Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

Big C về tay Thái Lan, bán lẻ Việt 'chết ngang vai'

 "50% thị phần bán lẻ rơi cả vào tay người Thái, thị trường bán lẻ nội địa đã 'chết tới ngang vai'", ông Vũ Vĩnh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội chia sẻ với Zing.vn.

Cuộc đua sở hữu Big C Việt Nam cuối cùng đã đi tới hồi kết sau gần nửa năm giằng co. Trong cuộc đua sở hữu Big C Việt Nam có nhiều cái tên đại gia bán lẻ được nhắc tới, như Berli Jucker (Thái Lan), Lotte Group (Hàn Quốc), Saigon Co.op (Việt Nam)… Nhưng cuối cùng, phần thắng đã thuộc về Central Group – một tập đoàn của Thái Lan, với giá trị chuyển nhượng lên tới 1,14 tỷ USD, cao hơn so với mức 800 triệu USD dự báo trước đó.

Chủ mới của BigC Việt Nam – Central Group - không phải ai xa lạ, bởi trước đó tập đoàn này đã đánh dấu sự có mặt của mình tại thị trường Việt Nam bằng thương vụ mua và sở hữu 49% cổ phần tại chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim.

Big C ve tay Thai Lan, ban le Viet 'chet ngang vai' hinh anh 1
Đại gia Thái Lan đã thâu tóm thành công Big C Việt Nam với giá 1,14 tỷ USD. Ảnh:Casino.
Như vậy, cả hai hệ thống bán lẻ lớn là Metro Cash & Carry Việt Nam và Big C Việt Nam đã về tay người Thái. Và sau thương vụ Big C Việt Nam được bán cho Tập đoàn Thái Lan lần này, 50% thị phần thị trường bán lẻ Việt Nam đã nằm trong tay người Thái.

“Big C như cô gái đẹp, ai cao giá thì bán,  ông Vũ Vinh Phú – Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội chia sẻ với Zing.vn ngay sau khi biết thông tin BignC Việt Nam về tay người Thái. “Kết thúc thương vụ này, đồng nghĩa cán cân thị trường bán lẻ Việt đã nghiêng hẳn về phía DN nước ngoài, trong đó chủ yếu là người Thái nắm giữ “miếng bánh lớn” – ông Phú tiếp lời.

Từng nhiều lần phát biểu và bày tỏ sự hy vọng một trong số tập đoàn bán lẻ Việt có tiềm lực sẽ “mua” lại Big C Việt Nam, nhưng với kết quả thương vụ chuyển nhượng này, ông Vũ Vinh Phú cho rằng, ý đồ người Thái “đổ bộ” đầu tư cả sản xuất, phân phối hàng… tại Việt Nam coi như đã thành công.

Không ngạc nhiên trước thông tin Big C Việt Nam “về tay” người Thái bởi trước đây cũng đã từng đưa ra dự báo này, ngược lại, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội lại cảm thấy buồn lòng: “Đừng vui, đừng lạc quan khi thấy Big C được người Thái mua lại. Đây lạ là cảnh báo đáng ngại cho thị trường bán lẻ Việt, người sản xuất và cả người tiêu dùng Việt”.

Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội phân tích, người Thái thay vì sản xuất hàng ở Việt Nam, sẽ sản xuất hàng hoá tại Thái và vận chuyển sang Việt Nam. Và như thế, trên các kệ của 43 cửa hàng và 30 trung tâm mua sắm của Big C Việt Nam tới đây sẽ lại tràn ngập hàng Thái.

"Thương vụ này cho thấy sự lép vế của bán lẻ Việt Nam. Sự liên kết lỏng lẻo, làm ăn thiếu văn hoá thì các nhà bán lẻ Việt sẽ còn lép vế, sẽ tiếp tục bị lấn tới bởi không chỉ tập đoàn Thái Lan mà nhiều tập đoàn bán lẻ nước ngoài khác”, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội tỏ ra buồn và lo lắng.

Không chỉ có vậy, theo ông Phú, người sản xuất và người tiêu dùng Việt Nam sẽ bị ép.

Big C ve tay Thai Lan, ban le Viet 'chet ngang vai' hinh anh 2
Trước đây, khi thương vụ mới bắt đầu, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội đã dự báo 80% khả năng Big C sẽ về tay người Thái, dù kỳ vọng doanh nghiệp Việt có thể mua lại chuỗi siêu thị này. Ảnh: VNN.
“Tôi đã nói tới nhiều lần, khi người Thái sẽ chiếm thị phần 50% thì đừng coi thường. Cả người sản xuất và tiêu dùng trong nước sẽ trở thành người làm thuê, gia công trên chính tiềm năng, tài nguyên của đất nước mình để họ canh tác”- ông Vũ Vinh Phú chia sẻ.

Nhìn lại thị trường bán lẻ nội địa, ông Phú cảnh báo, “nguy cơ “chết” đã “cao tới ngang vai rồi”. Trong lúc thị phần ngày càng co hẹp và rơi vào thay nhà bán lẻ ngoại, thì nhà cung ứng trong nước muốn vào được hệ thống siêu thị Việt thì bị “hành” đủ thứ, nào là chiết khấu cao, phong bì...

Thậm chí, có siêu thị buộc nhà cung cấp phải ký tạo mã 100 USD cho sản phẩm vài chục ngàn đồng.... Điều tưởng chừng vô lý lại đang là thực tế tồn tại nếu nhà sản xuất muốn “chen” vào siêu thị Việt.

“Chúng ta đã bỏ lỏng thị trường nội địa từ lâu. Ngoài ra chúng ta còn tự hại nhau khi sử dụng chất cấm, chất tạo nạc… trong các sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng trong nước. Đó mới là cái đau, đau hơn cả mất hệ thống phân phối. Đau nhất là chúng ta không làm chủ được thị trường của mình và làm mất chính cơ hội của mình. Đây là bài học cay đắng cần cảnh báo", ông buồn rầu chia sẻ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét