Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Những đại gia Việt chi tiền tạo kỷ lục thế giới

(Kiến Thức) - Không ít đại gia Việt nổi tiếng với các thương vụ, dự án “khủng”, mang tầm vóc thế giới.

Nữ đại gia Việt dốc tiền xây tháp truyền hình cao nhất thế giới
Trong số những tên tuổi đại gia Việt gây chú ý thời gian gần đây, người ta quan tâm nhiều đến nữ đại gia Nguyễn Thị Nga (chủ tập đoàn BRG). Bà khiến nhiều người “ngả mũ thán phục” khi là một trong hai đối tác với Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) trong dự án xây tháp truyền hình cao nhất thế giới, với tổng mức đầu tư cả dự án dự kiến là 1,3- 1,5 tỷ USD. Tòa tháp này sẽ cao 636m, nằm trên khu đất rộng khoảng 14,1 ha, tổng mức đầu tư cả dự án dự kiến là 1,3 - 1,5 tỷ USD. Đây không phải là lần đầu tiên "nữ chúa" bất động sản Việt Nam thực hiện những dự án lớn, quy mô khủng.
Nhung dai gia Viet chi tien tao ky luc the gioi



Bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch tập đoàn BRG. 

Trước dự án tháp truyền hình cao nhất thế giới, bà Nguyễn Thị Nga đầu tư và hoạt động tập trung chủ đạo vào lĩnh vực Tài Chính - Ngân hàng, sân Gôn, bất động sản…. Tập đoàn BRG dưới sự lãnh đạo của nữ đại gia tài ba này đã thâu tóm nhiều dự án bất động sản "khủng" trong cả nước. Khách sạn Hilton Hanoi Opera Hà Nội, khách sạn Hilton Garden Inn, khách sạn Sông Nhuệ... cũng thuộc Tập đoàn này. Tính đến tháng 6 năm 2015, tập đoàn BRG có vốn điều lệ 1.800 tỷ đồng. Trong lĩnh vực ngân hàng, sau Techcombank, bà Nguyễn Thị Nga trở thành chủ tịch của ngân hàng SeABank, ngân hàng thương mại có tài sản 3,6 tỷ USD.
Không khó lý giải khi tạp chí Forbes từng vinh danh bà là một trong 3 nữ doanh nhân Việt Nam quyền lực nhất châu Á, một trong những doanh nhân giàu có nhất Việt Nam, nhờ cổ phần lớn trong ngành ngân hàng, bất động sản và kinh doanh bán lẻ. Từng có chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu công khai tài sản và cổ phiếu, có thể nữ đại gia Nguyễn Thị Nga sẽ là tỷ phú đôla thứ 2 của Việt Nam, sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng (tập đoàn Vingroup).
Đại gia Việt chi “núi tiền” làm cáp treo đạt kỷ lục thế giới
Bên cạnh dự án tháp truyền hình cao nhất thế giới được dư luận quan tâm, gần đây, dự án cáo treo Fansipan Sapa khai trương cũng gây sự chú ý. Tại lễ khai trương, đại diện Kỷ lục Thế giới - Guinness World Record đã trao chứng nhận 2 kỷ lục Guinness cho cáp treo Fansipan Sapa là: Cáp treo ba dây có độ chênh giữa ga đi và ga đến lớn nhất thế giới: 1410m và Cáp treo ba dây dài nhất thế giới: 6292.5m.
Đây là một trong số những dự án tầm vóc “khủng” của tập đoàn Sun Group và thực hiện với sự tư vấn, thiết kế của hãng cáp treo Doppelmayr Garaventa.
Dự án cáp treo Fansipan Sa Pa của đại gia Lê Viết Lam.


Sun Group thành lập bởi doanh nhân Lê Viết Lam. Đại gia này “nổi lên như cồn” nhờ những dự án khủng, có mức đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Ngoài cáp treo Fansipan, đại gia Lê Viết Lam còn cho khoảng 10.000 tỷ đồng để làm cáp treo trên biển dài nhất thế giới từ An Thới ra đảo Hòn Thơm (Phú Quốc). Tuyến cáo treo này dài gần 7.899,99m. Tập đoàn Sun Group chọn đối tác là Doppelmayr từ Cộng hòa Áo. Đây là nhà sản xuất nổi tiếng toàn thế giới với hàng nghìn tuyến cáp treo được xây dựng trên toàn thế giới như tuyến cáp treo lên dãy Alps (Pháp), núi Bàn tại Nam Phi. Dự kiến trong giai đoạn 1 dự án, Sun Group đầu tư khoảng 4.900 tỷ đồng để kịp đưa vào khai thác trong năm 2017.



Bên cạnh hai dự án tầm vóc quốc tế, đại gia Lê Viết Lam và Sungroup còn được biết đến với nhiều dự án trong nước nổi tiếng như dự án cáp treo Bà Nà với tổng kinh phí đầu tư hơn 30 triệu Euro, Làng Pháp tại Bà Nà Hills với tổng vốn đầu tư khoảng 70 triệu USD, Novotel Da Nang Priemier - khách sạn cao nhất miền Trung với 37 tầng…
Đại gia Việt dốc tiền xây cao ốc chọc trời
Dự án Bitexco Financial Tower (Tháp tài chính Bitexco) do Tập đoàn Bitexco thực hiện, 68 tầng, chiều cao 262 m, diện tích nền gần 6.100 m2, tổng vốn đầu tư 220 triệu USD, Bitexco là tòa nhà chọc trời cao thứ 3 Việt Nam và lọt top 25 tòa nhà biểu tượng thế giới do CNN bình chọn. Công trình tầm vóc này do ông Vũ Quang Hội – chủ tịch HĐQT Công ty Bitexco đầu tư.
Nhung dai gia Viet chi tien tao ky luc the gioi-Hinh-4
Tòa nhà Bitexco.


Bắt đầu từ một doanh nghiệp dệt nhỏ ở tỉnh Thái Bình năm 1985. Sau hơn 30 năm, Bitexco dưới sự lãnh đạo của đại gia Vũ Quang hội đã trở thành một tập đoàn đa ngành hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất nước khoáng, bất động sản, thủy điện, hạ tầng giao thông, tài chính, khoáng sản... Tập đoàn hiện có hơn 1.100 nhân công với trụ sở tại Hà Nội và các văn phòng ở Thành phố Hồ Chí Minh, Thái Bình.
Ngoài tòa nhà chọc trời Bitexco, đại gia Vũ Quang Hội còn mạnh tay đầu tư vào các dự án "khủng" như The Manor I và II ở Thành phố Hồ Chí Minh; khu dân cư The Manor, tòa nhà The Garden, khách sạn J.W. Marriott, khu đô thị The Manora Park City.
Ngọc Linh (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét