Cụ thể, khoảng 39 tỷ USD tiền thuế của người dân Mỹ sẽ bị tiêu tốn cho các khoản bồi thường, trợ cấp cho tất cả các ngành nghề liên quan. Trong đó, khoảng 12 tỷ USD được dành cho mảng nông nghiệp và 27 tỷ USD còn lại cho những lĩnh vực kinh doanh liên quan đến xuất khẩu.
Mức 39 tỷ USD này cao hơn 8 tỷ USD so với ngân sách năm 2018 cho Bộ tư pháp Mỹ, cao gấp 3 lần kinh phí hoạt động thường niên của Cục an sinh xã hội.
Không dừng lại đó, những động thái cứng rắn của Tổng thống Trump còn khiến nhiều ngành kinh tế của Mỹ chịu thiệt hại nặng. Ví dụ như mảng chăn nuôi lấy thịt của Mỹ.
Theo hãng tin Reuters, Mỹ đang thừa khoảng 1,1 triệu tấn thịt, từ thịt bò tới thịt gà và con số này đang tăng lên nhanh chóng do các thị trường xuất khẩu tăng thuế hoặc hạn chế nhập khẩu nhằm đáp trả các động thái của Tổng thống Trump.
Trước khi Tổng thống Trump lên cầm quyền, ngành sản xuất thịt của Mỹ đã tăng trưởng chóng mặt nhờ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên, việc Mỹ áp đặt hàng rào thuế quan với nhiều nước đang đe dọa nghiêm trọng đến mảng kinh doanh này. Theo tờ Wall Street Journal, sản lượng thịt của Mỹ trong năm 2018 có thể lên đến mức kỷ lục 46 triệu tấn và không dễ gì để cắt giảm sản lượng trong thời gian ngắn cũng như tiêu thụ hết được số thịt này.
Đáp trả động thái áp thuế tiêu thụ đặc biệt của Mỹ, các nước như Trung Quốc, Mexico cũng áp thuế lên mặt hàng thịt nhập khẩu từ Mỹ khiến người nông dân nước này chịu thiệt hại. Theo các ước tính, Mỹ sẽ phải chi hơn 30 tỷ USD để giúp đỡ người nông dân cũng như ngành thịt của nước này vượt qua khó khăn thời kỳ tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét