"Người Ảrập và Nga, thậm chí là Iran, vẫn đang nói chuyện với nhau. Vì thế, bây giờ mới là lúc bắt đầu mà thôi", Mike Wittner - Giám đốc nghiên cứu hàng hóa tại Societe General cho biết trên CNBC.
Nga và các quốc gia thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã đàm phán về hạn chế sản lượng trong tuần này. Iran sau đó cũng lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ, nhưng chưa cam kết sẽ làm theo. Tháng trước, Iran được gỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế. Vì thế, nước này mới lên kế hoạch tăng sản xuất thêm 500.000 thùng mỗi ngày.
Wittner cho rằng "có lẽ phải vài tháng nữa, sau khi Iran tăng sản xuất xong, họ mới sẵn lòng nghĩ đến chuyện đàm phán".
Nhiều nhà quan sát vẫn còn nghi ngờ việc hạn chế sản xuất có thể tác động đến nguồn cung. Tuy nhiên, Wittner thì cho rằng giá dầu không chỉ bị tác động bởi các yếu tố nền tảng, mà còn bởi các lý do khách quan, như Trung Quốc và các thị trường mới nổi. Bên cạnh đó, trong trường hợp các hãng dầu giảm sản xuất, sự thiếu chắc chắn vẫn sẽ khiến nhà đầu tư có tâm lý bán phải dè chừng.
"Chúng ta đang dưới mốc hợp lý quá nhiều", ông cho biết. Theo Wittner, với điều kiện nền tảng hiện tại, giá dầu lẽ ra phải là 40 USD một thùng.
Wittner cũng dự báo giá dầu sẽ lên 50 USD cuối năm nay. "Nửa cuối năm, dự trữ toàn cầu sẽ thấp hơn rất nhiều. Dự trữ của các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng sẽ được cân bằng", ông kết luận.
Giá dầu tại phiên châu Á chiều nay giảm gần 1%, do tồn kho dầu Mỹ lên cao nhất 8 thập kỷ và Saudi Arabia phủ nhận thông tin rằng nước này sẽ giảm sản xuất. Hiện mỗi thùng dầu Brent có giá 34,12 USD, còn WTI là 30,51 USD.
Hà Thu (theo AFP/Bloomberg)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét