Theo thời gian gan nhiễm mỡ đơn giản sẽ thành viêm gan nhiễm mỡ, sau đó có thể gây xơ hóa, xơ gan cuối cùng là ung thư gan.
Chỉ quan tâm đến việc làm thế nào để giảm mỡ cho mặt gọn, eo nhỏ, đùi thon… Mà quên mất những khối mỡ âm thầm trong các cơ quan nội tạng. Đến một lúc nào đó, tình cờ xét nghiệm có " gan nhiễm mỡ ", lúc ấy có hối tiếc cũng đã muộn.
Trong cuốn xuất bản năm 2015 do nhà xuất bản khoa học và công nghệ Thượng Hải - TQ biên soạn và xuất bản cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh gan nhiễm mỡ ở Trung Quốc lên tới 12.5%-35.4%, và bệnh gan nhiễm mỡ đã trở thành chứng bệnh lớn nhất về gan ở Trung Quốc.
Nhìn vào sự phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ, bạn sẽ thấy mức độ nghiêm trọng của nó: Khi bắt đầu chỉ là gan nhiễm mỡ đơn giản, theo thời gian sẽ thành viêm gan nhiễm mỡ rồi phát triển thành gan nhiễm mỡ gây xơ hóa, xơ gan và cuối cùng là ung thư gan.
Các giai đoạn phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ.
Bệnh gan nhiễm mỡ là một trong những loại bệnh gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe của con người trong xã hội hiện đại.
7 nhóm người sau cần thận trọng với bệnh gan nhiễm mỡ
• Những người béo phì : Trong cơ thể người béo có quá nhiều các khối tạp mỡ. Các a xít béo trong cơ thể vào gan sẽ hợp thành triglyceride. Khi tốc độ hợp thành các protein cao hơn tốc độ bài tiết của lipoprotein (chất vận chuyển cholesterol), các chất béo dư thừa sẽ tích tụ trong tế bào gan hình thành gan nhiễm mỡ.
• Những người dinh dưỡng không tốt: Dinh dưỡng kém dẫn đến thiếu hụt protein trong cơ thể, không thể tạo ra apolipoprotein đầy đủ, lipid không thể chuyển thành lipoprotein (cholesterol tốt - HDL) sẽ cản trở quá trình vận chuyển triglyceride của gan. Mô mỡ thừa tích tụ trong tế bào gan, gây nên gan nhiễm mỡ.
• Những người thường xuyên uống rượu: Rượu bia khi vào cơ thể 90% được tiến hành phân giải trao đổi chuyển hóa trong gan. Như vậy gan phải tiếp nhận chuyển hóa một tỷ lệ rất lớn bia rượu nếu chúng ta thường xuyên sử dụng trong một thời gian dài. Do đó, dễ dẫn đến gan nhiễm mỡ do chất cồn.
• Những người bị bệnh tiểu đường: Tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường tuýt 2 mắc gan nhiễm mỡ lên đến 46%. Nguyên nhân là do glucose và acid béo không được sử dụng tốt, chuyển hóa thành chất béo trong gan.
• Những người thường xuyên thức đêm: Gan hoạt động mạnh nhất là từ 23h đêm – 3h sáng. Nếu thường xuyên thức đêm, gan không được nghỉ ngơi đầy đủ, chắc chắn phải chịu thêm gánh nặng .
• Người dùng thuốc lâu dài: Thuốc corticoid, thuốc chống lao, thuốc giảm cân đều là các loại thuốc nhiều nguy cơ dẫn đến gan nhiễm mỡ, tốt nhất ít dùng hoặc không nên dùng chúng.
• Những người ít kiểm tra sức khỏe: Hầu hết người mắc bệnh gan nhiễm mỡ thời kì đầu đều không có triệu chứng gì hoặc triệu chứng mờ nhạt nên nhiều người thường bỏ qua và chỉ được phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe định kì.
Vì vậy, nếu không theo dõi sức khỏe, bỏ qua việc kiểm tra sức khỏe định kì có thể dẫn đến bệnh nặng lúc nào mà không biết.
Thường xuyên thức đêm cũng là nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ.
Triệu chứng của gan nhiễm mỡ
Ngoài những nhóm người nguy cơ mắc bệnh cao như ở trên, người bình thường nếu xuất hiện những triệu chứng sau, cũng cần kịp thời đến bệnh viện kiểm tra:
• Chán ăn, mất cảm giác ngon miệng trong thời gian dài, cần làm các xét nghiệm gan nhiễm mỡ
• Buồn nôn, nôn, mệt mỏi, đau hạ sườn bên phải, đầy hơi trướng bụng
• Mệt mỏi khó chịu, dễ mệt, xuất hiện màu vàng nhẹ trên da
• Người bị gan nhiễm mỡ cổ thường to, thô hơn cổ người bình thường.
• Xuất hiện nốt nhện hay còn gọi là u mạch máu (xuất hiện u mạch nổi dưới da từ nhánh mạch nhỏ, rồi lan tỏa ra xung quanh).
• Thiếu hụt vitamin: Biểu hiện như viêm lưỡi, viêm nhiệt miệng, da có vết bầm tím, thậm chí có thể xuất huyết đường tiêu hóa, chảy máu chân răng, chảy máu cam.
• Rối loạn nội tiết: Biểu hiện teo tinh hòa, rối loạn chức năng cương dương ở nam giới. Rong kinh hay mất kinh ở phụ nữ.
4 nhận biết bệnh gan nhiễm mỡ
1. Gan nhiễm mỡ ở mức độ nhẹ cũng có thể rất nguy hiểm
Bình thường hàm lượng mỡ trong gan chiếm 1% - 4%, nếu siêu âm cho thấy hàm lượng mỡ vượt quá 5% là gan nhiễm mỡ mức độ nhẹ, vượt quá 10% là mức độ trung bình, vượt quá 25% thì gan nhiễm mỡ đã ở mức nặng.
Nhưng thường siêu âm chỉ cho thấy hàm lượng mỡ trong gan, mà không cho thấy mức độ tổn thương của gan. Một số người tuy gan nhiễm mỡ chỉ ở mức nhẹ, nhưng những tổn thương về gan lại rất nghiêm trọng, nên định kỳ đến bệnh viện làm các xét nghiệm về gan là điều cần thiết với tất cả mọi người.
2. Gan nhiễm mỡ còn dự báo về các chứng bệnh khác
Nếu xuất hiện vấn đề về gan, thường có thể liên quan đến các chứng bệnh về chuyển hóa. Vì vậy, khi làm xét nghiệm gan nhiễm mỡ nên làm thêm các xét nghiệm mỡ máu, đường huyết, acid uric, huyết áp...
Chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh để hạn chế tình trạng gan nhiễm mỡ.
3. Chế độ ăn uống : không nên chỉ ăn đồ chay và hoa quả
Ăn chay dẫn đến lượng mỡ hấp thụ quá ít, trong khi phân hủy chất béo trong cơ thể lại quá nhiều, làm cho không chỉ không thể giải quyết được vấn đề gan nhiễm mỡ, mà còn khiến bệnh nặng hơn;
Người thường xuyên ăn chay gây thiếu hụt protein, làm giảm sự hợp thành lipoprotein, gây trở ngại cho quá trình vận chuyển mỡ trong gan, làm bệnh càng nặng thêm.
Lượng đường trong hoa quả khá cao, ăn quá nhiều, có thể gây rối loạn chuyển hóa glucose, không tốt cho đường huyết. Khi lượng đường quá nhiều trong cơ thể có thể chuyển thành chất béo, làm gan nhiễm mỡ càng nghiêm trọng hơn.
Vì vậy, nếu nghĩ chỉ ăn chay và ăn hoa quả sẽ loại được gan nhiễm mỡ là hoàn toàn không đúng khoa học. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sỹ về một chế độ ăn hợp lý, khoa học.
4. Không thể chữa khỏi gan nhiễm mỡ dựa vào "đói"
Không ít người cho rằng "liệu pháp nhịn ăn" có thể chữa được gan nhiễm mỡ. Thực ra, tiết chế ăn uống quá độ lại vận động quá mức, càng dễ phát sinh gan nhiễm mỡ, làm bệnh tình nặng hơn.
Từng bước giảm cân một cách từ từ sẽ giúp giảm mỡ gan, khôi phục men gan trở lại bình thường, nhưng phương pháp giảm cân cũng cần theo hướng dẫn của bác sỹ.
Nên ăn ít đồ ăn nhiều dầu, nhiều béo, nhiều ngọt. Nên ăn vừa đủ các loại cá, protein, rau xanh, các loại đậu, các loại khoai. Tham khảo chuyên gia về bệnh gan, luôn nhớ câu "hiểu để bảo vệ gan".
*Theo Huanqiu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét