Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Những ngành nghề dễ kiếm việc, kiếm tiền nhất trong năm 2016

(ĐSPL) - Công nghệ, bất động sản, xây dựng, sữa, cảng biển, dệt may, điện… có nhiều triển vọng phát triển trong năm 2016, vì vậy cơ hội việc làm, kiếm tiền ở những ngành này là rất lớn...

Các phân tích của các công ty chứng khoán có chung nhận định ngành ngân hàng sẽ không tăng trưởng nóng trong năm nay. Thay vào đó, công nghệ, bất động sản, xây dựng, sữa, cảng biển, dệt may, điện… có nhiều triển vọng do bối cảnh hội nhập mang lại..

Các nghề dễ kiếm việc nhất năm 2016 cũng được Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội (Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội) dự đoán dựa trên những nhu cầu tuyển dụng trong năm 2015.

Công nghệ

Báo VnExpress đưa tin, năm 2016–2017 là năm trọng điểm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và khối doanh nghiệp. Theo đó, Chính phủ sẽ đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với áp dụng công nghệ trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Mục tiêu đến hết năm 2016, 100% dịch vụ công phải áp dụng công nghệ thông tin. Lực cầu tăng từ khối tư nhân và tài chính cũng sẽ mang lại tăng trưởng mạnh cho ngành công nghệ và viễn thông trong năm 2016.

Công ty Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC) cho rằng ngành công nghệ được hưởng lợi đặc biệt từ các hiệp định thương mại tự do (FTA). Hội nhập mang lại làn sóng đầu tư FDI vào Việt Nam, lĩnh vực tích hợp hệ thống và cung cấp dịch vụ viễn thông internet cho khối khách hàng doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi. Theo đó, lĩnh vực giao thông thông minh xuất hiện.

Tỷ giá sẽ có tác động hai chiều đến ngành công nghệ, tích cực với lĩnh vực xuất khẩu phần mềm do có doanh thu ngoại tệ. Tuy nhiên, yếu tố này sẽ tác động tiêu cực tới lĩnh vực tích hợp phần cứng do phải nhập khẩu thiết bị.

Năm 2016–2017 là năm trọng điểm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và khối doanh nghiệp. (Ảnh minh họa).

Cảng biển

Sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng dự báo tăng nhanh trong năm 2016. Dự báo thị trường xuất khẩu sẽ được mở rộng nhờ các FTA đã ký kết như TPP, Việt Nam-EU, RCEP, Việt Nam - Hàn Quốc, AEC…và thu hút mạnh nguồn vốn FDI đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến định hướng xuất khẩu.

Xuất nhập khẩu hàng hóa dự báo tăng trưởng nhanh nhờ các nền kinh tế Mỹ, EU hồi phục, tăng sức mua các hàng hóa xuất khẩu chính của Việt Nam như quần áo, may mặc, giày dép hay thủy sản.

Dự báo Chính phủ sẽ đầu tư nâng cấp, xây mới cảng và giao thông phụ trợ giúp cơ sở hạ tầng cầu, đường, cảng đáp ứng được sự tăng trưởng cao của lưu lượng hàng hóa qua cảng biển Việt Nam.

Đáng chú ý, nhiều chính sách sẽ kích thích ngành này tăng tốc. Thứ nhất, cho phép thành lập chính quyền cảng trong bộ luật hàng hải sửa đổi, hiệu lực vào đầu năm 2017. Chính quyền cảng là tổ chức có chức năng đầu tư xây dựng và quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển, giúp đầu tư cảng biển đồng bộ, tăng hiệu quả khai thác. Thứ hai, thành lập sàn giao dịch vận tải, tạo kết nối giữa chủ hàng và nhà cung cấp, tăng hiệu quả logistics. Thứ ba, tư nhân hóa cảng biển với việc Nhà nước rút vốn tại nhiều cảng lớn như Hải Phòng, Sài Gòn.

Ngành dịch vụ thương mại, nhà hàng, khách sạn, du lịch

Theo báo Trí thức trẻ, nghề này được ưa chuộng vì Việt Nam đang chuyển đổi cơ cấu mô hình từ dịch vụ công - nông nghiệp chuyển sang dịch vụ thương mại.

Theo thống kê của Tổng cục du lịch, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 01/2016 ước đạt 805.072 lượt, tăng 5,8% so với tháng 12/2015 và tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2015.

Hiện nay, cả nước có 1.573 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trong khi năm 2007 mới chỉ có 670 doanh nghiệp, năm 2010 có 909 doanh nghiệp. Đặc biệt, lĩnh vực lưu trú du lịch có sự tăng trưởng bứt phá, nhất là cơ sở lưu trú hạng cao cấp.

Sự ra đời của nhiều cơ sở lưu trú 4-5 sao đạt tiêu chuẩn quốc tế của một số nhà đầu tư chiến lược như Vingroup, Sungroup, FLC, Mường Thanh... đã góp phần nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

Ngành dịch vụ thương mại, nhà hàng, khách sạn, du lịch phát triển kéo theo nhu cầu tuyển dụng tăng cao.

Đặc biệt là nhân viên nấu bếp, cứ học ra tới đâu là tuyển hết tới đó, nhân viên pha chế bàn bar cũng luôn thiếu người.

Những người có tay nghề, có kinh nghiệm, say mê với nghề và biết phấn đấu luôn tìm được việc làm ngay dù có thể không cần học tới bằng Đại học.

Đây là những nghề rất hợp xu thế của thời hiện đại. Mức lương cũng khá cao, thấp nhất khoảng 6 triệu đồng/tháng trở lên, còn đầu bếp có thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng.

Đặc biệt các hướng dẫn viên du lịch ngoài tiền lương ra còn có tiền bồi dưỡng, cơ hội đi thăm quan, tiền hoa hồng của khách.

Ngành dệt may đang nhận được khá nhiều sự quan tâm và đánh giá cao về triển vọng phát triển do tốc độ tăng trưởng ổn định. (Ảnh minh họa).

Ngành điện tử viễn thông

Theo kết quả nghiên cứu thị trường lao động tại thành phố Hà Nội tháng 11 năm 2015 của Trung tâm Giới thiệu việc làm số 2 Hà Nội: Nhóm công nghệ thông tin, về bằng cấp, cung và cầu của nhóm ngành này có tỉ lệ tương đối đều nhau.

Nhu cầu tuyển dụng chủ yếu tập trung vào những vị trí yêu cầu bằng Cao đẳng, Đại học và trên đại học, đạt tỉ lệ 97,71% người tìm việc.

Trong đó, những công việc thích hợp như IT/phần cứng, IT/phần mềm, lập trình viên(C+,Java,PHP…), lập trình di động ứng dụng…; trong khi đó về phía cầu có 64,08% vị trí việc làm yêu cầu bằng cấp từ Cao đẳng trở lên.

Những nghề này yêu cầu các kỹ sư có kiến thức, kỹ năng và đề cao những người giỏi thật sự. Đây cũng là nghề hot trong năm 2015 và cả năm 2016.

Bởi sự phát triển vũ bão của internet khiến lập trình viên trở thành nghề “hot” được các công ty săn đón, trả lương hậu hĩnh và còn có cơ hội được đi tu nghiệp ở nước ngoài.

Các công ty sẵn sàng trả lương từ 1.000 USD hay khoảng 20.000.000 đồng trở lên cho các nhân sự có trình độ giỏi và thông thạo tiếng Anh

Đặc biệt là khi công nghệ, điện tử, viễn thông có xu hướng ngày càng bùng nổ, những kỹ sư công nghệ không thể thiếu vì các doanh nghiệp đều cần một người biết về chuyên môn để chạy một phần mềm hay sửa chữa máy móc…

Ngành sữa

Hai công ty là Chứng khoán Ngân hàng Vietcombank (VCBS) và BSC đều cho rằng năm 2016, các doanh nghiệp sữa nội địa sẽ được hưởng lợi nhờ giá sữa đầu ra ổn định trong khi đó chi phí nguyên liệu đầu vào có xu hướng giữ ở mức thấp và các hiệp định thương mại tự do chưa tác động nhiều đến cạnh tranh trong nước.

Cụ thể, giá sữa nguyên liệu trên thế giới được dự báo sẽ giữ ở mức thấp trong năm 2016. Trong nước, giá sữa được kỳ vọng sẽ tiếp tục ổn định. Việc giá sữa nguyên liệu thấp không ảnh hưởng quá lớn đến giá sữa thành phẩm trong nước. Sữa nguyên liệu chỉ chiếm từ 20-25% chi phí sản xuất, trong khi đó, các chi phí khác có thể tăng trong năm 2016 như tỷ giá, bảo hiểm, tăng lương tối thiểu vùng.

Trong ngắn hạn, BSC khẳng định các FTA không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các doanh nghiệp sữa nội địa. Theo lộ trình, phần lớn hiệu lực giảm thuế của các FTA cho mặt hàng sữa nhập khẩu sẽ bắt đầu từ năm 2018, tùy từng loại sản phẩm. Phân khúc sữa nước, vốn là mảng doanh thu chính của doanh nghiệp nội sẽ ít bị ảnh hưởng và cạnh tranh ngay cả khi thuế về 0%. Cạnh tranh trong phân khúc sữa bột sẽ tăng dần nhưng chủ yếu là giữa các sản phẩm nhập khẩu do đó doanh nghiệp nước ngoài chịu ảnh hưởng là chủ yếu.

Bất động sản

Cả BSC và VCBS đều nhận định thị trường địa ốc đang bước vào chu kỳ tăng trưởng nhanh, chưa xuất hiện bong bóng dù lượng giao dịch tăng mạnh nhưng chủ yếu thị trường đang hấp thụ lại lượng hàng tồn kho của các năm trước, giá bán chỉ tăng nhẹ 3-5% tại một số dự án. So sánh với đỉnh chu kỳ năm 2008, thì giá nhà trung bình đang thấp hơn khoảng 30%.

Lượng cung tăng mạnh nhưng nhu cầu dự báo vẫn duy trì ở mức cao. Từ quý IV/2015 đến cuối năm 2016, nguồn cung căn hộ ở TP HCM sẽ tăng thêm 57.000 căn trong khi ở Hà Nội là 24.000 căn, tăng 60-80% so với hiện tại. Lượng cầu được dự báo sẽ tăng lên do nhu cầu nhà ở cấp bách cộng với thu nhập bình quân đầu người gia tăng đáng kể. BSC cho biết, giá nhà ở Việt Nam đang thấp hơn so với các nước trong khu vực ở hầu hết các phân khúc trong khi tỷ lệ lợi tức cho thuê lại cao hơn và cao hơn lãi suất tiết kiệm trong nước, điều này khiến nhu cầu mua để đầu tư sẽ tiếp tục tăng. Cở sở hạ tầng tại TP HCM và Hà Nội đang được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để hoàn thiện.

Bất động sản khu công nghiệp được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ công cuộc hội nhập. Việc các nhà sản xuất trên thế giới đang có xu hướng chuyển nhà máy và đầu tư vào Việt Nam giúp tăng nhu cầu về việc thuê đất tại các khu công nghiệp.

Bất động sản nghỉ dưỡng với cơ hội tăng trưởng cho các doanh nghiệp sở hữu quỹ đất tại Phú Quốc, Quảng Ninh, Nha Trang… Ngoài ra, các hoạt động cổ phần hóa, niêm yết trên sàn chứng khoán cũng thu hút thêm vốn vào bất động sản. Giai đoạn 2016-2017 sẽ là thời điểm tăng trưởng mạnh doanh thu do độ trễ trong việc ghi nhận doanh thu.

Dệt may

VCBS cho rằng trong thời điểm kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay, ngành dệt may đang nhận được khá nhiều sự quan tâm và đánh giá cao về triển vọng phát triển do tốc độ tăng trưởng ổn định. Ngành còn nhiều triển vọng và dư địa để phát triển. Trong năm 2016, dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu ở mức 31 tỷ USD.

Dệt mang đang đứng trước rất nhiều cơ hội lớn để thúc đẩy xuất khẩu thông qua các hiệp định thương mại tự do. Tuy vậy, bức tranh này không sáng như năm 2015 do những trở ngại về tỷ giá, nhân công không còn rẻ, doanh nghiệp chưa đáp ứng được các yêu cầu về xuất xứ.

TUYẾT MAI (Tổng hợp)

Không dùng điện thoại di động, TGĐ Vinamilk làm việc thế nào?

(ĐSPL) - “Không dùng điện thoại di động nhưng TGĐ Vinamilk vẫn điều hành công việc và trao đổi với đối tác qua điện thoại bàn, thư điện tử", cấp dưới cho biết.

Như Đời sống & Pháp luật đã đăng tải, trong buổi làm việc tại Củ Chi sáng 18/2, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng yêu cầu chủ tịch huyện kết nối điện thoại để ông nói chuyện với Tổng giám đốc Vinamilk. Tuy nhiên, Chủ tịch huyện Củ Chi lại không có số điện thoại của Tổng giám đốc Vinamilk.

Bà Bùi Thị Hương - Giám đốc điều hành của Vinamilk cho biết, bà Mai Kiều Liên - TGĐ Vinamilk không sử dụng điện thoại di động.

Thông tin này được cho là khá bất ngờ. Nhiều người muốn biết vị Tổng giám đốc hãng sữa hàng đầu Việt Nam sử dụng những phương tiện gì để làm việc và điều hành công ty.

Bà Hương chia sẻ: Bà Mai Kiều Liên không sử dụng điện thoại. (Ảnh minh họa).

Ông Đỗ Thanh Tuấn – Giám đốc truyền thông công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) cho biết, TGĐ Vinamilk Mai Kiều Liên không sử dụng điện thoại di động, nhưng bà có những phương tiện khác để hỗ trợ thực hiện công việc.

“Không dùng điện thoại di động nhưng TGĐ Vinamilk vẫn điều hành công việc và trao đổi với đối tác qua điện thoại bàn, thư điện tử", cấp dưới cho biết.. Tuy nhiên, nguyên nhân nữ doanh nhân không dùng điện thoại di động vẫn là điều bí ẩn mà cán bộ của hãng sữa từ chối tiết lộ.

Cũng theo ông Tuấn, trước mong muốn của Bí thư thành ủy Đinh La Thăng về việc tìm ra phương thức giải quyết cho số bà con nông dân còn lại bán được sữa,  theo quan điểm của Vinamilk, chính quyền địa phương cần phối hợp với Vinamilk để kiểm tra các hộ dân đang bán sữa cho doanh nghiệp nào, tại sao lại không bán được sữa để từ đó có giải pháp tháo gỡ.

Cũng theo đại diện truyền thông Vinamilk, nếu bây giờ Vinamilk đứng ra hỗ trợ thu mua cho họ thì doanh nghiệp cũng cần phải khảo sát, đánh giá chất lượng nguyên liệu sữa thu mua được hay không, chuẩn bị phương tiện bồn bể trữ lạnh, thiết bị kiểm tra tại các trạm trung chuyển sữa thu mua như thế nào để thu mua được chứ ko phải nói là mua được ngay.

“Sản phẩm sữa liên quan đến an toàn thực phẩm và chất lượng phải ổn định nên không thể không có sự khảo sát đánh giá trước khi ký hợp đồng thu mua” – ông Tuấn cho biết.

Ông Tuấn cho biết, cần làm rõ trên địa bàn Củ Chi không phải chỉ có một mình Vinamilk thu mua mà còn có nhiều Doanh nghiệp khác đang tham gia thu mua. Vấn đề ở đây huyện báo cáo là một số hộ nông dân đang không bán được sữa. Vậy thì cần phải tìm hiểu những hộ dân này đang ký hợp đồng với doanh nghiệp nào? Nguyên nhân tại sao họ không bán được sữa? Chính quyền địa phương đã làm việc với các doanh nghiệp liên quan hay chưa?

Xuân Tùng

Bill Gates thường để bao nhiêu tiền trong ví?

(ĐSPL) - Nhiều người tự hỏi Bill Gates thường để bao nhiêu tiền bạc trong ví? Nhưng điều bất ngờ là Gates không hề mang theo ví.

Dưới đây là những sở thích "kì quặc" của tỷ phú giàu nhất thế giới Bill Gates:

Không thích là người giàu nhất thế giới

Ngôi vị người giàu nhất thế giới là điều hàng tỷ người trên thế giới mong ước đạt được và ngưỡng mộ. Tuy nhiên, Bill Gates lại không thấy thích thú. Một lần được hỏi vào năm 2008 rằng liệu ông có thất vọng khi đột nhiên mất ngôi vị người giàu nhất thế giới, Gates trả lời: “Tôi ước tôi không phải là người giàu nhất thế giới. Chẳng có gì hay ho khi ở vị trí này cả.”

Tự nhận mình là "thảm họa thời trang"

Bill Gates tự nhận thời trang của ông là một thảm họa. Bởi vậy ông luôn nhờ mẹ lựa chọn trang phục cho mình. Tuy nhiên ông không thích mặc những bộ quần áo đắt tiền mà đơn giản là những đồ mua ngoài chợ bình dân.

Thích dùng lại những quả bóng golf cũ của người khác

Bill không thích chơi golf, tuy nhiên ông vẫn thường xuyên tham gia trò chơi này vì "lây" từ các thành viên khác trong gia đình. Bill Gates có sở thích khá kỳ lạ khi thích dùng lại những quả bóng golf cũ của người khác mà không tự lãng phí bỏ tiền mua thêm.


Bill Gates có sở thích khá kỳ lạ khi thích dùng lại những quả bóng golf cũ của người khác mà không tự lãng phí bỏ tiền mua thêm.
Từng nhảy qua ghế và thùng rác

Trong một video phỏng vấn năm 1994 với Connie Chung, Gates chứng minh với thế giới về khả năng nhảy của mình khi ông nhảy qua một chiếc ghế văn phòng chỉ bằng một lần nhảy. Tuy nhiên, trong một lần phỏng vấn của Reddit 20 năm sau đó, ông đã không còn khả năng nhảy qua những đồ vật lớn. “Hãy cẩn thận! Bạn có thể bị đau nếu bạn không nhảy qua,” Gates cảnh báo.

Không thích mang theo ví

Nhiều người tự hỏi Gates thường để bao nhiêu tiền bạc trong ví? Nhưng điều bất ngờ là Gates không hề mang theo ví. “Không mấy khi tôi mang ví bên mình,” ông chia sẻ với CNBC.

Không ngại xuất hiện nơi đông người

Gates rất thích đi xem phim ở rạp và ông chia sẻ rằng ông không ngại xuất hiện nơi đông người. “Đôi khi có người xin tôi chữ ký, nhưng với tôi, việc này chẳng có gì khó khăn cả.”

Thích máy bay

Giống tỷ phú Warren Buffett, Gates cho biết ông có một sở thích “oái oăm” là sở hữu một chiếc máy bay. “Tôi khó có thể đến nhiều nơi để thực hiện các chuyến thiện nguyện của mình cùng với Quỹ Bill & Melinda Foundation mà không dùng chiếc máy bay của mình”.

Thêm 1 lý do nữa khẳng định Gates trẻ hơn tuổi khi ông mê mẩn phim hoạt hình.
Không ăn bánh burger hiệu McDonald’s
Tiệm bánh yêu thích hàng đầu của Bill Gates không phải là Burger King hay McDonald's. Mặc dù nhận xét bánh burger của hai đại gia về đồ ăn nhanh này là “tốt”, nhưng Gates lại lựa chọn mua bánh ở tiệm In-N-Out vì “bánh burger của họ rất ngon”.

Từng đóng vai làm “Ông già Noel bí mật”

Năm 2013, Gates được chọn làm “Ông già Noel bí mật” của trang Reddit trong chương trình đổi quà hàng năm của trang này dành cho người sử dụng. Một cô bé có tên Rachel đã may mắn được chọn để nhận một món quà từ Gates. Sau đó, cô bé này vô cùng ngạc nhiên khi biết người trao quà cho mình chính là Bill Gates và cô đã xin lỗi ông khi vô tình yêu cầu người đồng sáng lập của Microsoft tặng cô một iPad của Apple.

Mê mẩn phim hoạt hình

Thêm 1 lý do nữa khẳng định Gates trẻ hơn tuổi khi ông mê mẩn phim hoạt hình. Mỗi khi nhắc tới bộ phim "Ren & Stimpy và Rugats" thì ông hào hứng kể từng chi tiết như đã học thuộc lòng.


AN NHIÊN (Tổng hợp)

Người Việt đang có xu hướng bỏ tiền vào đâu để sinh lời?

(ĐSPL) - Người Việt đã và đang dành phần lớn số tiền của mình vào tiết kiệm, thay vì đầu tư. Các chuyên gia kinh tế nhìn nhận, tỷ lệ tiết kiệm cao nhất thế giới vừa là điểm cộng nhưng cũng là điểm trừ cho môi trường kinh doanh của Việt Nam.

Theo báo cáo mới nhất của Công ty Nghiên cứu thị trường AC Nielsen, hơn 79% người tiêu dùng Việt sử dụng tiền nhàn rỗi để tiết kiệm, tỷ lệ này cao bậc nhất thế giới, cao hơn nhiều so với các nước như Singapore (64%) và Thái Lan là (60%). Như vậy, có thể nói, người Việt đã và đang dành phần lớn số tiền của mình vào tiết kiệm, thay vì đầu tư. Các chuyên gia kinh tế nhìn nhận, tỷ lệ tiết kiệm cao nhất thế giới vừa là điểm cộng nhưng cũng là điểm trừ cho môi trường kinh doanh của Việt Nam.

Trong thời điểm hiện nay, nhiều người đang rất phân vân giữa nhiều kênh đầu tư như tiết kiệm, bất động sản, USD, vàng hay chơi cổ phiếu. Nếu đầu tư ngắn hạn, lướt sóng thì nơi hấp dẫn nhất, dễ sinh lời nhất thường lại nhiều rủi ro nhất như vàng, chứng khoán , ngoại tệ. Nếu trước đây, các kênh mang lại lợi nhuận cao là chứng khoán, bất động sản thì nay đã trở về mức bình thường. Khi nền kinh tế đi vào ổn định, các kênh đầu tư có mức sinh lời gần như nhau. Trong khi đó, vài năm trước, kinh tế khó khăn nên nhiều doanh nghiệp , người dân không dám đầu tư mạnh vào sản xuất với tâm lý thủ thế hay ngồi chờ đợi cơ hội. Bước sang năm 2016, nhiều doanh nghiệp, người dân đã chủ động và sẵn sàng bỏ tiền ra để mở rộng kinh doanh, sản xuất.

Một kênh đầu tư có những thay đổi khá lớn trong năm 2015 là bất động sản. Báo cáo của ngành xây dựng cho thấy, thị trường bất động sản năm 2015 khá sôi động với lượng mở bán và giao dịch cao và đã vượt con số thời kỳ thị trường nóng những năm 2009 - 2011. Thị trường này luôn được quan tâm bởi theo tâm lý người Việt, nhà, đất luôn là ưu tiên hàng đầu. Sự ấm lại của thị trường này được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố tích cực như dòng vốn đổ vào thị trường đang tăng lên, sự chuyển dịch giữa các phân khúc của thị trường, giải quyết tồn kho bất động sản là tiền đề quan trọng tạo lực đẩy cho thị trường bất động sản trong năm 2016 tiếp tục phát triển và thanh khoản tốt.

Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản Việt Nam năm 2016 vẫn được đánh giá là ổn định và an toàn, để đầu tư và phát triển, nhất là khi thị trường còn được ủng hộ bởi những quy định mới từ Luật kinh doanh bất động sản 2014 và Luật nhà ở 2014.


Người Việt đang có xu hướng bỏ tiền vào đâu để sinh lời? - Ảnh 1
Hiện người có tiền tại Việt Nam vẫn chủ yếu nhắm vào các kênh đầu tư như: gửi tiết kiệm, mua vàng, USD, chứng khoán và bất động sản.
Gửi tiết kiệm là phương án tối ưu của đa số

Thông tin trên báo Dân trí, theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, tỷ lệ người Việt Nam tiết kiệm hơn so với người Singapore chứng minh người dân Việt vẫn có thói quen cất trữ tiền mặt hơn là khởi sự kinh doanh. Tỷ lệ tiết kiệm cao đồng nghĩa với tỷ lệ tiêu dùng ở mức thấp, khiến sản xuất và tiêu thụ trong nước chậm.

Bà Lan khẳng định, nếu đem tỷ lệ này so sánh với tỷ lệ tiết kiệm thấp kỷ lục ở quốc gia khởi nghiệp hàng đầu thế giới như Israel thì con số tiết kiệm không được xem là thành công của Việt Nam, nó cho thấy: người dân vẫn tích trữ vì sợ hãi các cú sốc kinh tế thay vì bỏ tiền khởi nghiệp, làm ăn.

Hiện người có tiền tại Việt Nam vẫn chủ yếu nhắm vào các kênh đầu tư như: gửi tiết kiệm, mua vàng, USD, chứng khoán và bất động sản. Có lượng tiền trong tay, rất nhiều người phải tính toán rất kỹ từ: hệ số rủi ro, tỷ suất lợi nhuận, bảo toàn vốn và tính thanh khoản…

Theo các chuyên gia kinh tế, trong năm 2015, rất nhiều người có tiền nghiêng hẳn về tiêu chí: bảo toàn vốn và đây là tiêu chí được xem trọng hàng đầu.

Chị Phạm Quyết Tâm (Cầu Giấy, Hà Nội) sau một năm đầu tư vào thị trường chứng khoán nhưng bất thành, chị Tâm bán số cổ phiếu nắm giữ bấy lâu để lấy hơn 3 tỷ đồng để tiết kiệm. Theo chị: “Gửi tiền tiết kiệm Việt Nam đồng hiện đang có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với nhiều kênh khác như gửi USD, đầu tư vàng hay chứng khoán. Mặc dù lãi suất hiện nay khá thấp song ổn định, đặc biệt tiêu chí bảo toàn vốn, tính thanh khoản nhanh là điều mà tôi cân nhắc lựa chọn”.

Hiện mức lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng đang phổ biến ở mức 6 - 6,5%. Thậm chí, nhiều ngân hàng còn huy động các kỳ hạn dài trên 13 tháng đến 18 tháng trên 7%/năm. Trong khi đó, lãi suất tiền gửi bằng đồng USD về 0%, giá vàng thì liên tục xuống giá… Do đó, với đa số người dân thì tiết kiệm vẫn được coi là kênh đầu tư có lợi nhất hiện nay.

Nhìn nhận về vấn đề này, chuyên gia Kinh tế Huỳnh Thế Du, Trường Kinh Doanh Fulbright cũng cho rằng: “Trong kinh tế học, rủi ro lớn thì lợi nhuận cao. Gửi tiết kiệm rủi ro thấp nên sinh lời cũng thấp, còn các kênh khác như cổ phiếu, bất động sản mức sinh lời cao hơn song rủi ro cũng cao hơn. Rủi ro và lợi nhuận của dòng tiền phụ thuộc khá lớn vào kênh đầu tư cũng như sự hiểu biết về đầu tư của mỗi người”.


Vàng vẫn là kênh tích trữ tốt

Báo Vietnamnet đưa tin, trong năm vừa qua, không ít người đã mua vàng khi giá xuống mức thấp 32-33 triệu đồng/lượng. Đây là một mức giá khá hấp dẫn nếu so với đỉnh cao trên 49 triệu đồng/lượng hồi cuối 2011 và khoảng 35 triệu đồng/lượng phổ biến trong năm 2014 và 2015.

Sự ổn định của giá vàng trong năm 2014 và 2015 sau 2 năm giảm mạnh cùng với những bất ổn gia tăng trên thế giới là yếu tố thúc đẩy nhiều người có tiền quyết định mua vàng vào. Nỗi đau âm thầm giờ không còn.

Vàng sẽ đi về đâu trong năm 2016? Có nên tiếp tục “chơi vàng”? HSBC cho rằng, giá vàng cuối cùng sẽ phục hồi trở lại vào năm 2016 sau nhiều lần phá đáy nhiều năm.

Cho đến thời điểm khép lại năm 2015, sau một năm giằng co, giá vàng thế giới đánh mất 130 USD/oz, khiến giá vàng trong nước cũng đã giảm hơn 2 triệu đồng mỗi lượng. Như vậy, sau 1 năm “đánh bạc” với vàng, hầu hết các nhà đầu tư đều phải chịu lỗ nặng.

Tuy nhiên, một đúc kết từ giới buôn chuyên nghiệp, “chơi” vàng lỗ chủ yếu rơi vào những nhà đầu tư “tay mơ”, theo phong trào, hoặc những người ôm vàng dài hạn theo kiểu tích trữ. Còn với những người có khả năng tính toán, đầu tư vàng có chiến lược, thì những cơn sóng vàng chính là cơ hội để kiếm lời. Sóng càng lớn, khả năng kiếm lãi càng cao.

Với lợi thế về giá trị được chia nhỏ, phù hợp với cả người nhiều tiền cũng như người ít tiền, ngoài ra, ưu điểm lớn nhất của đầu tư vàng là thanh khoản cực cao: tay trái mua, tay phải có thể bán ngay kiếm lời hoặc cắt lỗ mà không hề lo bị “ngâm” vốn, nên vàng rõ ràng vẫn là một kênh đầu tư đầy mạo hiểm nhưng thú vị đối với những người “có gan làm giàu”.

Theo chuyên gia kinh tế độc lập, TS Nguyễn Minh Phong: "Giá vàng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố bao gồm trong nước và ngoài nước, trong kinh tế và ngoài kinh tế, có sự liên thông giữa thị trường vàng với thị trường bất động sản, chứng khoán và một số thị trường khác như xăng dầu. Đồng thời, nó còn liên quan cả yếu tố tăng trưởng kinh tế thế giới và trong nước, chính sách quản lý vàng, bên cạnh đó là các căng thẳng trong quan hệ quốc tế.

Với tất cả các nhân tố đó, chúng ta thấy rằng năm 2016, kinh tế thế giới tiếp tục phát triển mặc dù sẽ không quá nóng. Về cơ bản, các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng như giá vàng ở đây là không lớn.

Giá vàng chỉ phụ thuộc rất lớn vào, một là quan hệ căng thẳng chính trị quốc tế cũng như những yếu tố liên quan thời tiết cực đoan, hay việc được mùa, mất mùa và những căng thẳng trong các mối quan hệ lớn địa chính trị. Thứ hai, nó phụ thuộc lớn vào thị trường chứng khoán, thứ ba là phụ thuộc vào lãi suất đồng Đô-la và tổng thể chung nhu cầu vàng thế giới.

Có 2 yếu tố làm tăng giá vàng, đó là những biến động của thị trường chứng khoán Trung Quốc và những căng thẳng về địa chính trị nhưng đồng thời có những yếu tố làm giảm giá vàng như là tình hình kinh tế thế giới không phát triển tốt đẹp lắm, nhu cầu vàng không tăng cao lắm, rồi chính sách quản lý vàng ngày càng theo hướng mở rộng hơn và đồng thời, thị trường bất động sản có xu hướng nóng lên. Lãi suất có xu hướng giảm nhưng về tổng thể, lãi suất không phải là cái hấp dẫn thị trường vàng trong năm nay.

Tôi cho rằng, năm 2016 này, nếu loại trừ những yếu tố đầu cơ như không có các hoạt động tham gia đầu cơ của các nhà đầu tư lớn hay các Quỹ vàng trên thế giới thì giá vàng sẽ đi ngang, hoặc dịch chuyển 3-5%, không quá 10%.

Như vậy, thị trường vàng sẽ khá ổn định. Các nhà đầu tư trong nước không nên coi việc lướt sóng, đầu tư thị trường vàng như một kênh đầu tư hấp dẫn.

Bởi vì, rõ ràng, Nhà nước vẫn đang độc quyền, khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới vẫn còn lớn, giá vàng trong nước sẽ khá nhạy cảm với giá vàng thế giới trong khi Nhà nước lại độc quyền và các nhà đầu tư không thể quyết định được việc nhập khẩu vàng, để mà tất toán trạng thái, cắt lỗ hay thực hiện hoạt động đầu tư theo chủ quan của mình.

Tuy nhiên, nếu ai đó giữ vàng với tư cách giữ tài sản lâu dài thì việc lựa chọn mua vàng, với giá dao động trên dưới 32 triệu đồng/lượng, tôi cho rằng có thể mua được. Và trong thời gian dài, nó sẽ có xu hướng nhích lên thay vì hạ thấp dưới 32 triệu đồng/lượng như trước đây."

Nếu có khiếu, hãy kinh doanh!

Theo kết quả thăm dò trên báo Dân trí về kênh đầu tư an toàn và sinh lời nhất trong năm 2016 cho thấy, hơn 63% người tham gia khảo sát lựa chọn kênh đầu tư bất động sản, trong khi đó, đứng thứ hai là tiết kiệm với hơn 16%, kế tiếp là vàng với 9%. Kênh đầu tư chứng khoán được coi là kém hấp dẫn nhất với chỉ 4% số người tham gia khảo sát lựa chọn.

Một kênh đầu tư khác được nhiều người quan tâm trong năm 2015 là bất động sản (BĐS). Năm 2015, BĐS thực sự hồi phục mạnh mẽ, lượng cung và cầu căn hộ ở mọi phân khúc đều tăng. Chỉ tính riêng tại Hà Nội, báo cáo của Bộ Xây Dựng cho biết, năm 2015 có hơn 16.000 căn hộ được chào bán, số căn giao dịch thành công đã là 21.000 căn hộ. Lượng giao dịch đã vượt mức nguồn cung, điều này cho thấy sức mua của thị trường tăng mạnh và các dự án cũ đang bừng tỉnh mạnh mẽ.

Ông Lê Hoàng Châu, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho hay: “BĐS là một trong những phong vũ biểu của nền kinh tế, nhìn vào đây người ta có thể thấy sức mua tiềm tàng và lợi nhuận của thị trường đang hấp dẫn. Năm 2016 trở đi Việt Nam đã ban hành và thực thi nhiều chính sách có lợi cho BĐS như: Luật Kinh doanh BĐS 2014, Luật Nhà ở mới năm 2014 và cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam…., đây là những tín hiệu tốt cho giới đầu tư”.

Theo TS. Huỳnh Thế Du, năm 2016 dù kinh tế vĩ mô được nhìn nhận có nhiều chuyển biến tích cực, song lời khuyên lớn nhất là với những người có khiếu kinh doanh, hãy bỏ tiền khỏi gối, két để đầu tư. Còn đối với những người không ưu mạo hiểm, chấp nhận rủi ro vừa phải thì hãy để dành tiết kiệm, ngân hàng sẽ mượn rồi trả lãi cho bạn.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

"Choáng" với doanh thu khủng của Vingroup

(ĐSPL) - Tập đoàn Vingroup ( VIC ), ghi nhận mức doanh thu thuần của năm 2015 là 33.829 tỷ đồng tăng 23% so với năm 2014...

Doanh thu của Vingroup gấp đôi 15 "ông lớn" BĐS khác cộng lại

Thông tin trên Trí thức trẻ, sự phục hồi của thị trường bất động sản giúp nhiều doanh nghiệp địa ốc, xây dựng niêm yết trên TTCK ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh.

Đứng đầu danh sách là Tập đoàn Vingroup ( VIC ), ghi nhận mức doanh thu thuần của năm 2015 là 33.829 tỷ đồng tăng 23% so với năm 2014.

Điểm đáng chú ý nhất trong hoạt động kinh doanh của Vingroup trong năm nay, đó là mức tăng trưởng về doanh thu chuyển nhượng bất động sản đạt 10.184 tỉ đồng, tăng kỷ lục 131% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu chủ yếu đến từ các dự án thuộcVinhomes, Vincom Retail, Vinpearl,... đã giúp Vingroup thu về 1.419 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Khác với các doanh nghiệp lớn đi theo định hướng bất động sản trung và cao cấp, thì Công ty cổ phần Tư vấn-Thương mại-Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HQC) lại thành công ở phân khúc nhà xã hội, nhà bình dân.

Năm 2015, công ty này đã ghi nhận mức lãi kỷ lục. Doanh thu thuần cho cả năm 2015 đạt 1.398 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của công ty đạt 654 tỷ đồng.

Đứng ở vị trí ngang bằng với HQC, Công ty phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) ghi nhận doanh thu thuần cho cả năm 2015 là 1.458 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 622 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2014.

Tuy nhiên năm 2015, KBC đặt mục tiêu lãi sau thuế 739 tỷ đồng. Với kết quả đã thực hiện, công ty mới chỉ hoàn thành 84% kế hoạch đặt ra.

Năm nay, Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương (OGC) có mức lợi nhuận sau thuế ngang ngửa với Vingroup khi đạt 1.443 tỉ đồng.

Tuy nhiên, lợi nhuận đến là từ việc bán toàn bộ cổ phần tại CTCP Ngôi Sao Xanh (Blue Star) – công ty con sở hữu Khu đất vành khăn tại dự án Trần Duy Hưng mà OGC ghi nhận 1.820 tỷ doanh thu tài chính, cho Vincom Retail-đơn vị thành viên của Vingroup.

Một công ty BĐS khác có được mức tăng trưởng vượt bậc trong năm 2015 đó là Công ty Cổ phần Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh ( DXG ), năm 2015 đạt 1.394 tỷ đồng, tăng 175% so với năm 2014, lợi nhuận sau thuế đạt 445 tỷ đồng, tăng hơn 100% so với năm 2014.

Nhìn chung, sự tăng trưởng mạnh mẽ trong hiệu quả hoạt động kinh doanh của DXG ở năm 2015 đều đến từ 03 mảng kinh doanh cốt lõi là hoạt động dịch vụ tăng 145%, hoạt động xây dựng tăng 245%, hoạt động chuyển nhượng bất động sản tăng 187%.

Ngoài ra, còn có Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh nhà Khang Điền (KDH) cũng ghi nhận một năm tăng trưởng ấn tượng.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2015, doanh thu thuần hợp nhất của Khang Điền năm 2015 đạt 1.070 tỷ đồng, tăng 73% so với năm 2014, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 276 tỷ đồng, tăng 345% lần so với năm 2014.



Doanh thu của Vingroup gấp đôi 15 "ông lớn" BĐS khác cộng lại.
Tập đoàn Vingroup “khủng” cỡ nào?

Hiện nay, Tập đoàn Vingroup đã trở thành thương hiệu đa ngành lớn mạnh trong nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, tập đoàn này đã liên tục có những công trình lớn mang tầm cỡ quốc tế như Times City, Royal City, biệt thự Vinhomes Riverside hay sắp tới đây là chung cư Vinhomes Nguyễn Chí Thanh. Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch hội đồng quản trị VinGroup chính là người đã góp phần lớn nhất tạo nên một thương hiệu lớn mạnh hàng đầu trong nền kinh tế Việt Nam.

Trong một báo cáo gần đây, Công ty chứng khoán Bản Việt đã dự báo doanh số bán nhà của Vingroup sẽ đạt 47.300 tỷ đồng trong năm 2016 so với ước tính 65.800 tỷ đồng năm 2015. Đơn vị này cũng nhận định thị trường bất động sản vẫn nằm trong chu kỳ tăng giá trong năm 2016.

Trước đó, theo bảng xếp hạng Forbes, tính đến ngày 16/11/2015, ông Phạm Nhật Vượng cũng là đại diện duy nhất của Việt Nam có mặt trong danh sách tỷ phú đô la của Forbes.

Hiện nay, ông Phạm Nhật Vượng vẫn là đại diện duy nhất của Việt Nam có mặt trên bảng xếp hạng tỷ phú của Forbes, xếp thứ 1092 trên thế giới.

Ông Vượng đã tăng 26 bậc so với danh sách những người giàu nhất hành tinh năm 2015 được tạp chí Forbes công bố hồi tháng 3 năm nay.

Ông Vượng không chỉ là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách do tạp chí Forbes của Mỹ công bố, Phạm Nhật Vượng còn là một trong 10 tỷ phú mới xuất sắc nhất thế giới năm 2013. Liên tiếp 4 năm liền ông đứng đầu danh sách tỷ phú giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt.

Vingroup dưới sự điều hành của tỷ phú đôla Phạm Nhật Vượng luôn nằm trong top 5 các công ty niêm yết có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam với giá trị ước tính khoảng 3,4 tỷ USD.

Tập đoàn Vingroup tiền thân là Tập đoàn Technocom, được thành lập tại Ukraina năm 1993 bởi những người Việt Nam trẻ tuổi, hoạt động ban đầu trong lĩnh vực thực phẩm và thành công rực rỡ với thương hiệu Mivina. Những năm đầu của thế kỷ 21, Technocom luôn có mặt trong bảng xếp hạng Top 100 doanh nghiệp lớn mạnh nhất Ukraina. Từ năm 2000, Technocom – Vingroup trở về Việt Nam đầu tư với ước vọng được góp phần xây dựng đất nước.

Vingroup tập trung đầu tư vào các lĩnh vực du lịch và bất động sản (BĐS) với hai thương hiệu chiến lược là Vinpearl và Vincom.

Vincom hiện được coi là thương hiệu số 1 Việt Nam về BĐS với hàng loạt các tổ hợp TTTM – Văn phòng – Căn hộ đẳng cấp tại vị trí đắc địa và những khu đô thị phức hợp lớn, hiện đại, dẫn đầu cho xu thế đô thị thông minh – sinh thái hạng sang tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Vinpearl cũng trở thành cánh chim đầu đàn của ngành Du lịch với chuỗi các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu biệt thự biển, công viên giải trí, sân golf… đẳng cấp năm sao và trên năm sao quốc tế.

Tháng 2 –/2012 cổ phiếu Vingroup (mã: VIC) chính thức được phát hành trên sàn giao dịch đã minh chứng tiềm lực của tập đoàn.

Hiện nay,Vingroup đã khẳng định mình với 4 nhóm thương hiệu chiến lược gồm: Vinhomes (Hệ thống Bất động sản nhà ở dịch vụ hạng sang); Vincom (Hệ thống TTTM đẳng cấp);Vinpearl (Bất động sản du lịch; dịch vụ du lịch – giải trí); Đồng thời mở rộng ra các lĩnh vực như Vinmec (y tế chất lượng cao), Vinschool (giáo dục)…

Ngày 7/10/2014, Tập đoàn Vingroup đã niêm yết bổ sung hơn 1,3 triệu cổ phiếu vốn được phát hành cho cổ đông do thực hiện chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi quốc tế thành cổ phần. Vingroup vẫn chưa công bố báo cáo tài chính quý III của tập đoàn. Trong đó, Chủ tịch Vingroup hiện vẫn nắm khoảng 30,16% cổ phần của tập đoàn, với giá trị thị trường xấp xỉ 20.000 tỷ đồng.

Chỉ riêng trong quý 3 năm 2014, Vingroup đã thực hiện hàng loạt thương vụ M&A lớn, gây được sự chú ý lớn trên thị trường.

Vào đầu tháng 10/2014, Vingroup đã chính thức công bố việc mua lại thành công 70% cổ phần của Ocean Retail, đổi tên thành công ty cổ phần Siêu thị VinMart. Hiện Vingroup đang sở hữu luôn thương hiệu Ocean Mart, tuy nhiên giá trị của thương vụ này vẫn được giấu kín.

Năm 2015, sau đợt phát hành thêm cổ phần chuyển đổi trái phiếu quốc tế, vốn điều lệ của Vingroup vượt 14.200 tỷ đồng.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Việt Nam là “mảnh đất màu mỡ” cho các nhà kinh doanh di động

(ĐSPL) - Số người sở hữu điện thoại di động ở Việt Nam ngày càng gia tăng và sự phổ biến của internet đang mang đến cơ hội làm ăn rất “béo bở” cho các nhà kinh doanh di động.

Báo Dân trí dẫn tin từ Tạp chí hàng đầu của Mỹ, Forbes, vừa đăng một bài viết của tác giả Brett Davis cho rằng, số người sở hữu điện thoại di động ở Việt Nam ngày càng gia tăng và sự phổ biến của internet đang mang đến cơ hội làm ăn rất “béo bở” cho các nhà kinh doanh di động.

Theo Brett Davis, một trong những điều thú vị khi sống ở Việt Nam là dễ dàng tiếp cận internet ở bất kỳ nơi nào. Chính nhờ giá các thiết bị không dây rẻ nên việc nối mạng trở nên rất dễ dàng đối với các quán cà phê, các nhà hàng và người dân vẫn dễ dàng vào mạng khi ra khỏi nhà.

Có 36% dân số Việt Nam sử dụng điện thoại di động thông minh (smartphone) và tỷ lệ này cao hơn ở khu vực thành phố. Theo một nghiên cứu của DI Marketing, 9 trong 10 người sử dụng smartphone ở Việt Nam như phương tiện chính để truy cập internet. Có tới 80% trong số đó chủ yếu dùng di động để vào mạng xã hội.

Chính điều này đã mang đến cơ hội “khủng” cho các nhà kinh doanh di động ở Việt Nam. Các công ty kinh doanh quảng cáo trên di động cũng tận dụng cơ hội này để làm ăn rất mãnh liệt, và kênh quảng cáo chủ yếu là mạng xã hội, đặc biệt Facebook và Instagram là hai kênh phổ biến nhất ở Việt Nam.

Một báo cáo của Omnicom Media và công ty nghiên cứu Epinion cho thấy, 60% người được khảo sát cho rằng họ cảm thấy cực kỳ bất tiện khi không mang theo điện thoại di động, 44% không thể rời mắt khỏi điện thoại chỉ trong 1 tiếng đồng hồ và rằng họ dành rất nhiều thời gian truy cập vào mạng xã hội.

Việt Nam là “mảnh đất màu mỡ” cho các nhà kinh doanh di động - Ảnh 1
Số người sở hữu điện thoại di động ở Việt Nam ngày càng gia tăng và sự phổ biến của internet đang mang đến cơ hội làm ăn rất “béo bở” cho các nhà kinh doanh di động. (Ảnh minh họa).
Nội dung được quan tâm chủ yếu mang tính vui vẻ và hữu ích và thông tin dưới dạng video thu hút nhiều sự quan tâm hơn.

Nhà báo Brett Davis kết luận rằng khi smartphone đến tay hàng chục triệu người dân Việt Nam, thì những nhà kinh doanh thông thái và nhạy bén có thể tận dụng cơ hội này để phát triển kinh doanh để phục vụ người tiêu dùng Việt và thu về nguồn lợi nhuận vô cùng lớn.

Trước đó, báo Tri thức Trức tuyến dẫn tin theo báo cáo của hãng nghiên cứu Pyramid cũng cho thấy sự phát triển nhanh của thị trường di động tại khu vực Đông Nam Á, trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia tăng trưởng nóng nhất.

Theo dự đoán, từ nay đến năm 2020, các thuê bao di động tại khu vực Đông Nam Á sẽ phần lớn sử dụng mạng 3G (71%), trong khi chỉ 17% sử dụng 4G và 12% dùng 2G. Dữ liệu di động sử dụng hàng tháng sẽ tăng từ 1 GB lên 3 GB trong khoảng thời gian này.

Các nhà khai thác dịch vụ mạng của khu vực tập trung phủ sóng tại các đô thị lớn do mật độ dân cư cao. Tuy nhiên, trong 5 năm tới khu vực này sẽ bão hòa và các nhà mạng sẽ chuyển dần ra khu vực nông thôn. Ngoài ra, giá cước tại đây sẽ giảm, cùng với đó là sự xuất hiện các chương trình khuyến mại và liên kết với các dịch vụ tin nhắn OTT nhằm tăng tính cạnh tranh.

Nhà mạng Viettel là một trong bốn nhà mạng được hãng nghiên cứu Pyramid nhắc đến bên cạnh Maxis (Malaysia), MPT (Myanmar) và AIS (Thái Lan).

Việt Nam cùng với Singapore, Brunei, Malaysia và Thái Lan được đánh giá là những thị trường di động có tốc độ tăng trưởng nóng, đặc biệt là việc sử dụng dữ liệu di động. Lào, Campuchia và Myanmar vẫn đang tăng trưởng về số lượng thuê bao mới.

Theo báo cáo, tốc độ thâm nhập di động của Đông Nam Á lên tới 124 kết nối di dộng trên 100 dân, ngang với khu vực Tây Âu và cao hơn Bắc Mỹ cũng như các khu vực khác của châu Á.

Tuyết Mai (Tổng hợp)

Đại gia Trung Quốc "tăng tốc" thâu tóm các công ty nước ngoài nhằm mục đích gì?

(ĐSPL) - Với sự giảm tốc của nền kinh tế, các đại gia Trung Quốc ngày càng tìm đến nhiều hơn với các thị trường mới để đảm bảo sự tăng trưởng của mình...
Tăng tốc thâu tóm các doanh nghiệp Mỹ
Báo Dân trí dẫn nguồn tin cho biết, gần đây, các công ty Trung Quốc tiến hành nhiều vụ mua bán và sáp nhập (M&A) cỡ “khủng” ở nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ, với tốc độ kỷ lục.
Các vụ mua bán điển hình cỡ “khủng” là vụ General Electric bán công ty kinh doanh thiết bị gia dụng cho công ty Haier có trụ sở ở TP Thanh Đảo (Trung Quốc), vụ công ty Zoomlion đấu giá mua lại nhà sản xuất thiết bị nâng tải trọng lớn Terex Corporation và thương vụ kỷ lục của công ty ChemChina mua lại tập đoàn hạt giống và thuốc trừ sâu có tiếng của Thụy Sĩ với giá 48 tỷ USD.
Gần đây, một đơn vị của công ty đại tổ hợp của Trung Quốc là HNA Group tuyên bố rằng họ sẽ mua công ty phân phối công nghệ Ingram Micro với giá 6 tỷ USD.
Tuy nhiên, thương vụ gây tranh cãi nhất từ trước đến nay là tập đoàn đầu tư của Trung Quốc Chongqing Casin Enterprise đấu thầu mua lại Sàn giao dich Chứng khoán Chicago.
Theo số liệu tổng hợp từ công ty Dealogic, đến nay có tổng cộng 102 thương vụ mua bán và sáp nhập ở nước ngoài của các công ty Trung Quốc đã được công bố trong năm nay, với tổng giá trị là 81,6 tỷ USD. Con số này tăng 72 vụ với trị giá 11 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Xu hướng này sẽ không ngừng lại trong tương lại gần. Tăng trưởng kinh tế chậm ở Trung Quốc và giá cổ phiếu các công ty rẻ do xu hướng bán tháo trên thị trường chứng khoán là những lý do thúc đẩy các công ty Trung Quốc tìm kiếm các cơ hội mới ở nước ngoài.
“So duy thoái kinh tế, các công ty Trung Quốc đang gia tăng nỗ lực tìm kiếm các “miếng mồi” từ nước ngoài để bù đắp sự tăng trưởng của họ,” Vikas Seth, trưởng phụ trách các thị trường mới nổi thuộc bộ phận thị trường vốn và đầu tư ngân hàng của Credit Suisse chia sẻ với trang Business Insider.
Mới đây, Công ty luật gia O'Melveny & Myers tiến hành khảo sát trên khách hàng của họ chủ yếu ở Trung Quốc cho thấy, tiềm năng tăng trưởng kinh tế ở Mỹ là yếu tố chính khiến đây là thị trường đầu tư hấp dẫn của doanh nghiệp Trung Quốc.
Gần một nửa các khách hàng được hỏi cho rằng, Mỹ là thị trường hấp dẫn nhất để đầu tư. Cũng có tới 47% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng các quy định và luật pháp Hoa Kỳ vẫn là một rào cản chính đối với họ.
Số thương vụ thâu tóm của doanh nghiệp Trung Quốc ở thị trường Mỹ tăng nhanh gần đây cho thấy, Chính phủ Trung Quốc đang hỗ trợ "trò chơi" thâu tóm ở nước ngoài này. Và có thể đây chính là điều mà những bên liên quan đang lo ngại.
Đại gia Trung Quốc 
Gần đây, các công ty Trung Quốc tiến hành nhiều vụ mua bán và sáp nhập (M&A) cỡ “khủng” ở nước ngoài với tốc độ kỷ lục. (Ảnh minh họa).
Trung Quốc âm mưu thâu tóm các công ty nước ngoài
Giới phân tích cho rằng, Trung Quốc đang đẩy mạnh các kế hoạch của mình nhằm thâu tóm các công ty nước ngoài nhằm gia tăng ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế.
Báo Đất Việt dẫn nguồn tin, truyền thông Mỹ ngày 12/2 đưa tin, Tập đoàn hóa chất Trung Quốc (ChemChina) đã bỏ ra 43 tỷ USD để sở hữu công ty Syngenta AG (Syngenta) của Thụy Sĩ. Syngenta AG là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, cung cấp các sản phầm, dịch vụ bảo vệ thực vật và cung cấp hạt giống cây trồng.
Syngenta cung cấp hóa chất bảo vệ thực vật, trong đó bao gồm thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm và phương pháp điều trị hạt giống để kiểm soát cỏ dại, côn trùng và dịch bệnh ở cây trồng.
Trong hoạt động cung cấp hạt giống cây trồng, Syngenta cung cấp các loại hạt giống bao gồm ngô, hạt có dầu, ngũ cốc, củ cải đường và các loại rau. Việc ChemChina mua lại Syngenta với giá 43 tỷ USD là thương vụ mua bán lớn nhất ở nước ngoài của một công ty Trung Quốc.
Trước đó, tập đoàn General Electric (GE) cũng đã bán lại mảng sản xuất thiết bị gia dụng cho tập đoàn Haier hay công ty Zoomlion của Trung Quốc chào mua công ty sản xuất thiết bị nâng vật nặng Terex Corp. đều chứng tỏ tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc
Gần đây nhất, một công ty con thuộc tập đoàn HNA Group của Trung Quốc tuyên bố sẽ mua lại công ty phân phối công nghệ Ingram Micro với giá 6 tỷ USD.
Tuy nhiên, thương vụ gây căng thẳng nhất đến thời điểm này có lẽ là vụ một nhóm nhà đầu tư Trung Quốc do công ty Chongqing Casin Enterprise (CCEG) dẫn đầu chào mua Sở Giao dịch Chứng khoán Chicago (CSE).
Từ đầu năm đến nay, theo dữ liệu của Dealogic đã có 102 thỏa thuận mua bán và sáp nhập (M&A) của các công ty Trung Quốc với mục tiêu là doanh nghiệp nước ngoài được công bố, với tổng trị giá 81,6 tỷ USD. Cả số thương vụ và giá trị đều đã tăng mạnh so với 72 thương vụ và giá trị 11 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái.
Giới phân tích cho rằng, các vụ công ty Trung Quốc thâu tóm công ty nước ngoài sẽ còn được đẩy nhanh trong thời gian tới. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại và mức giá rẻ của các công ty nước ngoài do sự sụt giảm của thị trường chứng khoán thời gian gần đây là cơ sở cho dự báo như vậy.
“Với sự giảm tốc của nền kinh tế, các công ty Trung Quốc ngày càng tìm đến nhiều hơn với các thị trường mới để đảm bảo sự tăng trưởng của mình”, ông Vikas Seth, trưởng bộ phận các thị trường mới nổi thuộc ngân hàng Credit Suisse, phát biểu.
Ngọc Anh (Tổng hợp)

“Làm được 10 đồng, thuế “ăn” 4 đồng”: Bộ Tài chính nói gì?

(ĐSPL) - Phản hồi đối với thông tin “Làm được 10 đồng, thuế “ăn” 4 đồng”, Bộ Tài chính cho rằng tiêu đề này dẫn đến cách hiểu tỷ lệ thu thuế/lợi nhuận của doanh nghiệp tại Việt Nam ở mức cao là chưa đúng.

Tin tức trên báo VOV, giải thích rõ hơn, Bộ Tài chính cho biết: Đối với thuế, phí trong lĩnh vực tài chính, là khoản huy động của Nhà nước từ doanh nghiệp, cá nhân trong xã hội nhằm phục vụ tài chính cho các hoạt động của Nhà nước và mang tính chất hoàn trả gián tiếp. Để so sánh tương quan giữa các quốc gia, thường sử dụng tiêu chí về tỷ lệ % giữa số huy động từ thuế, phí tính trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP). So với các nước, việc xây dựng, tính toán số thu ngân sách ở Việt Nam có đặc thù cần lưu ý khi so sánh về mức độ động viên ngân sách của Việt Nam với các nước.

Hiện nay, số thu ngân sách từ thuế, phí của nhiều nước theo số liệu được tổ chức quốc tế tổng hợp và công bố thường chỉ là số thu của ngân sách của chính quyền trung ương do hệ thống ngân sách của các nước này có sự độc lập giữa các cấp ngân sách. Trong khi đó, hệ thống ngân sách của Việt Nam bao gồm 4 cấp: trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Vì vậy số thu ngân sách được công bố, công khai hàng năm luôn bao gồm nguồn thu của tất cả 4 cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách (tức là bao gồm cả Trung ương và địa phương).

Về các chỉ tiêu trong tổng thu cân đối ngân sách nhà nước, theo phương thức thống kê thu ngân sách của Việt Nam thì nguồn thu từ dầu thô, từ quyền sử dụng đất, từ bán nhà thuộc sở hữu nhà nước cũng được tính chung vào nguồn thu ngân sách, trong đó riêng thu từ dầu thô đang được xếp vào khoản thu từ thuế như thu từ các sắc thuế khác. Tuy nhiên xét về bản chất thì các khoản thu này không mang tính chất là khoản động viên từ nền kinh tế.


Bộ Tài chính cho rằng, việc gộp cả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn để cho rằng thuế "ăn" là không chính xác. (Ảnh minh họa).
Ở nhiều nước, các khoản thu này được xếp vào các nhóm khoản thu “từ vốn” (thu từ bán tài nguyên quốc gia) và không được tính vào nguồn thu ngân sách như là khoản động viên từ thuế, phí. Ví dụ như trường hợp của Trung Quốc, nguồn động viên ngân sách không thể hiện các khoản thu từ dầu thô, thu từ đất đai, thu từ bán tài sản thuộc sở hữu nhà nước như ở Việt Nam.

Theo số liệu thống kê thì tỷ trọng tổng số thu NSNN trên GDP của Việt Nam giai đoạn năm 2011-2015 khoảng 23,3%, trong đó tỷ lệ động viên từ thuế, phí khoảng 20,9%. Trong khi tỷ trọng tổng số thu NSNN trên GDP của một số nước trong khu vực giai đoạn 2011-2015 như Thái Lan là 23%, Indonesia là 16,6%, Lào 23,4%, Malaysia là 24,5%, Ấn Độ là 19,5%...
Do đó, theo Bộ này, để đảm bảo tính chính xác, phản ánh đúng thực tế thì việc so sánh về tỷ lệ thu ngân sách nhà nước tính trên GDP ở Việt Nam với các nước cần phải dựa trên các tiêu chí đồng nhất và cùng bản chất. Nếu chỉ so sánh riêng tỷ lệ huy động từ thuế, phí tính trên GDP thì với những đặc thù về cơ cấu thu và phương thức hạch toán thu ngân sách có sự khác biệt giữa Việt Nam và các nước như phân tích ở trên thì nguồn số liệu ngân sách ở Việt Nam được sử dụng để so sánh với các nước cần phải loại trừ các khoản thu có tính chất khác biệt, các khoản thu có bản chất “thu từ vốn” và không mang tính chất động viên từ hoạt động kinh tế.

Cụ thể, tính trong giai đoạn 5 năm từ 2011-2015: Tỷ lệ động viên ngân sách từ thuế, phí (bao gồm cả thu từ dầu thô) ở Việt Nam khoảng 20,9% GDP. Nếu loại trừ thu từ dầu thô thì tỷ lệ động viên ngân sách từ thuế, phí tính chung ở Việt Nam khoảng 17,2% GDP. Và nếu tiếp tục loại trừ thu từ tiền sử dụng đất thì tỷ lệ động viên ngân sách từ thuế, phí ở Việt Nam vào khoảng 15,6%. Và tỷ lệ động viên của các sắc thuế chính ở mức thấp và đang được điều chỉnh theo xu hướng giảm dần.

Bộ Tài chính khẳng định, các khoản đóng góp về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn thì không thuộc về khoản huy động tài chính của nhà nước mà đây là các khoản đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động nhằm bảo đảm các chính sách an sinh cho bản thân người lao động, vì vậy có bài báo gộp cả những khoản đóng góp này vào để cho rằng “thuế “ăn” là không chính xác.

Cụ thể, việc đóng góp bảo hiểm xã hội nhằm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết; hỗ trợ cho doanh nghiệp kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động khi gặp khó khăn; việc đóng góp bảo hiểm y tế là nhằm chăm lo sức khoẻ, chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người lao động khi ốm đau, bệnh tật, nhất là những người mắc bệnh nặng phải điều trị dài ngày với chi phí lớn.

Còn khoản đóng góp kinh phí công đoàn chủ yếu là để sử dụng cho các hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động tại doanh nghệp. Như vậy, các khoản đóng góp này mang tính chất hoàn trả trực tiếp cho người đóng bảo hiểm, đảm bảo lợi ích cho người lao động.

Về công tác quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hay kinh phí công đoàn được thực hiện bởi các cơ quan quản lý chuyên ngành (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam…).

Để hỗ trợ doanh nghiệp (chủ sử dụng lao động) trong việc thực hiện các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động, về phía Bộ Tài chính, trong việc xây dựng chính sách về tài chính (đặc biệt là chính sách thuế) đã có quy định việc chi phí của doanh nghiệp để đóng góp bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động được tính vào khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN; các dịch vụ bảo hiểm cũng không phải chịu thuế GTGT.

Trước đó, như thông tin một số báo đã đưa, đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), tổng thuế mà doanh nghiệp phải nộp vẫn cao hơn nhiều nước trong khu vực, tới gần 39,4% lợi nhuận...

Trong báo cáo Doing Bussiness 2016 vừa được WB công bố, doanh nghiệp VN phải dành gần 40% lợi nhuận để nộp thuế, chưa kể phí và các khoản chi phí “không tên” khác...

Bà Nguyễn Minh Thảo - phó ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương - cho biết theo báo cáo 2016 của WB, tỉ trọng thuế/lợi nhuận của doanh nghiệp VN đã giảm nhẹ so với báo cáo năm 2015 nhưng vẫn đứng ở mức khá cao, lên tới 39,4% lợi nhuận để nộp thuế. Và theo cách tính của WB, các khoản được xem là thuế bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... “Đó là chưa kể thuế VAT đã không được WB tính vào” - bà Thảo cho biết.

Cũng theo bà Thảo, dù tỉ trọng thuế trên lợi nhuận mà doanh nghiệp VN phải nộp thấp hơn một số nước như Mỹ, Trung Quốc... nhưng cao hơn rất nhiều nước trong khu vực. Cụ thể, tỉ lệ này tại Singapore là 18,4%, Thái Lan cũng chỉ khoảng 27,5%, Campuchia 21%, Indonesia 29,7%... “Hàn Quốc là nước phát triển và có cách tính thuế phức tạp nhưng tổng thu thuế cũng chỉ chiếm 33% lợi nhuận của doanh nghiệp” - bà Thảo nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều chuyên gia cho rằng một trong những nguyên nhân khiến tổng số thuế phải nộp trên lợi nhuận tại VN lên đến gần 40% là do mức nộp vào Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) quá cao, lên tới 18%.

Theo luật sư Trần Xoa - giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang, nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ bảo hiểm phải nộp tại VN quá cao là do Quỹ BHXH chỉ mới được thành lập vào năm 1994 nhưng bắt đầu chi lương hưu từ năm 1995 cho những người nghỉ hưu trí trước thời điểm này, tức là những người chưa bao giờ hoặc chỉ mới đóng BHXH.

“Đây là lý do khiến BHXH phải dần tăng thu để bù đắp và mức hiện nay là quá cao đối với doanh nghiệp” - ông Xoa nói. Chưa hết, theo các chuyên gia, dù thuế thu nhập doanh nghiệp đã giảm nhưng nhiều sắc thuế khác lại tăng. Chẳng hạn, thay vì giảm thuế theo lộ trình hội nhập, thuế suất thuế môi trường tại VN đã tăng từ 1.000 đồng lên 3.000 đồng/lít xăng, tức tăng đến 300%. Đặc biệt, một khoản đóng góp khác cũng khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu là quỹ công đoàn.

Cụ thể, kể từ năm 2013, theo Luật công đoàn (2012), tất cả doanh nghiệp đều phải đóng phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động, thay vì chỉ những doanh nghiệp có tổ chức công đoàn mới phải đóng phí như trước. Khoản đóng góp này cũng là một gánh nặng của doanh nghiệp.

“Công đoàn phải hoạt động từ đoàn phí công đoàn. Nếu tổ chức này mang lại lợi ích thực sự, người lao động sẽ tự nguyện tham gia và đóng phí, đằng này lại buộc doanh nghiệp phải chịu thêm khoản đóng góp này” - một chuyên gia nói.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Tỷ phú Facebook: Làm từ thiện hay trốn thuế?

Dù đạt được doanh thu khổng lồ lên tới hàng tỷ USD mỗi năm nhưng công ty quản lý trang mạng xã hội Facebook lại chỉ phải nộp khoản thuế doanh nghiệp bèo bọt. Tại nhiều quốc gia, Facebook bị chỉ trích dùng chiêu trò để né thuế khiến cơ quan chức năng không làm gì được.
Thuế doanh nghiệp mà Facebook nộp cho chính phủ Anh trong năm 2014 không bằng thuế thu nhập cá nhân của một công dân Anh bình thường. Mạng xã hội đình đám chỉ đóng hơn 4.300 bảng Anh cho cơ quan thuế, thấp hơn mức trung bình của một người lao động nước này 1.000 bảng.

Tổng số tiền thuế mà mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook hoạt động tại Anh phải nộp là không tương xứng với doanh thu thực tế của Facebook tại xứ sở Sương mù. Đây là con số khó tin khiến BCC đặt câu hỏi.

Ngay cả với những quốc gia có hệ thống pháp luật chặt chẽ như ở Tây Âu, các công ty công nghệ của Mỹ cũng có những cách để lách luật và trốn thuế dễ dàng. Financial Times nhận định, với số tiền quá ít ỏi như thế, có thể xem Facebook đang gần như không phải trả thuế doanh nghiệp cho chính phủ Anh.


Doanh thu khổng lồ nhưng Facebook bị nghi án trốn thuế
Trong phản hồi của Facebook, công ty này cho biết họ tuân thủ đầy đủ các quy định về thuế ở Anh cũng như tất cả các quốc gia khác. Sở dĩ Facebook có thể né thuế tại Anh chủ yếu vì công ty này đang đặt trụ sở châu Âu tại Ireland, vốn được biết đến là một trong những thiên đường thuế phổ biến của các doanh nghiệp hiện nay. Để trốn thuế, phần lớn các hợp đồng quảng cáo của Facebook tại Anh đều được thực hiện thông qua lãnh thổ Ireland.

Nhà đồng sáng lập Facebook, Eduardo Saverin từng bị dư luận chỉ trích khi đã từ bỏ quốc tịch Mỹ trước IPO để trốn thuế thu nhập từ kinh doanh chứng khoán. Ông Saverin xin nhập tịch ở Singapore vì đảo quốc sư tử không áp thuế thu nhập từ kinh doanh chứng khoán.

Năm 2015, Facebook ghi nhận con số tăng trưởng vượt bậc, lợi nhuận của hãng trong quý cuối cùng năm ngoái là 1,56 tỷ USD, tăng ấn tượng so với con số 701 triệu USD cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận ròng của cả năm là 3,7 tỷ USD so với 2,9 tỷ USD của năm 2014, trong khi thu nhập tăng từ 12,5 tỷ USD lên 17,9 tỷ USD.

Facebook hiện có khoảng 1,04 tỷ người dùng hàng ngày trên tổng số 1,6 tỷ người đăng ký sử dụng mạng xã hội này.

Từ thiện để trốn thuế?

Năm 2015, tuyên bố sẽ ủng hộ 99% cổ phần Facebook để gây quỹ từ thiện của ông chủ mạng xã hội này một lần nữa khiến dư luận đặt câu hỏi về việc trốn thuế. Thay vì lập một tổ chức từ thiện đơn giản, tỷ phú 31 tuổi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn (LCC) để quản lý tiền. LCC không những được hưởng miễn giảm một số loại thuế nhất định, mà còn được phép đầu tư thu lợi nhuận. Điều này hoàn toàn khác với những gì mà các tỷ phú trước đây vẫn làm.


Cách làm từ thiện mới của ông chủ Facebook cũng từng bị cho là trốn thuế
Trong một bài viết trên Facebook, Zuckerberg đã giải thích:“Việc lập LLC thay vì một quỹ truyền thống khiến chúng tôi không được hưởng lợi về thuế khi chuyển nhượng cổ phần sang Sáng kiến Chan Zuckerberg. Tuy nhiên, chúng tôi có sự linh hoạt để thực hiện các nhiệm vụ một cách hiệu quả hơn.”

Về cơ bản, Mark Zuckerberg sẽ chuyển quyền sở hữu cổ phần Facebook của mình mà không phải đóng thuế lãi vốn. Anh cũng sẽ được hưởng lợi từ khả năng quỹ đó hoạt động mà không có mình, nhưng Mark và những người khác vẫn được quyền thừa hưởng mà không phải đóng các khoản thuế tài sản.

Hai vợ chồng ông Zuckerberg sẽ phải không phải bán cổ phiếu ở những năm tương ứng như khi tổ chức hoạt động từ thiện thông thường. Điều này sẽ giúp ông Zuckerberg linh hoạt hơn khi ông muôn nắm giữ cổ phiếu của mình trong bao lâu. Với tất cả các lý do trên, dường như hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn là một lựa chọn hoàn hảo để thực hiện lý tưởng của Mark Zuckerberg.

Theo chuyên gia John Cassidy, đây là một bài toán về thuế lãi vốn, thuế gia tài, thuế thu nhập cá nhân đã được cân nhắc rất kỹ lưỡng và đầy khôn ngoan.

Chỉ cần đóng góp cho các công việc từ thiện và thuộc sở hữu gia đình, các quỹ dạng này có thể được miễn thuế. Cấu trúc này giúp cho các nhà từ thiện kiểm soát chặt hơn việc chi tiêu tài sản của mình. Vì các tổ chức phi lợi nhuận được miễn thuế luôn phải chịu kiểm soát chặt về các hoạt động có lợi nhuận hoặc liên quan đến chính trị.

Các quỹ từ thiện buộc phải có báo cáo thường niên và báo cáo tài chính và công bố công khai mọi chi tiết về chi phí hoạt động, chi tiêu, trong khi LLC vẫn duy trì là một công ty tư nhân và không bắt buộc phải công khai tất cả các số liệu. Một số chuyên gia đã chỉ ra rằng, các LLC từ thiện đang ngày càng trở nên phổ biến.

Nam Hải

Thương hiệu số 1 Việt Nam rơi vào tay tỷ phú Thái

 Rót hàng tỷ USD vào các thương hiệu nổi tiếng từ sản xuất vật liệu xây dựng cho đến đồ uống nước giải khát, các ông chủ lớn người Thái đang tấn công vào các trung tâm sản xuất, chế biến của Việt Nam.

Cuối tháng 12/2015, CTCP Tập đoàn Masan (MSN) của doanh nhân kín tiếng Nguyễn Đăng Quang đã ký kết thỏa thuận đối tác chiến lược với Singha Asia Holding Pte Ltd. Theo đó, Singha của người Thái bỏ ra 1,1 tỷ USD để sở hữu 25% cổ phần Masan Consumer Holdings và 33,3% cổ phần Masan Brewery. Vào thời điểm đó, Masan Consumer Holdings sở hữu 66,7% cổ phần Masan Brewery.


Ngay trong tháng 1/2016, DN của Thái Lan này đã tiến hành giải ngân hoàn thành đợt góp vốn đầu tiên trị giá 650 triệu USD vào Masan, trong đó 50 triệu để sở hữu 33,3% cổ phần Masan Brewery.

Khoản tiền 600 triệu USD chuyển vào Masan Consumer Holdings được sử dụng để mua thêm cổ phần của Masan Consumer - DN quản lý mảng kinh doanh thực phẩm và đồ uống không cồn của Masan. Masan Consumer được biết đến là một DN hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất hàng gia vị, nước tương, cà phê và đồ uống

Trước đó, Masan Consumer liên tiếp thâu tóm nhiều thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam như nước khoáng Vĩnh Hảo, Vinacafe Biên Hòa (VFC)… Masan Consumer cũng đã mua được một lượng cổ phần lớn của Cholimex Food để trở thành nhà sản xuất tương ớt lớn nhất tại thị trường nội địa. Masan Consumer cũng đã có kế hoạch mua 100% cổ phần của Saigon Nutri Food, một doanh nghiệp chuyên về xúc xích và đồ hộp.

Cuối năm 2012, một tập đoàn lớn của Thái đã làm rúng động thị trường mua bán sáp nhập (M&A) Việt Nam với thương vụ chi 240 triệu USD (khoảng 5 ngàn tỷ đồng khi đó) để nắm cổ phần chi phối một thương hiệu gạch lát bằng gốm lớn nhất Việt Nam.

Tập đoàn xi măng Siam (SCG) đã bỏ ra 7,2 tỷ baht để sở hữu 85% cổ phần CTCP Prime Group để trở thành công ty gạch ceramic lớn nhất thế giới với sản lượng lớn tới hơn 220 triệu m2/năm. Việt Nam trở thành quốc gia thứ hai cung ứng gạch men lớn nhất cho SCG.

Tập đoàn SCG của Thái còn đầu tư vào một số DN vật liệu xây dựng khác của Việt Nam như Xi măng Bửu Long. Bên cạnh đó, SCG còn nắm giữ hàng chục phần trăm tại 2 DN nhựa lớn nhất Việt Nam là Tiền Phong và Bình Minh...

Khoản đầu tư vào Nhựa Bình Minh (BMP) và Nhựa Tiền Phong (NTP) được thực hiện bắt đầu từ năm 2012 bởi Nawaplastic Industries, một thành viên của Nawaplastic - công ty chuyên sản xuất ống nhựa PVC tại Thái Lan. Hiện tại, giá trị khoản đầu tư của tập đoàn Thái ở mỗi đơn vị này đã lên đến cả ngàn tỷ đồng.

Đại gia Việt còn lại gì?

Hiện tượng các ông lớn Thái đổ tiền vào các DN sản xuất nổi tiếng của Việt Nam diễn ra mạnh mẽ trong vài năm gần đây. Không chỉ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, các tập đoàn lớn của Thái Lan còn nhắm tới các thương hiệu hàng đầu thông qua hình thức mua bán sáp nhập (M&A).

Năm 2013, Nawaplastic Industries của Thái Lan đã bày tỏ ý muốn nâng tỷ lệ sở hữu tại Nhựa Bình Minh lên kịch room 49%. Kế hoạch thoái vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tại BMP và NTP khiến nhiều NĐT trong nước lo ngại 2 DN hàng đầu ngành nhựa có thể sẽ nhanh chóng rơi vào tay người Thái.


Nawaplastic Industries (Saraburi) là một DN con do Thai Plastic and Chemicals PCL (TPC) nắm 100% vốn. Trong khi đó, TPC lại do SCG nắm 45% vốn sở hữu.

Có thể thấy, chỉ với một tập đoàn lớn SCG, người Thái đã tấn công vào hàng loạt các thương hiệu lớn của Việt Nam trong lĩnh vực vật liệu xây dựng. SCG muốn mở rộng mạng lưới sản xuất của mình ngay tại các nước trong khu vực.

Về phương diện tích cực, Việt Nam được xem là một thị trường khá hấp dẫn. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy, Việt Nam đang trở thành trung tâm chế biến và chế tạo của thế giới, như đánh giá của nhiều chuyên gia hàng đầu trên thế giới.

Tuy nhiên, sự rơi rụng nhanh chóng của nhiều thương hiệu hàng đầu, trong đó nhiều thương hiệu có lịch sử phát triển lâu dài, khiến không ít người cảm thấy nuối tiếc. Tốc độ hội nhập nhanh của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng mang đến nhiều thách thức.

Dòng vốn lớn của quốc tế sẵn sàng chảy vào và sẽ có nhiều người Việt sẵn lòng bán đi cổ phần tại các DN hàng đầu ngành.

Sự hợp tác thường có lợi cho cả 2 bên. Như trong trường hợp Prime, cổ đông của DN này bỗng chốc thịnh vượng nhờ núi tiền từ đại gia Thái Lan. Prime cũng sẽ phát triển hơn nhờ công nghệ của người Thái.

Còn như trong trường hợp Masan và Singha, sự hợp tác đồng nghĩa với mở rộng thị trường cho cả 2 bên. Masan có thêm vốn để lành mạnh hơn tình hình tài chính của mình, đảm bảo cho chiến lược phát triển lâu dài…

Mặc dù vậy, những bước đi của người Thái luôn khiến nhiều NĐT Việt e ngại. Người Thái có chiến lược phát triển sản xuất và bán hàng hóa rất bài bản. Họ đã thống trị trong nhiều ngành tại Việt Nam như trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và giống gia cầm và rất có thể còn thống lĩnh nhiều lĩnh vực khác trong tương lai.

V. Hà

Rolls-Royce Ghost mạ vàng độc nhất Việt Nam là của bầu Hiển ?

Nhiều tin đồn rộ lên, cho rằng bầu Hiển là chủ nhân của chiếc xe độc nhất Việt Nam khi xuất hiện chiếc Rolls-Royce Ghost mạ vàng 24K được gắn biển T&T Group.

Theo tin tức cập nhật từ Autopro, chỉ mới vài ngày trước đây trên đường phố Hà Nội xuất hiện một chiếc Rolls-Royce Ghost sở hữu nhiều chi tiết mạ vàng 24K. Một điều khiến nhiều người chú ý còn đến từ biển T&T Group gắn trên xe, điều này khiến nhiều người đồn đoán rằng siêu xe mạ vàng này đã được mua bởi bầu Hiển (ông Đỗ Quang Hiển – Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn T&T).


Siêu xe Rolls-Royce Phantom mạ vàng độc nhất Việt Nam xuất hiện trên đường phố Hà Nội. Ảnh: Autopro
Theo chân siêu xe mạ vàng, có thể thấy tập đoàn T&T sử dụng chiếc Rolls-Royce mới để đưa đón khác VIP, dù đi đến đêu chiếc xe cũng thu hút được nhiều sự quan tâm của người dân.



Siêu xe được Tập đoàn T&T sử dụng để đưa đón khách VIP tại sân bay Nội Bài.
Được biết, chiếc Rolls-Royce Ghost mạ vàng này là sản phẩm chính hãng theo tiêu chuẩn của showroom Rolls-Royce Motor Cars Hà Nội. Theo Trí thức trẻ, nó có tên riêng là Golden Ghost.

Đã có hơn 60 kỹ sư và thợ thủ công lành nghề của Rolls – Royce dành 450 giờ thiết kế tại nhà máy Goodwood, Anh. Chiếc xe sở hữu các trang thiết bị cao cấp hàng đầu thế giới, đặc biệt nó còn được gửi sang hãng độ danh tiếng Real Gold Group ở Đức để mạ vàng 24K theo phương pháp nhúng. Thời gian tại Anh và Đức kéo dài hơn 1 năm.

Sau khi hoàn thành, chiếc Rolls-Royce Ghost sở hữu màu đỏ mận chín sang trọng, cùng chi tiết mạ vàng bóng ở lưới tản nhiệt, nắp capo, biểu tượng, la-zăng, viền cửa và nắp cốp sau. Để tạo nên sự tương phản, chiếc xe còn có một số chi tiết được mạ vàng mờ như khu vực từ nắp capo kéo dài lên hết kính lái của xe và vành la-zăng.

Hoài An (tổng hợp)

Bà chủ quán café tậu siêu xe đỏ rực 15 tỷ đồng

Nữ đại gia quán café chơi siêu xe nổi tiếng ở Sài Gòn vừa tiếp tục bổ sung vào bộ sưu tập siêu xe hàng trăm tỷ của mình chiếc xe màu đỏ có giá chưa thuế trước bạ lên tới 15 tỷ đồng.

 Theo đó, vào sáng 26/2, chiếc Ferrari 488 GTB màu đỏ rực rỡ đã được bàn giao cho nữ đại gia kiêm bà chủ quán cà phê siêu xe nổi tiếng Nguyễn Thị Phương Thúy tại quận 7, Tp. Hồ Chí Minh.


                               Chiếc siêu xe giá "khủng" mới xuất hiện tại Sài Gòn. Ảnh: Internet

Chiếc siêu xe Ferrari 488 GTB có mức giá “cắt cổ” là từ 13 đến 15 tỷ đồng giá trước bạ. Đây cũng là chiếc siêu xe thu hút rất nhiều người sở hữu “ngựa chiến” cũng như giới mộ điệu trong một sự kiện giới thiệu riêng tại thị trường Singapore.

Hàng trăm người đã sẵn sàng xếp hàng để đến sự kiện và có cơ hội chiêm ngưỡng sản phẩm mới nhất của gia đình Ferrari.


                           Bà chủ quán cafe chơi siêu xe nổi tiếng Phương Thúy. Ảnh: carfresh

Phương Thúy là nữ đại gia chơi siêu xe bậc nhất Việt Nam với việc sở hữu hàng loạt xe “khủng” như Lamborghini Murcielago LP640, Lamborghini Murcielago LP670-4 SV, Maserati GranTurismo MC Stradale và McLaren 650S Spider.

Nữ đại gia này cũng từng gây sốt khi nằm trong nhóm những đại gia đầu tiên sở hữu BMW i8, tạo nên “cơn sốt” i8 tại Việt Nam.

Với việc phóng tay chi bạo để rước chiếc siêu xe về Việt Nam, giới đam mê tốc độ đang rất ngóng chờ Ferrari 488 GTB lăn bánh trên đường phố Sài Gòn

Nam Nam (tổng hợp)

Dấu hiệu bạn sắp thăng tiến trong sự nghiệp

Nếu cấp trên bỗng nhiên yêu cầu bạn tham gia các khóa đào tạo đặc biệt, được tham dự các cuộc họp quan trọng,... thì có thể bạn sắp được đề bạt lên một chức vụ cao hơn.
Được mời tham dự các cuộc họp quan trọng 

Đây có thể là một dấu hiệu tốt về khả năng thăng tiến của bạn, đặc biệt nếu các cuộc họp này bao gồm những nhà quản lý cấp cao, trưởng các phòng ban và các khách hàng quan trọng của công ty. Điều đó chứng tỏ bạn đang có vài trò, tầm ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của công ty và bạn nhận được sự tin tưởng từ lãnh đạo.

Bạn được yêu cầu nói về kế hoạch nghề nghiệp dài hạn của mình

Nếu sếp bỗng nhiên dành thời gian để nói chuyện thân mật với bạn về cuộc sống gia đình, mục tiêu đào tạo và kế hoạch nghề nghiệp lâu dài thì đó có thể là dấu hiệu các nhà lãnh đạo đang cân nhắc việc đề bạt bạn hay một nhân viên khác dựa trên việc đánh giá về tham vọng và mục tiêu nghề nghiệp. Bạn đừng bỏ lỡ cơ hội này để thể hiện năng lực và khát vọng của mình nhé.


Được tham gia các khóa đào tạo đặc biệt

Khi các nhà lãnh đạo cao cấp đầu tư tiền để bạn tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ hay kỹ năng đặc biệt, điều đó có nghĩa là họ đã nhìn thấy tiềm năng ở bạn hoặc bạn đang nằm trong kế hoạch đề bạt của họ. Bạn hãy tự tin chứng minh cho sếp thấy rằng, bạn xứng đáng được họ đầu tư và luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới.

Sếp hoặc nhà quản lý cấp cao hơn mời bạn đi ăn trưa

Mặc dù không phải lúc nào cũng đúng nhưng trong nhiều trường hợp, bạn sẽ nhận được nhiều lời mời đi ăn trưa hơn trước khi chính thức được thăng chức.

Được sếp khen ngợi trước tập thể

Một trong những biện pháp phổ biến được rất nhiều người lãnh đạo tin dùng khi muốn thăng tiến cho cấp dưới chính là công khai khen ngợi người đó trước tập thể, gửi email thông báo chung hay đăng tin trên các bản tin nội bộ. Điều này cho thấy sếp đang đặt niềm tin vào bạn và muốn mọi người công nhận những thành công của bạn. Bên cạnh đó, việc này cũng khiến quyết định thăng chức cho bạn trong thời gian tới không gặp phải sự phản đối của các nhân viên khác trong công ty.

 

Việc sếp thường xuyên trao đổi công việc và tham khảo ý kiến chứng tỏ bạn đang nằm trong tầm “cất nhắc” của sếp trong tương lai gần. (Ảnh minh họa).

Được sếp tham khảo ý kiến

Việc sếp thường xuyên trao đổi công việc và tham khảo ý kiến chứng tỏ bạn đang nằm trong tầm “cất nhắc” của sếp trong tương lai gần.

Nếu sếp thường xuyên tham khảo ý kiến của bạn cho các quyết định quan trọng hay về các vấn đề nội bộ công ty, điều này cho thấy bạn có một vị trí không nhỏ đối với sếp. Hãy xem điều đó như một cách thể hiện sự tin cậy mà sếp dành cho bạn. Đã đến lúc để bạn thể hiện năng lực, phẩm chất và khả năng lãnh đạo của mình thông qua các các quyết định tư vấn cho sếp. Việc này sẽ củng cố vững chắc hơn quyết định thăng chức của bạn sau này.

Mọi người chủ động tiếp cận với bạn

Chắc chắn với những biểu hiện của sếp thì mọi người cũng đoán được cơ hội thăng tiến của bạn. Vậy nên nếu bạn thấy các đồng nghiệp chủ động đối xử tốt hoặc dè chừng với bạn thì nên nghĩ đến khả năng mình đang nằm trong tầm ngắm của sếp. Hãy cư xử lịch sự, đúng mực với mọi người bởi kể cả khi bạn được thăng tiến thì cũng có nhiều cơ hội làm việc với họ. Đừng nên tỏ ra kênh kiệu, tỏ vẻ bề trên, điều này có thể khiến bạn mất đi cơ hội của mình đấy.

Bạn được giao nhiều công việc quan trọng

Không ai giao những dự án công việc cho những nhân viên lười biếng, kém năng lực và không có tiếng nói trong công ty cả. Khi bạn được giao nhận nhiều nhiệm vụ nhất đồng nghĩa với việc sếp cho rằng bạn hoàn toàn có khả năng hoàn thành tốt công việc được giao. Việc này cũng cho thấy sếp đang muốn thử thách bạn thêm trước khi đưa ra quyết định thăng tiến cuối cùng.

Công ty của bạn đang phát triển về mặt quy mô

Tất nhiên điều này không phải lúc nào cũng đúng. Nhưng việc mở rộng quy mô công ty đồng nghĩa sẽ có thêm một số vị trí mới cần người tiếp quản, và người quản lý trực tiếp của bạn có thể được giao đảm nhận một trọng trách khác. Nếu điều này xảy ra, đó cũng chính là cơ hội để bạn được xem xét cất nhắc lên vị trí mới cao hơn hiện tại.

Bạn được trao các đặc quyền ưu tiên

Nếu bạn được phép giải quyết công việc từ xa trong một số thời gian cụ thể, được tham gia các buổi tiệc của lãnh đạo, được tiếp cận những khách hàng tiềm năng thì đó là một trong những dấu hiệu điển hình cho thấy bạn sắp được thăng chức. Bởi đối với nhà lãnh đạo, việc trao đặc quyền là một cách giúp nhân viên dần tiếp cận các công việc quản lý và không bị bỡ ngỡ khi bắt đầu công việc ở vị trí mới.

Bạn được tham gia thảo luận về chiến lược mới của công ty

Khi sếp chia sẻ với bạn những kế hoạch, quyết định mang tính chiến lược của công ty, điều này cho thấy sếp đang xem bạn như một cộng sự chứ không chỉ là nhân viên. Không những thế, bạn còn là ứng cử viên sáng giá cho vị trí lãnh đạo trong tương lai. Còn chờ gì nữa mà không nắm bắt cơ hội này để tích cực thể hiện bản thân. Bạn sẽ thấy quyết định thăng tiến, bổ nhiệm không còn cách quá xa nữa đâu.

Các nhà quản lý bỗng nhiên chú ý nhiều hơn đến bạn

Gần đây, các nhà lãnh đạo cấp cao bỗng nhiên chú ý nhiều hơn đến những quan điểm, ý tưởng, đề xuất của bạn và thường xuyên liên lạc với bạn qua email. Họ nói 'Xin chào' và cười với bạn nhiều hơn khi tình cờ gặp tại hành lang. Nếu những dấu hiệu này là đúng, bạn có thể đang trong 'tầm ngắm' của họ.

Theo Ngọc Anh (Đời sống & Pháp luật)