Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Cộng đồng mạng tranh cãi sau thương vụ bé Bống 11 tuổi được rót vốn 300 triệu trên Shark Tank: Trẻ em nên tập trung học hành hay được định hướng để phát triển khả năng kinh doanh?

"Em Bống có thể là đại sứ của phong trào nuôi dạy trẻ em theo tư duy mới nhưng trên phương diện của chương trình thì mô hình này của em không đáng được lên sóng" - một Facebooker bình luận khá gay gắt sau thương vụ bé Bống 11 tuổi gọi vốn thành công 300 triệu đồng trên Shark Tank Việt Nam.






Xuất hiện trong tập 9 mùa 2 Shark Tank Việt Nam là nhà sáng lập nhỏ tuổi nhất tính đến thời điểm hiện tại: Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc, hay còn gọi là bé Bống, 11 tuổi đến từ Tuyên Quang. Em đến chương trình với mục đích kêu gọi kêu gọi 200 triệu cho 20% cổ phần của startup Bống chè bưởi.


Theo chia sẻ từ Bống, em bắt đầu kinh doanh chè bưởi từ 4 năm trước, khi mới 7 tuổi. Số lượng cốc ban đầu là 20, 40, 60 sau đó tăng lên 100 cốc/ngày, tập trung bán vào sáng chủ nhật. Bống là người kinh doanh chính, còn mẹ em chỉ hỗ trợ trong việc quản lý đơn hàng, quảng bá trên Facebook …Khoản lãi sau đó được chia giữa Bống và mẹ theo tỷ lệ 51-49.


Cuối năm ngoái, Bống cũng gây "bão mạng" khi xuất hiện trong chương trình "Mặt Trời bé con" (Little Big Shots) cùng với MC Lại Văn Sâm. Em cho biết tự lập tài chính nhờ hoạt động bán chè bưởi từ năm lớp 2, thậm chí còn có thể tự mua Iphone, giày Converse.


Nếu lần đó Bống được cộng đồng ngưỡng mộ vì "tuổi trẻ tài cao" thì lần lên Shark Tank này, ý kiến người xem lại chia hai luồng rõ rệt: Một bên khẳng định tuổi của Bống là tuổi học hành, giống quan điểm Shark Linh; còn bên kia cho rằng kinh doanh cũng là một cách giúp các bé học hỏi, giống ý kiến của Shark Hưng và Shark Thuỷ.


Một bình luận được hơn 250 Like về trường hợp gọi vốn thành công 300 triệu đồng của bé Bống khá gay gắt: "Đây đâu gọi là startup? công thức nấu chè cũng lấy từ trên mạng thì đâu có gì là innovation (đổi mới sáng tạo - PV). Rất khuyến khích các bé làm quen với kinh doanh và quản lý tài chính từ sớm. Tuy nhiên, mô hình này không đáng được gọi là startup".


"Em Bống cũng còn quá nhỏ để hiểu về các kiến thức, cảm giác như em vẫn là bề nổi thôi, chứ mẹ e giúp phần nhiều (trong khi mẹ e cũng ko có kiến thức sâu). Ví dụ: không phân biệt được lãi gộp và lãi ròng. Thấy Shark Phú và Shark Linh nhận xét chuẩn. Các bạn có thể tìm tập Shark Tank US xem tập cậu bé nợ nhiều nhất nước Mỹ để xem cậu bé đó gọi vốn thế nào. Em đó rất hiểu về business của mình và trả lời sòng phẳng với các Shark về các chỉ số tài chính".


"Em Bống có thể là đại sứ của phong trào nuôi dạy trẻ em theo tư duy mới nhưng trên phương diện của chương trình thì mô hình này của em không đáng được lên sóng".





Cũng là một người mẹ có con gái, Facebooker dưới đây thẳng thắn thừa nhận chị ủng hộ Shark Linh vì tuổi nhỏ nên là tuổi tập trung học hành. Và quan điểm này cũng được khá nhiều người lên tiếng đồng tình.








Tuy nhiên một luồng ý kiến khác lại cho rằng nếu trẻ em có khả năng kinh doanh, cha mẹ cũng có thể định hướng để con phát triển. Bởi suy cho cùng, việc học rất rộng, không nên chỉ giới hạn ở nhà trường hay sách vở.








Ngoài 2 luồng ý kiến cơ bản trên, một số ít cá nhân thì có góc nhìn khác. Giống với Shark Phú, họ cho rằng đây là câu chuyện đầu tư tiền thật, không phải gameshow. Mô hình của Bống chỉ là "mẹ vỗ con khen hay", thậm chí để "câu view" vì không có điểm gì đặc biệt.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét