Dù Amazon vừa "chơi trội" khi chi 13,7 tỷ USD mua Whole Foods, chứng minh tham vọng không giới hạn của Jeff Bezos, gã khổng lồ thương mại điện tử vẫn chưa thể chạm tới vị trí bá chủ thế giới của Apple.
Truyền thông gần đây tràn ngập tin tức về Amazon khi công ty này tuyên bố sẽ mua lại Whole Foods với giá 13,7 tỉ USD. Rõ ràng, Amazon đang hướng đến vị trí thống trị toàn cầu. Tuy nhiên, ở thì hiện tại, Apple vẫn đang nắm giữ vị trí đỉnh cao đó. Nó vẫn là công ty có lợi nhuận cao nhất thế giới (khoảng 45 tỉ USD so với vị trí thứ 2 là J.P. Morgan và thứ 3 là Berkshire Hathaway cùng ở mức khoảng 24 tỉ USD).
Năm biểu đồ cực kì thú vị dưới đây sẽ chứng minh cho bạn thấy vì sao Apple vẫn giữ vững được ngôi vương của mình:
1. iPhone là một trong những sản phẩm bán chạy nhất lịch sử
Apple ra mắt iPhone vào tháng 6/2007, khởi đầu cuộc cách mạng smartphone làm thay đổi cách con người làm việc và giao tiếp, đồng thời tái định hình mọi ngành công nghiệp, từ âm nhạc đến dịch vụ khách sạn. 10 năm sau, iPhone trở thành một trong những sản phẩm bán chạy nhất trong lịch sử: kể từ khi ra mắt, Apple đã bán được 1,3 tỉ chiếc với doanh thu hơn 800 tỉ USD.
2. iPhone làm lu mờ mọi sản phẩm khác của Apple
iPhone chiếm tỷ trọng đáng kể trong doanh thu Apple
iPhone hiện chiếm 2/3 doanh số bán hàng của Apple, khiến công ty này đang phụ thuộc quá nhiều vào một loại sản phẩm và khiến các sản phẩm khác đều trở nên mờ nhạt. Bất kỳ rắc rối nào với iPhone cũng có thể hủy diệt Apple.
Tuy nhiên, iPhone cũng giúp Apple sở hữu ngành kinh doanh lớn thứ hai về mặt doanh thu: các ứng dụng và dịch vụ được cung cấp kèm theo. Kể từ khi chuỗi cửa hàng App Store đi vào hoạt động vào năm 2008, doanh số ứng dụng bán được đã xấp xỉ 100 tỉ USD cho riêng Apple và khoảng 16 tỉ USD cho các nhà phát triển ứng dụng trên toàn cầu. Gần đây Apple đã bắt đầu tính phí đăng ký 99 USD/ năm đối với các nhà phát triển ứng dụng.
Theo Regis McKenna, cố vấn lâu năm của Apple và cũng là người thân tín bên cố CEO Steve Job, iPhone chỉ là lưỡi dao cạo còn các dịch vụ phần mềm khác mới là thanh đao sắc bén nhất. Sản phẩm này tạo ra một ngành công nghiệp siêu lợi nhuận
3. Apple phát triển thần tốc gần như mọi lĩnh vực
Từ nhân viên, không gian làm việc, doanh số, lợi nhuận, tiền mặt, Apple đều tăng trưởng thần tốc sau 10 năm iPhone ra đời.
Doanh thu tăng với tốc độ tên lửa khiến nhân viên của Apple cũng tăng theo cấp số nhân. Trong khoảng 10 năm kể từ khi ra mắt iPhone, công ty này đã thuê khoảng 100.000 nhân viên, nâng số nhân viên trên toàn cầu từ 18.000 người vào năm 2006 lên đến 116.000 người.
Doanh số iPhone tại Trung Quốc đã trở thành một miếng bánh khổng lồ. Năm 2006, doanh thu tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) chiếm 7% doanh thu của Apple. Sau đó, khi iPhone tiến vào thị trường Trung Quốc vào năm 2009, sản phẩm này trở thành một biểu tượng đối với người tiêu dùng Trung Quốc và có cú bứt phá ngoạn mục. Năm ngoái, chỉ riêng doanh thu tại Trung Quốc cũng chiếm 23%, tương đương 48,5 tỉ USD - lớn hơn doanh thu toàn cầu của CocaCola. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích lo ngại rằng Apple đang quá phụ thuộc vào doanh số bán hàng tại Trung Quốc.
4. Apple là cỗ máy in tiền
Biểu đồ dưới đây cho thấy top 100 công ty lớn nhất xét về số vốn hóa thị trường. Vòng tròn bên ngoài thể hiện doanh thu và vòng tròn được tô màu bên trong thể hiện lợi nhuận của mỗi công ty. Bạn có thấy điều gì lạ không?
Chấm tròn ở giữa đại diện cho tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của từng hãng. Apple có chấm tròn gần như lớn nhất.
Hãy nhìn vào vòng tròn của Apple. Công ty này không có đối thủ nếu xét về khả năng tạo lợi nhuận. Trên thực tế, lợi nhuận năm 2016 của Apple là 45 tỉ USD, vượt xa các công ty khác, bao gồm Berkshire Hathaway (24 tỉ USD), JP Morgan (24 tỉ USD), Wells Fargo (22 tỉ USD), Alphabet (19 tỉ USD), Samsung (19 tỉ USD), Toyota (17 tỉ USD), Johnson & Johnson (16 tỉ USD) hoặc Walmart (14 tỉ USD).
Ấn tượng không kém khi lợi nhuận của Apple còn lớn hơn doanh thu của các công ty khổng lồ như Coca-Cola (41,5 tỉ USD) và Facebook (27,6 tỉ USD). Nhóm công ty duy nhất có thể cạnh tranh với Apple về lợi nhuận là các ngân hàng của Trung Quốc như Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC) hay Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB)… Tuy vậy, những doanh nghiệp nhà nước này không thể thực sự so sánh với Apple bởi không cùng sân chơi.
5. Hầu hết tiền mặt Apple được giữ ngoài nước Mỹ
Apple có hơn 250 tỉ USD tiền mặt trong cán cân thanh toán của mình. 240 tỉ USD trong số đó - tức 93% - đang ở bên ngoài lãnh thổ Mỹ. Nếu Apple muốn đưa số tiền đó về Mỹ (gọi là hồi cố), công ty này sẽ phải trả thuế doanh nghiệp tiêu chuẩn cho chính phủ Mỹ ở mức 35%.
Mặc dù chưa có thông tin cụ thể, Tổng thống Donald Trump dự định thông qua một kế hoạch cải cách thuế, khuyến khích các công ty dự trữ tiền mặt tại nước ngoài (và không đóng thuế theo luật pháp Mỹ) đem tiền về nước. Một mục tiêu trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump là mức thuế 10% đối với các tài sản tại nước ngoài.
Số tiền hồi cố có thể được sử dụng để mua cổ phiếu, cổ tức, dùng trong các vụ mua lại và đầu tư. Nếu mức thuế hồi cố được hạ thấp, Apple sẽ là bên hưởng lợi lớn nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét