Trong thời kỳ suy thoái, sức mua các mặt hàng đồ trang sức bị sụt giảm một cách rõ rệt khiến nhiều người cảm thấy e dè khi quyết định khởi nghiệp. Tuy nhiên thì thời gian gần đây, với sự khởi sắc của nền kinh tế, hoạt động mua sắm mặt hàng này lại bắt đầu sôi động trở lại, đặc biệt là khi giá vàng đang giảm mạnh. Đó là lý do thúc đẩy sự phát triển của các cửa hàng kinh doanh đồ trang sức và là nền tảng khởi nghiệp của những ai đam mê lĩnh vực này.
Những kinh nghiệm mở shop kinh doanh đồ trang sức với quy mô nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn có thêm tự tin để chuẩn bị khởi nghiệp nhé!
Phân tích ưu nhược điểm khi buôn bán mặt hàng đồ trang sức
Có hai lợi điểm quan trọng mà bạn có thể tận dụng khi kinh doanh hàng trang sức: Một là có thể phục vụ tất cả mọi đối tượng khách hàng, không phân biệt nam hay nữ, già hay trẻ và cũng không phân biệt các vùng miền khác nhau. Hai là nguồn cung ứng dồi dào, bạn có thể lựa chọn thoải mái để nhập về những mặt hàng đẹp và độc đáo nhất để thu hút khách hàng bởi điểm nhấn của mình.
Tuy nhiên thì hoạt động kinh doanh đồ trang sức sẽ phức tạp hơn rất nhiều so với kinh doanh các mặt hàng khác và so với những gì mà bạn nghĩ. Nguồn vốn lớn chính là một yêu cầu khiến nhiều người cảm thấy e dè khi đầu tư. Cùng với đó, bạn cũng cần phải có một địa điểm “đẹp” để mở cửa hàng, bạn phải đầu tư trang trí cửa hàng một cách lung linh, đồng thời phải am hiểu kỹ về nhu cầu trang sức để tư vấn cho khách hàng trong quá trình lựa chọn sản phẩm.
Do đó, để kinh doanh thuận lợi và đạt được thành công, trước khi bắt tay vào làm, bạn cần phải có một kế hoạch kinh doanh rõ ràng, chi tiết trước đã nhé.
Kế hoạch đầu tư vốn
Thông thường, để mở một cửa hàng kinh doanh đồ trang sức với quy mô nhỏ, bạn cần có số vốn đầu tư ban đầu khoảng 70-80 triệu để chi trả cho các hạng mục chi phí sau:
– Chi phí thuê mặt bằng khoảng 25 – 35m2 trên một con đường vừa phải có giá khoảng từ 3-5 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, bạn thường phải thuê hẳn ít nhất 6 tháng hoặc 1 năm.
– Chi phí trang trí cửa hàng khoảng 6 – 7 triệu, bao gồm trang trí và mua các vật dụng cần thiết như tủ kính, ma-nơ-canh (cổ, tay nhựa,…), các tấm màn sáo (vừa đẹp vừa rẻ) để treo trang sức và cả hệ thống đèn nhỏ giúp tủ trang sức của bạn trông lung linh hơn.
– Chi phí nhập hàng, ngoài trang sức vàng, bạc truyền thống còn có các sản phẩm làm từ hạt đá, cườm, gỗ,… đang rất được ưa chuộng bởi đặc tính thời trang, đa dạng, đẹp, rẻ và dễ dàng thay đổi.
– Chi phí dự phòng trong vài tháng đầu khi kinh doanh.
Kế hoạch chi tiết một số công việc cần phải làm
Hợp pháp hóa cửa hàng kinh doanh đồ trang sức của bạn
Nếu bạn chỉ mở một cửa hàng kinh doanh với quy mô nhỏ, đồng thời không buôn bán mặt hàng trang sức được xếp vào hàng kim loại quý thì không cần phải mất thời gian xin giấy phép mà chỉ cần lên phường để đăng ký kinh doanh và nộp thuế khoán đầy đủ theo quy định là được.
Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng
Nguyên tắc truyền thống khi lựa chọn địa điểm mở cửa hàng là mặt tiền ở khu đông dân cư. Tuy nhiên, do đặc thù đồ trang sức là mặt hàng khá xa xỉ nên ban nên tránh những khu dân lao động bình thường ra nhé, bởi nhu cầu mua sắm trang sức của họ sẽ không cao và không thường xuyên. Tốt nhất là bạn nên thuê cửa hàng ở khu nhiều nhân viên văn phòng, các khu chung cư cao cấp hay siêu thị, trung tâm thương mại.
Nhập hàng
Kinh doanh mặt hàng trang sức, bạn cần phải am hiểu về lĩnh vực này, mẫu mã, tính chất sản phẩm và cả thị hiếu tiêu dùng của từng kiểu khách hàng khác nhau. Nếu chỉ kinh doanh các sản phẩm trang sức được làm sẵn, bạn có thể nhập hàng dễ dàng tại nhiều nguồn cung khác nhau. Tuy nhiên thì mặt hàng sẵn có với kiểu dáng đại trà thường không được ưa chuộng bởi nó được bày bán hàng loạt trên thị trường.
Trưng bày sản phẩm
Cũng giống như các mặt hàng kinh doanh khác, bạn cần phải bài trí các sản phẩm trang sức một cách thu hút theo từng nhóm chủ đề, tạo hiệu ứng đèn màu vàng để không gian trở nên lung linh hơn. Đặc biệt là nên phối hợp bộ sản phẩm, bao gồm từ vòng cổ, hoa tai, nhẫn, vòng đeo tay,… để khách hàng tham khảo và lựa chọn dễ dàng hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét