ nữa", Baskin nói.





Có thêm trẻ em vào, câu chuyện lại càng được đẩy đi xa hơn
Đột nhiên cả tá phụ huynh vây quanh bạn, nhưng mối quan hệ lại tụt xuống mức dễ vỡ nhất, như diễn viên hài độc thoại Louis CK: "Anh và em xa lạ. Duyên không thể chọn nhau. Con chúng mình cùng lớp. Ước chung đường về sau"


Nếu một phụ huynh cố bắt chuyện, kiểu quan hệ này cũng chỉ là tạm thời - và tùy thuộc nhiều vào tính tình mấy đứa trẻ.


Caryl Lyons, 44 tuổi, chuyên tổ chức sự kiện ở Danville, California. Cô và chồng từng rất thân với một cặp phụ huynh khác. Nhưng tình bạn giữa hai gia đình gặp rắc rối khi hai cậu con trai của họ nghỉ chơi nhau. Cô Lyons kể, giờ khi hai gia đình lên kế hoạch tổ chức tiệc BBQ ngoài trời, con trai cô sẽ lập tức hỏi: "Con mời bạn khác nữa được không?


Thế giới quan thay đổi
Các yếu tố bên ngoài không phải là rào cản duy nhất. Sau 30, người ta thường trải qua những thay đổi nội tâm trong cách họ tiếp cận tình bạn. Hành trình tự khám phá giúp ta hiểu bản thân hơn, vì vậy ta trở nên khó tính hơn về những người mình quyết định ở bên.


Marla Paul, tác giả của cuốn "The Friendship Crisis: Finding, Making, and Keeping Friends When You’re Not a Kid Anymore" (Khủng hoảng tình bạn: tìm-quen-giữ bạn khi ta không còn trẻ) viết: "Tiêu chuẩn làm bạn thấp hơn khi chúng ta trẻ, ta sẵn sàng làm quen với hầu hết mọi người chỉ vì một ly margarita"


Những kẻ gia trưởng, nữ hoàng rắc rối, người ích kỷ: họ dĩ nhiên xứng đáng với việc càng ngày càng ít bạn bè hơn.


Thayer Prime, một cố vấn chiến lược 32 tuổi sống ở London, đã phát triển một thang điểm vui tươi, với mức tối đa 100 là "BFF – best friend forever". Cô thử xếp điểm những người bạn mới khi họ có hành vi phiền toái hoặc nói dối. Đa số họ kết thúc trong khoảng từ 30 đến 60, số ít khác tuy cao nhưng vẫn thấp điểm hơn một người quen.


Cô giải thích cách tính của bản thân: "Bạn gặp ai đó thực sự tốt, nhưng nếu họ một lần không nghe máy và không gọi lại, hãy giảm xuống còn 90, nếu hai lần như thế, thì 50. Nếu họ đến muộn trong lần hẹn đầu, thì điểm chỉ còn 10. Tất nhiên mọi người có thể cho điểm cộng với hành động tốt."


Va chạm, trải qua nhiều thứ, nhiều người mang quan điểm khắt khe hơn về tình bạn.


Quay lại gã bạn của tôi, Brian, người viết kịch, chính hắn cũng nhận xét: "Khi còn trẻ, cậu có thể xác định điều gì thực sự có ý nghĩa, để trở thành bạn bè một cách nghiêm túc hơn." (Thú vị là hắn, Brian Koppelman, từng là đồng sản xuất của "Solitary Man"(2010), bộ phim về một người đàn ông trung niên cố gắng thân thiết lại với bạn bè và gia đình).


"Tình bạn của tao được xây dựng từ các tiểu thuyết "Bố già" và "Diner", hắn nói. "Bạn bè tao cũng xem như anh em một nhà, bất cứ điều gì nằm ngoài lòng trung thành tuyệt đối đều có nghĩa là khai trừ khỏi nhóm".


Khi chúng ta cùng già đi, kiểu mô hình "mafia" đó dĩ nhiên trở nên phi thực tế.





Muôn cách xử lý khủng hoảng
Đến một thời điểm, bạn đã trải qua hết cảm giác của các mối quan hệ mệt mỏi hoặc thất bại. Bạn nắm rõ trách nhiệm của việc tung hứng ba trái bóng công việc, gia đình và bạn bè cùng lúc. Bạn giỏi hơn trong việc tiết chế xúc cảm với những người mới. Koppelman, 46 tuổi, nói: "Gì cũng có hai mặt. Bạn bè cũng vậy, ít càng tốt, và càng ít hi vọng thì càng đỡ thất vọng."


"Tất nhiên tôi không bao giờ hạ tiêu chuẩn bạn bè xuống", ông nói. "Nhưng giờ tôi dùng từ ‘bạn bè’ theo nghĩa rộng. Tạo ra một mối quan hệ thân sâu kiểu anh em sống chết có nhau, quá khó ở thời đại này."


Một số chấp nhận giảm bớt kỳ vọng về bạn bè. Cô Lisa Degliantoni nói về chiến lược hiện tại: "Tôi tìm cách tiếp cận hiệu quả hơn, tập trung những người có chung quan điểm, sở thích và chỉ chia sẻ những thứ thật cần thiết. Tôi có một người bạn uống cocktail, một người bạn đọc sách, một người chia sẻ cách nuôi dạy con, vài người bạn bóng rổ, một hàng xóm thân và một người bạn tập gym."


"Nó dễ lấp đầy cuộc sống của tôi hơn là tìm cho ra một nhóm bạn thân" - cô nói


Một số người chọn phương án quay ngược đồng hồ để sống lại tuổi 20.


Dave Cervini là một giám đốc đài phát thanh. Anh đến New York năm 30 tuổi. Anh thấy cô đơn đến nỗi quyết định sẽ đi bộ hàng ngày cùng con mèo của mình ở Central Park, hi vọng gặp được một người nói chuyện cùng. Toàn tìm được những ánh nhìn tò mò, anh quyết định lập ra tổ chức "Mạng xã hội New York", một nhóm hoạt động giúp mọi người gặp gỡ nhau. Nhóm đã phát triển thành công ty sự kiện với hơn 2.000 thành viên, hầu hết đều ngoài 30 với khoảng 200 người trong số đó là thành viên tích cực.


Anh chia sẻ: "Cần chút can đảm để mọi người có bước đi đầu tiên. Hi vọng rằng tôi đang giúp mọi chuyện dễ dàng hơn, bằng ví dụ từ chính bản thân mình."


Với tinh thần đó, gần đây tôi đã gọi cho Brian. Tụi tôi đùa về việc hai thằng cùng bận đến nỗi chẳng có thời gian để hẹn hò nhau hay chuẩn bị một bữa tối lãng mạn chứ khuya thế này thì nhà hàng đóng cửa mất rồi.


Đã ba tháng kể từ thời điểm ấy trôi qua.


(NYtimes, Tâm lý học tội phạm)

Đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu, thêm ngày nghỉ trong năm

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa công bố lấy ý kiến cho dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) với nhiều nội dung quan trọng được điều chỉnh như mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa, điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu và bổ sung ngày nghỉ lễ trong năm.

Ban soạn thảo đề xuất, kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ.

Điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu

Theo dự thảo, để đảm bảo việc tăng tuổi nghỉ hưu phù hợp với quy mô, cơ cấu, chất lượng, thể trạng sức khỏe và tuổi thọ của người lao động Việt Nam, tránh việc phải điều chỉnh đột ngột lên mức quá cao trong tương lai, đảm bảo góp phần ổn định chính trị - xã hội, Ban soạn thảo đề xuất 2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu như sau:


Phương án 1: Kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.


Phương án 2: Kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 4 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 6 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.


Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, qua khảo sát, đánh giá và tham vấn ý kiến của các bên trong quá trình soạn thảo, đa số ý kiến đề xuất chọn phương án 1. Cả hai phương án quy định trong dự thảo đều có lộ trình tăng chậm, tuy nhiên, phương án 1 là phương án có ưu điểm hơn, phòng tránh cao hơn các rủi ro khi điều chỉnh tuổi đối với thị trường lao động, tránh gây sốc thị trường lao động, giữ được ổn định xã hội và phù hợp với thông lệ quốc tế.


Bổ sung 1 ngày nghỉ lễ 27/7


Dự thảo đề xuất bổ sung 1 ngày nghỉ lễ là Ngày Thương binh, Liệt sỹ (ngày 27/7 dương lịch). Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng đề xuất này phù hợp với truyền thống, văn hóa và đạo lý dân tộc, nguyện vọng của nhân dân.


Việc có một ngày nghỉ để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bày tỏ sự tri ân đối với không chỉ những người có công đã hy sinh xương máu để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc mà còn là một thông điệp để thể hiện sự tri ân đối với những người có công trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước phồn vinh kể từ nay về sau.


Đồng thời, chọn ngày 27/7 là ngày nghỉ lễ sẽ nâng tầm của ngày Thương binh, liệt sỹ, với ý nghĩa tri ân tất cả những người có công với đất nước, với cách mạng, với các bậc tiền bối, với cha mẹ, người sinh thành, nuôi dưỡng và tôn vinh giá trị văn hóa Việt Nam.


Về thời gian nghỉ Tết Âm lịch, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, quy định nghỉ Tết trong Bộ luật Lao động 2012 đã được thực hiện từ 01/5/2013 và đã được đa số nhân dân ủng hộ.


Tuy nhiên có ý kiến cho rằng kỳ nghỉ Tết Âm lịch của Việt Nam là dài so với một số quốc gia trong khu vực, có thể làm ảnh hưởng gián đoạn kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gia công sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu, hiệu quả thực hiện công việc không cao sau khi trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết dài.


Thực hiện Nghị quyết Phiên họp thường kỳ tháng 01/2019 của Chính phủ giao "Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất cách thức nghỉ Tết Nguyên đán mới, bảo đảm vui tươi, đầm ấm, thiết thực và hiệu quả", Ban soạn thảo đưa ra 2 phương án về thời gian nghỉ Tết Âm lịch:


Phương án 1 (giữ nguyên hiện hành): Người lao động được nghỉ 05 ngày Tết Âm lịch; nếu ngày nghỉ Tết âm lịch trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì được nghỉ bù vào ngày kế tiếp".


Phương án 2: Người lao động được nghỉ 05 ngày Tết Âm lịch; nếu ngày nghỉ Tết Âm lịch trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì không được nghỉ bù"


Quá trình thảo luận và tham vấn ý kiến chuyên gia, đa số ý kiến thể hiện sự đồng thuận với phương án 1.


Mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa


Cũng tại dự thảo này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa. Theo đó, Ban soạn thảo cho rằng, Bộ luật Lao động hiện hành quy định số giờ làm thêm tối đa của người lao động là không quá 50% số giờ làm việc bình thường/ngày, 30 giờ/tháng và tổng số không quá 200 giờ/năm, trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ/năm.


Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động và tăng sự linh hoạt trong bố trí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người lao động mong muốn nâng giới hạn giờ làm thêm để có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, Ban soạn thảo thấy rằng việc mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ tối đa là cần thiết và áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt, đối với một số ngành nghề sản xuất kinh doanh nhất định.


Tại dự thảo, Ban soạn thảo đề xuất mức mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt này sẽ tăng thêm 100 giờ/năm so với hiện hành: từ tối đa 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm.


Và để khắc phục những tác động tiêu cực về làm thêm giờ và bảo đảm sức khỏe trước mắt cũng như lâu dài cho người lao động, dự thảo quy định: Trong mọi trường hợp huy động làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động. Chỉ khi được người lao động đồng ý thì mới được huy động làm thêm giờ. Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác…

30 tuổi vẫn chưa tìm ra định hướng của cuộc sống nhưng 4 câu nói đơn giản đã đánh thức bản lĩnh khôn ngoan trong tôi

Để tránh khỏi những ngã rẽ nguy hiểm, chúng ta ai cũng cần hiểu sâu sắc đạo lý nằm trong 4 câu nói định hướng khôn ngoan sau.




Ở tuổi 20 - 30 xây dựng sự nghiệp, nếu có thể gặp được một người thầy tốt để dìu dắt và định hướng, đây chính là chuyện hạnh phúc của cả đời người. Vào thời điểm bắt đầu, chúng ta cần xác định rõ phương hướng phát triển mới có thể tránh khỏi những ngã rẽ nguy hiểm. Trong khoảnh khắc quan trọng ấy, nếu bị ảnh hưởng bởi những quan niệm sai lầm, chúng ta sẽ lạc trong đó mà khó có thể tự mình thoát ra. Để rồi đến nền móng xây xong mới nhận ra đặt sai một viên gạch, tất cả công sức từ trước đến giờ bỗng trở thành vô nghĩa. Vì vậy, bốn câu nói cực kỳ sâu sắc của Đại sư Nam Hải, một trụ cột quan trọng trong lĩnh vực Phật giáo Trung Quốc, đã trở thành kim chỉ nam có tác dụng đưa đường dẫn lối rất nhiều thế hệ cho đến tận bây giờ.


01. Hậu phúc hưởng quá, đánh mất đức hạnh


Có một vị bác sĩ già trong viện được chúng tôi gọi là Vương đại y, cả đời ông làm trong ngành Y hơn 20 năm, chỉ chữa bệnh miễn phí cho người khác mà không thu lấy một đồng tiền thăm hỏi. Cho dù những người khỏi bệnh tới biếu tặng, ông cũng luôn dùng phương thức của mình để đem đi quyên góp, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn xung quanh. Ông từng nói: "Tiền tài là tai họa, còn tôi chỉ mong được hưởng phúc mà thôi."


Ngày nay, xã hội tràn ngập thị phi và ngày càng nặng nề, người người cạnh tranh với nhau bất chấp mọi thủ đoạn chỉ vì lợi ích và tiền tài. Trong khi chất lượng cuộc sống đang ngày càng nâng cao thì chỉ số hạnh phúc lại không ngừng giảm xuống, đức hạnh con người dần đánh mất, khiến chúng ta không thể không sống trong sự cảnh giác cao độ mỗi ngày. Cho dù ai ai cũng nỗ lực kiếm tiền mua nhà mua xe, cho con học trường tư cao cấp, ngày ngày ăn sung mặc sướng nhưng trên mặt họ luôn tràn đầy phiền não và vất vả. Không ngừng giãy giụa trong một xã hội trọng vật chất, chúng ta dần dần coi thường những giá trị đức hạnh và tự làm tổn hại phúc báo của chính mình.


Chính vì vậy, càng là người nghĩ thoáng được như Vương đại y, không cần nhà cao cửa rộng, đưa đón xe hơi, tiền tài vật chất, họ càng hiểu được cuộc đời hạnh phúc nhất là khi có thể bảo vệ chính mình, trí tuệ thông thấu và bồi dưỡng phúc đức về sau.





02. Danh tiếng hưởng quá, đánh mất chính mình
Khi còn nhỏ, ước mơ của tôi là trở thành một giáo viên được dạy dỗ và giáo dục trẻ em nên người. Những người của thời đại chúng tôi đều như vậy, ai cũng lấy giáo viên, bác sĩ, quân nhân, cảnh sát, nhà khoa học hoặc là một nghề nghiệp nào đó làm ước mơ cho mai sau. Tuy nhiên, ở thế kỷ hiện đại bây giờ, với sự phát triển rộng rãi của mạng lưới Internet, ước mơ của lũ trẻ khi được hỏi đã biến thành minh tinh, diễn viên hoặc người nổi tiếng...


Thời đại thay đổi, tâm trí của trẻ em cũng thay đổi theo và sự bất đồng, điên cuồng của thời đại này cũng ngày một lộ rõ. Là một giảng viên, người ta cũng yêu cầu tôi phải có tầm ảnh hưởng và sự nổi tiếng nhất định mới có thể đứng trên lớp để giảng bài. Chính vì vậy, tất cả mọi người xung quanh đều không ngừng tìm kiếm các biện pháp để trở nên nổi tiếng bằng mọi giá, thậm chí phải đánh đổi bằng danh dự.


Tuy nhiên, sự nổi tiếng mất đi có thể tìm lại được, nhưng danh dự mất đi chính là mất đi vĩnh viễn. Hành động hủy hoại danh dự cũng chính là hủy hoại cả con người, là rào cản khiến chúng ta không thể tiến thân xa hơn và không thể giành được niềm tin từ mọi người xung quanh. Vì một chút danh tiếng, chúng ta có thể tâm sinh kiêu ngạo. Nhưng bao nhiêu người đã bị hủy hoại vì chính sự kiêu ngạo vô tri ấy? Bởi vậy, hãy thường xuyên tự hỏi chính mình, tự suy ngẫm về bản thân, đánh thức sự khiêm tốn và nâng cao ý chí tiến thủ của bản thân để nỗ lực hướng đến một giá trị cuộc đời tốt đẹp hơn là danh tiếng phù phiếm.





03. Dưỡng sinh làm quá, bệnh tật khó tiêu


Có người nói rằng, ngồi không có thể sinh ra bệnh tật, dưỡng sinh quá độ cũng có thể đến tới tai ương. Câu nói này hoàn toàn không sai với một cụ ông đã 90 tuổi ở trong làng chúng tôi. Cho dù tuổi tác đã cao, thân thể cụ vẫn rất khỏe mạnh, mỗi ngày cụ vẫn tự ra đồng cày mấy mẫu ruộng của mình, vừa làm việc vừa vui vẻ hát ca. Cụ từng nói: "Thân thể là để phục vụ mình chứ không phải mình phục vụ thân thể."


Có thể thấy rằng, nếu một ngày mà chúng ta phải phục vụ thân thể thì chứng tỏ, cơ thể đã không còn đủ sức lực hoạt động và sắp sửa tới thời điểm "nghỉ hưu". Chính vì vậy, điều quan trọng nhất bây giờ là phải sử dụng cơ thể của mình cho tốt để cuộc sống được thoải mái hơn, tâm trí và đầu óc cũng ngày càng khỏe mạnh hơn, từ đó gián tiếp nâng cao giá trị thể chất từ bên trong.


04. Thuận lợi hưởng quá, phát triển không xong


Nhìn lại những năm vừa qua, tôi nhận ra khoảng thời gian mình trưởng thành nhanh nhất chính là những lúc mình gặp khó khăn nhiều nhất. Còn những ngày an nhàn thuận lợi, gần như chẳng để lại chút ấn tượng nào trong tôi. Nhiều khi, chỉ một ngày trôi qua chúng ta cũng có thể trưởng thành và học hỏi được nhiều hơn suốt nhiều năm cộng lại. Điều này giúp cho tôi hiểu được rằng, muốn tăng trưởng năng lực, phải vượt qua khó khăn, muốn tăng trưởng trí tuệ, phải yêu cầu cực khổ.


Thay vì oán hận cuộc đời mang đến quá nhiều vất vả, bất công, chúng ta cần cảm ơn vì đó chính là cơ hội để nâng cao năng lực và trí tuệ của mình. Chính vì vậy, mỗi khi gặp được phiền toái, tôi đều tự nhủ với chính mình rằng: Cơ hội để trưởng thành đã tới rồi đây, món quà của ông trời mang đến đã tới rồi đây, vượt qua khoảng thời gian này, ta sẽ đạt tới một đỉnh cao mới!

Cách hôn lễ 5 ngày, tôi bàng hoàng phát hiện mình mắc ung thư dạ dày: Thói quen tự "bắt bệnh" và tự uống thuốc khiến tôi phải nhận trái đắng ở tuổi 28!

"28 tuổi nhận bản án ung thư thật sự kinh khủng. Ôm đồm quá nhiều thứ, muốn thực hiện quá nhiều kế hoạch lớn lao mà quên đi sức khỏe của chính mình. Thế nên tôi đang phải trả giá đắt. Nếu các bạn trẻ có 2 thói quen tai hại giống như tôi, xin hãy thay đổi ngay trước khi tử thần gõ cửa".




Chỉ vài ngày nữa là bước vào lễ đường, sánh bước cùng cô dâu trong ngày trọng đại nhất cuộc đời, thế nhưng chỉ một cơn đau bụng dữ dội xảy ra vào đêm hôm trước, hạnh phúc ấy buộc phải trì hoãn. Đó là trường hợp của Tiểu Ngô (28 tuổi, Vũ Hán, Trung Quốc).


Chẳng là vài tháng trở lại đây, Tiểu Ngô thường xuyên bị đau bụng. nhưng anh đơn thuần cho rằng bản thân bị đau dạ dày do làm việc căng thẳng và sinh hoạt không điều độ. Để đối phó với cơn đau, Tiểu Ngô tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc dạ dày để uống. Thực tế, những viên thuốc ấy giúp cơn đau của Tiểu Ngô vơi đi đáng kể. Anh càng tự tin cho rằng sức khỏe của mình không có gì đáng lo ngại.





Chỉ tới khi cách lễ cưới 5 ngày, Tiểu Ngô thấy đau dữ dội ở vùng dưới thượng vị, đến mức chân tay bủn rủn, ngã gục xuống sàn. Gia đình anh nhanh chóng đưa vào bệnh viện để cấp cứu. Sau khi xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán ban đầu là do viêm loét dạ dày. Trong khi đợi kê đơn thuốc cho bệnh nhân, kết quả siêu âm trả về cho thấy có một khối u bất thường xuất hiện trong dạ dày của Tiểu Ngô. Qua nhiều lần nội soi và phân tích, các bác sĩ phát hiện Tiểu Ngô đã mắc bệnh ung thư dạ dày, đang ở giai đoạn 2.


Khối u này khá nghiêm trọng, do hình thành trong cơ thể đã lâu nên cần phải nhờ đến các phương pháp hóa trị và xạ trị để điều trị trong một thời gian dài. Lúc này, Tiểu Ngô mới vỡ lẽ, ân hận, giá như bản thân không chủ quan, quá coi thường bệnh tật... thì đã không để khối u phát triển và biến thành khối ác tính nguy hiểm như hiện tại.


Phát hiện trọng bệnh vào lúc không ngờ nhất, Tiểu Ngô rất suy sụp. Đương nhiên, hôn lễ phải tạm hoãn để dành thời gian và tâm sức cho việc điều trị. Tiểu Ngô đã ngồi rất lâu, tự vấn lại nguyên nhân khiến anh mắc phải căn bệnh chết người này.


Qua chia sẻ từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày của Tiểu Ngô, bác sĩ đã tìm ra 2 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư dạ dày đó là uống thuốc bừa bãi và ăn đồ ăn không lành mạnh.


Nguyên nhân chính dẫn đến ung thư dạ dày
1: Uống thuốc bừa bãi





Tiểu Ngô chia sẻ: "Tôi thường xuyên gặp vấn đề với dạ dày của mình nhưng lại rất sợ đến bệnh viện. Thú thật là vì ngại tốn kém chi phí điều trị và mất thời gian. Do đó, tôi thường tự mua thuốc chữa đau dạ dày ở ngoài hiệu thuốc về uống. Điều này giúp cho cơn đau dạ dày của tôi qua nhanh hơn. Tôi không thể ngờvViệc lạm dụng thuốc đã gây nên những tổn hại không thể cứu chữa tới dạ dày của mình".


Theo như Tiểu Ngô kể, hướng dẫn sử dụng trên bao bì, một ngày chỉ được uống 2 viên nhưng vì muốn tăng hiệu quả, anh đã uống tới 3 - 4 viên/ngày. Sau một thời gian dài uống thuốc "vô tổ chức" như vậy, chức năng dạ dày của Tiểu Ngô bị rối loạn nghiêm trọng, kéo theo đó còn gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Và cũng vì không dám đi khám nên Tiểu Ngô đã để bệnh ung thư dạ dày hình thành trong cơ thể mình suốt một thời gian dài.


"Thói quen dùng thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ và tự ý "bắt bệnh" cho bản thân đã khiến tôi phải trả giá", Tiểu Ngô ân hận.


2: Thường xuyên ăn đồ chiên rán, làm việc thiếu khoa học





Vốn là một người rất giản dị và tiết kiệm nên Tiểu Ngô đã tích góp tiền lương trong vài năm gần đây. Anh thường xuyên làm việc tăng ca đến tối muộn và ăn uống không theo giờ giấc cố định. Để cắt giảm chi phí ăn uống, Tiểu Ngô thường đặt mua đồ ăn nhanh trên mạng. Đa phần là những món như hamburger, gà rán, nước ngọt...

Cũng vì là một người rất thích đồ ăn nhanh nên Tiểu Ngô đã ăn những món này liên tục trong suốt thời gian dài để tiết kiệm chi phí dành tiền lấy vợ. Cứ như vậy, anh chàng này đã duy trì thói quen ăn uống xấu của mình suốt 2 năm và chính nó cũng góp phần gây ra bệnh ung thư dạ dày mà Tiểu Ngô không ngờ đến.


Ngoài Tiểu Ngô thì giới trẻ thời nay cũng thường chủ quan trong việc ăn uống, điển hình như ăn uống không đúng bữa, hay bỏ bữa trong ngày hoặc ăn uống không đủ dinh dưỡng, ăn thực phẩm không lành mạnh... Với một người trẻ tuổi giống như Tiểu Ngô nếu phát hiện bệnh sớm thông qua những triệu chứng cảnh báo thì có thể kịp thời điều trị bệnh ung thư chứ không để bệnh tiến triển xấu giống như anh.


Ngoài 2 thói quen trên, bạn cũng nên nắm rõ một số thói quen ăn uống khác có thể làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày:


- Ăn nhiều món cay nóng.


- Ăn chung bát đũa với người khác (đặc biệt là người mắc bệnh ung thư dạ dày).


- Ăn mặn thường xuyên.


- Uống nhiều rượu bia.


- Ăn đêm thường xuyên





Một vài triệu chứng giúp nhận biết bệnh ung thư dạ dày từ sớm:
- Chán ăn, dễ no và đầy bụng dù chỉ ăn rất ít trong ngày.


- Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân.


- Buồn nôn và nôn (có thể lẫn máu).


- Hay bị khó chịu, đau vùng rốn hoặc đau nhiều sau khi ăn.


- Bị ợ nóng, đầy hơi, khó tiêu...


- Cơ thể mệt mỏi, uể oải.


- Đại tiện ra phân có lẫn máu.


Tuân thủ các nguyên tắc sau để ngăn ngừa căn bệnh ung thư dạ dày hình thành:
- Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi trong chế độ ăn hàng ngày.


- Tập luyện đều đặn hàng ngày để nâng cao sức đề kháng.


- Hạn chế ăn nhiều thịt đỏ, đồ muối chua, đồ ăn đã qua chế biến.


- Ăn uống đúng giờ đúng bữa (sáng trước 7 giờ, trưa trước 12 giờ và tối trước 19 giờ).


Tiểu Ngô nhắn nhủ: "28 tuổi nhận bản án ung thư thật sự kinh khủng. Còn quá nhiều thứ tôi muốn thực hiện mà quên đi sức khỏe, trong khi đó mới là thứ tôi cần bảo vệ, chăm sóc nhất. Nếu các bạn trẻ có thói quen tai hại giống như tôi, xin hãy thay đổi ngay trước khi tử thần gõ cửa".

Gia tộc giàu nhất Thái Lan “phất” lên như thế nào?

Năm 1921, Chia Ek Chor rời khỏi ngôi làng xơ xác vì bão ở miền Nam Trung Quốc để bắt đầu một cuộc đời mới ở Thái Lan...


Gần 1 thế kỷ sau, gia đình của Chia Ek Chor đã trở thành gia tộc giàu có nhất ở Thái Lan, và con cháu của ông đang có mối quan hệ kinh tế rất gần gũi với Trung Quốc.


Theo hãng tin Bloomberg, con trai của ông Chia Ek Chor là ông Dhanin Chearavanont hiện đang giữ cương vị Chủ tịch cấp cao của Charoen Pokphand Group, hay còn gọi là CP Group, một tập đoàn đa lĩnh vực với hoạt động kinh doanh trải rộng từ sản xuất thức ăn chăn nuôi, thịt gia cầm, tôm, cho tới viễn thông.


Không chỉ là công ty thức ăn chăn nuôi lớn nhất thế giới, CP còn nắm vai trò trung tâm trong một kế hoạch tham vọng nhằm biến khu vực bờ biển phía Đông của Thái Lan thành một trung tâm công nghệ với tàu cao tốc, mạng 5G, và các nhà máy sản xuất ôtô thông minh.


Kế hoạch có tên gọi Hành lang Kinh tế phía Đông (EEC) là một chương trình chủ lực của chính quyền Thái Lan nhằm thu hút vốn đầu tư từ Nhật Bản và các công ty Trung Quốc như Alibaba và Huawei để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Năm ngoái, kinh tế Thái Lan tăng trưởng 4,1%, mức tăng thấp nhất ở khu vực Đông Nam Á.


EEC là một phần trong sáng kiến Vành đai và Con đường của Chính phủ Trung Quốc. Trong đó, chính quyền quân sự của Thái Lan hiện đã cam kết 1,7 nghìn tỷ Baht, tương đương 53 tỷ USD, cho các dự án hạ tầng thuộc 3 tỉnh Chachoengsao, Chonburi và Rayong. Ở thời điểm hiện tại, đây là 3 tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh nhất ở Thái Lan.


CP Group hiện giữ vai trò là mạch dẫn chính cho vốn đầu tư Trung Quốc vào EEC. Một liên minh do CP đứng đầu, bao gồm Tổng công ty Xây dựng đường sắt Trung Quốc (CRCC) đã tham gia đấu thầu một dự án đường sắt dài 200 km, trị giá 225 tỷ Baht nối giữa hai sân bay quốc tế ở Bangkok và một sân bay khác ở Pattaya với một khu công nghiệp ở bờ biển phía Đông. Nhóm này cũng đang tham gia đấu thầu một dự án khu sân bay.

Các nhà đầu tư Nhật Bản như Hitachi là những công ty rót vốn sớm nhất vào EEC, nhưng mối quan hệ gần gũi của Trung Quốc với CP Group đang giúp khu vực này thu hút các dự án công nghệ - theo ông Kanit Sangsubhan, Tổng thư ký Văn phòng EEC. Năm 2018, Trung Quốc đã trở thành nước có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được phê chuẩn nhiều thứ ba tại Thái Lan, sau Nhật Bản và Singapore.


"Làn sóng tiếp theo sẽ tập trung vào công nghệ cao, lĩnh vực mà Trung Quốc đang mạnh", ông Kanit nói.


Các dự án hợp tác của CP Group tại EEC trải rộng từ lĩnh vực ôtô tới bất động sản. Năm 2017, tập đoàn này công bố mở một nhà máy sản xuất ôtô liên doanh với SAIC Motor của Trung Quốc. Tiếp đó, CP hợp tác với Công ty Xây dựng Quảng Tây phát triển một dự án khu công nghiệp dành cho nhà đầu tư Trung Quốc.


Huawei hiện đang đầu tư vào dự án thử nghiệm mạng 5G ở Thái Lan. True Corp., một công ty được CP hậu thuẫn, đang hợp tác với Huawei để triển khai một phòng thí nghiệm về Internet vạn vật (IoT), đồng thời đã sử dụng thiết bị Huawei để trở thành nhà cung cấp mạng 4G đầu tiên tại Thái Lan.


Trong một động thái cho thấy EEC đề cao việc thu hút các "đại gia" công nghệ Trung Quốc, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-Ocha năm ngoái đã tiếp tỷ phú Jack Ma của Alibaba và ký một thỏa thuận về "trung tâm kỹ thuật số thông minh" tại EEC. Mới đây, Alibaba ký thêm nhiều thỏa thuận về EEC, bao gồm tăng cường xuất khẩu gạo và sầu riêng của Thái Lan thông qua hệ thống thương mại điện tử của Alibaba.


Theo ước tính của Bloomberb Billionaires Index, nhà Chearavanont sở hữu khối tài sản 20,9 tỷ USD, giàu nhất ở Thái Lan. Trong khối tài sản này có cổ phần của CP Group trong công ty bảo hiểm Trung Quốc Ping An, với giá trị đã tăng gấp 3 lần kể từ khi CP mua cổ phần này vào năm 2012.


Vị thế của nhà Chearavanont hiện nay cho thấy gia tộc này đã tiến xa đến đâu kể từ khi Chia Ek Chor nhập khẩu hạt giống để bán cho nông dân Thái Lan. Năm 1946, Chia Ek Chor lấy họ Thái Lan là Chearavanont và đặt tên cho công ty gia đình là Charoen Pokphand, trong tiếng Thái có nghĩa là "mang thịnh vượng đến cho người tiêu dùng".


Bằng cách tiến từng bậc trong chuỗi thức ăn - từ sản xuất các loại nông sản làm thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm đóng gói, cho tới sở hữu các siêu thị - nhà Chearavanont đã xây dựng nên "đế chế" của mình, theo giáo sư William Kirby của Trường Kinh doanh Harvard, một người nghiên cứu về CP Group.


Tập đoàn này là một trong những nhà đầu tư Thái Lan đầu tiên rót vốn vào Thâm Quyến khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa kinh tế thời ông Đặng Tiểu Bình, và tiếp tục mở rộng các lợi ích kinh doanh với Trung Quốc.


"Giờ đây, CP đã là một tập đoàn đa lĩnh vực", ông Kirby nói. "Đầu tiên là ở Thái Lan, với lợi ích trong các ngành nông nghiệp, viễn thông, cửa hàng tiện ích 7-Elevens, và nhiều thứ khác. Rồi tới Trung Quốc".

Sữa Việt Nam chuẩn bị được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc: Cuộc chơi mới của Vinamilk, TH True Milk và ...Masan

Tổng giám đốc Vinamilk bà Mai Kiều Liên cho rằng sự sụt giảm của ngành sữa trong năm 2018 là ngắn hạn và dự kiến ngành sữa Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để tăng trưởng bền vững trong dài hạn.




Thị trường 1,4 tỷ người tiêu dùng


Cuối tháng 4/2019, trong dịp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự diễn đàn cấp cao hợp tác "Vành đai và con đường" tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Việt Nam Nguyễn Xuân Cường và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải Quan Trung Quốc đã ký 3 văn kiện hợp tác quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp. Đáng chú ý nhất là Nghị định thư về yêu cầu thú y và sức khỏe cộng đồng đối với các sản phẩm sữa của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Điều này là cơ sở pháp lý rất quan trọng tạo điều kiện cho sữa của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang thị trường giàu tiềm năng với 1,4 tỷ người tiêu dùng.


Đây là một thông tin cực kỳ đáng giá cho các công ty sữa của Việt Nam bởi Trung Quốc đang là quốc gia nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa lớn nhất thế giới.


Theo báo cáo của World&Research, với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng mức sống của người dân Trung Quốc, mức tiêu thụ sản phẩm sữa bình quân đầu người ở Trung Quốc liên tục tăng. Trong năm 2017, mức tiêu thụ của các sản phẩm sữa ở Trung Quốc đạt khoảng 31,79 triệu tấn, với tốc độ tăng trưởng kép CAGR khoảng 2,7% từ năm 2013 đến 2017. Tuy nhiên sản lượng sản phẩm sữa ở Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ CAGR chỉ 2,1% trong cùng kỳ. Những lý do chính cho sự tăng trưởng chậm chạp bao gồm: (1) Chi phí sản xuất sữa trong nước ở Trung Quốc cao hơn mức trung bình toàn cầu do bị ảnh hưởng bởi chi phí thức ăn, lao động và đất đai, và lợi nhuận thấp kìm hãm sự tăng trưởng sản xuất; và (2) Người dân Trung Quốc thiếu niềm tin vào các sản phẩm sữa trong nước vì các sự cố an toàn xảy ra thường xuyên trong ngành sản phẩm sữa của Trung Quốc trong thập kỷ gần đây.


Theo Hải quan Trung Quốc, năm 2018, khối lượng nhập khẩu các sản phẩm sữa (bao gồm sữa bột, sữa nước, phomai...) tại Trung Quốc đạt 2,74 triệu tấn, tăng 7,8% so với cùng kỳ; giá trị nhập khẩu đạt 10,65 tỷ USD, tăng 14,80% so với cùng kỳ trong đó sữa bột chiếm gần 70%.


Số liệu của Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên hợp Quốc (FAO) cho thấy sản lượng nhập khẩu sữa bột nguyên kem (WMP) của Trung Quốc trong năm qua tăng 10,6% năm trước, sữa bột tách kem (SMP) tăng 11%. Đã hơn 1 thập kỷ trôi qua kể từ cuộc đại khủng hoảng ngành sữa tại Trung Quốc xảy ra khi các nhà cung cấp sữa bổ sung melamine, hoá chất dùng trong sản xuất nhựa vào sữa bột để tăng chỉ số hàm lượng protein. Kể từ đó người tiêu dùng Trung Quốc đã quay lưng với sản phẩm sữa bột trong nước. Các nhà nghiên cứu cho rằng nhu cầu nhập khẩu sữa của Trung Quốc tiếp tục tăng trong thời gian tới.



Nguồn: FAO



Cơ hội nào cho các doanh nghiệp Việt


Năm 2018 là năm đầu tiên trong 5 năm trở lại đây lợi nhuận của ông lớn ngành sữa Việt Nam Vinamilk giảm. Mức giảm không đáng kể so với năm trước (10.206 tỷ sau thuế năm 2018 so với mức 10.278 tỷ năm 2017). Con số này mặc dù đã tăng khoảng 60% so với năm 2014) nhưng tăng trưởng lợi nhuận một con số của Vinamilk các năm gần đây khiến nhiều nhà đầu tư cho rằng doanh nghiệp sữa lớn nhất cả nước bắt đầu đi chậm lại. Mặc dù doanh thu của Vinamilk vẫn tăng đều 11% trong 5 năm qua, nhưng giá sữa nguyên liệu tăng trở lại cùng với sự tăng trưởng chậm lại của ngành khiến biên lợi nhuận của công ty không thể đạt như các năm trước.








Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của Vinamilk



Mặc dù vậy, Tổng giám đốc Vinamilk bà Mai Kiều Liên cho rằng sự sụt giảm của ngành sữa trong năm 2018 là ngắn hạn và dự kiến ngành sữa Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để tăng trưởng bền vững trong dài hạn vì (i) Mức tiêu thụ sữa bình quân trên đầu người của Việt Nam chỉ khoảng 19 kg sữa/người/năm, con số này còn khá thấp so với các nước khu vực, chẳn hạn như Trung Quốc là 22,5 kg, Malaysia là 26,7 kg, Thái Lan là 31,7 kg và Hàn Quốc là 40,1 kg (nguồn: Euromonitor); (ii) Sản phẩm sữa ngày càng phổ biến và được người tiêu dùng tin dùng tại Việt Nam; (iii) Dân số đông trên 97 triệu người và có tháp dân số với cấu trúc dân số trẻ cao.


Theo báo cáo của Fiinpro, thị trường sữa Việt Nam hiện tại đang được chi phối bởi 5 ông lớn là Vinamilk, Nestle Vietnam, Nutifood, Frieslandcampina (sản phẩm Dutch Lady), TH Milk.



Thị phần ngành sữa Việt Nam 2017 (nguồn: Fiin Pro)



Trong khi TH Milk đang đi đầu về phát triển các sản phẩm sữa organic thì Vinamilk rất tự tin trước sự gia nhập ngành của các đối thủ như Coca Cola hay Masan (dự kiến gia nhập thị trường sữa vào năm 2021). Vinamilk cho rằng không dễ để có thể thiết lập một hệ thống trang trại bò sữa để chủ động nguồn nguyên liệu sữa tươi như những gì Vinamilk đang sở hữu.


Tính đến ngày 31/12/2018, Vinamilk sở hữu 12 trang trại bò sữa với 27.000 con bò. Mô hình chăn nuôi hiện đại đã giúp Vinamilk đạt con số 26 kg sữa/ngày/con bò, gấp đôi năng suất sữa trung bình của các hộ chăn nuôi.


Vinamilk hiện vẫn đang thống lĩnh thị trường sữa Việt Nam với thị phần khoảng 55% sữa nước, 80% thị phần sữa chua, hơn 80% thị phần sữa đặc, hơn 30% thị phần trong ngành hàng sữa bột (báo cáo Vietnam Report). Theo bà Mai Kiều Liên, mặc dù năm 2018 là một năm khó khăn song thị phần của Vinamilk vẫn tăng trưởng 0,9%.



Vinamilk đã xuất khẩu sữa sang 40 nước.



Thị trường sữa bao gồm sữa nước, sữa bột, sữa đặc, bơ và phomai. Nếu nhìn vào nhu cầu của thị trường Trung Quốc (nhập khẩu đa phần là sữa bột cho trẻ em), các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất nhiều việc phải làm để có thể tiếp cận được thị trường tiêu dùng tỷ USD của Trung Quốc.


Ngay tại thị trường trong nước, báo cáo của Fiin Pro cho thấy thị phần sữa bột vẫn là cuộc chơi của các ông lớn nước ngoài như Abbott, Frieslandcampina, Mead Johnson và Nestle. Người tiêu dùng vẫn ưa chuộng sản phẩm ngoại của Nhật như Meiji, Morigana hay Wakodo. Vinamilk hiện tại vẫn là cái tên sáng giá nhất của Việt Nam nếu tấn công vào thị trường Trung Quốc. Thị phần sữa bột của Vinamilk tại thị trường trong nước khoảng 30%, công ty đã có tên tuổi trên thị trường quốc tế nên dễ dàng lấy được niềm tin với người tiêu dùng Trung Quốc.


TH True Milk tập trung chủ yếu vào sữa nước, các sản phẩm sữa chua và sữa hạt. Công ty này có lợi thế lớn về mặt đầu vào với đàn bò lên tới 45.000 con.


Với Masan, doanh nghiệp này có kế hoạch sẽ xâm nhập thị trường sữa từ năm 2021. Chưa có một thông tin chính thức nào cho thấy Masan đã khởi động kế hoạch này. Masan có thể đi tắt đón đầu bằng M&A, nhưng gần nhất Vinamilk đã khởi động mua GTN, công ty mẹ sở hữu Tổng công ty Chăn nuôi, qua đó sở hữu công ty sữa Mộc Châu. Thị trường M&A ngành sữa có sẽ thời gian tới sẽ dậy sóng nếu có sự tham gia của Masan.


Với thị trường bơ và phomai, các doanh nghiệp Việt Nam gần như không cạnh tranh nổi, và cũng chưa có nhiều sản phẩm nổi bật. Trong khi các thị trường này tăng trưởng hai con số trong năm 2018.


Vinamilk đặt mục tiêu năm 2019 với doanh thu hợp nhất 56.300 tỷ (tăng 7%), lợi nhuận sau thuế 10.480 tỷ (tăng 2,5%). Vinamilk khẳng định sẽ tiếp tục M&A với các công ty sữa nước ngoài trong năm 2019 nhằm mở rộng thị phần, tăng doanh số. Doanh nghiệp này tuyên bố rằng họ đã chuẩn bị sẵn sàng mọi tiền đề cho việc xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.

Ngừng "vung tiền" mua sắm 1 năm, tôi đã đổi đời: Theo các chuyên gia tâm lí, nghiện shopping cũng giống như nghiện đánh bạc và nghiện thuốc

Nhiều người biết được rằng mua sắm mang lại cảm giác thoải mái, vui vẻ, giúp giảm căng thẳng. Tuy nhiên, ranh giới giữa việc yêu thích và nghiện mua sắm khá mong manh.




Đối với con gái, mua sắm là một điều tất yếu bắt buộc phải xảy ra ít nhất 1 lần trong tháng. Khi nào rảnh rang thì đi mua sắm, khi nào stress thì gọi nhỏ bạn đi shopping cùng cho vui, khi nào lương về thì cũng đi mua chút đồ mới coi như tự thưởng… Bất kì lí do gì, con gái cũng có thể biến đó là niềm vui đi mua sắm được, ngay cả lúc buồn hay căng thẳng đến mấy. Chính vì thế, không ít cô gái tự nhận mình là con nghiện mua sắm, không thể nào thoát khỏi lời cám dỗ ấy.


Hannah Louise Poston, một cô gái trẻ người Mỹ là một trường hợp như thế. Vì không tìm được cách nào thoát khỏi "cơn nghiện" ấy nên cô gái này nhanh chóng bị những khoản nợ dồn dập đè lên. Mỗi tháng, Hannah thường tiêu từ 3000 – 4000 USD/tháng cho việc mua sắm cá nhân nhưng có khá nhiều thứ cô chưa dùng đến, thậm chí chưa cả cắt mác quần áo. Với khoản mỹ phẩm và chăm sóc da, cô đã chi gần 3.500 USD năm 2017.


Theo như chia sẻ, cách đây vài năm, Hannah bị trầm cảm. Quá căng thẳng, khó chịu với một số vấn đề trong cuộc sống, áp lực đè nén, Hannah cuối cùng đã tìm ra giải pháp để giúp mình thoải mái hơn, đó là tiêu tiền cho việc mua sắm. Khi ấy, cô tin rằng đó là món quà tốt nhất cho bản thân sau khi đã nỗ lực làm việc chăm chỉ. Nhưng cũng chính vì tiêu pha không nghĩ ngợi, Hannah nợ thẻ tín dụng rất nhiều.





Nợ nần chồng chất, đã căng thẳng lại còn căng thẳng hơn, áp lực công việc, áp lực cuộc sống cộng thêm áp lực từ nợ nần, Hannah đã phát hoảng thực sự. Nhưng ngay chính thời điểm đó, cô đã quyết định sẽ thực hiện thử thách không mua sắm trong suốt một năm. Kết quả cuối cùng thật đáng kinh ngạc.


Trong suốt năm 2018, ngoài việc mua những nhu yếu phẩm như thức ăn, dầu gội, sữa tắm... Hannah không còn vung tiền lãng phí để mua các sản phẩm chăm sóc da, đồ nội thất, quần áo, phụ kiện mới mà không cần thiết. Đến chính cô cũng ngạc nhiên vì sự kiên trì của mình đến vậy. Đồng thời, cô cũng xóa bỏ thông tin thẻ tín dụng của mình trên các trang web mua sắm trực tuyến.


Vì thành quả đáng ngạc nhiên của mình, Hannah đã quyế định lập một kênh Youtube riêng về thời trang và có đến 50.000 lượt theo dõi, bên cũng đó cô cũng thành lập một công ty về thời trang. Thử thách ngừng mua sắm một năm giúp cuộc đời của Hannah bước sang một trang hoàn toàn mới. Cô trả hết nợ và có một cuộc sống viên mãn, tự chủ tài chính.


Cô nhận thấy thử thách này không tồi tệ như ban đầu cô nghĩ bởi "Thời kỳ đầu tôi cực kỳ khổ sở, cảm giác khó chịu, đau đớn khi không được mua thứ mình thích". Còn sau đó, cô thấy thử thách này lại rất hiệu quả khi nó giúp cô tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. Việc quản lý tài chính với cô hiện nay không còn quá khó khăn, cô đem động lực đó để chia sẻ với tất cả mọi người, đặc biệt là những người rơi vào hoàn cảnh như cô.





Hội chứng nghiện mua sắm (Compulsive Buying Disorder – CBD)


Theo chuyên gia tâm lý Randy Frost từ Úc thì từ một sở thích đơn giản, việc mua đồ có thể tác động đến tâm lý của con người và trở thành một dạng bệnh tâm thần có tên gọi là "rối nhiễu tâm lý". Thậm chí, theo thống kê của Viện tâm lý hoàng gia Anh, có đến 80% người trên thế giới có triệu chứng của căn bệnh này.


Cụ thể hơn, những người này thường mua sắm điên cuồng không kiểm soát nổi. Họ mua bất cứ thứ gì mới ngay cả khi không cần đến nó hay đồ vật đó còn không có giá trị. Đối với các nước tiên tiến, căn bệnh này còn trở nên trầm trọng hơn do sự mở cửa tự do và đa dạng của các loại hàng hóa. Hằng năm, có đến 30% người mắc bệnh này bị suy sụp tinh thần và buộc phải tìm đến các chuyên gia tâm lý để điều trị.


Lý giải về trường hợp này, các nhà khoa học đã thực hiện thử nghiệm trên 100 đối tượng mắc chứng bệnh "nghiện mua sắm". Kết quả cho thấy rằng, khi đến nơi mua sắm, những bạn này thường có biểu hiện háo hức rõ ràng. Khi đó, cơ thể bắt đầu sản xuất ra chất cacbolin kích thích các dây thần kinh khiến tim đập nhanh, rộn ràng, phấn khích. Ngược lại, khi không được đến các trung tâm mua sắm, không được nhìn thấy hàng hóa, đồ vật họ sẽ trở nên bực dọc, cáu gắt, bức xúc trong người hoặc nặng hơn là la hét, đập phá đồ đạc, dằn vặt bản thân giống như người lên cơn nghiện vậy.


Vấn đề xuất hiện ở đây là, việc tăng cường mua sắm để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực trong cơ thể sẽ tỏ ra phản tác dụng, khiến cho những người này càng cảm thấy lo lắng và căng thẳng hơn. Và trên thực tế, theo như một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2011 công bố trên tạp chí "Tâm lý xã hội và nhân cách", hầu hết những món đồ đắt tiền được mua vào những thời điểm tiêu cực trong tâm lý người mua đều được thực hiện thông qua thẻ tín dụng.

Điều này làm nên một vòng luẩn quẩn: những người có tâm lý tự ti, trong thời điểm tinh thần rơi xuống chỗ trũng, quyết định mua một hoặc một vài món đồ "sang chảnh" thông qua thẻ tín dụng, như một nỗ lực để tăng "cái tôi" của bản thân mình. Nhưng có điều, những món đồ này nằm ngoài khả năng chi trả của họ, do đó, gánh nặng về tài chính sẽ tiếp tục tạo nên áp lực trong cuộc sống của họ, khiến tâm trạng của họ ngày càng tồi tệ hơn, và do đó, họ lại tiếp tục coi mua sắm như một cách thức "cứu vớt bản thân mình".





Một số biểu hiện thường thấy ở người mắc CBD


- Bị ám ảnh: Người nghiện mua sắm thường bị ám ảnh bởi những món đồ chào bán trước mặt. Họ sẽ muốn sở hữu món đồ đó ngay, thường xuyên nghĩ về và chỉ ngưng bị ám ảnh khi đã sở hữu nó.


- Nợ nần chồng chất: Người nghiện mua sắm thường chi tiêu quá đà cho việc mua đồ trong thời gian ngắn. Và khi chi tiêu nhiều hơn số tiền đủ khả năng chi trả, họ thường phải vật lộn để thanh toán nhiều khoản nợ.


- Giấu kỹ các khoản chi tiêu của mình: Để tránh bị những người khác chỉ trích, người nghiện mua sắm sẽ thường che giấu thói quen này hay nói dối về giá thực của những món đồ họ mua hoặc giấu những khoản chi vào việc mua sắm. Họ cũng có thể mở nhiều tài khoản thẻ tín dụng hoặc làm thêm một công việc khác để chi trả cho thói quen chi tiêu của họ, để mọi người ảo tưởng rằng việc chi tiêu của họ trong tầm kiểm soát


- Làm hỏng các mối quan hệ: Việc nói dối và tình trạng nợ nần chồng chất có thể là nguyên nhân khiến người nghiện mua sắm không giữ được các mối quan hệ của mình.


- Không thể dừng cơn “nghiện” của mình: Mua sắm dễ gây nghiện, và một khi đã nghiện thì rất khó bỏ. Nhiều người còn cảm thấy mình đã giữ việc chi tiêu mua sắm của mình trong tầm kiểm soát, trong khi thực tế họ đang càng sa vào tình trạng mua đồ quá đà.





Các biện pháp giúp khắc phục chứng CBD


Trong xã hội, người ta có vẻ không xem nghiện shopping là một vấn đề nghiêm trọng mà chỉ cho rằng hành vi này là thiếu trách nhiệm và thiếu tự chủ. Trước đây, nhiều nhà nghiên cứu còn đã từng không đồng ý với quan niệm cho rằng phải phân loại việc mua sắm hay bất cứ hành vi nào khác như một cơn nghiện. Tuy nhiên, gần đây, các chuyên gia tâm lí buộc phải đồng ý cho rằng việc mua sắm và tiêu tiền cũng giống như đánh bạc và sử dụng máy tính hay mạng Internet vì chúng có thể gây nghiện.


Giống như các loại nghiện khác, cơn nghiện mua sắm có thể sẽ khiến bạn phải trả giá rất đắt. Những người thân của những tín đồ mua sắm thường phải đối mặt với những vấn đề tương tự như gia đình của những người nghiện thuốc. Hành vi này có thể gây ra những tranh cãi, “chiến tranh lạnh” và tất nhiên là cả những vấn đề lớn về tài chính. Tốt hơn hết, hãy áp dụng ngay những biện pháp này:


- Tránh đi mua sắm một mình.


- Lập danh sách những món đồ cần mua trước khi đi mua sắm.


- Ghi chép sổ chi tiêu hàng tháng một cách rõ ràng, sau đó tổng kết và đối chiếu giữa các tháng.


- Hạn chế lướt các trang bán hàng hay đi qua nơi có nhiều cửa hàng thời trang (chỉ trừ khi bạn thực sự cần mua một món đồ nào đó).


- Hạn chế thanh toán bằng tiền mặt để dễ dàng kiểm soát chi tiêu.


- Thường xuyên dọn tủ quần áo để biết được bạn đang có gì và cần mua thêm gì.


- Mua những món đồ cơ bản nhưng chất lượng cao, có khả năng kết hợp linh hoạt và dùng được lâu dài.


Cuối cùng, điều quan trọng nhất bạn cần nhớ là nghiêm khắc với bản thân. Khi cảm thấy có mong muốn mua sắm, hãy tự phân tâm bằng cách đọc sách, nấu ăn hoặc tập thể dục. Càng giảm việc đi mua sắm, bạn sẽ càng ít có nhu cầu.


Nghiện mua sắm nếu không được khắc phục kịp thời có thể trở thành một căn bệnh tâm lý, gây trở ngại cho cuộc sống. Hãy chỉ nên xem mua sắm là một trong những hoạt động giải trí thông thường, là cách bạn tán thưởng bản thân. Đừng "cuồng" mua sắm và hãy dành thời gian cho điều quan trọng hơn. Học cách yêu những gì mình đang có, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn và tài khoản ngân hàng cũng thầm cảm ơn bạn đấy.

Hôm nay Nhật hoàng Akihito chính thức thoái vị, cùng nhìn lại những khoảnh khắc không thể nào quên khi ông đăng quang 30 năm trước

Đã có khoảng 36.000 cảnh sát trên khắp đất nước mặt trời mọc được huy động về thủ đô Tokyo để bảo vệ an ninh cho lễ đăng quang của Nhật hoàng Akihito. Đây là con số kỷ lục, vượt qua cả số nhân lực được huy động trong lễ tang của Thiên hoàng Hirohito vào tháng 2/1989.



Nhật hoàng Akihito là hoàng đế thứ 125 của Hoàng gia Nhật Bản. Ông chính thức thừa kế ngai vàng vào năm 1989, sau khi cha ông là Thiên hoàng Hirohito băng hà.


Lễ đăng quang của Nhật hoàng Akihito diễn ra vào ngày 12/11/1990 tại Hoàng cung Tokyo với sự hiện diện của 2.500 quan khách là đại diện 158 quốc gia, trong đó có Phó Tổng thống Mỹ Dan Quayle, Hoàng tử và Công nương xứ Wales Charles và Diana, Tổng thống Đức Richard von Weizsacker và các hoàng gia trên khắp thế giới.


Đây là lễ đăng quang đầu tiên theo hiến pháp hòa bình sau Thế chiến II của Nhật Bản. Theo đó, hoàng đế không còn được tôn sùng như một "vị thần sống", mà thay vào đó trở thành "biểu tượng của nhà nước và sự đoàn kết của nhân dân".



Lễ đăng quang của Nhật hoàng Akihito có sự hiện diện của hoàng gia trên khắp thế giới, trong đó có Thái tử Charles và Công nương Diana (Ảnh: Getty)













Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko đón tiếp Hoàng tử xứ Wales Charles và Công nương xứ Wales Diana. (Ảnh: Getty)



Theo New York Times, khoảng 36.000 cảnh sát trên khắp đất nước mặt trời mọc được huy động để bảo vệ an ninh cho lễ đăng quang của Nhật hoàng Akihito tại thủ đô Tokyo. Đây là con số kỷ lục, vượt qua cả số nhân lực được huy động trong lễ tang của Thiên hoàng Hirohito vào tháng 2/1989.


9 giờ sáng 12/11/1990, Nhật hoàng Akihito thực hiện nghi thức thông báo với tổ tiên rằng mình sắp lên ngôi. Đó là một buổi chiều đẹp trời, se lạnh nhưng hửng nắng. Ngai vàng Hoa cúc đã được chuyển đến Tokyo từ cố đô Kyoto – nơi diễn ra tất cả các lễ đăng quang trước đó.


Ngai vàng Hoa cúc là một chiếc bệ lớn hình bát giác màu vàng đen, phía trên là một con Phượng hoàng vàng lớn, bên cạnh là ngai vàng nhỏ hơn dành cho Hoàng hậu Michiko.


Tân Nhật hoàng Akihito đứng trong Ngai vàng Hoa cúc. (Ảnh: Getty)



Từ trên ngai vàng có thể quan sát toàn bộ cung điện được trang trí bằng hai hàng biểu ngữ, xếp dọc hai bên là 20 vệ binh hoàng gia, 40 người mang đồ lễ và 12 người chơi chiêng, trống, AFP mô tả.


Buổi lễ kéo dài nửa tiếng, bắt đầu khi các thành viên hoàng gia trong trang phục xếp lớp truyền thống từ từ bước vào phòng ngai vàng. Thái hậu – mẫu thân của Nhật hoàng Akihito là người duy nhất vắng mặt vì lý do sức khỏe.



Từ trái qua phải, Thái tử Naruhito, Hoàng tử Akishino, Công chúa Masako và Công chúa Nori bước vào Hoàng cung Tokyo để dự lễ đăng. (Ảnh: Getty)



1 giờ chiều, Tân Nhật hoàng Akihito là người cuối cùng bước vào phòng ngai vàng, mặc sokutai - trang phục màu vàng nâu được mô phỏng theo trang phục truyền thống từ thời Heian (thế kỷ 8 – 12). Bước vào ngay trước phu quân của mình là Hoàng hậu Michiko trong bộ kimono 12 lớp cầu kỳ, thêu hoa tinh xảo và nặng gần 10kg.



Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko tại Hoàng cung Tokyo vào ngày 12/11/1990. (Ảnh: Getty)






Nhật hoàng Akihito phát biểu trong lễ đăng quang chính thức năm 1990. (Ảnh: The Guardian)



Ngay trong lễ đăng quang, Nhật hoàng Akihito đã cho thấy sự gần gũi với nhân dân, một sự khác biệt so với hình ảnh tôn nghiêm mà cha ông là Thiên hoàng Hirohito xây dựng. Ông không dùng ngôn ngữ cổ cầu kỳ vốn vẫn được sử dụng trong những sự kiện quan trọng của hoàng gia, thay vào đó là cách nói "trang trọng nhưng vẫn dễ hiểu với người dân Nhật".


"Ta tuyên bố lên ngôi trước toàn thể người dân Nhật Bản và thế giới", vị hoàng đế thứ 125 của Nhật Bản tuyên bố.


Thủ tướng Nhật Bản đương nhiệm lúc bấy giờ là ông Toshiki Kaifu đứng dưới chân ngai vàng, phát biểu ngắn gọn rồi lùi lại và hô vang "Banzai!" ("Vạn tuế!") 3 lần cùng 2.500 quan khách.



Thủ tướng Toshiki Kaifu đứng dưới chân ngai vàng, hô vang "Banzai" 3 lần trước Hoàng đế Akihito. (Ảnh: Getty)



Hai tiếng sau, cặp vợ chồng hoàng gia mặc trang phục phương Tây, trong đó hoàng hậu mặc áo khoác trắng, đầu đội vương miện nhỏ - bước ra khỏi cung điện dưới ánh mặt trời rạng rỡ, sau đó cùng bước lên chiếc Rolls Royce mui trần.


Nhật hoàng và hoàng hậu thân thiện mỉm cười, vẫy tay với đám đông khi xe diễu hành suốt quãng đường gần 5km đến Cung điện Akasaka, nơi ở của họ.



Nhật hoàng và hoàng hậu mỉm cười, vẫy tay với đám đông khi diễu hành trên chiếc Rolls Royce mui trần. (Ảnh: Getty)



Hàng ngàn cảnh sát đã được triển khai dọc theo tuyến đường nơi 100.000 người dân đổ ra để được nhìn thấy vị hoàng đế mới.


"Nhật hoàng Akihito không muốn xuất hiện theo kiểu không thể tiếp cận, hay sống như một người ẩn dật trong cung điện Tokyo như vua cha mình", AFP đưa tin trước buổi lễ.


Nhật hoàng Akihito sẽ thoái vị vào ngày 30/4/2019, khép lại thời kỳ Heisei (Bình Thành) trong lịch sử Nhật Bản. Con trai cả của ông, Thái tử Naruhito sẽ là người nối ngôi và tiếp tục duy trì Hoàng gia Nhật Bản - thiết chế quân chủ liên tục lâu đời nhất thế giới.


(Nguồn: Tổng hợp)