Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018

Làm chính trị kiểu không có lợi là 'nghỉ chơi', ông Trump đang đẩy thế giới vào nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng


Ông Trump tiếp tục nổ hàng loạt phát đạn trong cuộc chiến tranh thương mại vừa mới bắt đầu, khiến thị trường tài chính lâm vào tình trạng hỗn loạn và xuất hiện tư tưởng gây hấn, muốn trả đũa giữa các quốc gia.





Nhìn vào tựa đề những bài báo về chiến tranh thương mại xuất hiện liên tục thời gian gần đây, ngay cả một người lạc quan nhất cũng khó có thể tin rằng nền kinh tế toàn cầu đang trong trạng thái khoẻ mạnh.

Tổng thống Donald Trump tiếp tục nổ hàng loạt phát đạn trong cuộc chiến tranh thương mại vừa mới bắt đầu, khiến thị trường tài chính lâm vào tình trạng hỗn loạn và xuất hiện tư tưởng gây hấn, muốn trả đũa giữa các quốc gia.

Cục dự trữ liên bang Mỹ thì vừa tăng lãi suất, tín dụng thắt chặt hơn và sự nổi lên của đồng USD đang gây áp lực cho các thị trường mới nổi, một trong số đó có thể kể đến là Argentina - quốc gia đang chịu những tổn thất nghiêm trọng.

Tuy nhiên, kinh tế thế giới vẫn đang thịnh vượng. Tốc độ tăng trưởng giảm nhẹ kể từ năm 2017 nhưng vẫn cao hơn tốc độ uể oải thiết lập trong 5 năm trước đó. Mỹ vẫn tăng tốc, nhờ chính sách giảm thuế của ông Trump và xu hướng chi tiêu mạnh hơn. Giá dầu cao hơn - thực trạng có thể gây ra sự sụt giảm mạnh trong quá khứ thì hiện lại tạo điều kiện, thúc đẩy đầu tư sản xuất dầu từ đá phiến tại Mỹ. Một vài dự đoán cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn thế giới sẽ vượt 4% trong quý 2 năm 2018.

Những kết quả có phần đầy phấn khích ở trên thực tế lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đầu tiên là nó chỉ tạo ra sự che chắn về chính trị tạm thời cho sự liều lĩnh của tổng thống Trump. Thứ 2, nếu nước Mỹ cứ tăng trưởng còn phần còn lại của thế giới chậm lại, chênh lệch lãi suất nới rộng sẽ đẩy đồng USD tăng hơn nữa. Điều này sẽ chỉ làm vấn đề trở nên tồi tệ hơn ở những thị trường mới nổi và hơn nữa nó tạo ra khó khăn, khiến ông Trump khó đạt được mục tiêu cán cân thương mại.

Chiến tranh thương mại là mối đe doạ lớn nhất với tốc độ tăng trưởng toàn cầu. Ngày 15/6, nhà Trắng xác nhận sẽ sớm áp dụng mức thuế 25% lên 50 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. 3 ngày sau khi phía Trung Quốc tuyên bố sẽ trả đũa, Tổng thống Trump bày tỏ sự tức giận và doạ bổ sung phạm vi đánh thuế lên số hàng hoá trị giá 400 tỷ USD nhập vào Mỹ từ Trung Quốc. Nếu được thông qua, 9/10 trong số lượng hàng hoá nhập khẩu trị giá 500 tỷ USD từ Trung Quốc mỗi năm sẽ bị đánh thuế. Trong khi đó, Liên minh châu Âu cũng khẳng định sẽ có những biện pháp trả đũa để đáp lại hành động áp thuế thép và nhôm từ châu Âu. Không còn nghi ngờ gì nữa, các thị trường sẽ đều trở nên lo ngại hơn bao giờ hết.

Thà "nghỉ chơi" còn hơn chịu thâm hụt thương mại

Tổng thống Trump dường như không ngán bất kỳ tín hiệu leo thang chiến tranh thương mại nào bởi ông ấy tin rằng mình đang nắm trong tay phần thắng. Nước Mỹ mua từ Trung Quốc gấp 4 lần lượng sản phẩm bán cho họ, điều này làm giới hạn khả năng phía Trung Quốc có thể trả đũa ngang hàng với Mỹ. Nhà Trắng hy vọng sự bất cân bằng này sẽ khiến Trung Quốc buộc phải tuân theo một số yêu cầu của họ như ngưng trộm cắp tài sản sở hữu trí tuệ của những công ty Mỹ hay giảm thâm hụt thương mại song phương.



Tuy nhiên, ông Trump dường như đang đánh giá quá cao sức mạnh của mình. Nếu Trung Quốc không còn mặt hàng nào của Mỹ để đánh thuế, họ có thể tăng mức thuế suất đối với những sản phẩm hiện tại. Hoặc họ cũng có thể gây áp lực cho những công ty Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc.

Quan trọng hơn, quan điểm về thương mại như vậy khiến ông Trump quan trọng hoá quá mức những ảnh hưởng có thể gây ra cho nước Mỹ. Ông ấy cho rằng thà ngừng giao dịch còn hơn là chịu thâm hụt thương mại. Suy nghĩ điên rồ này cũng lý giải phần nào động thái chính trị của ông với Canada, Mexico và châu Âu gần đây.

Nhưng, vấn đề không phải là Mỹ phụ thuộc vào thương mại. Thực tế, đây là khu vực tự do thương mại đủ lớn để dù gây thiệt hại cho GDP, thậm chí là từ một cuộc chiến tranh thương mại thực sự cũng chỉ ở mức vài điểm %.

Tác hại tự gây ra như vậy sẽ khiến những hộ gia đình ở Mỹ chịu sự tổn thất không đáng kể, khoảng vài nghìn USD. Điều đó khá là tồi tệ, nhưng không đến mức nguy hiểm.

Vấn đề lớn hơn là nếu làm như vậy sự gián đoạn sẽ xảy ra trong quá trình chuyển đổi sang chính sách tự cung tự cấp. Kinh tế Mỹ được cấu tạo cho thiết kế iPhone chứ không phải quy trình lắp ráp linh kiện; Các bộ phận của xe ô tô, máy bay phải vượt qua rất nhiều biên giới quốc gia trước khi sản phẩm cuối cùng hình thành. Với rào cản thuế quan, nhiều công ty sẽ phải tái thiết lập lực lượng lao động và vốn để thay thế nhập khẩu.

Một vài chuyên gia phân tích cho rằng nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump là cú sốc kinh tế từ thương mại với Trung Quốc sau năm 2000. Sự rối loạn gây ra bởi hành động đảo ngược toàn cầu hoá sẽ rất tồi tệ. Một dự đoán cho rằng số lượng người mất việc làm vì chiến tranh thương mại sẽ ở mức 550.000. Và mũi tấn công thương mại vào Trung Quốc lần này không ngoại trừ khả năng gây ra hậu quả rất nghiêm trọng.

Bất kỳ động thái điều chỉnh nào có lẽ sẽ còn tiếp tục kéo dài với bản tính khó có thể đoán trước được của ông Trump. Khi mà hàng rào thuế quan còn chưa rõ sẽ tăng hay giảm, chẳng công ty nào ngốc nghếch đến độ đầu tư vào một chuỗi cung ứng mới phải không?

Thật khó có thể tưởng tượng một cuộc tái cấu trúc lớn như vậy mà lại không gây ra sự suy thoái trên toàn cầu. Hàng rào thuế quan tạm thời thúc đẩy lạm phát, gây khó dễ cho ngân hàng trung ương kiềm chế lạm phát.

Dẫu vậy, hãy thận trọng. Chiến tranh thương mại có thể vẫn đang được kìm hãm vì lợi ích của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, Mỹ là cỗ máy tăng trưởng của cả thế giới và ông Trump - người được cho là có những chính sách hết sức nhất thời, khó suy đoán lại đang giữ tay lái của cỗ máy này.

Tờ Nikkei tiết lộ lý do ông Kim Jong Un chọn Việt Nam là mô hình kinh tế lý tưởng cho Triều Tiên


Theo tờ Nikkei Asian Review, việc tập trung phát triển công nghiệp ở một số khu vực đã thúc đẩy kinh tế Trung Quốc nhưng chúng cũng nới rộng khoảng cách giàu nghèo tại đây, trong khi Việt Nam dù đi sau nhưng lại đảm bảo sự ổn định xã hội, điều mà Triều Tiên cần hơn.






Với chuyến thăm Trung Quốc lần thứ 3 trong tháng, nhà lãnh đạo Kim Jong Un của Triều Tiên cho thấy một chính sách ngoại giao đa phương giữa Washington và Bắc Kinh. Dẫu vậy, khi ngồi cùng người đồng cấp phía Hàn Quốc là Tổng thống Moon Jae In, nhà lãnh đạo Kim Jong Un lại cho rằng mô hình kinh tế Việt Nam mới là thứ đáng để Triều Tiên noi theo.

Trong cuộc gặp lịch sử với Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cam kết sẽ từ bỏ chương trình hạt nhân để tập trung vào phát triển kinh tế, nhắm đến nới lỏng các lệnh trừng phạt cũng như nhận thêm giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng.


Phía Trung Quốc được nhận định sẽ đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng trên bởi nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã đến thăm các cơ sở nghiên cứu nông nghiệp tại đây, một động thái cho thấy Triều Tiên sẽ cần sự trợ giúp của Trung Quốc nhằm tái phát triển ngành nông nghiệp cho đất nước đang bị cấm vận về kinh tế.

Tuy nhiên, tại sao Triều Tiên lại thấy rằng mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam thích hợp hơn theo lời nhà lãnh đạo Kim Jong Un mà không phải Trung Quốc?



Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un

Đi chậm nhưng chắc

Với vị thế là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, Trung Quốc đáng lẽ ra phải là mô hình để Triều Tiên noi theo, nhất là khi chính quyền Bắc Kinh có rất nhiều hỗ trợ cho phía Bình Nhưỡng. Thậm chí, công cuộc cải cách kinh tế của Việt Nam năm 1986 được nhiều chuyên gia cho rằng có một số điểm giống Trung Quốc năm 1978.

Nguyên tắc cơ bản của công cuộc cải cách này là thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường xuất khẩu để thúc đẩy kinh tế nhưng vẫn duy trì được sự ổn định của hệ thống chính trị. Xét về tốc độ tăng trưởng, Trung Quốc vượt khá xa Việt Nam. Số liệu của Ngân hàng World Bank cho thấy GDP bình quân đầu người của Trung Quốc tăng 29 lần kể từ khi đổi mới lên 8.123 USD/người vào năm 2016, trong khi Việt nam chỉ tăng 5 lần lên 2.171 USD/người.

Tuy nhiên, Việt Nam lại có những yếu tố thích hợp hơn so với Triều Tiên mà Trung Quốc không có. Theo Viện nghiên cứu Sumitomo Corporation Global Research (SCGR), nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng quá nóng và quá nhanh, khiến Việt Nam trở thành mô hình thích hợp hơn so với Triều Tiên, quốc gia có khả năng được nới lỏng cấm vận trong tương lai.

Bất chấp các nhận định về sự giống nhau, Việt Nam đã đi theo con đường riêng so với nước láng giềng khi nhắm tới nhiều hiệp định tự do thương mại hơn. Số liệu của Ngân hàng ADB cho thấy Việt Nam đã có 12 hiệp định tự do thương mại trong khi Trung Quốc chỉ mới có 17 hiệp định dù gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) 6 năm trước Việt Nam.

Việt Nam cũng sẵn sàng đàm phán với các nền kinh tế phát triển để mở cửa thị trường, không giống với Trung Quốc khi áp đặt nhiều chính sách bảo hộ cho doanh nghiệp nội địa.

Thảo thuận tự do thương mại Việt Nam-Nhật Bản có hiệu lực từ năm 2009 trong khi nước này cũng là thành viên của Hiệp định Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ thúc đẩy mà không có Trung Quốc. Việt Nam cũng đang đàm phán hàng loạt nội dung thương mại với Liên minh Châu Âu (EU).



GDP bình quân đầu người của Việt Nam và Trung Quốc (nghìn USD)

Phát triển bền vững

Một yếu tố nữa khiến Triều Tiên thích hợp với mô hình phát triển của Việt Nam hơn là sự cân bằng. Trong khi nền kinh tế của Trung Quốc tăng trưởng quá nóng và bộc lộ nhiều yếu kém thì Việt Nam sau lại có tính bền vững hơn hẳn, điều mà Triều Tiên thật sự cần nếu thị trường được mở cửa.

Hơn nữa, Trung Quốc có dân số quá đông tạo nên một mô hình kinh tế không quá thích hợp với Triều Tiên. Cường quốc Châu Á có tới 1,4 tỷ dân trong khi Việt Nam có chưa đến 100 triệu người. Chính điều này tạo nên sự khác biệt tiềm lực về nhân công giá rẻ cho xuất khẩu cũng như khả năng tiêu dùng trong nước, qua đó dẫn đến những chính sách khác nhau.

Cố tổng bí thư Đặng Tiểu Bình, người khởi xướng cho cuộc cải cách kinh tế ở Trung Quốc nổi tiếng với quan điểm "để cho một số người giàu trước" và chính quyền Bắc Kinh đã phát triển một số đặc khu dựa trên nguyên tắc này như Thượng Hải, Thẩm Quyến cũng như nhiều thành phố ven biển khác, nơi nguồn vốn nước ngoài có thể dễ dàng tiếp cận.

Tuy nhiên, Việt Nam với những yếu tố riêng biệt lại không thể theo sát được các chính sách này. Trong khi thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thu hút được nhiều nguồn vốn nước ngoài hơn do cơ sở hạ tầng tốt thì chính phủ lại đang cố gắng đưa các nhà máy điện tử, luyện tháp, hóa chất ra miền trung và miền bắc nhằm đảm bảo sự ổn định và cân bằng.

Nghiên cứu của World Bank cho thấy chỉ số Ghini, đo lương bình đẳng thu nhập trong xã hội, của Trung Quốc vào khoảng 0,422 điểm, đứng thứ 49/158 nền kinh tế thì của Việt Nam chỉ vào khoảng 0,348 điểm, đứng thứ 101, qua đó cho thấy sự cân bằng thu nhập hơn của người Việt.

Theo tờ Nikkei Asian Review, việc tập trung phát triển công nghiệp ở một số khu vực đã thúc đẩy kinh tế Trung Quốc nhưng chúng cũng nới rộng khoảng cách giàu nghèo tại đây, trong khi Việt Nam dù đi sau nhưng lại đảm bảo sự ổn định xã hội, điều mà Triều Tiên cần hơn.

Triều Tiên chỉ có 25 triệu dân và chính quyền Bình Nhưỡng có thể gặp rắc rối lớn nếu để nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, tạo bất bình đẳng xã hội cũng như gia tăng sự bức xúc trong người dân khi mới mở cửa thị trường. Bởi vậy, Việt Nam được đánh giá là mô hình thích hợp hơn cho Triều Tiên.

Mặc dù vậy, tại sao nhà lãnh đạo Kim Jong Un lại dành sự ngưỡng mộ cho nền kinh tế Việt Nam đúng thời điểm gặp mặt người đồng cấp Hàn Quốc?



nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Mục tiêu cạnh tranh?


Ngoài những lý do chính trị như không muốn bị nền kinh tế Trung Quốc "nuốt chửng", việc Việt Nam sẽ trở thành một đối thủ tiềm tàng với Triều Tiên trong việc thu hút vốn từ Hàn Quốc và các nhà đầu tư nước ngoài khác cũng là một phần nguyên nhân.

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un chắc chắn sẽ rất hài lòng khi các công ty Hàn Quốc đầu tư vào Triều Tiên như đã làm với Việt Nam, thậm chí là chuyển hướng đầu tư sang thị trường mới này. Hiện những tập đoàn lớn như Samsung đang sản xuất 240 triệu chiếc smartphone/năm tại Việt Nam và chúng chiếm tới ¼ tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.

Trong khi đó, các công ty như LG, Lotte… đang trở thành nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, vượt qua các doanh nghiệp Nhật Bản từ năm 2014.

Thêm vào đó, việc thị trường Mỹ, đồng minh thân cận của Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong mảng may mặc, điện tử... cũng là một yếu tố hấp dẫn để Triều Tiên đánh tín hiệu rằng họ có thể trở thành một Việt Nam thứ 2.

Với những lý do này, việc nhà lãnh đạo Kim Jong Un mở lời khen ngợi mô hình kinh tế Việt Nam trước mặt Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In không phải là không có mục đích.




Mỹ là thị trường chính của dệt may Việt Nam

Bị “ném đá”, MC của K+ bỏ bikini chuyển sang mặc đồ lặn kín đáo dẫn chương trình World Cup


MC Thanh Hằng của K+ không còn mặc bikini gợi cảm như thường lệ, chuyển sang sử dụng bộ đồ lặn “kín cổng cao tường” dẫn chương trình dự đoán tỷ số World Cup 2018 cùng chú hải cẩu Molly.


Trang phục mới kín đáo của MC Thu Hằng

Chiều ngày 24/6, trong chương trình dự đoán tỷ số World Cup 2018 cùng chú hải cẩu Molly của chương trình thể thao K+, khán giả bất ngờ nhận thấy MC Thu Hằng của “nhà đài” này đã thay đổi cách mặc: từ bikini 2 mảnh gợi cảm chuyển sang mặc bộ đồ lặn màu đen kín đáo.

Trước đó, K+ đã “gây bão” khi sử dụng MC dẫn chương trình dự đoán kết quả World Cup 2018 mặc bikini 2 mảnh gợi cảm:




MC Thu Hằng xuất hiện trước đó trong trang phục bikini gợi cảm






Bên cạnh quan điểm cho rằng MC Thu Hằng dẫn lưu loát chương trình thể thao, mặc bộ bikini phù hợp với bối cảnh dẫn chương trình bên bể bơi cùng chú hải cẩu có tên Molly, thì cũng có không ít ý kiến "ném đá" cho rằng không phù hợp với một chương trình thể thao.

Thậm chí, có quan điểm còn gay gắt cho rằng đây là chiêu hút khán giản rẻ tiền, tương tự như cách VTV sử dụng 32 hotgirl xinh đẹp nhưng kiến thức về bóng đá hạn chế lên sóng bình luận trực tiếp.

Như vậy, cùng với việc loại bỏ không sử dụng các hotgirl bình luận trực tiếp các trận đấu World Cup của VTV, việc K+ thay đổi trang phục kín đáo cho MC đã cho thấy các "nhà đài" đã tỏ rõ sự cầu thị, lắng nghe và nhanh chóng tiếp thu, thay đổi theo quan điểm của số đông khán giả truyền hình.

Trong chương trình dự đoán trận đấu Nhật Bản vs Senegal diễn ra lúc 22h tối nay, chú hải cẩu Molly trong chương trình dự đoán do MC Thu Hằng dẫn đã chọn đội Nhật Bản giành chiến thắng:



Ảnh chụp từ clip

Thuê chị bán hàng rong làm giám đốc để… buôn lậu


Một số đối tượng đã sử dụng CMND nhặt được của người khác để thành lập doanh nghiệp; thuê mướn những người làm nghề xe ôm, bán hàng rong, bán bún… để làm giám đốc doanh nghiệp.





Cục Hải quan TP.HCM cho biết thời gian qua có tình trạng doanh nghiệp (DN) lợi dụng việc thành lập mới, tạm ngưng hoạt động, giải thể, phá sản, bỏ địa chỉ kinh doanh, hoạt động dịch vụ thủ tục hải quan để buôn lậu, trốn thuế.

Từ các vụ vi phạm do cơ quan Hải quan phát hiện nhưng không tìm được chủ hàng đích thực. Khi cơ quan Hải quan phát hiện thì DN bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh, ngưng hoạt động để trốn tránh nghĩa vụ thuế.

Qua các vụ vi phạm phát hiện, cho thấy lợi dụng sự thông thoáng trong việc thành lập DN, một số đối tượng đã sử dụng CMND nhặt được của người khác để thành lập DN; thuê mướn những người làm nghề xe ôm, bán hàng rong, bán bún… để làm giám đốc DN.



Một vụ buôn lậu ngà voi bị cơ quan hải quan phát hiện

Ông Phan Minh Lê, Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM, cho biết ngoài việc sử dụng dạng DN “ma” để buôn lậu, còn dạng thứ hai là đối tượng lợi dụng pháp nhân của làm ăn đàng hoàng, chấp hành tốt pháp luật để buôn lậu.

Trước thực trạng trên, Cục Hải quan TP.HCM sẽ đưa ra giải pháp phân loại DN để quản lý. Theo đó, giảm bớt tiêu chí cứng để có nhiều DN ưu tiên hơn, để họ thấy lợi ích buôn lậu nhỏ hơn lợi ích được ưu tiên, họ sẽ làm đúng theo định.

Bên cạnh đó, phân loại để quản lý được DN thành lập mới, bằng cách có sự liên kết với Sở KH&ĐT địa phương có hoạt động kinh doanh về hoạt động xuất nhập khẩu thì có thông tin cho cơ quan hải quan. Phân cấp quản lý DN cho từ chi cục hải quan cửa khẩu để nhận diện, quản lý các DN.

Phục hồi điều tra vụ án hoa hậu Trương Hồ Phương Nga


Ngày 14/6, Cơ quan điều tra Công An TPHCM vừa ra quyết định phục hồi điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và phục hồi điều tra bị can đối với Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung.





Quyết định phục hồi điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, do đã có kết quả giám định tài liệu do cơ quan này trưng cầu nên cơ quan điều tra đã ban hành quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ điều tra đối với vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đồng thời, cơ quan điều tra cũng ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ bị can đối với Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung.

Ngoài các quyết định nói trên, cơ quan điều tra cũng đã ra quyết định phục hồi điều tra vụ án và phục hồi điều tra đối với 2 bị can.

Vụ án đã 2 lần được đưa ra xét xử. Trong phiên xử lần thứ 2 vào ngày 29/6, HĐXX đã cho trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung 9 vấn đề và cho Phương Nga và Thùy Dung được tại ngoại.


Trong 9 vấn đề HĐXX yêu cầu điều tra bổ sung có việc thời điểm tạo lập hợp đồng mua bán nhà, vai trò của đồng phạm Nguyễn Đức Thùy Dung (bạn Nga), bức thư thông cung, xác định lời khai của Nga về 17 lần xuất cảnh cùng ông Cao Toàn Mỹ .....




9 vấn đề HĐXX yêu cầu điều tra bổ sung

- Thứ nhất, điều tra thời điểm tạo lập các văn bản, thỏa thuận mua bán nhà; các giấy thỏa thuận nguyên tắc mua bán nhà.

- Thứ hai, cần chứng minh Thùy Dung tham gia thế nào trong việc tạo lập hợp đồng mua bán nhà, giấy nhận tiền.

- Thứ ba, nếu 16,5 tỉ đồng không phải là tiền mua nhà thì phải làm rõ ai là người đã tạo lập những hợp đồng mua bán nhà, giấy tờ liên quan, nhằm mục đích gì.

- Thứ tư, điều tra làm rõ lời khai những người liên quan để làm rõ có vi phạm Luật Hôn nhân hay không.

- Thứ năm, làm rõ việc ông Mỹ bị đe dọa cũng như việc Phương Nga khai bị đe dọa.

- Thứ sáu, làm rõ có hay không thỏa thuận hợp đồng tình cảm giữa Phương Nga và ông Mỹ.

- Thứ bảy, cần làm rõ việc thông cung từ trại tạm giam ra bên ngoài cũng như những bức thư thông cung.

- Thứ tám, cần làm rõ những lần xuất cảnh giữa hoa hậu Phương Nga và ông Cao Toàn Mỹ.

- Thứ chín, tại phiên tòa, luật sư của Phương Nga trình bày rằng có một số tài liệu, chứng cứ cần được thu thập để làm rõ sự thật khách quan của vụ án.

Theo cáo trạng, Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga về Việt Nam từ năm 2007 và quen biết ông Cao Toàn Mỹ vào năm 2009 thông qua mạng xã hội.

Đến năm 2012, Nga khoe với ông Mỹ rằng mình có quan hệ tốt và uy tín với nhiều bạn bè trong giới địa ốc, và Nga có thể mua từ người quen một căn nhà mặt tiền đường Hùng Vương (Q.5, TP.HCM) với giá chỉ 6 tỉ đồng dù giá thị trường là 8 tỉ đồng.

Ông Mỹ đồng ý mua căn nhà này và thanh toán trong thời gian 3 tháng. Nga kể lại sự việc cho Dung nghe và rủ Dung tham gia chiếm đoạt tiền của ông M..

Khi nhận được 6 tỉ đồng của ông Mỹ chuyển mua nhà, Nga nói căn nhà trên đường Hùng Vương không mua được mà chuyển sang giới thiệu ông Mỹmua căn biệt thự khác tại đường Trần Não (Q.2, TP.HCM) giá 16,5 tỉ đồng.

Ông Mỹ chần chừ chưa chuyển tiền nên Nga và Dung bàn với ông Mỹ chuyển sang mua căn nhà trên đường Nguyễn Trãi (Q.1, TP.HCM) có giấy tờ đầy đủ. Sau khi ông Mỹ chuyển tiếp số tiền còn lại cho đủ 16,5 tỉ đồng, ngày 4/11/2013, hai bên viết biên nhận thể hiện bị cáo Nga nhận đủ tiền để mua nhà giá rẻ của một người bạn và hứa hoàn tất sang tên cho ông Mỹ sau 30 ngày. Vì không nhận được nhà như lời Nga hứa nên ông Mỹ gửi đơn tố cáo Nga.

Về phần mình, tại phiên toà sơ thẩm, bà Nga khai rằng giữa bà và ông Mỹ không có thoả thuận mùa nhà, mà chỉ có "Bản cam kết tình cảm". Theo đó, ông Mỹ trả cho bà Nga 16,5 tỷ đồng, còn phía bà Nga phải tiếp tục quan hệ tình cảm với ông trong 7 năm.

Lời khuyên CEO Nguyễn Trung Tín dành cho người trẻ ra trường chưa biết làm gì, thích gì: Hãy lao vào đời như một miếng mút tắm!

Hãy như cục mút tắm, hãy tiếp thu kiến thức, tiếp thu kinh nghiệm và đừng quan tâm mình đang làm ở vị trí nào hay môi trường nào. Tiếp thu càng nhiều càng tốt đến một thời điểm nào đó các bạn sẽ biết mình làm gì, cần gì.






Khi nhắc đến CEO tập đoàn Trung Thủy, Nguyễn Trung Tín nhiều người trẻ biết đến anh là 1 trong 30 gương mặt trẻ dưới 30 được tạp chí Forbes Việt Nam vinh danh năm 2015. Thế nhưng ít ai biết được ước mơ từ thủa bé của anh không phải là một doanh nhân mà là một kiến trúc sư.



"Trước đây ao ước của mình từ nhỏ là mình muốn thành một kiến trúc sư. Hồi bé đi theo bố, lúc bố xem những bản vẽ những tòa nhà, mình cũng vẽ theo. Khi tốt nghiệp lớp 12 mình đã nộp hồ sơ trường đại học kiến trúc bên Úc và được nhận vào rồi đồng thời cả trường kinh tế", CEO Trung Tín chia sẻ.


Sau đó anh nhận được bức thư dài 2 trang của bố. Ông ủng hộ quyết định của Tín nhưng thẳng thắn nhận xét khả năng vẽ của anh không được tốt thậm chí vẽ hơi xấu. "Nếu con là một kiến trúc sư thì con mãi mãi đi thiết kế những tòa nhà cho những người khác. Nhưng nếu con học kinh tế và kinh doanh thành công thì con sẽ được dịp mời những kiến trúc sư giỏi thiết kế những tòa nhà cho con", anh chia sẻ.


Vì vậy Trung Tín quyết định chọn con đường kinh tế. Tuy nhiên năm 2009 khi anh ra trường cùng lúc kinh tế thế giới suy thoái. Do đó việc tìm việc cũng rất khó khăn. Sau 6 tháng tìm việc tại Melbourn chỉ được nhận vào những vị trí bàn giấy (bank teller) của ngân hàng, Trung Tín quyết định về Việt Nam.


"Thời gian đầu về chưa có việc làm cũng may là gia đình có công ty. Bố mẹ mình nói ok vào công ty làm một thực tập sinh. Mặc dù mang chức danh là marketing intern nhưng công việc thực sự lúc đó là trợ lý của mẹ. Bất cứ cuộc họp nào mẹ có mình đều tham dự. Bố mẹ chắc có lẽ muốn nhồi nhét kiến thức qua các cuộc họp đó", CEO này nhớ lại.


Như suy nghĩ của lẽ thường nhiều người sẽ nghĩ là công ty gia đình tại sao Trung Tín không vào những vị trí cao cấp được sắp đặt sẵn. Tuy nhiên anh thẳng thắn cho biết thời điểm này rất thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức về nhiều mặt.


"Cho nên mình không có khả năng để vào các vị trí cao chưa nói là tổng giám đốc mà trưởng phòng cũng chưa có khả năng", anh chia sẻ.


Sau thời gian làm việc tại Trung Thủy, anh rút lui và tự khởi nghiệp riêng bằng việc vay 10 tỷ đồng mở Sin Ultra Lounge - một mô hình F&B thành công sau 1 năm và hoàn trả được cả vốn, lãi và tiền thuê mặt bằng khoảng 13 tỷ đồng.


Sau thành công của Sin Lounge, Tín tiếp tục mở Ace Night - club theo phong cách hiện đại vào năm 2013. Đến cuối năm 2014, anh mở nhà hàng Mama chuyên kinh doanh ẩm thực Thái Lan. Bình quân 3 dự án này đón hơn 100 khách mỗi ngày và 700-800 khách dịp cuối tuần. Ngoài ra, Tín còn mở thêm công ty Hush Creative chuyên về thiết kế nội thất, marketing và tổ chức sự kiện. Gần đây nhất CEO này mở khu phức hợp Dreamplex nhằm hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh.


Dù được sự hậu thuẫn từ nền tảng gia đình nhưng nhờ việc chứng minh được năng lực thực sự nên Trung Tín được cử vào vị trí CEO thay cho bố vào năm 2014. Để làm được điều này theo anh cần phải lăn lộn vào cuộc sống và học hỏi không ngừng.


"Lúc đó mình cũng có may mắn có một người anh khuyên mình: Với những người còn mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa biết mình muốn gì, chưa biết mình thích gì, có khả năng gì thì hãy như cục mút tắm (sponge) trong xà phòng hút rất nhiều nước.Hãy như cục đó, hãy tiếp thu kiến thức, tiếp thu kinh nghiệm và đừng quan tâm mình đang làm ở vị trí nào hay môi trường nào. Tiếp thu càng nhiều càng tốt đến một thời điểm nào đó các bạn sẽ biết mình làm gì, cần gì", CEO Trung Tín chia sẻ.





Quan điểm học từ mọi thứ cũng được minh chứng rõ ràng hơn từ nhiều doanh nhân nổi tiếng thế giới như Richard Branson. Nhà sáng lập tập đoàn Virgin bỏ học từ năm 16 tuổi nhưng ông không ngừng việc học ở đó. "Có rất nhiều thứ trong đời mà chúng ta nghĩ dù có bao nhiêu cũng không đủ và giáo dục đứng đầu danh sách này", ông nhấn mạnh.


Thậm chí khi còn nhỏ Richard Branson không bao giờ thực sự thích đi học. Với ông trường học không dễ dàng. Ông tự thấy mình không phải la một học sinh giỏi một phần do chứng khó đọc và một phẩn do bản chất hiếu động. Cậu bé không thể tập trung trong lớp và dành phần lớn thời gian ở trường để mơ mộng và thành lập nên các doanh nghiệp nhỏ mới.


Theo ông việc lấy được một tấm bằng chỉ là bước khởi đầu và nó không bảo đảm thành công. Bạn sẽ cần có đạo đức nghề nghiệp tốt và quyết tâm thành công nữa – cả trong cuộc sống và kinh doanh. Bạn cũng sẽ cần cả chút may mắn.

Thế giới phẫn nộ vì Nhật đi tiếp nhờ FairPlay: Trò hề của FIFA

Bình luận viên nổi tiếng của nước Anh, Mark Lawrenson cho rằng việc Nhật Bản lọt vào vòng knock-out World Cup 2018 nhờ điểm Fair Play là một trò hề của FIFA.






Nhật Bản đã trở thành đội tuyển châu Á duy nhất góp mặt ở vòng 16 đội World Cup 2018 theo cách đầy tranh cãi. Nhật có cùng 4 điểm với Senegal, cùng hiệu số, đối đầu hòa nhau 2-2 nhưng đi tiếp nhờ nhận ít thẻ phạt hơn Senegal , 4 so với 6.


Điều đáng nói, Nhật hoàn toàn không xứng đáng tiếp tục ở lại với World Cup nhờ chỉ số Fair Play, bởi các cầu thủ Nhật đã chơi trò “đá ma”, câu giờ chờ hết giờ bằng cách chuyền bóng qua lại cho nhau trong 10 phút cuối trận họ thua Ba Lan 0-1.



Senegal nhận nhiều hơn Nhật Bản 2 thẻ vàng nên bị loại.



Điều nay khiến nhiều người không hài lòng và phẫn nộ, trong đó có Mark Lawrenson, bình luận viên trên kênh thể thao BBC.


Lawrenson nói, “Quyết định dựa trên thẻ phạt là điên rồ. Nó thật sự đáng xấu hổ với FIFA và nó không công bằng. Trong bóng đá, điều quan trọng nhất là bàn thắng chứ không phải thẻ phạt”.


Trong khi đó, cộng đồng mạng cũng không bỏ qua cho màn thi đấu thiếu nhiệt huyết của Nhật Bản. Một người dùng mạng xã hội lên án, “Màn trình diễn trong 10 phút cuối trận Nhật Bản/Ba Lan là hoàn toàn không Fair Play, nó tệ hơn cả việc nhận thêm thẻ vàng. Quá bất công”.


Một người dùng mạng xã hội Twitter khác bày tỏ, “Nhật Bản đi tiếp nhờ chỉ số Fair Play. Nhưng làm thế nào mà họ lại có thể Fair Play khi nhìn vào 10 phút cuối trận đấu gặp Ba Lan? Với một nền bóng đá chuyên nghiệp thì đó là màn trình diễn xấu hổ”.



Senegal bị loại đầy tức tưởi.



“Thật đáng lên án Nhật Bản và Ba Lan. Trong khi FIFA nỗ lực xây dựng một giải đấu Fair Play thì Nhật Bản lại thể hiện tinh thần phi thể thao. Ba Lan cũng không ngoài cuộc trong chuyện này. Thật quá tệ hại”, một người dùng mạng xã hội khác lên án.


Ở trận thua Ba Lan 0-1, Nhật Bản đã tạo nên một kỷ lục có một không hai, họ thực hiện đến 600 đường chuyền ngang, phần lớn đó là những đường chuyền qua lại nhằm giữ bóng thật chắc trong 10 phút cuối, không cho Ba Lan có cơ hội đoạt bóng ghi thêm bàn thắng. Rõ ràng, việc Nhật Bản chơi trò “đá ma” như thế này mà vẫn đi tiếp nhờ Fair Play là không thuyết phục và tiêu chí trên của FIFA là có vấn đề.


Ngay cả những CĐV Nhật Bản có mặt trên sân cũng bất bình và lo ó, chỉ trích cách chơi của đội nhà thì có thể thấy, Nhật Bản hoàn toàn không xứng đáng đi tiếp và việc Senegal bị loại có phần quá bất công và tàn nhẫn với thầy trò HLV Aliou Cisse .


Với việc Senegal bị loại, lần đầu tiên sau 36 năm, không có một đội tuyển thuộc khu vực châu Phi nào vượt qua vòng bảng World Cup.


Một số hình ảnh khác về việc người dùng mạng xã hội Twitter phẫn nộ:









Một người dùng mạng xã hội đề xuất giải pháp khác nhằm thay thế cách tính điểm Fair Play của FIFA.



Cổ động viên Nhật Bản cũng thất vọng với cách thi đấu của đội nhà.





Giận dữ với cách xếp hạng Fair Play của FIFA, người dùng mạng xã hội gọi đó là ngu ngốc.





[How they do] Trong khi cỗ xe tăng Đức gục ngã thì gã hàng xóm Bỉ lại đang tỏa sáng tại World Cup và đây là bí quyết của họ
Theo Gia Định


PLO

Chuyện về người đàn ông Pakistan quyết tâm làm giàu sau 24 tiếng đặt chân đến đất Mỹ: Tiền nhất định sẽ về tay người có ý chí!

Chỉ có vỏn vẹn 50 USD trong tay khi từ Pakistan đến Mỹ, tỷ phú xuất thân nghèo khó nhưng dám tử bỏ đam mê để theo đuổi tiền bạc này đã làm nên điều phi thường.






Shahid ‘Shad’ Khan sinh năm 1952 trong một gia đình trung lưu tại Lahore, bang Punjab, Pakistan. Năm 1967, Shahid Khan, khi đó 16 tuổi, rời quê hương để tới Mỹ và học trường Đại học Illinois, để theo đuổi giấc mơ trở thành một kiến trúc sư. Khi ấy, ông chỉ có vỏn vẹn 50 USD trong tay. Để có tiền trang trải phí phòng ký túc xá khoảng 2 USD/đêm, chàng trai trẻ nhận rửa bát thuê với mức lương 1,2 USD/tiếng.


Vâng, đó là câu chuyện của quá khứ. Còn ở hiện tại, khi nhắc tới người đàn ông gốc Pakistan này, người hâm mộ bóng bầu dục Mỹ sẽ không còn xa lạ, ông được biết tới là tỷ phú "khuôn mặt của giấc mơ Mỹ". Shahid Khan sở hữu đội bóng bầu dục Jaguar Jacksonville tại bang Florida và câu lạc bộ bóng đá Fulham của Anh.


Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để cậu bé 16 tuổi với vỏn vẹn chưa tới 200 nghìn đồng tiền Việt trong tay có thể trở thành một doanh nhân nắm trong tay hàng tỷ đồng. Câu trả lời có lẽ đúng như những gì ông từng chia sẻ: "Số phận nằm trong tay chính mỗi người".


Người đàn ông dám từ bỏ đam mê vì... tiền


Có lẽ, sớm nhận ra chân lý trong câu nói: "Cứ theo đuổi đam mê, rồi nợ nần sẽ đuổi theo bạn", ngay trong kỳ học đầu tiên, Khan đã gạt bỏ kế hoạch trở thành một kiến trúc sư bởi nhận thấy "nghề này không tạo ra được nhiều tiền". Sau đó, ông chuyển sang học ngành Kỹ thuật Công nghiệp. Cũng từ giây phút ấy, Khan quyết định: số phận nằm trong tay ông và đã sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách trong đời.


Sau giai đoạn đầu bỡ ngỡ, Shad Khan bắt đầu tìm hiểu về cuộc sống tại Mỹ, tìm kiếm những cơ hội việc làm tốt hơn nhờ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa tại trường đại học. Khan quyết định không đi rửa bát thuê tại các nhà hàng mà xin vào làm việc tại công ty sản xuất ô tô Flex-N-Gate và vừa đi học vừa đi làm. Sau khi tốt nghiệp, Khan được nhận vào làm luôn tại công ty này với chức danh giám đốc kỹ thuật.


Nhận thấy phương thức của Flex-N-Gate vừa tốn chi phí vừa khó khăn trong khâu sản xuất, Shahid đã tự nghiên cứu và sáng chế ra cách làm giảm xóc liền mạch, không có mối hàn, vừa tiết kiệm vừa có độ bền cao hơn. Năm 1978, ông rời Flex-N-Gate và quyết định khởi nghiệp. Shahid dùng 16.000 USD tiền tiết kiệm, vay thêm 50.000 USD thành lập công ty Bumper Works, chuyên về phụ tùng dành cho xe tải. Sau khi Shahid giới thiệu tính năng và ưu thế của bộ giảm xóc mới nghiên cứu, hãng xe hơi lớn nhất nước Mỹ General Motors đã ký ngay hợp đồng với công ty ông.


Trong vòng 2 năm, Khan đã mua lại Flex-N-Gate – công ty đã thuê ông làm việc cho họ.


Đến năm 1987, công ty Flex-N-Gate của Khan trở thành nhà phân phối duy nhất bộ giảm chấn cho xe bán tải Toyota. Nối tiếp thành công, công ty của ông được Toyota tin tưởng và nhận đặt phụ tùng cho toàn bộ dòng xe của họ.


Các sản phẩm phụ tùng của công ty Shahid sản xuất luôn đảm bảo hai tiêu chí: Thiết kế thông minh và chất lượng sản phẩm nhẹ, bền. Nhờ không ngừng nỗ lực cải tiến sản phẩm, Flex-N-Gate liên tiếp gặt hái nhiều thành công.


Ông nhanh chóng mở rộng quy mô và thị trường bằng cách mua lại các công ty sản xuất phụ tùng với nhiều chủng loại sản phẩm. Hiện nay, khách hàng quen thuộc của Flex-N-Gate là những hãng ôtô nổi tiếng thế giới như Ford, General Motors, Volkswagen AG, Toyota, Suzuki.


Doanh nhân xuất thân nghèo khó nhưng rất yêu thể thao


Không chỉ dừng ở hoạt động kinh doanh, năm 2011, Khan trở thành chủ sở hữu của đội bóng thi đấu tại giải bầu dục quốc gia Mỹ (NFL) khi hoàn tất vụ mua lại Jacksonville Jaguars với giá 760 triệu USD. Niềm đam mê và quan tâm tới môn bóng bầu dục của doanh nhân gốc Pakistan xuất phát từ quãng thời gian ông theo học đại học.


Khan tin, ngoài những dự án kinh doanh, ông có thể giúp các cầu thủ chơi bóng theo cách tốt nhất. Ông cũng đầu tư cho các phòng thay đồ của cầu thủ, bởi theo ông, được sử dụng các tiện nghi sang trọng và thoải mái sẽ giúp họ chơi xuất sắc hơn. Tuy tỷ phú Khan đặt nhiều kỳ vọng vào đội của mình nhưng Jacksonville Jaguars vẫn phải chấp nhận thất bại trước các đối thủ khác. Dẫu vậy, người đàn ông này cho rằng, trong cuộc sống, mỗi thành công hay thất bại đều là một phần của định mệnh không thể tránh né.





Ngoài đội bóng Jacksonville Jaguars, doanh nhân gốc Pakistan còn quản lý câu lạc bộ bóng đá Fullham của Anh, sau khi trùm kinh doanh Ai Cập, Mohamed Al Fayed, sang tay trong tháng 7/2013 với giá khoảng 400 triệu USD.


Gần đây nhất, Hiệp hội Bóng đá Anh (FA) đang cân nhắc lời đề nghị bán lại sân Wembley với mức giá 500 triệu bảng Anh cho tỷ phú người Mỹ Shahid Khan. Hiện FA cùng tỷ phú Shahid Khan mới bước vào giai đoạn của cuộc đàm phán, trong đó điều khoản thoả thuận ban đầu là FA có quyền bỏ tiền thuê lại sân Wembley phục vụ cho các trận đấu của Tam Sư và trận chung kết FA Cup theo thông lệ.


Ngoài lĩnh vực kinh doanh và thể thao, tỷ phú Shahid Shahid còn nổi tiếng với các hoạt động từ thiện. Ông đang điều hành quỹ Jaguars Foundation, hỗ trợ trẻ em và phụ nữ toàn cầu.


Doanh nhân này khá kín tiếng về đời tư. Ông kết hôn với người yêu thời đại học là Ann. Họ có hai con, Tony Khan và Shanna Khan song cả gia đình ít khi xuất hiện trước truyền thông.

Đằng sau giao dịch "kỳ lạ" với quy mô cả nghìn tỷ của Chủ tịch Yeah1

Ngay trước khi lên sàn, ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống đã bán đi 3,91 triệu cổ phiếu. Không lâu sau khi niêm yết, Yeah1 mua 3,91 triệu cổ phiếu phát hành mới của Yeah1 với giá 300.000 đồng/cp.







Ngày 27/06/2018, tức phiên giao dịch thứ 2 sau ngày chào sàn của Yeah1 (YEG), cổ phiếu này xuất hiện giao dịch thỏa thuận 7,82 triệu cổ phiếu tại mức giá 300.000 đồng/cp và khối ngoại là bên mua vào.


Trước đó, Yeah1 không chỉ gây chú ý bởi loại hình kinh doanh đặc biệt của mình hay mức giá chào sàn 250.000 đồng kỷ lục, mà còn bởi giao dịch mua bán có phần kỳ lạ của Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Nguyễn Ảnh Nhượng Tống và cổ đông lớn DFJ VinaCapital.


Cụ thể, số liệu từ đăng ký kinh doanh của công ty cho biết, tại thời điểm ngày 21/04/2018, với vốn điều lệ 274 tỷ đồng (tương đương 27,4 triệu cổ phiếu) thì cơ cấu cổ đông của Yeah1 như sau:





Trong đó, 2 cổ đông lớn nhất gồm ông Tống nắm 11,3 triệu cổ phiếu, DFJ VinaCapital nắm 9,8 triệu cổ phiếu.


Tuy nhiên, đến thời điểm 24/05/2018, tức 1 tháng trước ngày YEG chào sàn HOSE, ông Tống chỉ còn nắm 7,4 triệu cp và DFJ VinaCapital chỉ còn nắm 1,95 triệu cp. Theo thông tin chúng tôi được biết, ông Tống đã bán 3,91 triệu đơn vị cho ông Hồ Ngọc Tấn, còn DFJ VinaCapital bán 7,82 triệu đơn vị cho một nhóm cổ đông khác.


Nhưng cũng rất nhanh chóng, Yeah1 sau khi niêm yết sẽ phát hành riêng lẻ 3,91 triệu cổ phiếu với giá 300.000 đồng/cp cho ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, như vậy, số lượng cổ phiếu của Chủ tịch công ty sau khi mua cổ phần riêng lẻ sẽ quay trở về con số 11,3 triệu đơn vị.


Tại sao ông Tống mua lại đúng lượng cổ phiếu mình đã bán ra trước đó? Là bởi vì ông Tống không hề có ý định giảm số lượng cổ phiếu YEG mà ông nắm giữ, nhưng việc bán ra trước khi Yeah1 niêm yết là điều cần thiết cho cấu trúc giao dịch của thương vụ này.


Về bản chất, Yeah1 thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) với tổng số cổ phần bán ra là 7.820.000 cổ phần nhưng không giống như các vụ IPO bình thường, nhà đầu tư IPO Yeah1 sẽ không mua cổ phần trước khi doanh nghiệp niêm yết. Họ sẽ mua cổ phiếu vào ngày thứ 2 sau khi YEG đã được giao dịch trên thị trường niêm yết (để được phép giao dịch thỏa thuận) với giá 300.000 đồng – là giá đã được quy định cụ thể tại hợp đồng mua bán, tương tự như giao dịch của các nhà đầu tư chứng khoán thông thường.


7,82 triệu cổ phiếu này do nhóm cổ đông đã mua từ DFJ VinaCapital bán ra.


Đây được gọi là cấu trúc DVP (Delivery versus Payment). Với cấu trúc như vậy, cổ phiếu sẽ về tài khoản của nhà đầu tư IPO và được phép giao dịch tự do sau 3 ngày làm việc. Điều này sẽ hạn chế rủi ro về thời gian chờ đợi cổ phiếu IPO được giao dịch chính thức.


Tuy nhiên, như ông Andy Ho - Giám đốc điều hành kiêm Trưởng Bộ phận đầu tư Tập đoàn VinaCapital – chia sẻ, họ sẽ tiếp tục đầu tư vào Yeah 1 do đánh giá cao tốc độ tăng trưởng của Yeah1 trong xu hướng quảng cáo qua các kênh kỹ thuật số của người dùng ngày càng tăng.


Vì vậy, theo thông tin chúng tôi có được, DFJ VinaCapital hoặc đơn vị có liên quan sẽ còn có giao dịch lại mua cổ phiếu YEG trong thời gian tới, khi Yeah1 thực hiện nới room nước ngoài xong. Và nhiều khả năng là sẽ mua lại cổ phiếu của ông Hồ Ngọc Tấn. Sau phiên giao dịch ngày 28/6 thì nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu tối đa ở 49% cổ phần của Yeah1.


Như vậy, sau khi kết thúc quá trình bán/mua lại/phát hành mới thì có thể tóm tắt các giao dịch như sau:


+ Chủ tịch Nguyễn Ảnh Nhượng Tống giữ nguyên lượng nắm giữ 11,3 triệu cổ phiếu (bán 3,91 triệu cổ phiếu rồi mua phát hành mới lượng tương đương)


+ DFJ VinaCapital bán ròng 3,91 triệu cổ phiếu (bán 7,82 triệu, mua lại 3,91 triệu)


+ Nhà đầu tư mới mua vào 7,82 triệu cổ phiếu


+ Yeah1 thu về 1.173 tỷ đồng từ phát hành riêng lẻ cho ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống

Trong khi văn phòng cho thuê truyền thống bão hòa, mô hình mới này lại tăng trưởng ầm ầm

Nghiên cứu về mô hình không gian làm việc chung (co-working space) tại Việt Nam mà CBRE Việt Nam công bố cho thấy trong 5 năm qua, trung bình mỗi năm nguồn cung văn phòng theo mô hình mới co-working space (văn phòng làm việc chung) tăng trưởng 58%






Coworking space hấp dẫn hàng loạt ông lớn như Microsoft, Intel, Dell...


Ý tưởng về việc xây dựng một mô hình làm việc hợp tác đã xuất hiện từ rất lâu bên cạnh văn phòng làm việc truyền thống. Tuy nhiên, đến tận năm 1995, mô hình làm việc chung đầu tiên mang tên C-base mới xuất hiện và tới năm 2002.


Co-working space đầu tiên trên thế giới xuất hiện ở San Francisco do Công ty Brad Neuberg cung cấp các tiện ích và tổ chức các hoạt động giao lưu. Năm 2003, mô hình này đã thu hút hơn 100.000 thành viên và đạt con số 1.180.000 người tham gia vào năm 2017.


Hiện nay coworking đang ngày càng dần thu hút startup, những người làm việc tự do (freelancer) thậm chí cả các công ty có tên tuổi như Microsoft, Intel, Dell, Deutsche Bank, General Electric cũng thuê những điểm làm việc ở những coworking đến như vậy.


Theo số liệu trong Kết quả nghiên cứu không gian coworking trên thế giới và Châu Á trong hai năm 2017 và dự đoán trong 2018, thị trường coworking sẽ tiếp tục tăng trưởng với tỉ lệ cao, số lượng coworking space trên thế giới tăng từ 8,700 lên 13,800 trong vòng 3 năm từ 2015-2017. Số lượng thành viên tham gia coworking tăng từ 510.000 lên 1.180.000 với tỉ lệ tăng trưởng năm 2017 là 41%.


Vì sao Coworking space lại phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ đến vậy? Theo nghiên cứu thực hiện đã chỉ ra rằng việc tham gia vào coworking gia tăng sự sáng tạo, kích thích và hiệu quả. Khả năng tập trung, sáng tạo cũng như chất lượng giải quyết công việc tốt hơn, các mối quan hệ được mở rộng...


Coworking sẽ nở rộ tại Việt Nam trong 2 năm tới


Giữa năm 2017, một báo cáo do CBRE Việt Nam thực hiện cho thấy, co-working space đang dần phổ biến tại Việt Nam. Xuất hiện từ năm 2012, đến tháng 6/2017 có 17 đơn vị tham gia đầu tư co-working space, cung cấp khoảng 12.500m2 diện tích văn phòng, chủ yếu ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.


Tại TP. Hồ Chí Minh, Dreamplex - một co-working space gồm 3 tầng với diện tích khoảng 1.500m2 gồm 35 phòng với hơn 10 tỷ đồng đầu tư, tọa lạc tại tòa nhà Miss Áo Dài (quận 1) ra mắt giữa tháng 11/2015 do CEO Nguyễn Trung Tín của Trung Thủy Group đầu tư đã mở ra xu hướng mới về không gian làm việc chung.


Trước Dreamplex, tháng 9/2015, tại Hà Nội, một co-working space có tên là Toong (viết tắt của từ "tổ ong") đã ra đời với không gian 750m2 ở phố Tràng Thi. Toong gồm 2 tầng với mức giá thuê từ 4 USD/3 giờ đồng hồ và 446 USD/tháng.


Mới đây nhất, CoGo - một co-working space được sáng lập bởi các cựu sáng lập hệ thống siêu thị Điện máy Trần Anh, những người từng có 16 năm kinh nghiệm trong việc điều hành và quản trị chuỗi siêu thị điện máy Trần Anh đã chính thức gia nhập thị trường không gian làm việc chung coworking space từ tháng 6/2018.


CoGo thu hút cộng đồng doanh nghiệp khi triển khai mô hình tại 3 trung tâm lớn. Đó là tầng 3-4 tòa nhà Viettower số 1 Thái Hà rộng 3.300m2, tầng 16 tòa nhà TNR Tower 54 Nguyễn Chí Thanh có diện tích 2.200m2 và tầng 12 tòa nhà Hồ Gươm Plaza lên đến 1.500m2.


"Sinh sau đẻ muộn" nhưng CoGo được đánh giá là một trong những đơn vị chuyên nghiệp mang mô hình coworking space chuẩn quốc tế về Việt Nam. Với diện tích bình quân các điểm của CoGo coworking space khoảng 2.500m2 và đều nằm ở các tòa nhà hạng A-B với giá thuê hợp lý, CoGo đang tham vọng có thể dẫn đầu thị trường.


Lý giải về sự bùng nổ của mô hình co-working space, CBRE cho rằng gần đây xu hướng khởi nghiệp phát triển, môi trường làm việc chia sẻ phổ biến hơn, mức giá ở Hà Nội và Tp.HCM thấp hơn so với khu vực…Ngoài ra, các sự kiện, hoạt động kết nối và hoạt động cộng đồng là cốt lõi của mô hình không gian làm việc chia sẻ là ưu điểm hút khách hơn các mô hình làm việc khác như văn phòng dịch vụ và văn phòng truyền thống.


Theo khảo sát của CBRE Việt Nam, 91% người sử dụng Không gian làm việc chung thuộc Thế hệ millennials, là những người có độ tuổi dưới 35. Tỷ lệ này cao hơn so với trung bình thế giới là 67%. Ước tính, đến năm 2020, millennials sẽ chiếm 50% lực lượng lao động toàn cầu. Tại các đô thị như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội thế hệ này đang gia tăng gia tăng nhanh chóng, đây cũng là lý do mô hình co-working space sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

World Cup 2018: Cầu thủ gây bão với dáng đứng "không màng thế sự", mặc kệ đội bạn ghi bàn

Chắc chắn số 5 Idrissa Gana Gueye của Senegal không hề muốn nổi tiếng theo cách này.







Trong tình huống dẫn đến bàn thắng duy nhất của trận đấu giữa Colombia và Senegal, tiền vệ Idrissa Gana Gueye bên phía Senegal được giao nhiệm vụ đứng che chắn ở cột dọc gần vị trí đá phạt góc hơn.


Có lẽ vì không ý thức hết sự nguy hiểm từ quả phạt góc hoặc do thói quen, Gueye đứng dựa vào cột dọc, một tay chống hông và không có vẻ gì là cảnh giác cả. Ngay cả khi đội bạn đã thực hiện cú đá, tiền vệ này vẫn không đổi tư thế, vô cùng ung dung.





Gueye đứng chống tay và dựa vào cột dọc.





Anh không hề thay đổi tư thế kể cả khi đối phương đánh đầu.




Bóng vào lưới rồi, Gueye vẫn đứng như trời trồng.

Trong chớp mắt, bóng bay vào lưới sau cú đánh đầu của Mina. Gueye hoàn toàn bị động, chẳng hề có động tác hay nỗ lực nào giúp thủ môn cản phá. Anh chỉ giương mắt đứng nhìn tất cả. Đến khi Colombia ăn mừng bàn thắng, tay Gueye vẫn đang đặt trên hông.


Những hành động lạ lùng của tiền vệ Senegal lập tức được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Thậm chí đã xuất hiện "thuyết âm mưu" cho rằng Gueye chịu sự tác động từ thế lực nào đó bên ngoài để "mở cửa" cho Colombia ghi bàn.

Bạn ngủ khi người khác đang thức để làm việc, ai dám phán xét rằng bạn “chây lười” và không thể thành công!

Có người là “loài cú” chuyên hoạt động về đêm. Có kẻ lại là “loài sơn ca” chuyên cất tiếng hót lanh lảnh mỗi sớm mai. Nếu thực sự muốn nâng cao hiệu suất làm việc của bản thân mình, cho dù bạn là “cú đêm” hay “sơn ca”, hãy cứ làm việc hết mình theo “khung giờ vàng” của riêng bạn.


Ảnh minh họa: Anna Grimal


Nhiều chuyên gia thường khuyến nghị rằng nếu muốn thành công, bạn nên:


-Thức dậy vào 6h sáng


-Đi tắm


-Tập thể dục


-Ngồi thiền


-Suy ngẫm trong khi đọc báo


-Nhìn lại những kết quả đã đạt được và thiết lập các mục tiêu mới


-Lướt qua tin tức trên các trang mạng kinh tế


-Đọc các câu chuyện, câu nói truyền cảm hứng


-Thưởng thức một bữa sáng căng tràn protein


Woa, có quá nhiều thứ cần phải làm trước 8h sáng!


Tôi không biết quan niệm này bắt đầu trở nên phổ biến từ khi nào, nhưng đột nhiên, vào một ngày đẹp trời, danh sách công việc dài dằng dặc kia bỗng xuất hiện ở khắp mọi nơi, đặc biệt trong giới startup.


Danh sách công việc dài hàng hà sa số trên nghe có vẻ hấp dẫn đấy, nhưng thiết nghĩ, tại sao cứ nhất thiết phải hoàn thành chừng đó công việc chỉ vào buổi sáng, mà không phải các khoảng thời gian khác trong ngày?


Mỗi người lại có khoảng thời gian làm việc hiệu quả riêng. Có người là "loài cú" chuyên hoạt động về đêm. Có kẻ lại là "loài sơn ca" chuyên cất tiếng hót lanh lảnh khi mặt trời thức giấc.





Nếu thực sự muốn nâng cao hiệu suất làm việc của bản thân mình, cho dù bạn là "cú đêm" hay "sơn ca", hãy cứ làm việc hết mình theo "khung giờ vàng" của riêng bạn, để biết rằng khi nào bạn có thể phát huy tối đa trí lực cho công việc. Brian Tracy đã định nghĩa "khung giờ vàng" này như sau:


"Khung giờ vàng là một khoảng thời gian nhất định trong ngày khi bạn cảm thấy tỉnh táo nhất và có thể đạt được hiệu quả trong công việc cao nhất, điều này còn tùy thuộc vào đồng hồ sinh học của mỗi người."


Nếu tận dụng được "khung giờ vàng" của riêng mình, bạn có thể tự thúc đẩy năng suất làm việc của bản thân hơn bao giờ hết. Công việc chất đống quá đầu bạn sẽ được giải quyết hiệu quả hơn. Hơn nữa, thời gian và sức lực quý báu của bạn cũng không còn bị lãng phí.


Ròng rã suốt 12 năm qua, tôi đã phát triển công ty JotForm của mình chỉ từ một "hạt giống" ý tưởng cho đến "cây cổ thụ trưởng thành" với hơn 100 nhân viên và 3.5 triệu người dùng. Và sự tăng trưởng ngoạn mục này bắt nguồn từ việc tôi đã làm việc theo đúng "nhịp điệu sinh học" của riêng mình (thứ mà vất vả lắm tôi mới khám phá ra).


Tôi thường xử lý các công việc quan trọng nhất vào "khung giờ G" của bản thân. Điều này sẽ giúp tôi không còn cảm thấy ngộp thở trong cả "núi việc", mà lúc nào cũng cảm thấy tràn trề hứng khởi để làm việc năng suất hơn.


Quan trọng hơn cả, chiến lược này giúp tôi có thể duy trì được niềm đam mê với công việc định mệnh của đời mình.


Khi tận dụng "khung giờ vàng", tôi luôn cảm thấy sự hứng khởi đang trỗi dậy từ mỗi bước chân đưa tôi đến văn phòng mỗi ngày, và tôi muốn bạn cũng cảm nhận được cảm giác tuyệt vời đó.





Hãy phác họa các "khung giờ G" kì diệu của bạn trên biểu đồ


Từ lâu, các nhà khoa học đã nghiên cứu về các vòng tuần hoàn tự nhiên của cơ thể con người.


Có lẽ bạn đã từng nghe đến khái niệm "Circadian Rythms - CR" (Tạm dịch: Nhịp điệu sinh học hằng ngày). CR sẽ ảnh hưởng đến vòng tuần hoàn ngủ và thức, nhiệt độ cơ thể và nồng độ hormone của chúng ta.


Trung bình trong một ngày làm việc, chúng ta vẫn phải trải qua các "nốt thăng" cũng như "nhịp trầm" của các chuỗi "nhịp điệu sinh học" (Nguyên gốc: "Ultradian rhythm" - UR). Chuỗi UR này bao gồm các vòng tuần hoàn nhỏ kéo dài từ 90 – 120 phút và lặp đi lặp lại trong vòng một ngày, chỉ nhịp độ sinh học tự nhiên của cơ thể chúng ta. Khái niệm UR sẽ lý giải nguyên nhân tại sao bạn luôn bắt tay vào giải quyết công việc trong tâm thế hứng khởi và tỉnh táo, và chỉ 2 tiếng sau, bạn sẽ bắt đầu xử lý đến… đống đồ vặt và lướt Instagram.


Trên biểu đồ "nhịp điệu sinh học", các điểm cực đại biểu diễn nguồn năng lượng của bạn đang "đạt đỉnh" và điểm cực tiểu chỉ ra rằng trí lực bạn đang "chạm đáy" là hiện tượng tự nhiên hết sức bình thường (và bạn không thể điều chỉnh chúng). Do đó, hãy phác họa nhịp độ sinh học của riêng bạn bằng biểu đồ, và học cách chấp nhận và "hợp tác" với chúng, thay vì chống lại chúng.


Như tác giả Yulia Yaganova đã chia sẻ, trong vòng 3 tuần, trong các con số từ 1-10, hãy đánh giá lại năng lượng, khả năng tập trung và sự nhiệt huyết của bạn sau mỗi giờ làm việc.


Và sau đó, bạn hãy điền kết quả trên vào bảng tính Excel và phác họa lại chúng trên biểu đồ năng lượng. Nghe có vẻ nhàm chán, như bạn sẽ sớm tìm ra hình dạng chuỗi "nhịp điệu sinh học" của bản thân.


Tôi là một "kẻ săn mồi" chuyên hoạt động về đêm ư? Có thể ngay bây giờ, bạn sẽ không thừa nhận nhịp điệu sinh học "khác người" của chính mình. Nhưng bạn sẽ dần hiểu về vòng tuần hoàn của mình, và biết cách tận dụng tối đa "khung giờ vàng" trong chu kỳ đó.


Hãy học cách hòa quyện cơ thể, trí lực và… nhịp điệu sinh học của ta vào làm một





Những người được ví von với "cỗ máy năng suất" thường có danh sách hàng tá các công việc đang xếp hàng chờ họ giải quyết vào mỗi buổi sáng. Và tuyệt nhiên, không phải lúc nào danh sách này cũng phù hợp với bạn.


Hãy lấy bản thân tôi làm ví dụ minh họa. Mỗi sáng, tôi sẽ thưởng thức một bữa sáng thanh đạm và gặp huấn luyện viên thể hình của mình. Dù tôi có cảm thấy hừng hực năng lượng hay không, tôi vẫn phải tuân theo mệnh lệnh của vị huấn luyện viên đó.


Sau khoảng 20 phút hăng say tập luyện, tôi cảm tưởng một nguồn năng lượng dồi dào đang căng tràn trong từng huyết mạch của mình vậy. Tôi đã phải gồng mình để không đánh rơi quả tạ vào chân. Việc vận động cơ thể khiến tôi hoàn toàn tỉnh táo.


Sau khi hoàn thành chuỗi "cực hình" này, tôi đi tắm và lái xe đến văn phòng. Nhấm nháp chút café sáng, tôi bắt tay vào giải quyết công việc.


Và với tâm thế tươi mới, tỉnh táo và vui vẻ, tất nhiên, năng lực sáng tạo trong tôi cũng đang chạm đỉnh.


Đó là khung giờ vàng của riêng tôi, và sau đó:


Tôi sẽ bắt đầu viết nháp về một vấn đề tôi phải giải quyết trong ngày hay thứ gì đó vẫn khiến tôi vướng bận. Khi bắt đầu, tôi cảm thấy khá mông lung, nhưng sau khoảng 5 phút, tôi bắt đầu nảy ra các ý tưởng mới.


Sau đó, tôi bắt đầu chuyển các nội dung đã viết trong bản nháp này sang phiên bản hữu dụng hơn như bản nháp email, các lưu ý sẽ trình bày trong cuộc họp, việc trình chiếu slide hay một buổi thuyết trình cho cả team. Tôi dành ra 2 tiếng cho công việc này, và đó chính là khoảng thời gian làm việc năng suất nhất trong ngày.


Theo Stephen Covey, việc bạn viết ra tất cả mọi thứ cần giải quyết hay các ý tưởng mới cũng đồng nghĩa với việc bạn đang "mài sắc chiếc cưa" của mình. Covey cũng chia sẻ, thay vì cứ vật lộn với một chiếc cưa đã mòn theo kiểu tốn sức và mất thời gian, chúng ta nên dành nhiều thời gian hơn để gọt giũa, "mài sắc" nó. Và bạn sẽ "cưa đổ", xử lý công việc hiệu quả hơn, chính xác hơn.


"Khung giờ vàng" của tôi thường rơi vào buổi sáng, nhưng với bạn, nó có thể rơi vào buổi trưa hay 7h tối. Và nếu vậy, bạn có thể tái tạo nguồn năng lượng bằng buổi tập yoga nhẹ nhàng khi ánh hoàng hôn buông xuống.


Hãy làm bất cứ thứ gì bạn có thể để tận dụng triệt để "khung giờ G" này.


Làm chủ kiểu "thời gian biểu" làm việc của bạn





Nhà điều hành doanh nghiệp kiêm nhà đầu tư Paul Graham cho biết, có hai kiểu giờ giấc làm việc: thời gian biểu của nhà quản trị và thời gian biểu của nhà sáng tạo.


"Thời gian biểu của nhà quản trị thường được áp dụng cho các vị sếp. Nó chủ yếu xoay quanh việc đặt lịch các cuộc họp truyền thống, mỗi cuộc họp thường kéo dài một tiếng trong ngày. Bạn cũng có thể "phá vỡ" chu trình này khi phải dành ra vài tiếng đồng hồ để giải quyết một công việc nhất định."


Các nhà văn, lập trình viên, nhà thiết kế và các ngành nghề của sự sáng tạo khác sẽ tuân theo khung thời gian biểu của nhà sáng tạo. Một ngày làm việc của họ sẽ được chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài ít nhất 4 tiếng đồng hồ.


Nếu thuộc giới sáng tạo, bạn sẽ hiểu thật không dễ để viết lách, viết code hay suy nghĩ chỉ trong một giờ đồng hồ, thậm chí còn càng khó khăn nếu bạn phải tham dự các cuộc họp bí bách trong một tiếng đồng hồ đó.


Nếu bạn đang khiến thời gian biểu của nhà sáng tạo trở nên dày đặc như trên, nhào nặn nội dung chỉ trong một tiếng đồng hồ ư, tức là bạn đang phá vỡ cả ngày làm việc của họ. Và như Graham đã giải thích, điều này sẽ bóp nghẹt năng suất làm việc của ngành sáng tạo:


"Nếu tôi biết buổi chiều làm việc của tôi sẽ bị chia nhỏ vụn vặt thành "các cuộc họp 1h" hay "các cuộc chạy đua với deadline trong 2 tiếng", có lẽ tôi sẽ cảm thấy khó để bắt tay giải quyết công việc gì đó một cách nhiệt huyết vào sáng hôm sau.


Tôi biết sau khi nghe điều này, bạn có thể cho rằng tôi đang nhạy cảm thái quá, nhưng nếu bạn thuộc giới sáng tạo bạn sẽ hiểu.


Chẳng phải bạn sẽ cảm thấy muốn hét lên "Yomost!" mỗi khi mường tượng đến một ngày không bị bủa vây bởi công việc, họp hành hay sao? Và điều này cũng đồng nghĩa với việc tinh thần bạn sẽ tụt dốc không phanh đến nhường nào khi ngày đó của bạn không thể trở thành hiện thực."


Các nhà sáng lập, nhà điều hành doanh nghiệp, CEO hiện nay đều là nhà quản trị… và còn là cả nhà sáng tạo. Bạn cần phải gặp gỡ và cộng tác làm việc với nhân viên, nhà thầu hay nhà cung ứng, và bạn sẽ phải động não suy nghĩ để đưa ra các chiến lược.


Nếu bạn là nhà sáng lập các sản phẩm công nghệ hay các ấn phẩm chuyên về nội dung, bạn sẽ phải dành thời gian cho các công việc thực tiễn thay vì việc vạch định kế hoạch.


Đó là lý do lý giải tại sao tôi chia ngày làm việc của mình thành 2 giai đoạn. Trong vài giờ đồng hồ sau khi tập gym, khi tôi đang suy ngẫm và lên ý tưởng, tôi đang làm công việc của một nhà sáng tạo. Và sau bữa trưa, tôi lại trở thành một nhà quản trị với các cuộc họp.


Hãy biến những lúc hiệu suất công việc của bạn xuống dốc thành những "hiệp nghỉ giữa trận" mà như không nghỉ!





Tôi chính là người luôn tích cực truyền bá về tầm quan trọng của việc nghỉ ngơi.


Tôi thường dành riêng các ngày cuối tuần cho các chuyến đi nghỉ dưỡng. Mỗi năm một lần, tôi lại về quê để thu hoạch ô-liu cùng gia đình. Khoảng thời gian "ẩn dật" tạm lánh khỏi văn phòng này đã giúp tôi tái tạo lại năng lượng cả về mặt thể chất và tinh thần một cách đáng kinh ngạc.


Vào năm 2016, chuyên gia chuyên nghiên cứu về năng suất lao động Scott Barry Kaufman đã hé lộ rằng 72% trong số chúng ta thường có xu hướng nảy ra các ý tưởng sáng tạo khi đang thư giãn trong phòng tắm. Và tất nhiên, tôi cũng nằm trong nhóm đó.


Vào chủ nhật, tôi thường đưa vợ con đi "giải ngố". Chúng tôi đến các khu chơi, ăn trưa rồi lại cùng nhau chơi các trò vui nhộn. Và sau một ngày vui chơi mệt nhoài, khi tôi đang thư giãn trên chiếc sofa, các ý tưởng mới cứ thế bất chợt gõ cửa ghé thăm tôi. Bởi việc thư giãn sẽ giúp ta nâng cao sức sáng tạo của bản thân.


Việc giải phóng tâm trí bạn khỏi bộn bề công việc có thể truyền động lực giúp bạn chấp cánh cho những ước mơ bay cao, bay xa. Đó cũng là một kiểu "khung giờ vàng".


Và với những ai vẫn đang băn khoăn về cách phát triển các ý tưởng bất chợt này trong công việc, Kaufman đã đưa ra lời khuyên:


"Bạn cần phải tự dành ra một khoảng thời gian và không gian yên tĩnh một mình. Mỗi ngày, bạn có thể đi dạo để tái tạo lại trí lực của mình. Hay đơn giản chỉ là ngồi lặng yên trong "căn phòng ước mơ" hoàn toàn cách âm để tách biệt với thế giới xô bồ ngoài kia."


Mặc dù vẫn chưa xây dựng một "căn phòng ước mơ" như vậy ở công ty, chúng tôi vẫn dành cho nhân viên các kỳ nghỉ phép, và cũng "gây áp lực" để yêu cầu họ thực sự tận dụng kỳ nghỉ này.


Chúng tôi cũng khuyến khích mọi người nên làm việc vào "khung giờ vàng" tràn trề trí lực nhất của họ. Chính sách thời gian làm việc linh hoạt sẽ cho phép mọi người có thể đến làm sớm hoặc muộn tùy theo nhịp điệu sinh học của mỗi người.


Miễn là họ dành phần lớn thời gian làm việc với team của mình, xử lý các dự án và cùng nhau đặt ra động lực để phấn đấu, họ có thể trân trọng nhịp độ sinh học của nhau.


Hãy bảo vệ "khung giờ G" của chính bạn





"Khung giờ vàng" của bạn là một tài sản vô giá. Hãy vạch ra các ranh giới rõ ràng và bảo vệ chúng.


Hãy tận dụng khoảng thời gian này để giải quyết các công việc khó nhằn nhất, hóc búa nhất, đòi hỏi sự sáng tạo và mức trí lực tối đa của bạn.


Đừng để họ đánh gục bạn bằng những bình phẩm rằng: "Bạn phải thức dậy vào 6h sáng thì mới có thể mơ đến 2 chữ thành công."


Hay những thói quen cũng có thể giúp bạn bảo vệ "khung giờ vàng" của mình. Tôi thường giữ thói quen xử lý đống email vào cuối ngày.


Đội ngũ nhân viên của tôi hiểu rằng tôi sẽ không phản hồi mail của họ ngay lập tức, nhưng tôi vẫn sẽ trả lời mail (một cách chu đáo và có tâm) trong vòng một ngày.


Sự thấu hiểu và tin tưởng của họ đã giúp tôi kiểm soát thời gian hiệu quả hơn.


Do đó, cho dù sự tập trung của bạn phát huy tác dụng tối đa vào 7h sáng hay khi "chiều hoàng hôn buông đã dần phai", hãy cứ dành thời gian để thấu hiểu bản thân nhiều hơn. Tìm ra nhịp điệu sinh học tự nhiên của riêng mình, và thiết lập kế hoạch học tập, làm việc của nghỉ ngơi để tận dụng tối đa nó.


Sau tất cả, hãy nhớ rằng, "khung giờ vàng" là vũ khí bí mật của bạn. Hãy sử dụng nó thật khôn ngoan, và bí mật sẽ được bật mí, năng suất làm việc của bạn sẽ tăng chóng mặt.

Đủ loại giày dép, quần áo, túi xách hiệu Gucci, Nike, Adidas… bị làm giả

Lực lượng quản lý thị trường 19 tỉnh khu vực phía Nam đã phát hiện hàng loạt vụ làm hàng giả giày dép, quần áo, túi xách của các thương hiệu lớn như Nike, Adidas, Tommy, Gucci…







Sáng 29-6, tại Hậu Giang đã diễn ra hội nghị "Giao ban công tác phối hợp 19 chi cục Quản lý thị trường (QLTT) khu vực phía Nam 6 tháng đầu năm".


Theo báo cáo của chi cục QLTT các tỉnh, tình hình vận chuyển, tàng trữ, buôn bán hàng nhập lậu vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng hoạt động tinh vi, luôn thay đổi phương thức, thủ đoạn, tuyến đường, địa bàn hoạt động. Hàng hoá được phát hiện chủ yếu là các mặt hàng thuốc lá lậu, đường cát, thuốc tân dược, quần áo, giày dép, đồ điện gia dụng, mỹ phẫm, rượu, phụ tùng ô tô, điện thoại di động…


Các tuyến đường nhập lậu chính gồm: tuyến biên giới huyện Bến Cầu, huyện Trảng Bàng (Tây Ninh), tuyến biên giới huyện Đức Huệ, Đức Hoà (Long An), tuyến giáp ranh tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An. Sau đó, hàng nhập lậu đưa theo Quốc lộ 22 hoặc kênh Thầy Cai về TP HCM hoặc Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu tiêu thụ.


Ở các tỉnh miền Tây, hàng nhập lậu từ biên giới tỉnh An Giang, Kiên Giang được đưa theo Quốc lộ 91 hoặc theo tuyến đường thuỷ về Cần Thơ, các tỉnh miền Tây và TP HCM tiêu thụ.






Lực lượng chức năng tại TP Cần Thơ bắt hàng loạt vụ vận chuyển thuốc lá lậu. Ảnh: Công an cung cấp


Đối với hàng giả, các mặt hàng thường được đối tượng sản xuất, kinh doanh giả là những mặt hàng có thương hiệu nổi tiếng được tiêu thụ nhiều trên thị trường như: giày dép, quần áo, túi xách của các nhãn hiệu như Nike, Adidas, Tommy, Gucci… máy tính Casino, giấy vệ sinh Sài Gòn, phụ tùng nhãn hiệu Honda, cà phê, xi măng…


Đặc biệt là việc sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng đang là mối lo ngại cho người dân và gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng trong công tác quản lý.


Trong 6 tháng đầu năm, chi cục QLTT 19 tỉnh phía Nam đã kiểm tra 15.840 vụ (giảm 30% số vụ so với cùng kỳ năm 2017), phát hiện 9.180 vụ (giảm 19%), xử lý 9.016 vụ (giảm 12%), những vụ còn lại đang hoàn chỉnh hồ sơ xử lý, thu phạt tổng số tiền gần 102 tỉ đồng (giảm 14%) và tịch thu nhiều hàng hoá vi phạm.

Thua Hàn Quốc vẫn chưa đủ, đội tuyển Đức còn ra về bằng xe buýt của Hyundai


Sau khi thua cuộc với kết quả 2-0 trước đội tuyển Hàn Quốc tại vòng bảng World Cup 2018, đội tuyển Đức ra sân bay bằng xe buýt 46 chỗ do Hyundai sản xuất.





Được coi là đương kim vô địch, không ai ngờ rằng đội tuyển Đức phải chịu thua trước đội tuyển Hàn Quốc với tỉ số 2-0. Kết quả đó khiến "cỗ xe tăng" Đức bị loại khỏi World Cup và trở về nước trên chiếc xe của Hyundai - thương hiệu ô tô Hàn Quốc.


Chuyện chẳng đáng bàn khi đây có thể là sắp xếp của ban tổ chức do Hyundai là nhà tài trợ di chuyển trong sự kiện thể thao hàng đầu thế giới này. Và đội tuyển nào cũng sẽ di chuyển bằng xe Hyundai. Tuy nhiên, trường hợp này... lại khác khi chính Hàn Quốc tiễn họ về nước trên cả mặt sân lẫn ngoài sân.

Tuyển Đức rời Nga bằng xe của hãng Hàn Quốc

Tại World Cup, Hyundai đang là nhà tài trợ khoảng 530 xe cho sự kiện với các mẫu như Santa Fe, Tucson, Starex và cả xe buýt 46 chỗ để chuyên chở các cầu thủ. Mỗi chiếc xe buýt lại được dán quốc kỳ của từng nước tham dự khác nhau.

Vỡ mộng ôtô giá thấp?

Thị trường ôtô Việt Nam vẫn đang chìm trong cảnh khan hàng, người tiêu dùng thiếu xe để mua trong khi giá bán lẻ không những không thấp như kỳ vọng mà còn bị đẩy cao hơn trước đây.






Lựa chọn tình thế


Anh Hà Viễn Sự ở Thanh Xuân (Hà Nội) muốn "chia tay" chiếc Vitara đời cũ của mình để thay thế bằng một chiếc Fortuner từ cuối năm 2016. Anh đã rút các khoản tiết kiệm để chuẩn bị mua xe vào đầu năm 2017, khi mẫu xe Fortuner đời mới bắt đầu được Toyota bán ra thị trường.


Tuy nhiên, khi tìm hiểu thông tin trên mạng internet, anh nhận được những lời khuyên rằng hãy cố gắng chờ đợi đến năm 2018 để có thể mua xe giá rẻ. Lý do là từ ngày 1/1/2018, thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ các nước ASEAN sẽ giảm về 0%, trong đó có mẫu xe anh đang yêu thích là Fortuner được nhập khẩu từ Indonesia.


Chiếc Suzuki Vitara đã cũ kỹ, các con anh cũng đã lớn và nhu cầu về một chiếc xe lớn hơn, có khả năng vượt địa hình tốt hơn cho những chuyến đi chơi xa hơn của cả gia đình ngày càng trở nên cấp thiết. Ngày 28/7/2018, anh tìm đến đại lý Toyota hỏi mua xe. Câu trả lời vẫn là chưa có xe để bán, trong khi đó, giá xe thậm chí đã cao hơn so với năm ngoái.


"Cuối cùng, tôi đành phải chọn chiếc Chevrolet Trailblazer. Tôi đang quen dùng xe của Nhật nên đã phải rất khó khăn mới có thể quyết định mua một chiếc xe Mỹ", anh Sự nói.


Đối tác của anh Sự, chủ một doanh nghiệp tư nhân chuyên cung cấp vật liệu xây dựng, cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Sau khi Honda giới thiệu mẫu xe CR-V thế hệ mới, anh quyết định chờ sang đầu năm 2018 để mua xe với mức giá được dự kiến là sẽ dưới 1,1 tỷ đồng nhờ thuế nhập khẩu 0%.


Kết quả là sang tháng 1/2018, anh đã phải chấp nhận mua chiếc CR-V phiên bản cao nhất với giá gần 1,3 tỷ đồng bao gồm một vài phụ kiện quan trọng.


"Nhân viên đại lý nói do chưa thể nhập xe theo thuế mới nên giá bán bị chênh so với kế hoạch. Những chiếc CR-V có ở thị trường lúc ấy thậm chí rất ít bởi chỉ là lô xe được Honda nhập từ cuối 2017 theo thuế 30%. Do vậy, nếu không xuống tiền nhanh để kịp có xe đi chơi tết thì sẽ rất khó chịu", vị doanh nhân chia sẻ.


Những người tiêu dùng như anh Sự và đối tác có thể nói là rất nhiều. Chính bởi lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu ôtô từ các nước ASEAN đã tạo nên tâm lý chờ đợi xe giá rẻ của người tiêu dùng. Từ tâm lý đó, sức mua ôtô bị kiềm chế suốt cả năm 2017.


Tưởng như sự ức chế của thị trường sẽ được giải tỏa khi đồng hồ thời gian nhảy sang năm 2018. Nhưng không, một nửa năm 2018 đã đi qua gần hết song trạng thái ức chế tâm lý thậm chí còn gia tăng.


Ngày 1/1/2018, thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng ôtô nguyên chiếc chở người dưới 10 chỗ ngồi từ các nước nội khối ASEAN đã giảm về 0%. Theo lẽ thường, người tiêu dùng đã có thể thở phào nhẽ nhõm. Thế nhưng, Nghị định 116 của Chính phủ lại khiến tiếng thở nhẹ nhàng trở thành một tiếng thở dài ngao ngán.


Hàng rào kỹ thuật được dựng lên bởi Nghị định 116 đã thu hẹp đường về của các loại ôtô nhập khẩu. Kết cục là cho đến lúc này, ôtô nhập khẩu về Việt Nam vẫn chỉ nhỏ giọt, thỉnh thoảng mới có một lô xe ít ỏi cập cảng. Ngoài thị trường, người tiêu dùng không có xe để mua, cho dù đã phải chấp nhận "chiêu" kinh doanh kiểu bia kèm lạc hoặc chi tiền lót tay cho nhân viên bán hàng.


Vỡ mộng giảm giá


Không có xe để mua, người tiêu dùng lại bị dội thêm một gáo nước lạnh nữa từ những quyết định… tăng giá.


Mẫu xe Fortuner nhập khẩu Indonesia vẫn chưa thấy ló mặt về Việt Nam những Toyota đã kịp tăng giá bán lẻ. Theo bảng giá mới vừa được liên doanh ôtô Nhật Bản công bố, giá của vài phiên bản đã cao hơn chừng 50 triệu đồng so với hồi 2017.


Lý do của giá mới được Toyota Việt Nam đưa ra là bởi những tính năng và công nghệ mới được bổ sung cho mẫu SUV chiến lược này. Trên thực tế, Fortuner đã trở thành các phiên bản nâng cấp chứ không hoàn toàn là xe của năm 2017. Vì vậy, phần nào đó, các mức giá bán lẻ cao hơn cũng không đến nỗi tiêu cực.


Tương tự Fortuner, mẫu SUV thế hệ mới Honda CR-V cũng được thị trường ngóng chờ từ lâu. CR-V may mắn hơn Fortuner là thỉnh thoảng lại có một lô xe về nước. Nhưng không vì thế mà giá bán của mẫu xe này được như kỳ vọng. Nằm vắt qua mốc giá 1 tỷ đồng, thực tế thì giá của CR-V không có nhiều khác biệt so với những mẫu xe khác nằm cùng phân khúc, cho dù là lắp ráp hay nhập khẩu nguyên chiếc.


Đáng chú ý là từ đầu năm đến nay, Honda đã 2 lần điều chỉnh để giá bán lẻ của CR-V tăng thêm 15 triệu đồng. Mỗi quyết định điều chỉnh, tất nhiên, phải có lý do để giải thích. Và lý do tăng giá của CR-V là bởi những chi phí bị đội lên do các quy định mới tại Nghị định 116.


Mức tăng giá của Honda CR-V, Toyota Fortuner hay một vài mẫu xe khác là không đáng kể khi xét về con số thuần túy. Nhưng điều đáng suy ngẫm, nhất là đối với người tiêu dùng, về vấn đề vốn dĩ luôn nhạy cảm nhất ở thị trường ôtô Việt Nam là đánh giá xu hướng tiêu dùng thế nào và giá bán ra sao để đưa ra quyết định đúng nhất cho bản thân.


Người tiêu dùng đã phải kìm nén nhu cầu mua xe cả năm 2017 để trông chờ được mua xe giá rẻ. Thế rồi, chỗ dựa gần như duy nhất là thuế đã không đem lại kết quả như kỳ vọng. Giá xe đã không những không rẻ mà còn tăng lên so với thời kỳ thuế chưa được xóa bỏ (mức 0%).


Cho nên, bài học dễ bị rơi vào lãng quên đối với thị trường ôtô cần được nhìn nhận một cách thực tế hơn. Với một mặt hàng vẫn được coi là xa xỉ như ôtô thì đôi khi, những tác động trực tiếp từ bên ngoài, thuế chẳng hạn, lại không đủ sức khiến cho giá bán thay đổi. Điều quan trọng nhất, theo đúng quy luật kinh tế thị trường, giá luôn có cơ hội thay đổi từ chính mỗi quan hệ cung – cầu.


Nhận định này có lẽ cùng phần nào giải thích cho nghịch lý hiện nay là thuế đã giảm nhưng giá không giảm. Các hãng xe đã cố gắng giải thích rằng giá bán lẻ ôtô đã giảm mạnh từ năm 2017 để kích cầu tiêu dùng nên không thể giảm được nữa. Thuế đã giảm nhưng những vướng mắc về thủ tục nhập khẩu, những khó khăn về nguồn cung khiến cho giá thành bị đội lên. Và quan trọng nhất, khi nguồn cung khan hiếm đồng thời với nhu cầu mua sắm tăng cao, việc tăng giá trong cơ chế thị trường là hoàn toàn dễ hiểu.


Giai đoạn nửa cuối năm 2018, tình trạng khan hiếm nguồn cung ở thị trường ôtô Việt Nam được nhận định là sẽ phần nào cải thiện. Tuy nhiên, việc giá bán lẻ có giảm hay không thì khó ai có thể chắc chắn.


Vậy là giấc mơ ôtô giá thấp đã không trở thành hiện thực. Có lẽ người tiêu dùng hay kể cả các hãng xe cần sớm tỉnh mộng để nhìn vào thực tế thị trường mà những nhận định rất dễ trở thành võ đoán.

Chân dung doanh nhân Nhật Bản trăm năm mới xuất hiện 1 người: Sở hữu tư duy đầu tư của Warren Buffett, tầm nhìn kinh doanh của Steve Jobs và 'máu liều' của Richard Branson

Doanh nhân Nhật Bản này được xem là vĩ nhân sở hữu tính cách, tinh thần của những bậc thiên tài.






Masayoshi Son là người thành lập nên một trong những công ty thành công bậc nhất tại Nhật Bản: Tập đoàn Softbank.


Giống như Buffett, Son là một nhà quản lý khối lượng vốn khổng lồ với kỷ lục lợi nhuận ấn tượng. Trong suốt 9,5 năm qua, các khoản đầu tư của Softbank đã mang về tỷ suất lợi nhuận hàng năm lên tới 45%. Đóng góp phần lớn vào thành công này là 1 cổ phiếu duy nhất của Alibaba. Khoản đầu tư trị giá 100 triệu USD vào Alibaba mà Softbank thực hiện vào năm 2001 trị giá tới 80 tỷ USD thời điểm hiện tại.


Dù bạn có thể cho rằng khoản đầu tư vào Alibaba chỉ là trường hợp "ăn may" nhưng thực tế thành công của Son trên cương vị một nhà đầu tư còn vượt xa hơn thế rất nhiều – danh sách các khoản đầu tư mang về những khoản lợi nhuận khổng lồ của ông còn kéo dài hơn nữa. Son hiện 57 tuổi là người giàu nhất Nhật Bản, ông khởi nghiệp Softbank vào năm 1981 sở hữu 19% cổ phần tại đây và công ty hiện có vốn hóa 72 tỷ USD.


Giống như đồng sáng lập Apple Steve Jobs, Son may mắn sở hữu bộ óc thông tuệ của bậc thiên tài. Ông đã coi internet như một lực lượng có khả năng thay đổi cả thế giới từ trước khi sự thật này được công nhận rộng rãi. Năm 1995, ông đầu tư vào Yahoo và sau đó thu về gấp 6 lần lợi nhuận từ khoản đầu tư này. Tuy nhiên, Son vẫn chưa dừng lại ở đó, ông tạo ra một liên doanh với Yahoo! để hình thành nên Yahoo! Japan, rót 70 triệu USD vào công ty và ngày nay nó trị giá khoảng 8 tỷ USD.



"Tôi muốn xây dựng một doanh nghiệp có thể tồn tại đến muôn đời"


Masayoshi Son


Điều khiến nhiều người sốc là Son đã nhìn thấy trước được iPhone sẽ là công cụ mang tính cách mạng hóa cho ngành viễn thông trước cả khi Apple phát minh và công bố nó với thế giới. Dưới đây là trích một phần bài phỏng vấn mà ở đó Son mô tả lại cuộc trò chuyện với Steve Jobs vào năm 2005 – 2 năm trước khi iPhone ra mắt:


"Tôi mang theo bản vẽ một chiếc iPod có tính năng điện thoại di động và đưa cho ông ấy bản vẽ của tôi. Steve nói rằng 'Masa, đừng đưa bản vẽ cho tôi, tôi đã có bản vẽ của riêng mình rồi'. Tôi nói, 'Ồ vậy thì tôi không cần phải đưa cho ông tờ giấy nhem nhuốc này làm gì, nhưng khi ông có sản phẩm của riêng ông, hãy để tôi độc quyền sản phẩm này tại Nhật. Steve Jobs trả lời: 'Masa, ông bị điên rồi'. Lý do là bởi vì lúc đó Masa thậm chí còn chưa nắm trong tay nhà mạng nào cả!


Thế nhưng, Steve Jobs cũng có vẻ "điên" không kém gì Masa: "Chúng tôi chưa từng tiết lộ với ai, nhưng vì ông là người đầu tiên đến gặp tôi, tôi sẽ để ông độc quyền".


Một lời nói của Steve Jobs vẫn là không đủ, và Masa yêu cầu Steve phải ký một hợp đồng cam kết. Câu trả lời của Steve? "Không! Masa, tôi sẽ không ký thỏa thuận với ông vì bây giờ ông chưa sở hữu nhà mạng nào cả!". Và Masa trả lời: "Này, Steve, ông đã hứa với tôi. Ông cho tôi lời hứa. Tôi sẽ mang đến một nhà mạng Nhật Bản".


Ít ngày sau, Masa bỏ ra 15 tỷ USD (trong đó 10 tỷ USD là đi vay) để mua lại Vodafone Nhật Bản và đổi tên đơn vị này thành Softbank Mobile. Steve Jobs đã giữ đúng lời hứa của mình, và nhờ được độc quyền iPhone tại Nhật (cho tới năm 2011), Softbank giờ đã thu hút được 35 triệu người dùng.


8 năm trôi qua nhanh chóng, và Softbank Mobile đã thành công. Đây là một trong những công ty di động lớn nhất Nhật Bản, phát triển nhanh hơn cả NTT DoCoMo. Hiện họ đã mang về khoảng 5 tỷ USD lợi nhuận hoạt động hàng năm.


Giống như nhà sáng lập Virgin Group Branson – người thành lập Virgin Atlatic để cạnh tranh với hãng hàng không quốc gia Anh, Son cũng khởi nghiệp 2 công ty viễn thông tại Nhật Bản – một là doanh nghiệp sửa đường truyền và 1 quản lý mạng không dây và cuối cùng phá được thế độc quyền của công ty thuộc sở hữu nhà nước là NTT.


Trong năm 2001, chứng kiến tốc độ băng thông rộng chậm chạp ở Nhật, Son đã thuyết phục chính phủ bãi bỏ quy định trong ngành công nghiệp viễn thông. Khi không công ty nào khác muốn cạnh tranh với NTT, Son đã tự mình lập nên một công ty cạnh tranh là Yahoo BB. Nhờ ông, hiện Nhật Bản trở thành một trong những quốc gia có tốc độ đường truyền băng thông rộng cao nhất trên thế giới và Yahoo! BB là một công ty sửa chữa đường dẫn hàng đầu.


Phải mất 4 năm, công ty băng thông rộng của Son mới có lợi nhuận. Trong năm 2012, tờ WSJ đã đã mô tả rằng: "Mảng kinh doanh băng thông rộng gặp vô số vấn đề khiến toàn công ty thua lỗ trong nhiều năm liên tiếp. Son đã sắp xếp một văn phòng ngay trong phòng họp ở tầng 13 – dưới tầng phòng làm việc bình thường của ông để có thể giải quyết các vấn đề nhanh chóng hơn. Ông ngủ tại văn phòng thường xuyên và liên tục hội đàm với các lãnh đạo và đối tác tới tận tối muộn… Ông làm việc trong phòng họp tạm bợ này suốt 18 tháng cho tới khi mảng này cắt giảm chi phí thành công và bắt đầu có lãi".


Có thể nói bất kể lúc nào Son cũng đều có mục tiêu đầy tham vọng với Softbank: Ông muốn biến đây trở thành một trong những công ty lớn nhất trên thế giới. Không giống các CEO ở phố Wall khi mà mục tiêu chỉ giới hạn ở những báo cáo quý, Son luôn nghĩ cho hàng thế kỷ: Ông có kế hoạch dài 300 năm cho Softbank. Thành thật mà nói 300 năm cũng chỉ là một thách thức nho nhỏ với những nhà đầu tư dài hạn nhưng nếu nhìn vào tầm nhìn cốt lõi của Son, mọi người sẽ thấy ông đang muốn xây dựng một công ty mà nó có thể tồn tại mãi mãi (300 năm chỉ là bước khởi đầu).


Son xem Softbank là một công ty Internet và ông cũng cam kết sẽ đầu tư vào các công ty internet tại Trung Quốc và Ấn Độ. Ông tin rằng khi những quốc gia này sẽ phát triển, GDP của họ sẽ ngang ngửa với châu Âu và Mỹ.


Vĩ nhân sở hữu tính cách, tinh thần của những bậc thiên tài


Steve Jobs, Richard Branson và Buffett – rất khó để ai đó có thể lãnh hội tất cả những điểm mạnh của cả 3 bậc vĩ nhân trong kinh doanh này. Bản thân họ cũng không có được điểm mạnh của nhau.


Nếu như Buffett là một người làm kinh doanh nhưng ông không trực tiếp điều hành các công ty trong danh mục đầu tư của mình. Branson không phải là một người có tầm nhìn – trong cuốn sách "Losing My Virginity", ông thừa nhận sai lầm khi từ bỏ doanh nghiệp âm nhạc của mình. Jobs có lẽ có cả tầm nhìn và là người làm kinh doanh đích thực nhưng đáng tiếc ông lại không sở hữu óc đầu tư nhạy bén như Buffett.


Masayoshi Son dường như có tất cả. Cứ tưởng như vậy, Softbank sẽ được định giá cao giống như ông chủ của họ. Nhưng trên thực tế, cổ phiếu của Softbank hiện được giao dịch ở mức giá thấp hơn tới một nửa so với giá trị thực dựa trên khối tài sản họ sở hữu. ( Softbank có khoảng 1.300 khoản đầu tư).





Khoảng cách giữa giá trị thực sự của Softbank và giá cổ phiếu của họ thực tế vẫn nới rộng suốt vài năm qua mặc cho đà tăng của cổ phiếu. Một chuyên gia của tở MarketWatch dự đoán rằng cổ phiếu Softbank phải ở mức 80 USD mới đúng giá trị thực.


Thất vọng với giá trị của Softbank, Son bắt đầu tiến hành những bước đi chiến lược để cải thiện tình hình. Tháng 2 vừa qua, Softbank tuyên bố họ sẽ IPO công ty viễn thông. Softbank kỳ vọng bán ra 30% cổ phần và thu về 20 tỷ USD.


Softbank cũng sở hữu một lượng lớn cổ phiếu của Didi - ứng dụng gọi xe lớn nhất Trung Quốc. Gần dây, Softbank đã tuyên bố họ sẽ bán cổ phần của Didi cho Vision Fund với giá 20 tỷ USD. Vision Fund là một quỹ đầu tư tư nhân trị giá 100 tỷ USD được tạo ra bởi Son. Softbank sở hữu 1/3 quỹ Vision.


Tiếp theo là Sprint – công ty mà Softbank sở hữu 82%. T-Mobile và Sprint đang có ý định sáp nhập và nhiều khả năng thương vụ này sẽ được thông qua.


Nếu sự kết hợp được thông qua, bảng cân đối tài chính của Softbank sẽ thay đổi đáng kể. Softbank sở hữu 82% của Sprint và bởi vậy họ phải ghi nhận khoản nợ 30 tỷ USD của công ty này trong bảng cân đối tài chính. (Dù nắm quyền kiểm soát Sprint nhưng trong trường hợp công ty này phá sản, Softbank sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp lý về khoản nợ này). Sau khi hoàn thành, Softbank sẽ sở hữu 27% công ty sau kết hợp và bởi vậy, khoản nợ của Sprint sẽ đương nhiên rời khỏi bảng cân đối tài chính của Softbank và chuyển sang công ty mới là Deutsche Telecom - chủ sở hữu của T-Mobile.


Trong bối cảnh doanh thu của Didi tăng, thương vụ IPO của mảng viễn thông ở Nhật Bản và vụ sáp nhập giữa Sprint và T-Mobile, Softbank sẽ có thể giảm được khối nợ tới 70 tỷ USD. Hiện tại vẫn có rất nhiều cách nhìn nhận, những hoài nghi về Softbank. Nhưng dưới bộ óc thiên tài của Masayoshi Son cùng kế hoạch kinh doanh tới 300 năm, tương lai của tập đoàn này vẫn vô cùng sáng lạn ở phía trước.

Siêu máy bơm giải cứu rốn ngập ở Sài Gòn sau khi hết mưa 10 phút

Cơn mưa với vũ lượng lớn đổ xuống lưu vực đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TPHCM khiến nước dâng nhanh, "siêu máy bơm" hút cạn nước sau cơn mưa 10 phút một lần nữa “giải cứu” rốn ngập của Sài Gòn.







Theo ghi nhận, cơn mưa đổ xuống khu vực đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TPHCM vào khoảng 14h45 chiều 28/6. Mưa với vũ lượng lớn đổ xuống khiến nước từ các nơi đổ về đường Nguyễn Hữu Cảnh làm nước trong cống dâng lên nhanh. "Siêu máy bơm" được vận hành từ khi mới mưa để chống ngập.


Trong cơn mưa, đoạn đường Nguyễn Hữu Cảnh trước chung cư The Manor đến đoạn gần chân cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh (dài khoảng 130m) có lúc nước dâng lên trên mặt đường khoảng 20cm.


Đến khoảng 15h30, trận mưa kết thúc nhưng máy bơm tiếp tục hoạt động thêm 10 phút sau đã hút hết nước, toàn bộ mặt đường Nguyễn Hữu Cảnh mặt đường khô ráo.





Máy bơm chống ngập hiệu quả giúp người dân thoát cảnh bì bõm lội nước sau cơn mưa.


Đại diện Tập đoàn Quang Trung (chủ đầu tư “siêu máy bơm”) cho biết, lưu vực máy bơm chống ngập thực sự hiện nay lên đến hơn 120ha. Với cơn mưa có vũ lượng lớn, nước từ các nơi dồn về rất nhanh, chảy tràn trên mặt đường.


Với thời gian hút hết nước sau khi mưa kết thúc 10 phút, hệ thống máy bơm đã chống ngập thành công cho tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh trong cơn mưa chiều nay. Đây được xem là lần thành công thứ 22 của “siêu máy bơm”.


Theo hợp đồng thuê dịch vụ giữa Trung tâm chống ngập TPHCM và Tập đoàn Quang Trung, việc đánh giá hiệu quả chống ngập được căn cứ trên tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng. Bộ tiêu chuẩn này qui định trong vòng 30 phút sau khi mưa kết thúc mà mặt đường vẫn còn ngập trên 10cm nước được xem là ngập nhẹ.


Trong trường hợp trận mưa xảy ra vào chiều nay, sau 10 phút kết thúc mưa, mặt đường đã được khô ráo là đã thành công vượt thời gian chống ngập theo bộ tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng cũng như những qui định trong hợp đồng mà hai bên đã ký.

Cách anh chàng Brazil giúp người bạn vừa khiếm thính vừa khiếm thị xem World Cup khiến người ghét bóng đá cũng phải xúc động

Cách tuyệt vời để xem World Cup bởi những người bạn tuyệt vời.






Phải đến một nửa hành tinh này đang hòa chung với lễ hội túc cầu lớn nhất thế giới - FIFA World Cup 2018. Ngoài kết quả bất ngờ trong vòng bảng, những câu chuyện bên lề cũng là chủ đề thú vị được người hâm mộ bóng đá quan tâm.


Vào ngày 22/6 vừa qua, câu chuyện về cách Hélio Fonseca de Araújo, giúp người bạn khiếm thính và khiếm thị thưởng thức bàn thắng kỳ diệu phút 90 + 7 của Neymar khiến những người ghét bóng đá cũng phải xúc động nghẹn ngào.


Cụ thể, người bạn Carlos của Hélio bị điếc bẩm sinh và suy giảm thị lực vào năm 14 tuổi do hội chứng Usher. Đều là những anh chàng Brazil yêu bóng đá, Hélio đã tìm cách giúp anh bạn 27 tuổi thưởng thức World Cup theo cách cực kỳ đặc biệt.


Cách anh chàng Brazil giúp người bạn vừa khiếm thính vừa khiếm thị xem World Cup khiến người ghét bóng đá cũng phải xúc động







Vào ngày 22/6 vừa qua, câu chuyện về cách Hélio Fonseca de Araújo, giúp người bạn khiếm thính và khiếm thị thưởng thức bàn thắng kỳ diệu phút 90 + 7 của Neymar khiến những người ghét bóng đá cũng phải xúc động nghẹn ngào




Đó là trận đấu giữa Brazil và Costa Rica





Hélio đã làm mô hình sân bóng mini, dùng tay để "phiên dịch" trận đấu cho người bạn kém may mắn





Dù bị điếc bẩm sinh và suy giảm thị lực vào năm 14 tuổi do hội chứng Usher, Carlos vẫn đặc biệt yêu thích bóng đá và dành tình cảm đặc biệt cho đội nhà Brazil



Nhờ Hélio, Carlos vẫn có thể thưởng thức khoảng khắc nghẹt thở khi Neymar ghi bàn thắng quyết định vào phút 90 + 7



Dù là người ghét bóng ta, có lẽ tất cả chúng ta đều cảm phục tình bạn giữa Hélio và Carlos