Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

Tư vấn 8 bước quan trọng khi thiết kế và in catalogue

In Đăng Nguyên xin tư vấn lam catalog gia re hàng đầu và hiệu quả như sau:

- Bước 1 : Thu thập nội dung rất quan trọng...Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn các tài liệu-sách-hồ sơ mong muốn chuẩn bị. Tuy nhiên, để rút ngắn thời gian và tạo sự thuận lợi, quý khách hàng cần phải biết mục tiêu thiết kế của mình là gì và có các bước chuẩn bị ngay từ ban đầu.

- Bước 2 : Lựa chọn hình ảnh. Hình ảnh là 1 trong các yếu tố quan trọng hàng đầu của in catalogue tại hà nội. Hình ảnh được chọn mong muốn có tốt nhất, sắc nét vì đây là yếu tố tạo nên các ấn tượng ban đầu về mẫu mã, uy tín sản phẩm mà bạn cung cấp. In Đăng Nguyên khuyên quý khách nên đặc thù đầu tư vào phần hình ảnh.

in catalogue lĩnh vực du học 1

in ấn catalogue tại hà nội, xin gọi : 0914 006 627

- Bước 3 : Xác định tính năng của cuốn catalogue. Điều này là cần thiết khi mô tả về sản phẩm hoặc dịch vụ của quý khách hàng. Hãy làm cho những sản phẩm và dịch vụ của quý khách hàng vươn lên là khác biệt nhất và cung ứng được cho khách hàng những tiện lợi thiết thực nhất.

- Bước 4 : Lựa chọn kích cỡ catalogue để in. Kích thước catalogue phù hợp phụ thuộc phần lớn vào vấn đề ngân sách của doanh nghiệp quý khách hàng sẵn sàng chi trả. Bên cạnh, nội dung và hình ảnh của quý khách cũng quyết định đến kích thước của cuốn catalogue.

in catalogue lĩnh vực du học 12

- Bước 5 : Xác định số trang và số lượng quyển catalogue đang cần in ấn. Việc xác định số trang giúp quý khách giảm thiểu được những chi phí phát sinh không mong muốn thiết. Và số lượng in ấn tùy thuộc vào nhu cầu của bạn muốn phục vụ thị trường như thế nào và chiến lược quảng cáo bạn đang thực hiện.

Lưu ý : in nhanh catalogue số lượng lớn giá thành sẽ càng giảm. Bởi những nhà in có thể áp dụng công nghệ in offet khi quý khách đặt in số lượng lớn.

- Bước 6 : Tổ chức và viết nội dung. Trước khi bắt tay vào nội dung cụ thể bạn cần phải lập kế hoạch thông tin cho mỗi trang và sử dụng các ngôn từ ngắn gọn, súc tích để diễn đạt.

- Bước 7 : Thiết kế trang bìa catalogue thật ấn tượng. 1 Trang bìa catalogue đẹp, ấn tượng sẽ mang lại hiệu ứng thu hút khách hàng. Trang bìa nên được thiết kế sao cho thể hiện rõ được thông điệp của doanh nghiệp.

in catalogue lĩnh vực du học 14

- Bước 8 : Thiết kế cho các trang con của catalogue. Những trang con đang cần được thiết kế sao cho thể hiện đầy đủ nội dung và hình ảnh của sản phẩm. Nên có sự phân vùng các sản phẩm và những đối chiếu so sánh với những sản phẩm in nhanh catalogue, lấy ngay ấn tượng cùng loại để khách hàng có sự lựa chọn dễ dàng hơn.

Nếu đơn vị của bạn không có bộ phận thiết kế, hãy liên hệ với nhà in , cơ sở in nhanh catalogue tại Hà Nội - In Đăng Nguyên để được tư vấn, báo giá và sử dụng dịch vụ thiết kế & in catalgue của In Đăng Nguyên

Hotline : 0914 006 627 (Mrs. Mai) - 0961 099 899 (Mr. Cương)
Email : indangnguyen@gmail.com - Website : https://indangnguyen.com/in-catalogue/

Facebook : https://www.facebook.com/In.Catalogue.Tai.Ha.Noi2/

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

Tổng thống Trump sẽ khiến Mỹ thiệt hại 39 tỷ USD

Theo Phòng thương mại Mỹ (USCC), động thái áp thuế lên các hàng hóa nhập khẩu của Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây sẽ khiến nước này tốn hàng tỷ USD trợ cấp cho những mặt hàng chịu thiệt hại do các biện pháp trả đũa thương mại.






Cụ thể, khoảng 39 tỷ USD tiền thuế của người dân Mỹ sẽ bị tiêu tốn cho các khoản bồi thường, trợ cấp cho tất cả các ngành nghề liên quan. Trong đó, khoảng 12 tỷ USD được dành cho mảng nông nghiệp và 27 tỷ USD còn lại cho những lĩnh vực kinh doanh liên quan đến xuất khẩu.


Mức 39 tỷ USD này cao hơn 8 tỷ USD so với ngân sách năm 2018 cho Bộ tư pháp Mỹ, cao gấp 3 lần kinh phí hoạt động thường niên của Cục an sinh xã hội.


Không dừng lại đó, những động thái cứng rắn của Tổng thống Trump còn khiến nhiều ngành kinh tế của Mỹ chịu thiệt hại nặng. Ví dụ như mảng chăn nuôi lấy thịt của Mỹ.





Theo hãng tin Reuters, Mỹ đang thừa khoảng 1,1 triệu tấn thịt, từ thịt bò tới thịt gà và con số này đang tăng lên nhanh chóng do các thị trường xuất khẩu tăng thuế hoặc hạn chế nhập khẩu nhằm đáp trả các động thái của Tổng thống Trump.


Trước khi Tổng thống Trump lên cầm quyền, ngành sản xuất thịt của Mỹ đã tăng trưởng chóng mặt nhờ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên, việc Mỹ áp đặt hàng rào thuế quan với nhiều nước đang đe dọa nghiêm trọng đến mảng kinh doanh này. Theo tờ Wall Street Journal, sản lượng thịt của Mỹ trong năm 2018 có thể lên đến mức kỷ lục 46 triệu tấn và không dễ gì để cắt giảm sản lượng trong thời gian ngắn cũng như tiêu thụ hết được số thịt này.


Đáp trả động thái áp thuế tiêu thụ đặc biệt của Mỹ, các nước như Trung Quốc, Mexico cũng áp thuế lên mặt hàng thịt nhập khẩu từ Mỹ khiến người nông dân nước này chịu thiệt hại. Theo các ước tính, Mỹ sẽ phải chi hơn 30 tỷ USD để giúp đỡ người nông dân cũng như ngành thịt của nước này vượt qua khó khăn thời kỳ tới.

Xuất khẩu điện thoại sang Trung Quốc tăng vọt

Qua 7 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang thị trường Trung Quốc tăng tới 193,6% so với cùng kỳ năm trước.




Samsung Việt Nam là doanh nghiệp chủ lực đóng góp vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu điện thoại trong suốt thời gian qua

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính chung 7 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện của cả nước đạt 26,1 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện đạt 15,7 tỷ USD, tăng 14,8%.


Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 25,5 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó điện thoại và linh kiện tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước.


Tiếp đến là EU đạt 24,2 tỷ USD, tăng 12,9%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 20,1%; điện thoại và linh kiện tăng 19,8%.


Thị trường Trung Quốc đạt 19,5 tỷ USD, tăng 24,7%, trong đó điện thoại và linh kiện tăng 193,6%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 26,7%.


Ở chiều ngược lại, tính chung 7 tháng, kim ngạch nhập khẩu điện tử, máy tính và linh kiện đạt 23,1 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2017.


Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 7 tháng, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 35,8 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó kim ngạch nhập khẩu điện thoại và linh kiện tăng 6,6%.


Đứng thứ hai là thị trường Hàn Quốc với kim ngạch nhập khẩu điện tử, máy tính và linh kiện tăng 17,9%; điện thoại và linh kiện giảm 15,9%.

Giới trẻ Việt Nam lại thêm tự hào khi khoe với bạn bè quốc tế 2 biểu tượng du lịch mới cực hoành tráng nà

Một cái thì nằm giữa núi rừng, một cái thì lại toạ lạc giữa lòng đô thị lớn nhất cả nước. Tuy nhiên có thể nói cả hai đều là niềm tự hào của người trẻ Việt Nam với bạn bè quốc tế.






Điều gì khiến một người trẻ cảm thấy tự hào về đất nước của mình? Đó có thể là cảnh sắc thiên nhiên, là núi non hữu tình, là phong cảnh thơ mộng. Cũng có thể là những món ăn ngon, là người dân thân thiện. Và làm sao có thể quên không kể đến những công trình kiến trúc cơ chứ. Đó không chỉ là sự sáng tạo trí óc, sự lao động tay chân mà còn là những cột mốc, là những thành tựu nói lên giá trị của từng thành phố, từng đất nước khác nhau.


Thử nghĩ xem Paris sẽ như thế nào nếu không có tháp Eiffel, Kuala Lumpur không có toà tháp đôi Petronas hay Sydney mà không có nhà hát Opera? Rõ ràng là một lỗ hổng lớn về mặt văn hoá mà không gì có thể lấp đầy được đúng không.


Không hẹn mà gặp, hai công trình vô cùng ấn tượng đã lần lượt được ra mắt trong thời gian gần đây tại Việt Nam. Không chỉ những người dân trong nước phải trầm trồ thán phục mà ngay cả bạn bè quốc tế cũng "mắt chữ O mồm chữ A" vì không nghĩ một đất nước nhỏ bé lại làm nên được những công trình vượt xa trí tưởng tượng của mọi người như thế.


Vậy là kể từ bây giờ, giới trẻ chúng ta đã có thể tự hào vì Việt Nam không hề thiếu những biểu tượng kiến trúc & văn hoá rồi nhé!


Landmark 81 - toà nhà cao nhất Việt Nam, niềm tự hào mới của người Sài Gòn


Trước khi Landmark 81 chính thức đi vào hoạt động, Keangnam Landmark, Lotte Tower hay Bitexco vẫn là 3 cái tên được đề cập đầu tiên khi nhắc đến những toà nhà cao nhất Việt Nam. Sự xuất hiện của Landmark 81 thực sự đã khiến nhiều người phải kinh ngạc. Kinh ngạc không chỉ vì nó cao đến tận 461,3m - cao nhất Việt Nam và thuộc top những toà nhà cao nhất thế giới mà còn bởi vì đây là một công trình được đầu tư và xây dựng bởi 100% người Việt.














(Ảnh: Kiều Trinh)





(Ảnh: Trang Nguyen Vinh Duy)





(Ảnh: Kỳ Duyên)





(Ảnh: Trang Nguyen Vinh Duy)


Landmark 81 nằm trong khu vực Vinhomes Central Park, quận Bình Thạnh. Đây là khu dân cư văn minh & hiện đại Sài Gòn. Ngay từ ngày đầu tiên khi hạng mục trung tâm thương mại được đưa vào hoạt động, hàng trăm ngàn người đã háo hức ghé đến Landmark 81 để được tự mình chiêm ngưỡng công trình được mệnh danh là "bó tre lớn nhất Việt Nam".











(Ảnh: Nhung Gumiho)





(Ảnh: Nhật Duy Lê)



(Ảnh: Sĩ Nguyễn)



Sở hữu chiều cao ấn tượng như thế nên bạn có thể nhìn thấy Landmark 81 từ bất kì đâu ở Sài Gòn, ngay cả những quận xa nhất như Gò Vấp, Bình Chánh... Hiện toà nhà chỉ mới vận hành 6 tầng từ B1 đến tầng 5. Dự kiến vào tháng 1/2019, toàn bộ 81 tầng của Landmark 81 sẽ được khánh thành với nhiều hạng mục khác nhau như văn phòng, căn hộ cao cấp, khu mua sắm - vui chơi,...


Cầu Vàng ở Đà Nẵng - công trình mà báo chí quốc tế không tiếc lời khen ngợi


Vào giữa tháng 6 vừa qua, cư dân mạng, đặc biệt là các bạn trẻ Việt đã được một phen đứng ngồi không yên trước hình ảnh một chiếc cầu với hình bàn tay khổng lồ tại Đà Nẵng. Công trình này có tên là Cầu Vàng (Golden Bridge) nằm trong vườn Thiên Thai của khu du lịch Sun World Bà Nà Hills.



(Ảnh: Kiếng Cận Team)






(Ảnh: Kiếng Cận Team)



(Ảnh: Dương Mai Việt Anh)



Ở những góc chụp từ trên cao và toàn cảnh, hai bàn tay khổng lồ nâng đỡ cây cầu uốn quanh giống như người thiếu nữ đang nâng dải lụa vắt ngang qua rừng núi. Cây cầu nằm ở độ cao 1.400m, dài gần 150m gồm có 8 nhịp. Giữa phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp của đỉnh Bà Nà, được dạo bước trên cây cầu này chẳng khác nào lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.



(Ảnh: Kiếng Cận Team)




(Ảnh: Kiếng Cận Team)













Cầu Vàng xuất hiện trên một loạt trang báo nước ngoài.



Tiếng lành đồn xa, chỉ trong một thời gian ngắn, Cầu Vàng đã xuất hiện trên hàng loạt các trang báo, trang thông tin của quốc tế như The Guardian, HypeBeast, Somewhere Magazine, Design Boom, Art Fido, Highsnobiety,... Dự rằng trong thời gian tới, lượng khách du lịch ghé đến Đà Nẵng để tận mắt chiêm ngưỡng công trình ảo diệu này sẽ tăng lên rất nhiều.


Trải qua hai mùa tổ chức thành công, cuộc thi du lịch trải nghiệm lớn nhất dành cho giới trẻ do Kenh14.vn tổ chức - Here We Go mùa 3 sẽ chính thức quay trở lại trong tháng 8. Thông qua cách tổ chức mới lạ bằng các thử thách sáng tạo cùng giải thưởng hấp dẫn, cuộc thi năm nay mong muốn tạo ra các trải nghiệm kiểu mới cho những bạn trẻ yêu du lịch và đam mê khám phá tại chính các địa điểm du lịch ở Việt Nam.

3 nguyên tắc “sống còn” của tập đoàn Thái xuất khẩu sản phẩm đi hơn 100 nước, đã đến Việt Nam gần 30 năm và có 20.000 nhân viên

Công ty này có 300.000 nhân sự tại 20 quốc gia trên thế giới. Riêng tại Việt Nam, công ty có hơn 20.000 nhân viên, trong đó 98% là người Việt.


Ông Noppadol Dej-Udom, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn SCG và Giám đốc phát triển bền vững CP Group. Ảnh: Forbes


Ông Noppadol Dej-Udom, Giám đốc phát triển bền vững CP Group, đã có những chia sẻ về CP, tập đoàn sản xuất kinh doanh đa ngành nghề và là một trong những tập đoàn mạnh của Thái Lan trong lĩnh vực công - nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Ông Udom chia sẻ thông tin tại một sự kiện của Forbes ở TP HCM mới đây.


3 nguyên tắc “sống còn” của tập đoàn hơn 300.000 nhân viên, xuất khẩu sản phẩm tới hơn 100 quốc gia


Tập đoàn CP đã có lịch sử 97 tuổi, xuất phát điểm là công ty chuyên sản xuất hạt rau củ quả, đến nay đã có 8 mảng kinh doanh khác nhau. Trên toàn thế giới, CP có khoảng 300.000 nhân viên. Sản phẩm của CP được xuất khẩu đi hơn 100 quốc gia trên thế giới.


CP có mặt tại Việt Nam từ năm 1988. Hiện tại Việt Nam, CP có 20.000 nhân sự, trong đó 98% là người Việt Nam, lãnh đạo CP cho biết.


"Tôi thăm quan nhà máy CP tại Việt Nam và thấy ở đây giống như ngôi nhà thứ hai", ông Udom nói. Để trở thành một công ty toàn cầu, CP có 3 nguyên tắc:


Thứ nhất, đó là mang lại giá trị cho quốc gia mà CP đến.


Thứ hai, đó là giá trị về con người.


Thứ ba đó là giá trị cho công ty.





Con người là yếu tố quan trọng


Ông Udom cho rằng, con người là yếu tố quan trọng và trong bối cảnh công nghệ 4.0 cũng vậy. Con người ở đây, theo ông Udom giải thích, đó là người tiêu dùng cuối cùng và cả con người trong tổ chức.


"CP bắt đầu chỉ là công ty chuyên sản xuất hạt rau củ quả, sau đó sang nuôi trồng, rồi cung cấp các sản phẩm thực phẩm cho người. Do đó phải liên tục phản ứng với những thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng. Và phải hiểu người tiêu dùng thì mới có thể làm được", ông Udom nói.


"Muốn hiểu được người tiêu dùng thì phải hiểu được con người trong tổ chức của mình. Và cuộc sống, công nghệ đang thay đổi rất nhanh".


Mỗi người trước đây có thể quản lý được 10 người, nhưng ngày nay công nghệ giúp quản lý, tổ chức tốt hơn, để công ty có năng lực cạnh tranh tốt hơn và cung cấp sản phẩm dịch vụ tốt hơn.


Ông Udom cho biết, CP quan niệm nông dân đang phải hy sinh, làm việc vất vả trên đồng ruộng để tạo ra nông phẩm. Từ nông dân phải qua trung gian, nhiều bước mới tới nhà sản xuất. “Ai chịu nhiều rủi ro nhất từ thiên tai? Chính là nông dân”, ông Udom đặt câu hỏi và tự trả lời.


“Muốn đo lường cuộc sống, phải đo từ chất lượng cuộc sống của nông dân. Người nông dâncó mức sống như thế nào?”, đó là điều mà CP quan tâm.


Và với những người trung gian, khi công nghệ phát triển, thì vai trò của họ sẽ bị thu hẹp. CP sẽ đưa họ sang những mô hình khác để tạo ra giá trị. Tuy nhiên, cũng cần có lộ trình để thay đổi các đối tác, chẳng hạn như dịch chuyển những người trung gian sang mô hình khác để tạo giá trị.

Facebook độc quyền phát sóng Ngoại hạng Anh, truyền thông Thái Lan rúng động

Facebook giành quyền phát sóng Ngoại hạng Anh từ năm 2019 đến 2022 tại Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và Lào là cú sốc lớn đối với các nhà đài truyền thống.





Theo các chuyên gia truyền thông Thái Lan, việc Facebook giành quyền phát sóng giải bóng đá Ngoại hạng Anh (EPL) sẽ làm rung chuyển toàn bộ thị trường truyền hình trả tiền và truyền hình kỹ thuật số.


Như đã đưa tin, Facebook bỏ 264 triệu USD để sở hữu độc quyền bản quyền phát sóng EPL gồm 1.140 trận cho 3 mùa từ 8/2019 - 8/2022 tại 4 nước Đông Nam Á là Thái Lan, Việt Nam, Lào và Campuchia. Động thái mạnh mẽ của Facebook biến gã khổng lồ mạng xã hội trở thành địch thủ đáng gờm của các nhà đài, thậm chí sau cùng nó có thể trở thành một đài truyền hình.


Theo Mana Treelayapewat, Trưởng khoa Truyền thông Đại học Thương mại quốc tế Thái Lan, Facebook cho phép người dùng, bao gồm cả các kênh truyền hình kỹ thuật số, phát sóng nội dung của họ miễn phí. Gần đây, Facebook cũng đề nghị các nhà đài nước này đồng sản xuất nội dung phát trên nền tảng. “Rõ ràng, Facebook sắp đối đầu với truyền hình kỹ thuật số và truyền hình trả tiền bằng cách mua quyền phát sóng các trận bóng được ưa chuộng”, ông Mana cho biết.


Facebook đang hái ra tiền nhờ quảng cáo trên nền tảng. Với chiến lược này, công ty thậm chí còn kiếm được nhiều doanh thu hơn. Trước khi Facebook gây sốc với quyền phát sóng EPL 2019-2022, BeIN Sports và TrueVisions là hai đài phát EPL tại Thái Lan trong giai đoạn 2016-2019.


Truyền thông Thái Lan đang vô cùng lo ngại trước các bước đi của Facebook, đặc biệt do một “ông lớn” công nghệ khác là Google cũng dự kiến ra mắt tính năng mới cạnh tranh với Facebook, có khả năng sử dụng YouTube làm kênh phát nội dung. Tất cả công nghệ đột phá này đều uy hiếp thị trường truyền thông truyền thống.


Nếu như trước đây truyền thông Thái Lan là mảnh đất của truyền hình kỹ thuật số thì nay, sân chơi ấy đang bị Facebook và Google xâm chiếm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành do ngày càng nhiều khán giả chuyển sang nền tảng trực tuyến. Nó bao gồm cả việc các đại lý quảng cáo thay đổi chi tiêu quảng cáo bởi Facebook và Google cung cấp số liệu chính xác hơn, giúp họ hoạt động dễ hơn. Ông Mana cho rằng: "khán giả và nhà tài trợ quảng cáo được dự đoán ngày càng rời xa nền tảng truyền hình truyền thống do truyền thông trực tuyến chỉ ra dữ liệu chính xác hơn cả về thống kê lẫn phân tích".


Mặt khác, Time Chuastapanasiri – một chuyên gia truyền thông – nhận định Facebook không chỉ đánh bại truyền hình kỹ thuật số mà mọi nền tảng khác, gồm cả truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình trả tiền và sẽ thay đổi cục diện thói quen xem truyền hình của khán giả.


Facebook Live với các tính năng thuận tiện cho người dùng, giúp họ phát nội dung trên smartphone mà không cần đầu tư trang thiết bị đi kèm. Do đó, ông Tim dự báo Facebook có thể trở thành kênh truyền hình chính của Thái Lan trong tương lai, còn các kênh truyền hình kỹ thuật số trở thành công cụ hoặc nhà cung cấp nội dung. Nếu Facebook Live trở thành một kênh truyền hình, truyền hình kỹ thuật số sẽ bị tác động mạnh.


Siwat Chawareewong, Giám đốc công ty quảng cáo truyền thông Group M, không bất ngờ khi Facebook tham gia mặt trận phát sóng thể thao bởi công ty đã có nền tảng người dùng khổng lồ. Dù vậy, các đơn vị nắm giữ bản quyền EPL trước đây đều cấp giấy phép phát sóng cho các kênh khác. Theo ông, việc phân biệt phát sóng trên truyền hình hay trên mạng sắp không còn bởi các nhà sản xuất nội dung muốn phân phối trên mọi kênh khác nhau. Các nhà quảng cáo và nhãn hàng sẽ chi tiền trên nền tảng và cho nội dung có người xem đông đảo.


Jarit Sidhu, người đứng đầu IDC Thái Lan, nhận xét động thái của Facebook khá thú vị do họ sẽ cho ra đời nội dung riêng trong phát sóng thể thao trực tiếp, tương tự Amazon Prime. Thể thao là lĩnh vực duy nhất chưa có người thống trị về nội dung trên nền tảng trực tuyến. Dù vậy, không như Facebook, Amazon Prime đã có mô hình thuê bao trả phí. Ông Jarit chia sẻ: "Chúng ta phải xem mô hình doanh thu của Facebook là miễn phí nhờ tài trợ và quảng cáo hay thuê bao". Ông cũng cho rằng Facebook cần chuẩn bị chất lượng streaming ổn định để làm hài lòng người xem.

Tâm sự của một CEO bị sa thải ở chính doanh nghiệp mình tay trắng gây dựng: Tôi cảm thấy rất vui khi nhìn lại!

Một năm sau khi bị sa thải, tôi cảm thấy vui mừng là đằng khác. Tôi thấy bản thân như được giải phóng. Khi đã vượt qua được những nỗi đau tinh thần, tôi lại thấy mình được tự do nhưng theo một cách khác: nó không đến từ công việc mà đến từ chính bản thân tôi.


Ảnh minh họa: Koren Shadmi


Ngày 18 tháng 10 năm 2016, tôi vẫn bước vào phòng họp với tư cách là CEO của một doanh nghiệp lớn sở hữu hàng triệu đô la, quản lí hơn 200 nhân viên.


Doanh nghiệp đó do chính tôi gây dựng nên và dần phát triển, có tên tuổi trong thị trường từ một ý tưởng vào năm 2008. Nhưng thật trớ trêu, khi bước ra khỏi căn phòng họp, tôi đã không còn là một chủ doanh nghiệp hay CEO nữa. Vào chính ngày hôm đó, tôi đã bị sa thải bởi chính những đồng nghiệp cũ của mình và bị tước bỏ khỏi những thành tựu mà mình đã vất vả tạo nên.


Bước khỏi căn phòng đó, điều đầu tiên tôi nghĩ đến là team của tôi. Tôi sẽ không còn được ở bên cạnh họ để cùng làm việc và phấn đấu. Đến ngày hôm nay, một năm sau sự kiện ấy, điều mà tôi nhớ nhất không phải là việc nắm quyền quản lí công ty hay bất kì một khoản lợi nhuận nào, mà đó chính là những người bạn của tôi.


Ngay sau khi bị sa thải, tôi đã phải trải qua một khoảng thời gian vô cùng kinh khủng trong cuộc đời vì nó đã khiến tôi gần như mất hết phương hướng.


Đáng nhẽ ra, đó phải là khoảng thời gian thoải mái nhất...


Có lẽ công việc kinh doanh sẽ còn theo chân tôi về lâu về dài. Tôi đã có kế hoạch cho 5 năm, thậm chí 10 năm tiếp theo. Việc lo toan cho một công ty gần như đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của tôi. Tôi và vợ cùng nhau điều hành một công ty, thậm chí chúng tôi còn phải hoãn lại việc có em bé cho đến khi chúng tôi khởi nghiệp thành công. Chúng tôi đã thuê văn phòng làm việc cách nơi chúng tôi ở chỉ vài dãy nhà.


Chúng tôi đã thực sống những ngày tháng chỉ dành cho công việc. Vậy mà, chỉ trong vòng 5 phút, tôi là một kẻ trắng tay, tôi bị đuổi khỏi nơi tôi đã dành hết tâm huyết để gây dựng cho sự nghiệp và tôi thấy tương lai của mình sụp đổ.


Dù gì thì tôi cũng phải học cách chấp nhận sự thật đáng buồn này khi không còn có thể tiếp tục được làm việc tại công ty cũ. Tôi chưa thể quen với việc không còn là lãnh đạo của doanh nghiệp này nữa. Chúng tôi còn nhiều mục tiêu phía trước chưa hoàn thành và cả team đều đã rất sẵn sàng để làm tốt công việc của từng người. Tôi cảm thấy như tôi đã bỏ rơi họ. Tôi luôn tự dằn vặt bản thân, tự trách mình, tôi đã rơi vào khủng hoảng và thực sự bất lực.





Khi trải qua được những cú sốc, tôi dần phải chấp nhận sự thật rằng doanh nghiệp đó đã không còn là của tôi, và tôi nhanh chóng nhận ra bản thân mình phải tìm kiếm một điều gì đó khác cho tương lai. Bởi gắn bó với doanh nghiệp ấy quá lâu mà tôi đã quên đi mất bản thân mình.


Không có gì trong tay, cả danh tiếng và mục tiêu, tôi rơi vào truyệt vọng. Sau chuyến đi đến New Zealand với mục đích giải tỏa tâm lí, tôi trở về nhà ở Maryland. Một ngày nọ, tôi chạy quanh nhà, khắp các ngóc ngách với hi vọng có thể tìm được việc gì đó để làm. Tôi cố hết sức để tìm kiếm nhưng bất thành. Vợ tôi thậm chí còn phải trấn an tôi. Không thể tin được, tôi đã trở nên lạc lối trong chính căn nhà của mình.


Tôi đã đánh mất bản thân và không còn là người mà tôi đã và đang trở thành.


Không lâu sau, tôi đã tham dự một sự kiện dành cho một nhóm doanh nhân mà tôi đã từng là thành viên. Những người tham dự được yêu cầu tự giới thiệu về bản thân và nói đôi lời về công ty mà họ đang điều hành. Bất ngờ làm sao, tôi được chọn là người phát biểu đầu tiên. "Uhhh, tên tôi là Dan và uhhh, tôi đã bị sa thải khỏi công ty của mình." Nhưng cũng thật bất ngờ, tôi lại nhận được rất nhiều sự cảm thông sau đó, một vài người thậm chí đã đến gặp tôi và chia sẻ những câu chuyện tương tự.


Sau tối hôm đó, tôi thực sự nhận ra rằng mình đã không còn là một CEO nữa.


Ở Mỹ, người ta thường tránh đặt câu hỏi kiểu: "Bạn đang làm gì để kiếm sống?".





Bị sa thải và không làm gì trong vòng một năm đã cho tôi một khoảng thời gian thực sự thoải mái khi không còn ràng buộc với bất cứ doanh nghiệp nào. Vậy nên, bây giờ, tôi có thể hoàn toàn tự hào trả lời rằng: "Tôi đang thất nghiệp, gia đình tôi đang dành thời gian bên nhau để đi du lịch." Tôi đã từng là một CEO, nhưng giờ đây tôi đang hưởng thụ cuộc sống cùng gia đình trước khi làm nhiều điều mới mẻ hơn.


Trải nghiệm này cũng giúp tôi nhận ra được lỗi sai của mình bao lâu nay: thói phán xét người khác.


Thật xấu hổ khi phải thừa nhận rằng, trước khi bị sa thải, tôi rất hay đánh giá người khác. Tôi cũng không rõ vì sao mình lại có thói quen ấy, có thể là do công việc, xã hội, hoặc cũng có thể do chính bản thân tôi. Nhưng có một điều tôi chắc chắn rằng, tôi rất ít khi đánh giá đúng người khác.


Trong suốt chuyến đi tới New Zealand, tôi có thể dễ dàng bắt gặp một vài thanh nhiên trên 20 tuổi trong một khu đỗ xe RV. Quần áo của họ không được sạch sẽ cho lắm, còn bữa tối của họ thì chỉ toàn là khoai tây chiên. Bên cạnh họ luôn có những chiếc xe chuyên dùng để đi cắm trại, điều này làm bật lên suy nghĩ trong đầu tôi: "Có thể những người này không có việc làm và phải sống ngày qua ngày trên những chiếc xe ấy".


Rồi tôi chợt nhận ra, tôi cũng không có việc làm và tôi cũng đang ở trên xe của mình! (Mặc dù lớn hơn xe của họ nhưng trông nó như một chiếc RV vậy). Thật tồi tệ, tôi cũng không khác gì những người mà tôi đang đánh giá.





Danh vọng là thứ khiến mọi người đều tò mò tột cùng.


Mỗi chúng ta đều có một cái tên, một công việc, một tính cách riêng... Nhưng một số người được biết đến, còn một số người vô danh. Suy cho cùng, khi gạt bỏ những danh vọng, tiền tài, chúng ta là ai?


Đó là câu hỏi mà suốt một năm qua tôi miệt mài đi tìm kiếm câu trả lời. Đến bây giờ, tôi vẫn chưa có nhiều câu trả lời cho câu hỏi đó vì hành trình đi tìm lời giải đáp chẳng dễ dàng gì, nhưng tôi cảm thấy rất biết ơn khi được là một phần của cuộc hành trình ấy.


Một năm sau khi bị sa thải, tôi cảm thấy vui mừng là đằng khác. Tôi thấy bản thân như được giải phóng. Khi đã vượt qua được những nỗi đau tinh thần, tôi lại thấy mình được tự do nhưng theo một cách khác: nó không đến từ công việc mà đến từ chính bản thân tôi.


*Bài viết dựa theo những trải nghiệm có thật của Dan D'Agostino.

Shark Trần Anh Vương: Nếu các bạn trẻ có ý tưởng tốt, cứ mang tờ giấy A4 đến trình bày, tôi sẵn sàng hỗ trợ và chỉ thu về 40% cổ phần

Shark Vương không nhìn nhận khởi nghiệp phong trào là điều gì đó tiêu cực mà ngược lại, đây là cơ sở để xuất hiện những startup thành công.





Là một trong 5 "cá mập" có mặt tại Shark Tank Việt Nam mùa 1, Shark Trần Anh Vương được nhiều khán giả yêu mến nhờ sự hài hước, thông minh và thái độ luôn chân thành với các startup. Anh cũng là người có số lượng thương vụ được chốt nhiều nhất trong các shark (10 thương vụ) và hiện giờ, theo tiết lộ, đang tiến hành đầu tư vào 4 thương vụ.


Bên lề cuộc tọa đàm "Nỗi đau triệu USD" được tổ chức gần đây tại Hà Nội, Shark Trần Anh Vương đã chia sẻ với chúng tôi những góc nhìn tích cực của anh về vấn đề khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay cũng như khuyến khích các bạn trẻ nên dấn thân vào khởi nghiệp.


Khởi nghiệp Việt Nam có phải đang đi theo hướng phong trào?


Cựu "cá mập" của mùa 1 cho rằng nói khởi nghiệp Việt Nam theo phong trào cũng có phần đúng, bởi "dân mình kiểu đám đông, nhà nhà ra Phú Quốc mua đất thì mình cũng mua đất. Thấy khởi nghiệp hay thì suốt ngày nói về khởi nghiệp và trình bày ý tưởng".



Phải có khởi nghiệp phong trào thì trong lõi mới có khởi nghiệp sáng tạo thật. Lõi của khởi nghiệp sáng tạo thật là khởi nghiệp sáng tạo thành công






Tuy nhiên anh không nghĩ khởi nghiệp theo phong trào là điều xấu, mà đây là một phần tất yếu phải xảy ra.


"Phải có khởi nghiệp phong trào thì trong lõi mới có khởi nghiệp sáng tạo thật. Lõi của khởi nghiệp sáng tạo thật là khởi nghiệp sáng tạo thành công", Shark Trần Anh Vương khẳng định.


Lý giải cụ thể hơn, anh cho biết bất cứ hoạt động gì, không chỉ trong khởi nghiệp, cũng cần có người đứng ra hô hào.


Shark Vương ví von: "Khi ra trận đánh giặc, không phải ông nào cũng cầm kiếm, cầm cung tên, dù việc chính là cầm kiếm, cầm cung chiến đấu. Có những ông chỉ đánh trống hô hào mà xét về góc độ tiêu diệt quân thù, những người này sẽ không có giá trị. Tuy nhiên không có người hô hào thì không có người xông lên, từ đó không có những người đánh giáp lá cà rồi lần đầu ngã xuống, và sẽ không có những người đằng sau hoặc chiến thắng hoặc sống sót trở về".


"Người khởi nghiệp phong trào giống người cầm cờ gõ chiêng gõ trống, còn người khởi nghiệp thật sự là những người xông lên sau loạt đạn đầu tiên. Có người ngã xuống và cũng có người chiến thắng".


"Vì vậy, tôi không nghĩ khởi nghiệp phong trào mang ý nghĩa tiêu cực mà là điều tất yếu cần phải có", tổng giám đốc SAM Holdings kết luận.


Các bạn trẻ nên đi làm để có kinh nghiệm rồi mới khởi nghiệp?


Theo Shark Trần Anh Vương, quan điểm đi làm rồi mới khởi nghiệp hoặc khởi nghiệp ngay sau khi ra trường không hề mâu thuẫn với nhau. Bằng chứng là có nhiều người trẻ "chẳng đi làm thuê cho ai cả, chẳng tích lũy kinh nghiệm nhưng vẫn khởi nghiệp và khởi nghiệp thành công".



Sự khác nhau giữa người giàu và người nghèo là một bên chấp nhận sự mạo hiểm đánh đổi cuộc chơi, còn một bên an phận thủ thường






Mặc dù tỷ lệ thất bại trong khởi nghiệp tương đối cao nhưng anh Vương khuyến khích người trẻ Việt Nam tham gia khởi nghiệp, mong muốn có nhiều người trẻ tham gia khởi nghiệp.


Anh lý giải: "Sự khác nhau giữa người giàu và người nghèo là một bên chấp nhận sự mạo hiểm đánh đổi cuộc chơi, còn một bên an phận thủ thường".


"Khi bạn khởi nghiệp, bạn phải đánh đổi một chỗ làm ổn định, lương vài chục triệu đồng nhưng bạn có kế hoạch, niềm hy vọng phía trước, có những thứ lớn lao hơn chờ đợi. Nếu chấp nhận đi làm thuê, 5 năm nữa, bạn vẫn đi làm thuê và cùng lắm lên được chức phó phòng".


Tuy nhiên giống như việc đi chiến đấu, những người khởi nghiệp cũng cần được trang bị giáo gươm đầy đủ, ở đây chính là sự hỗ trợ từ những doanh nhân đi trước.


"Doanh nghiệp khởi nghiệp nên tìm những người vừa là nhà đầu tư, vừa hướng dẫn dìu dắt mình. Ví dụ muốn khởi nghiệp sản xuất cơ khí mà lại tìm được nhà đầu tư thành công trong lĩnh vực này để đi cùng thì thật sự giá trị, tiền bạc lúc ấy cũng chỉ quá nhỏ bé".


Với những bạn trẻ đam mê khởi nghiệp nhưng chưa biết tìm kiếm sự giúp đỡ từ đâu, Shark Trần Anh Vương khuyến khích các bạn đến gặp mình và đừng ngại trình bày ý tưởng.


"Dù bạn chưa có gì trong tay, chỉ cần mang một tờ A4 đến và cho tôi thấy ý tưởng của bạn. Nếu tôi thấy hay và bạn chấp nhận mất 40% cổ phần thì chúng ta bắt tay hợp tác".


"Tôi cam kết bạn không phải bỏ thêm tiền mà chỉ phát triển ý tưởng. Đến một mức nào đó, ví dụ khi tôi chỉ còn khoảng 10% và nhiều người nhà đầu tư khác cùng vào, bạn vẫn sẽ là người điều hành ý tưởng", Shark Vương khẳng định.

Cựu CMO Trung Nguyên: "Chủ tịch Vũ không vĩ cuồng! Hãy tin tôi, đừng tin những gì bạn đọc được"

"Tôi học được rất nhiều từ ông Vũ. Chủ tịch Vũ không vĩ cuồng! Hãy tin tôi, đừng tin những gì bạn đọc được", ông Richard Khoo - người từng giữ cương vị Giám đốc Tiếp thị và Kinh doanh tại Trung Nguyên Legend - tâm sự.





Ông Richard Khoo có mối duyên với doanh nghiệp Việt Nam từ năm 1996. Doanh nghiệp Việt ông gắn bó gần đây nhất là Trung Nguyên Legend - thương hiệu cà phê đã có mặt tại hơn 60 thị trường trên thế giới - với 1 năm 9 tháng ở cương vị Giám đốc Tiếp thị và Kinh doanh.


Ông Richard đã dùng hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sales và marketing, đặc biệt trong phân phối và marketing cho ngàng hàng FMCG và hàng lâu bền, với rất nhiều kinh nghiệm trong việc giúp cho các thương hiệu "go global" thành công.


Bên lề sự kiện "Làm thế nào để thương hiệu Việt vươn ra biển lớn" do Câu lạc bộ Tiếp thị & Truyền thông Việt Nam (VMCC) tổ chức mới đây, ông Richard Khoo chia sẻ: "Điều tôi thích nhất ở tầm nhìn của Chủ tịch Vũ là quan niệm chúng tôi không chỉ là một công ty cà phê, chúng tôi chạm tới trái tim của những người chúng tôi phục vụ bằng tấm lòng, sự quan tâm, tính nhân văn, nỗ lực thúc đẩy thành công của mọi người qua những cốc cà phê của chúng tôi".


"Tôi học được rất nhiều từ ông Vũ. Chủ tịch Vũ không vĩ cuồng! Hãy tin tôi, đừng tin những gì bạn đọc được".


* Gần 2 năm làm việc tại Trung Nguyên Legend, ông thấy đâu là yếu tố thành công nhất của Trung Nguyên?



Ông Richard Khoo từng giữ cương vị Giám đốc Tiếp thị và Kinh doanh của Trung Nguyên Legend.



Ông Richard Khoo: Tôi làm việc cho Trung Nguyên 1 năm ở Việt Nam và 9 tháng ở Singapore, phụ trách Marketing và vận hành thị trường toàn cầu cũng như vấn đề Marketing trong nước.


Theo góc nhìn chuyên môn của tôi, yếu tố làm nên thành công của Trung Nguyên là việc tham gia đầy đủ tất cả các thành tố trong chuỗi cung ứng, từ đồn điền trồng cà phê, nhà máy sản xuất, bán lẻ, online... Trong khi một số công ty cà phê chỉ bán các loại cà phê 2 in 1 hay 3 in 1, Trung Nguyên thì ngoài các sản phẩm hòa tan (G7) còn có cà phê rang xay, và mở chuỗi quán (thương hiệu Trung Nguyên Legend).


Trung Nguyên cũng có siêu thị online - E-Cofffe, nơi bán các trang thiết bị pha cà phê. Bước đi này tương tự như Starbucks nhưng cà phê của Trung Nguyên ngon hơn.


* Chiến dịch tặng sách 5 tỷ USD mới đây của Trung Nguyên có phải thai nghén từ ngày ông còn ở Trung Nguyên? Nhiều người cho rằng chiến dịch này hơi "khua chiêng gõ trống" mà tính hiệu quả chưa biết đến đâu, nhận định của ông về chiến dịch này như thế nào?


Trước tiên phải nói là tôi chỉ biết đến chiến dịch này qua Internet, mà không biết cụ thể chi phí cho chiến dịch này là bao nhiêu. Nhưng trên quan điểm cá nhân, từ đáy lòng mình, tôi thích cách ông Vũ (ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch HĐQT Trung Nguyên Legend - PV) và Trung Nguyên làm. Chương trình này hướng đến mục đích tốt đẹp là nhằm trang bị thêm cho giới trẻ Việt Nam kỹ năng, kiến thức, thái độ… Tôi nghĩ ông Vũ muốn tặng 30 triệu cuốn sách.


Thực tế từ trước đó, ông ấy đã hỗ trợ giới trẻ Việt Nam trong rất nhiều năm, bằng cách tặng sách cho trường học, tham dự chia sẻ tại các buổi tọa đàm với các bạn doanh nhân trẻ, các bạn khởi nghiệp. Chúng tôi có cả chương trình doanh nhân khởi nghiệp (Startup Entrepreuner Program).


Đấy là chương trình rất tốt cho giới trẻ Việt Nam. Tôi nghĩ Chủ tịch Vũ là người tốt và có trái tim nồng ấm. Tôi thích ông ấy và tin tưởng vào tầm nhìn của ông ấy.


* Ông chắc làm việc nhiều với Chủ tịch HĐQT Đặng Lê Nguyên Vũ? Ông thấy ông Vũ là người thế nào?





Trong 1 năm làm việc tại Trung Nguyên ở TPHCM, tôi bị thu hút bởi tầm nhìn của ông ấy. Chủ tịch Vũ nhìn thấy rất nhiều thứ mà thông thường chúng ta không nhìn thấy.


Ông ấy nhìn thấy một hình hài DN trong tương lai mà ông kỳ vọng Trung Nguyên trở thành. Tôi tin tưởng với đường hướng đúng đắn, Trung Nguyên sẽ thành công.


Điều tôi thích nhất ở tầm nhìn của Chủ tịch Vũ là quan niệm chúng tôi không chỉ là một công ty cà phê, chúng tôi chạm tới trái tim của những người chúng tôi phục vụ bằng tấm lòng, sự quan tâm, tính nhân văn, nỗ lực thúc đẩy thành công của mọi người qua những cốc cà phê của chúng tôi.


Đấy là lý do vì sao chúng tôi nói cà phê Trung Nguyên - năng lượng đổi đời. Thông qua những cốc cà phê bán ra, chúng tôi mang tính nhân văn, chạm vào trái tim người dùng, chúng tôi thay đổi cuộc sống của họ thông qua những cốc cà phê.


Tôi mong nhiều chủ DN có thể làm được như ông Vũ.





* Trong thời còn tại vị, kỷ niệm đáng nhớ nhất của ông tại Trung Nguyên là gì?


Trong thời gian tôi ở Trung Nguyên, Chủ tịch Vũ là người có trái tim rất-rất-rất nhân hậu. Ông ấy khuyến khích văn hóa đọc trong công ty.


Ông ấy khuyến nghị mọi người đọc sách nhiều nhất có thể. Mỗi tháng, ông Vũ lại khuyến nghị những đầu sách mà các cấp quản lý nên đọc, hoặc có khi ông lại chủ động mua sách tặng cho các cấp quản lý ở công ty.


Tôi đọc tất cả các cuốn sách mà Chủ tịch Vũ gợi ý, và tôi cảm thấy rất hữu ích. Chủ tịch Vũ khuyến khích tinh thần luôn luôn học hỏi, luôn chuẩn bị cho cuộc đời, đọc sách và học nhiều nhất có thể.



Để "go-global" được, trước hết, doanh nghiệp Việt PHẢI thoát khỏi vùng thoải mái (comfort zone) và can đảm bước ra khỏi thị trường Việt Nam.






* Ông sẽ làm gì sau khi rời Trung Nguyên?


Tôi đã ở Việt Nam từ năm 1996. Giờ tôi làm cố vấn cho một số doanh nghiệp Việt Nam, đưa sản phẩm Việt ra thế giới, tìm kiếm đối tác cho các doanh nghiệp, và đưa nhà đầu tư vào Việt Nam.


Tôi cố gắng trở thành một cầu nối giữa Việt Nam và thế giới theo cách nhỏ bé của riêng mình, cố vấn giúp các công ty hiểu nhiều hơn về Việt Nam và để các công ty Việt có thể vươn ra thế giới. Giữa đêm qua, tôi có một conference call từ một công ty ở Nam Phi, họ muốn đưa dược phẩm vào Việt Nam.


* Theo kinh nghiệm của ông, làm thế nào để những thương hiệu Việt Nam có thể vươn ra biển lớn?


Tôi nghĩ ngày nay, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều nguồn lực, tiền, công nghệ, trang thiết bị, know-how.


Nhìn vào các công ty thành công trên thế giới, họ có 2 điểm chung để tăng trưởng bền vững qua các đường cong lợi nhuận là cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm Chất lượng cao (High quality) và Giá trị (Value) trong tất cả mọi lúc.


Và để "go-global" được, trước hết, doanh nghiệp Việt PHẢI thoát khỏi vùng thoải mái (comfort zone) và bước ra khỏi thị trường Việt Nam.


Rất nhiều vị Chủ tịch HĐQT hoặc chủ công ty Việt tôi nói chuyện gần đây cực thoải mái trong kinh doanh, bởi thị trường nội địa đang có cầu tiêu dùng cực lớn với gần 94 triệu dân (tính đến cuối năm 2017 theo số liệu từ Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình).


Bên cạnh đó, họ cũng sợ khi ra nước ngoài. Cho nên tôi cho rằng trước hết, DN Việt phải có mong muốn cháy bỏng phải ra thị trường nước ngoài đã, sau đó thì hãy can đảm đương đầu với những công việc tiếp theo.


Hãy làm nghiên cứu thị trường, vạch ra những thị trường chính (key markets) bạn muốn tiếp cận, từ danh sách thị trường chính lại lọc ra đâu là thị trường bạn muốn dành ưu tiên (priority markets), và phải đảm bảo rằng các bạn có đăng ký sở hữu trí tuệ.


* Liên quan đến chuyện đặt tên thì sao? Nhiều người cho rằng cái tên Trung Nguyên khá khó đọc với người nước ngoài…


Tên thương hiệu phải dễ nhớ, dễ phát âm. Thành thực mà nói, "Trung Nguyên" là một từ rất khó để phát âm. Các khách hàng bán lẻ của chúng tôi cũng thấy vậy. Nhưng khi chúng tôi nói G7, hay Legend, hay Creative… - các sub-brand của Trung Nguyên thì lại dễ nhớ hơn rất nhiều.


Rất nhiều công ty đi ra nước ngoài không thành công chỉ vì cái tên.


* Xin cảm ơn ông!

Chuyện "hậu trường" Landmark 81: Coteccons thắng thầu Lotte vì Chủ tịch Phạm Nhật Vượng muốn tòa nhà cao nhất Việt Nam phải để người Việt làm


Ngay trong đêm nhận được cú điện thoại từ Vingroup, toàn bộ ban giám đốc của Coteccons đã lên máy bay ra Hà Nội để gặp Chủ tịch HĐQT Vingroup Phạm Nhật Vượng. Vấn đề bây giờ không còn là chuyện lời hay lỗ nữa, mà đó là bộ mặt của dân tộc Việt Nam.






Những ngày qua, sự kiện tòa nhà cao nhất Việt Nam Landmark 81 khánh thành đã thu hút sự chú ý của đông đảo cộng đồng. Đây không chỉ là biểu tượng của niềm kiêu hãnh kiến trúc Việt mà đằng sau còn là câu chuyện về lòng tự tôn dân tộc được nhiều người nhắc đến.


Phải để người Việt làm nên công trình thế kỉ




Landmark 81 được xem là công trình thế kỷ do chính tay người Việt làm nên

Là tòa nhà cao nhất Việt Nam và nằm trong top những tòa nhà cao nhất thế giới, Landmark 81 không chỉ là biểu tượng về độ cao mà còn là niềm tự hào của người Việt Nam bởi do chính tay con người Việt làm nên. Chủ đầu tư là tập đoàn Vingroup cùng tổng thầu là Coteccons(CTD) đã cùng ngồi lại với nhau, lấy ý tưởng là bụi tre để tạo nên tòa nhà Landmark 81 sừng sững như ngày hôm nay.

Năm 2014, Vingroup cho đấu thầu công khai Landmark 81, Coteccons tham gia đấu thầu nhưng "lép vế" do báo giá cao và chưa có kinh nghiệm làm tòa nhà trên 60 tầng. Ông Nguyễn Bá Dương – Chủ tịch HĐQT Coteccons từng tiết lộ trên báo chí: Sau khi nộp hồ sơ, phỏng vấn, thuyết trình cho chủ đầu tư nhưng rất lâu CTD không nhận được phản hồi từ Vingroup.


Vấn đề bây giờ không còn là chuyện lời hay lỗ nữa, mà đó là bộ mặt của dân tộc Việt Nam.



"Bẵng đi một thời gian, tôi nghĩ chắc họ cần hình ảnh nhà thầu quốc tế chứ không phải CTD. Thế nhưng, một hôm ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup gọi cho tôi và muốn giao cho một nhà thầu Việt Nam làm công trình này. Dù hơi bất ngờ nhưng tôi hiểu được ý nghĩa sâu xa của lời đề nghị từ anh Vượng", ông Dương chia sẻ.

Ngay trong đêm nhận được cú điện thoại từ Vingroup, toàn bộ ban giám đốc của Coteccons đã lên máy bay ra Hà Nội để gặp ông Phạm Nhật Vượng. Theo đại diện CTD, vấn đề bây giờ không còn là chuyện lời hay lỗ nữa, mà đó là bộ mặt của dân tộc Việt Nam.



Niềm tự hào không chỉ thể hiện ở độ cao, đó còn là niềm kiêu hãnh của người Việt Nam khi tạo nên một công trình thể kỷ. Ảnh: P.N

Vòng chung kết đấu thầu còn lại 3 gương mặt là Coteccons (Việt Nam), Lotte và SsangYong (Hàn Quốc). Chính từ cú điện thoại của Chủ tịch HĐQT Vingroup, CTD đã vượt qua được 2 đối thủ "đáng gườm" của Hàn Quốc để trúng thầu dự án Landmark 81 với tổng giá trị gói thầu lên đến 6.000 tỉ đồng.

Từng chia sẻ trước truyền thông, ông Dương cho biết, trước những thách thức lớn về yêu cầu kỹ thuật và nguồn lực từ siêu công trình The Landmark 81- tòa nhà cao nhất Việt Nam, đặc biệt từ sự giao phó của lãnh đạo Vingroup là phải để người Việt Nam làm, sánh vai với các cường quốc nên ban lãnh đạo công ty khá áp lực. Vì đây là công trình lớn nhất của Coteccons từ trước tới giờ, nên đơn vị đã nhờ đến sự hỗ trợ từ tập đoàn Obayashi (Nhật Bản).

Ý tưởng xây dựng tòa nhà theo hình "bó tre Việt Nam" cũng xuất phát từ ý nghĩa lịch sử dân tộc. Theo đại diện chủ đầu tư, lấy cảm hứng từ bụi tre – hình ảnh vươn mình mạnh mẽ thể hiện sức mạnh đoàn kết, lòng tự tôn dân tộc và sức mạnh kinh tế, chính trị trong thời đại hội nhập.


Một siêu dự án với phần móng có kết cấu móng lớn nhất thế giới, khối lượng bê tông khổng lồ lên đến 16.000m3 – Landmark 81 được xem là siêu dự án do chính tay người Việt Nam làm nên.

Dự án khởi công vào tháng 12/2016, cất nóc vào tháng 2/2018 và chính thức khai trương hạng mục đầu tiên là Vincom Center Landmark 81 vào ngày 26/7/2018.

Đây là công trình do chính tay người Việt làm nên, đứng top những công trình cao nhất thế giới. Dấu ấn lịch sự đậm nét của dân tộc được thể hiện trong từng chi tiết của tòa nhà.

"Đó không chỉ là độ cao, đó còn là niềm tự hào và kiêu hãnh của người Việt Nam", một đại diện của Vingroup chia sẻ.

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018

Top 5 mẫu sổ da bán chạy nhất

sổ da cao cấp g3
mẫu sổ bìa da có sẵn 82
sổ bìa da bán sẵn mã ms011 hình 02
Quý khách có nhu cầu mua sổ bìa da có sẵn, sản xuất sổ da theo yêu cầu, in logo lên bìa da, in logo lên sổ da, in sổ da quà tặng.
Hãy đến In Đăng Nguyên
Lựa chọn mẫu sổ trực tiếp tại xưởng.
Sẵn kho số lượng lớn
Đáp ứng mọi đơn hàng từ số lượng nhiều đến ít. Bán buôn, bán lẻ trên toàn quốc.
Hotline : 0914 006 627 (Mrs. Mai) – 0961 099 899 (Mr. Cương)
Email : indangnguyen@gmail.com – Website : https://indangnguyen.com/top-5-mau-so-da-co-san-ban-chay-nhat/

Địa chỉ : Số 275 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội
Tại tphcm : 53 Hoàng Bật Đạt, Phường 15, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2018

DN Mỹ vừa bị FPT thâu tóm là ai? Vì sao chịu “bán mình” cho doanh nghiệp Việt với giá 30 triệu USD?

Từ danh sách mấy chục công ty ban đầu lọt vào "tầm ngắm" thâu tóm của FPT, Intellinet được lựa chọn vào vòng shortlist. 7 tháng đàm phán, 160 cuộc gặp, nhiều khi cuộc đàm phán rơi vào bế tắc, ông Trương Gia Bình lại lui về phía sau nhằm thúc đẩy tiến độ đàm phán…





8h30 sáng ở Atlanta (Mỹ), 7h30 tối ở Việt Nam, cuộc Teleconference kết thúc bằng lễ ký kết thỏa thuận FPT - một công ty công nghệ Việt Nam - mua lại công ty tư vấn Mỹ Intellinet Consulting (Intellinet).



"Lần đầu tiên chúng ta ký kết xa thế này", Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình cười nói.


Intellinet là doanh nghiệp nào? Vì sao FPT chọn Intellinet? Vì sao một công ty Mỹ có doanh thu 30 triệu USD lại bị thâu tóm với mức giá 40 - 50 triệu USD?


Q: Intellinet là doanh nghiệp nào? Có bao nhiêu nhân sự?


Intellinet được thành lập năm 1993, có trụ sở chính tại Atlanta (Mỹ). Hiện công ty này có 150 nhân sự là các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm chuyên sâu.


Theo website công ty, Intellinet cung cấp 3 dịch vụ chính gồm: Tư vấn về chiến lược, Tư vấn về chuyển đổi số, và Tư vấn về Platform công nghệ và vận hành.


Q: Intellinet có phải một trong những công ty tư vấn công nghệ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Mỹ? DN này tăng tốc nhanh có phải vì nó chỉ là một công ty nhỏ?


Theo thông tin do Intellinet cung cấp, tăng trưởng doanh thu của công ty giai đoạn 2013-2016 ở mức 25%/năm. Theo xếp hạng của Consulting Magazine, Intellinet đứng thứ 26 trong số các công ty tăng trưởng nhanh nhất năm 2016. Đến năm 2017, công ty này xếp hạng thứ 43.


Đúng là năm 2013 Intellinet được xếp vào hàng công ty nhỏ (Small firm). Nhưng vào năm 2016, công ty được Fortune xếp hạng công ty vừa (Medium company). Intellinet thường xuyên được xếp hạng là nơi làm việc tốt nhất (theo xếp hạng của Fortune và The Atlanta Journal Constitution).


Doanh thu gần nhất của Intellinet đạt mức 30 triệu USD vào năm 2017.


Q: Vì sao Intellinet chịu "bán mình" cho một doanh nghiệp Việt?





CEO Intellinet - ông Mark Seeley cho biết: "Chúng tôi đã tìm hiểu nhiều công ty khác nhau, điều chúng tôi xem xét đầu tiên là văn hóa, thứ 2 là giá trị mà hai bên có thể đem lại cho khách hàng".


"Chúng tôi có quy mô nhỏ hơn FPT nhưng chúng tôi có thể tư vấn cho khách hàng lộ trình chuyển đổi số. Sự kết hợp giữa Intellinet và FPT sẽ mang đến cho khách hàng những giá trị tốt hơn cho khách hàng. Với sự đồng thuận của FPT, chúng tôi giữ lại 10% và đó là điều tốt nhất cho công ty và khách hàng".


Q: Một công ty có doanh thu năm gần nhất 30 triệu USD mà "bán mình" với giá xê dịch 30 - 50 triệu USD liệu có hớ?




Giá trị thương vụ được xác định dựa trên định giá gấp 10 lần EBITDA thu nhập trước lãi vay và khấu hao.


Tại thời điểm bây giờ, FPT trả 30 triệu USD, phần còn lại sẽ dựa trên kết quả kinh doanh của Intellinet trong vòng 3 năm tới. Do đó, tổng giá trị thương vụ có thể ở mức 30 triệu USD, hoặc 45 - 50 triệu USD, căn cứ vào việc đáp ứng KPI của Intellinet.


Nếu tính trên cơ sở doanh thu, định giá của các công ty làm dịch vụ sẽ gấp 1,6 - 2 lần doanh thu. Cho nên, nếu kết quả kinh doanh vẫn tốt, mức giá 45 - 50 triệu USD để mua lại 90% cổ phần Intellinet là hợp lý.


Q: Kỳ vọng gì khi một công ty tư vấn bắt tay với một công ty công nghệ?


Tệp khách hàng của 2 bên gần như không trùng nhau, cho nên hiểu một cách đơn giản là FPT và Intellinet có thể bán chéo sản phẩm cho nhau với mức giá tốt hơn cho khách hàng. Một hợp đồng tổng thể thường phải chia thành nhiều gói từ tư vấn đến triển khai, còn khi FPT và Intellinet bắt tay thì có thể thực hiện từ đầu đến cuối gói dịch vụ, tất nhiên với mức giá hợp lý hơn.


Thực tế, sau cái bắt tay ban đầu, FPT và Intellinet đã có ngay 2 khách hàng lớn.


Q: Bộ máy lãnh đạo của Intellinet sau M&A sẽ ra sao?


Hội đồng quản trị của Intellinet có sự thay đổi với 4 thành viên của FPT và 1 thành viên của Intellinet; Ban điều hành giữ nguyên và bổ sung thêm 1 thành viên của FPT.