Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2018

Bầu Đức thay đổi chiến lược liên tục, cổ đông dần mất niềm tin, nợ nần vẫn “gắn bó”

uyên bố hùng hồn sau mỗi lần thay đổi chiến lược, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của bầu Đức thực tế “loay hoay” từ bất động sản, trồng cao su, nuôi bò đến vườn cây ăn trái. Nhiều cổ đông dần trở nên mất niềm tin vào bầu Đức, duy chỉ có “nợ” vẫn gắn bó với HAGL suốt những năm qua.





"Ngụp lặn" trong nợ nần


Theo báo cáo tài chính 3 năm trở lại đây của HAG L, nợ phải trả chưa bao giờ dưới mức 30.000 tỷ đồng. Đến thời điểm 31/12/2017, nợ phải trả ghi nhận 35.274 tỷ đồng, riêng nợ vay bao gồm cả ngắn, trung và dài hạn còn hơn 22.825 tỷ đồng trong khi vốn chủ sở hữu chỉ đạt 17.788 tỷ đồng (vốn góp 9.275 tỷ đồng).




Năm vừa qua, HAGL ghi nhận giảm hơn 900 tỷ đồng nợ phải trả, đặc biệt khoản mục nợ vay giảm 4.512 tỷ đồng. Trong khi nợ vay trung, dài hạn giảm hơn 1.323 tỷ đồng thì nợ vay ngắn hạn từ mức 5.717 tỷ đồng cũng được cắt giảm một nửa chỉ còn 2.529 tỷ đồng.


Kết quả trên có được một phần nhờ vào việc hoán đổi nghĩa vụ trả nợ 1.130 tỷ đồng trái phiếu từ của HAGL sang cổ phần của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG).


Cũng trong năm qua, HAGL đã thanh toán hơn 961 tỷ đồng nợ trái phiếu thường với 417 tỷ đồng trái phiếu dài hạn đến hạn trả và 544 tỷ đồng trái phiếu dài hạn.





Nợ nhiều, áp lực trả nợ, lãi lớn khiến kết quả kinh doanh của HAGL không được như mong đợi. Nhìn vào con số 1.597 tỷ đồng lãi vay phải trả trung bình 3 năm gần đây (tương đương khoảng 27% doanh thu) có thể hình dung ra lợi nhuận của doanh nghiệp đang bị bào mòn đi đáng kể.


Năm 2017, HAGL dù ghi nhận lãi ròng trở lại, từ âm hơn 1.570 tỷ đã thu về gần 70 tỷ đồng tiền lời. Tuy nhiên, biên lợi nhuận mới chỉ ở mức 1% (cuối năm 2016 âm hơn 18%), ROA và ROE vẫn dưới mức 0,5. EPS chỉ 800 đồng.


p.p1 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 12.0px Helvetica; color: #454545}


CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai cũng mới có thông báo chỉ bán được vỏn vẹn 22 trái phiếu trong tổng số 221.710 trái phiếu đăng ký chào bán. Như vậy, tỷ lệ bán thành công chỉ đạt chưa tới 0,01%, chủ trương bán trái phiếu chuyển đổi cho cổ đông hiện hữu của bầu Đức đã “phá sản”.


Đồng nghĩa với việc bầu Đức không thể có hơn 2.200 tỷ như dự tính ban đầu để dùng đầu tư trồng mới và chăm sóc cây ăn trái cụ thể là chuối và ớt.




Bầu Đức đang làm gì để gồng gánh khoản nợ hàng chục nghìn tỷ?


Bên cạnh việc theo đuổi phương án tái cơ cấu nợ bằng trái phiếu, HAGL tiếp tục triển khai việc bán tài sản, thu hồi các khoản phải thu và đàm phán chuyển nhượng một phần vốn tại dự án HAGL Myanmar nhằm giảm số dư nợ vay.


Tuy nhiên, đến đại hội cổ đông 2018 vừa qua, HAGL vẫn chưa cung cấp thêm được bất kỳ thông tin gì về tính khả thi kế hoạch phát hành trái phiếu năm nay, những đối tác tham gia mua lại dự án Myanmar…


Về việc bán tài sản, khi nhận được chất vấn về khoản nợ khổng lồ của HAGL, câu trả lời thẳng thắn của bầu Đức “Cùng lắm bán là trả hết nợ” không phải không có cơ sở khi nhìn vào quy mô tổng tài sản của HAGL.


Tính đến hết năm 2017, tổng tài sản của HAGL ghi nhận hơn 53.062 tỷ đồng trong đó tài sản ngắn hạn chỉ vỏn vẹn 8.815 tỷ đồng, tài sản dài hạn là 44.247 tỷ đồng. Đáng chú ý có khoản chi phí xây dựng dở dang dài hạn 17.750 tỷ đồng, chiếm 33,5% tổng tài sản.





Hầu hết tài sản trên của HAGL đã và đang được thế chấp nhằm đảm bảo cho các khoản vay tại các tổ chức tín dụng cũng như khoản trái phiếu.


Một vấn đề khác mà HAGL đang phải đối mặt là tình trạng mất cân đối nguồn, vốn lưu động ròng năm 2017 âm 3.563 tỷ đồng khiến kiểm toán phải lưu ý khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.


Canh bạc tất tay của bầu Đức với cây ăn trái!


p.p1 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 12.0px Helvetica; color: #454545}


Bỏ bất động sản sang trồng cao su rồi bỏ cao su đi nuôi bò, sau giai đoạn 2015-2016 phải "bấu víu" vào đàn bò triệu đô để gánh nợ, từng là "phao cứu sinh" của bầu Đức nhưng sau đó quyết tâm chuyển hướng sang trồng cây ăn trái với lý do biên lợi nhuận mảng bán bò thấp và càng ngày càng giảm.


Năm 2015, mảng bán bò mang lại cho HAGL 2.541 tỷ đồng doanh thu, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu với 40,6%, biên lợi nhuận gộp đạt 29,2%. Bước sang năm 2016, doanh thu từ bán bò tiếp tục tăng lên 3.471 tỷ đồng, tỷ trọng cũng gia tăng lên 51,7% trong khi biên lợi nhuận gộp lại giảm xuống còn 9,3%.


Năm 2017, khi HAGL xoay trụ sang trồng cây ăn trái, tỷ trọng mảng bán bò giảm mạnh chỉ còn chiếm 15,7%, biên lợi nhuận gộp tiếp tục giảm còn 4,7%.


Thực tế, HAGL bắt đầu tham gia vào dự án trồng cây ăn trái từ năm 2016 – năm đầu tiên trong đề án tái cấu trúc doanh nghiệp tuy nhiên phải đến năm 2017 mới mang về nguồn thu đang kể. Doanh thu bán trái cây đạt 1.612 tỷ đồng chiếm 33% doanh thu, biên lợi nhuận gộp đạt 52,8%.


Năm 2018, HAGL tiếp tục đẩy mạnh phát triển trồng cây ăn trái, đặt kế hoạch thu về 3.982 tỷ đồng chiếm 64% doanh thu, lợi nhuận gộp đạt 1.852 tỷ đồng tương đương với biên lợi nhuận đạt 46,5%.


Khởi đầu với chanh dây, ớt nhưng đến nay bầu Đức cho biết đó không là cây trọng tâm bởi biên lợi nhuận không quá cao. HAGL sẽ tập trung nguồn lực vào chuối, cùng 3 loại cây dài hạn khác là thanh long, mít và bưởi da xanh.




Ngoài ra, bầu Đức cũng cho biết làm cây ăn trái phải mất 2-3 năm mới thấy được dòng tiền, như vậy dự kiến năm 2019 doanh thu HAGL sẽ đột biến khi toàn bộ vườn cây đi vào thu hoạch, năm 2020 toàn bộ diện tích canh tác cũng sẽ được khai thác.


Dù vậy, nếu nhìn lại không dưới 3 lần đổi “core business” trong 10 năm qua, cổ đông của HAGL không khỏi hoài nghi về tương lai của HAGL với nghề trồng cây ăn trái.


Trên thị trường, tính từ thời điểm đầu năm đến nay, cổ phiếu HAG đã bốc hơi hơn 40% giá trị, giao dịch loanh quanh ở mức 5.000 đồng/cổ phiếu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét