Trong những tháng cuối năm, ngân hàng và bất động sản(BĐS) đua nhau bắt tay đổ vốn vào các dự án bất động sản. Vì sao ngân hàng lại dốc hầu bao vào ngành này và liệu BĐS có phải là kỳ vọng cho nhiều nhà đầu tư trong năm 2015? Để hiểu thêm về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đôỉ với ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch CLB BĐS Hà Nội…
Ông đánh giá thế nào về hiện tượng ngân hàng dốc hầu bao vào ngành bất động sản (BĐS) trong những tháng cuối năm 2014?
Vừa qua, thị trường chứng kiến các thỏa thuận hợp tác giữa các ngân hàng và doanh nghiệp BĐS, với giá trị khoản tín dụng lên đến hàng tỷ đô la và kéo dài đến 5 năm.
Tôi cho rằng,việc ngân hàng bắt tay với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực BĐS không phải là mới. Đây chính là thời điểm “chín muồi” để tháo van tín dụng cho BĐS, tôi nghĩ họ tỏ ra nhạy bén khi gia tăng đầu tư vào lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, bản thân các ngân hàng thấy rằng BĐS đang hồi phục. Đây là xu thế kinh doanh mà ngân hàng rất nhạy bén… Sự gia tăng liên kết giữa ngân hàng và doanh nghiệp BĐS cho thấy sự hứa hẹn, kỳ vọng vào lợi nhuận của thị trường BĐS từ thị trường này.
Là chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản, có kinh nghiệm lâu năm trong ngành này, theo ông, dựa vào những yếu tố nào mà ngân hàng thấy ngành BĐS đang hồi phục?
Ngoài gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng, khi ngân hàng tham gia, dù Chính phủ có giảm mức lãi suất cho người vay từ 6% năm 2013 xuống còn 5% năm 2014 và tiếp tục 5%/năm vào năm 2015, ngân hàng cũng có được chi phí quản lý là 1,5%... Tiếp đó, Ngân hàng Nhà nước mới ban hành Thông tư 36, đề cập đến chủ trương nới trần của việc sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn cho vay trung hạn dài hạn từ 30% lên 60%.
Bản thân các ngân hàng đều có cơ quan nghiên cứu thị trường BĐS và họ nhận thấy BĐS đang tiếp tục đà hồi phục của, dựa trên tín dụng thị trường, nhu cầu vốn doanh nghiệp, nhu cầu vốn của người mua nhà…
Rồi tín hiệu Quốc hội thông qua hàng loạt Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở sửa đổi, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp… trong đó có cho phép người nước ngoài, Việt kiều mua và sở hữu nhà ở giống như người trong nước, cho phép người nước ngoài nhập cảnh hợp pháp mua nhà tại các dự án nhà ở thương mại. Điều này tạo điều kiện cho cộng đồng người nước ngoài tại Việt Nam gia tăng nhu cầu mua nhà.
Có thể khẳng định sau 7 năm khủng hoảng thị trường BĐS vừa qua đã sàng lọc những nhà đầu tư làm ăn chộp giật, không chuyên nghiệp, không có năng lực tài chính đã bị loại ra khỏi thị trường…
Là nhà đầu tư, ông có lời khuyên nào khi đầu tư kênh BĐS 2015?
Nền kinh tế Việt Nam dù có những khó khăn trong vài năm trở lại đây nhưng hiện tại đang có những bước phát triển nhanh và có thể sẽ được cải thiện hơn nữa trong thời gian tới. Đặc biệt, tình hình thị trường, xu hướng, hành vi tiêu dùng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có BĐS, sẽ có những sự thay đổi, phát triển nhanh chóng.
Chỉ cần vài năm, thị trường có thể xuất hiện những xu thế tiêu dùng, đầu tư, kinh doanh mới. Hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp nhà đầu tư hiện nay phải rất nhanh nhạy, nắm bắt và thích ứng thật tốt với những thay đổi này.
Những nhu cầu mới này đang mở ra nhiều cơ hội to lớn. Để nắm bắt và đón đầu xu hướng, một trong những việc cần làm là các doanh nghiệp, nhà đầu tư BĐS nên chú trọng tới việc tham khảo, học hỏi các câu chuyện, mô hình kinh doanh ở các nước khác trên thế giới và áp dụng vào thị trường...
Một vấn đề quan trọng là cả doanh nghiệp lẫn các cá nhân tham gia vào thị trường như người mua để ở, nhà đầu cơ đều phải tiếp tục rất thận trọng trong việc lựa chọn đối tác hợp tác, giao dịch trong năm 2015. Vì thực tế dù đã có những chuyển biến tích cực nhưng trên thị trường vẫn còn vô số những dự án, đơn vị khó khăn, nợ nần. Nếu một doanh nghiệp triển khai dự án vay ngân hàng cách đây khoảng 5 năm, có thời điểm lãi suất lên mức cao nhất là 26%/năm, thì bây giờ số lãi suất phải trả có thể lên tới khoảng 70% giá trị khoản vay.
Ví dụ, vay 100 tỷ thì nay tiền lãi phát sinh sẽ là 70 tỷ; vay 1000 tỷ thì tổng số tiền phải trả là 1700 tỷ. Số doanh nghiệp, dự án tìm được lối thoát hiện nay vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Kể cả những dự án pháp lý đầy đủ, xây thô xong, hay ngay cả bước vào giai đoạn bàn giao cũng có thể có rủi ro. Vì thế, các doanh nghiệp, nhà đầu tư phải rất thận trọng khi đầu tư BĐS tại thời điểm này…
Vừa qua, thị trường chứng kiến các thỏa thuận hợp tác giữa các ngân hàng và doanh nghiệp BĐS, với giá trị khoản tín dụng lên đến hàng tỷ đô la và kéo dài đến 5 năm.
Tôi cho rằng,việc ngân hàng bắt tay với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực BĐS không phải là mới. Đây chính là thời điểm “chín muồi” để tháo van tín dụng cho BĐS, tôi nghĩ họ tỏ ra nhạy bén khi gia tăng đầu tư vào lĩnh vực này.
Ông Nguyễn Hữu Cường-Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội
Doanh nghiệp BĐS vừa là đối tác vừa là khách hàng và bên cạnh đó, khách hàng, người mua nhà của các dự án BĐS cũng là khách hàng của các dự án BĐS và là lĩnh vực quan trọng ngân hàng nhắm tới.Bên cạnh đó, bản thân các ngân hàng thấy rằng BĐS đang hồi phục. Đây là xu thế kinh doanh mà ngân hàng rất nhạy bén… Sự gia tăng liên kết giữa ngân hàng và doanh nghiệp BĐS cho thấy sự hứa hẹn, kỳ vọng vào lợi nhuận của thị trường BĐS từ thị trường này.
Là chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản, có kinh nghiệm lâu năm trong ngành này, theo ông, dựa vào những yếu tố nào mà ngân hàng thấy ngành BĐS đang hồi phục?
Ngoài gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng, khi ngân hàng tham gia, dù Chính phủ có giảm mức lãi suất cho người vay từ 6% năm 2013 xuống còn 5% năm 2014 và tiếp tục 5%/năm vào năm 2015, ngân hàng cũng có được chi phí quản lý là 1,5%... Tiếp đó, Ngân hàng Nhà nước mới ban hành Thông tư 36, đề cập đến chủ trương nới trần của việc sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn cho vay trung hạn dài hạn từ 30% lên 60%.
Bản thân các ngân hàng đều có cơ quan nghiên cứu thị trường BĐS và họ nhận thấy BĐS đang tiếp tục đà hồi phục của, dựa trên tín dụng thị trường, nhu cầu vốn doanh nghiệp, nhu cầu vốn của người mua nhà…
Rồi tín hiệu Quốc hội thông qua hàng loạt Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở sửa đổi, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp… trong đó có cho phép người nước ngoài, Việt kiều mua và sở hữu nhà ở giống như người trong nước, cho phép người nước ngoài nhập cảnh hợp pháp mua nhà tại các dự án nhà ở thương mại. Điều này tạo điều kiện cho cộng đồng người nước ngoài tại Việt Nam gia tăng nhu cầu mua nhà.
Có thể khẳng định sau 7 năm khủng hoảng thị trường BĐS vừa qua đã sàng lọc những nhà đầu tư làm ăn chộp giật, không chuyên nghiệp, không có năng lực tài chính đã bị loại ra khỏi thị trường…
Là nhà đầu tư, ông có lời khuyên nào khi đầu tư kênh BĐS 2015?
Nền kinh tế Việt Nam dù có những khó khăn trong vài năm trở lại đây nhưng hiện tại đang có những bước phát triển nhanh và có thể sẽ được cải thiện hơn nữa trong thời gian tới. Đặc biệt, tình hình thị trường, xu hướng, hành vi tiêu dùng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có BĐS, sẽ có những sự thay đổi, phát triển nhanh chóng.
Chỉ cần vài năm, thị trường có thể xuất hiện những xu thế tiêu dùng, đầu tư, kinh doanh mới. Hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp nhà đầu tư hiện nay phải rất nhanh nhạy, nắm bắt và thích ứng thật tốt với những thay đổi này.
Các nhà đầu tư vẫn nên thận trọng trước kênh đầu tư BĐS năm 2015
Trong lĩnh vực BĐS, hiện có những nhu cầu mới đang hình thành hoặc gia tăng như: ngôi nhà thứ 2, BĐS du lịch; nhu cầu thuê nhà có chất lượng hạ tầng, an ninh tốt... của gia đình trẻ mới xây dựng thuộc tầng lớp trung lưu mới nổi tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM; nhu cầu sở hữu và sử dụng BĐS thực sự cao cấp…Những nhu cầu mới này đang mở ra nhiều cơ hội to lớn. Để nắm bắt và đón đầu xu hướng, một trong những việc cần làm là các doanh nghiệp, nhà đầu tư BĐS nên chú trọng tới việc tham khảo, học hỏi các câu chuyện, mô hình kinh doanh ở các nước khác trên thế giới và áp dụng vào thị trường...
Một vấn đề quan trọng là cả doanh nghiệp lẫn các cá nhân tham gia vào thị trường như người mua để ở, nhà đầu cơ đều phải tiếp tục rất thận trọng trong việc lựa chọn đối tác hợp tác, giao dịch trong năm 2015. Vì thực tế dù đã có những chuyển biến tích cực nhưng trên thị trường vẫn còn vô số những dự án, đơn vị khó khăn, nợ nần. Nếu một doanh nghiệp triển khai dự án vay ngân hàng cách đây khoảng 5 năm, có thời điểm lãi suất lên mức cao nhất là 26%/năm, thì bây giờ số lãi suất phải trả có thể lên tới khoảng 70% giá trị khoản vay.
Ví dụ, vay 100 tỷ thì nay tiền lãi phát sinh sẽ là 70 tỷ; vay 1000 tỷ thì tổng số tiền phải trả là 1700 tỷ. Số doanh nghiệp, dự án tìm được lối thoát hiện nay vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Kể cả những dự án pháp lý đầy đủ, xây thô xong, hay ngay cả bước vào giai đoạn bàn giao cũng có thể có rủi ro. Vì thế, các doanh nghiệp, nhà đầu tư phải rất thận trọng khi đầu tư BĐS tại thời điểm này…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét