“Đã chịu áp lực từ sự giảm tốc tăng trưởng, nay còn phải chịu thêm sức ép từ biến động tỷ giá”...
Từ động thái phá giá đồng Nhân dân tệ của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) vào tháng 8/2015 đến nay, tỷ giá đồng tiền này đã giảm 4,1%.
Ảnh hưởng từ vụ phá giá đồng Nhân dân tệ hồi tháng 8 năm ngoái đã được thể hiện rõ trong báo cáo kết quả kinh doanh cả năm của các doanh nghiệp niêm yết Trung Quốc.
Theo hãng tin Bloomberg, khoảng 980 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quóc đã báo tổng mức thiệt hại khoảng 48,7 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 7,5 tỷ USD, vì biến động tỷ giá Nhân dân tệ trong năm 2015. Mức thiệt hại vì tỷ giá này cao gấp 13 lần so với năm 2014.
Lợi nhuận của các công ty này cũng giảm 11% trong năm 2015, còn khoảng 789,2 tỷ Nhân dân tệ.
Tập đoàn hóa dầu quốc doanh Sinopec thiệt hại 3,9 tỷ Nhân dân tệ do biến động tỷ giá, từ mức 179 triệu Nhân dân tệ trong năm 2014.
Năm 2015, đồng Nhân dân tệ mất giá 4,5%, mạnh nhất kể từ năm 1994. Sự mất giá của đồng nội tệ khiến chi phí vay vốn của các doanh nghiệp Trung Quốc - đối tượng vay nợ nhiều nhất bằng đồng USD ở khu vực châu Á - gia tăng.
Tháng 1/2016, đồng Nhân dân tệ tiếp tục mất giá mạnh. Trong 2 tháng qua, đồng tiền này đã tăng giá trở lại so với đồng USD, nhưng vẫn giảm giá so với một rổ tiền tệ.
“Việc đồng Nhân dân tệ tiếp tục mất giá chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các công ty Trung Quốc. Trong một số trường hợp, ảnh hưởng của biến động tỷ giá là rất nghiêm trọng”, ông Raymond Chia, trưởng bộ phận nghiên cứu tín nhiệm tại khu vực châu Á không bao gồm Nhật Bản của công ty Schroder Investment Management, nhận định.
Hàng không là ngành chịu tác động mạnh nhất của việc Nhân dân tệ giảm giá. Thiệt hại do biến động tỷ giá của ngành hàng không Trung Quốc trong năm 2015 là 17,9 tỷ Nhân dân tệ, so với mức 951,7 Nhân dân tệ vào năm 2014. Trong đó, riêng ba hãng bay quốc doanh là China Southern Airlines, China Eastern Airlines, và Air China thiệt hại tổng cộng 2,5 tỷ USD.
Chịu thiệt hại nhiều thứ nhì về biến động tỷ giá Nhân dân tệ là các công ty bất động sản Trung Quốc, với mức thiệt hại tổng cộng 11,9 tỷ Nhân dân tệ, từ mức 1,4 tỷ Nhân dân tệ trong năm 2014.
Do lo ngại đồng nội tệ còn tiếp tục mất giá, từ đầu năm đến nay, các công ty Trung Quốc đã trả số nợ trái phiếu USD chưa đáo hạn lên tới 2,24 tỷ USD, so với mức 925,8 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái.
Từ động thái phá giá đồng Nhân dân tệ của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) vào tháng 8/2015 đến nay, tỷ giá đồng tiền này đã giảm 4,1%. Ngoài ngành hàng không và địa ốc, ngành năng lượng và khai mỏ của Trung Quốc cũng là hai lĩnh vực chịu thiệt hại nặng do Nhân dân tệ mất giá, với mức thiệt hại tương ứng là 5,5 tỷ USD và 3,9 tỷ USD trong năm 2015.
“Các công ty Trung Quốc vốn đã chịu áp lực từ sự giảm tốc tăng trưởng, nay còn phải chịu thêm sức ép từ biến động tỷ giá”, ông Cheng shi, trưởng bộ phận nghiên cứu của ICBC International Research, phát biểu. “Nhiều khả năng đồng Nhân dân tệ tiếp tục mất giá trong năm nay với mức độ biến động gia tăng. Các công ty Trung Quốc cần thận trọng hơn với rủi ro tỷ giá”.
Theo hãng tin Bloomberg, khoảng 980 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quóc đã báo tổng mức thiệt hại khoảng 48,7 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 7,5 tỷ USD, vì biến động tỷ giá Nhân dân tệ trong năm 2015. Mức thiệt hại vì tỷ giá này cao gấp 13 lần so với năm 2014.
Lợi nhuận của các công ty này cũng giảm 11% trong năm 2015, còn khoảng 789,2 tỷ Nhân dân tệ.
Tập đoàn hóa dầu quốc doanh Sinopec thiệt hại 3,9 tỷ Nhân dân tệ do biến động tỷ giá, từ mức 179 triệu Nhân dân tệ trong năm 2014.
Năm 2015, đồng Nhân dân tệ mất giá 4,5%, mạnh nhất kể từ năm 1994. Sự mất giá của đồng nội tệ khiến chi phí vay vốn của các doanh nghiệp Trung Quốc - đối tượng vay nợ nhiều nhất bằng đồng USD ở khu vực châu Á - gia tăng.
Tháng 1/2016, đồng Nhân dân tệ tiếp tục mất giá mạnh. Trong 2 tháng qua, đồng tiền này đã tăng giá trở lại so với đồng USD, nhưng vẫn giảm giá so với một rổ tiền tệ.
“Việc đồng Nhân dân tệ tiếp tục mất giá chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các công ty Trung Quốc. Trong một số trường hợp, ảnh hưởng của biến động tỷ giá là rất nghiêm trọng”, ông Raymond Chia, trưởng bộ phận nghiên cứu tín nhiệm tại khu vực châu Á không bao gồm Nhật Bản của công ty Schroder Investment Management, nhận định.
Hàng không là ngành chịu tác động mạnh nhất của việc Nhân dân tệ giảm giá. Thiệt hại do biến động tỷ giá của ngành hàng không Trung Quốc trong năm 2015 là 17,9 tỷ Nhân dân tệ, so với mức 951,7 Nhân dân tệ vào năm 2014. Trong đó, riêng ba hãng bay quốc doanh là China Southern Airlines, China Eastern Airlines, và Air China thiệt hại tổng cộng 2,5 tỷ USD.
Chịu thiệt hại nhiều thứ nhì về biến động tỷ giá Nhân dân tệ là các công ty bất động sản Trung Quốc, với mức thiệt hại tổng cộng 11,9 tỷ Nhân dân tệ, từ mức 1,4 tỷ Nhân dân tệ trong năm 2014.
Do lo ngại đồng nội tệ còn tiếp tục mất giá, từ đầu năm đến nay, các công ty Trung Quốc đã trả số nợ trái phiếu USD chưa đáo hạn lên tới 2,24 tỷ USD, so với mức 925,8 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái.
Từ động thái phá giá đồng Nhân dân tệ của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) vào tháng 8/2015 đến nay, tỷ giá đồng tiền này đã giảm 4,1%. Ngoài ngành hàng không và địa ốc, ngành năng lượng và khai mỏ của Trung Quốc cũng là hai lĩnh vực chịu thiệt hại nặng do Nhân dân tệ mất giá, với mức thiệt hại tương ứng là 5,5 tỷ USD và 3,9 tỷ USD trong năm 2015.
“Các công ty Trung Quốc vốn đã chịu áp lực từ sự giảm tốc tăng trưởng, nay còn phải chịu thêm sức ép từ biến động tỷ giá”, ông Cheng shi, trưởng bộ phận nghiên cứu của ICBC International Research, phát biểu. “Nhiều khả năng đồng Nhân dân tệ tiếp tục mất giá trong năm nay với mức độ biến động gia tăng. Các công ty Trung Quốc cần thận trọng hơn với rủi ro tỷ giá”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét