Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

Năng "Do Thái": Từ một cán bộ nghiên cứu nông nghiệp đến doanh nhân sở hữu khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng trên sàn chứng khoán

Cổ phiếu VCS của CTCP Vicostone là một trong những cổ phiếu “huyền thoại” của thị trường chứng khoán Việt Nam vì đã miệt mài tăng liên tục trong hơn 2 năm qua sau khi "bán mình" cho CTCP Phượng Hoàng Xanh A&A (Phenikka). Ông Hồ Xuân Năng - Chủ tịch của công ty được giới kinh doanh gọi là Năng "Do Thái" bởi sự thông minh và nhạy bén.

    Năng "Do Thái": Từ một cán bộ nghiên cứu nông nghiệp đến doanh nhân sở hữu khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng trên sàn chứng khoán

    Những "thất bại vĩ đại" của Jack Ma - ông chủ đế chế Alibaba và cũng là tỷ phú giàu nhất Trung Quốc

    Trước khi trở thành một tỷ phú nổi tiếng thế giới, Jack Ma đã phải nếm trải rất nhiều thất bại. Thế nhưng, vị đại gia giàu có nhất Trung Quốc không những chẳng hề bỏ cuộc mà còn coi những thất bại đó là "món quà quý giá" và là động lực để tiếp tục tiến lên phía trước.

      Những "thất bại vĩ đại" của Jack Ma - ông chủ đế chế Alibaba và cũng là tỷ phú giàu nhất Trung Quốc
      Cách đây gần chục năm, khi Internet phổ cập hơn tới nhiều gia đình Việt Nam, thương mại điện tử cũng dần phát triển. Chẳng có tiền đâu, chúng tôi chỉ lên các website bán hàng ngắm nghía; từ Ebay đến Amazon. Mà Ebay với Amazon lúc đó ở xa vời quá, tít trời Tây. Nhưng có nơi gần hơn mà đám bạn tôi cũng hay mua bán: Taobao.
      Người ta nghĩ đằng sau trang web đó chỉ là vô số những mặt hàng, rẻ đắt có cả, muốn mua gì cũng có được. Nhưng nhìn sâu hơn, tôi thấy cái bóng nhỏ bé của một người đàn ông mà tầm vóc lớn vượt ra ngoài biên giới Trung Quốc; một vị tỷ phú đi lên từ thất bại, trưởng thành từ sai lầm để rồi ngẩng cao đầu mà thành công trong cuộc sống: Jack Ma.
      Jack Ma là ông chủ của "đế chế Alibaba", người đàn ông giàu có nhất Trung Quốc và châu Á, người giàu có thứ 14 trên thế giới với khối tài sản ròng lên đến 41,8 tỷ USD (số liệu đầu năm 2017). Vinh quang đó, tiền tài đó ai cũng nằm lòng ngưỡng mộ nhưng mấy ai biết để có được thành công huy hoàng của ngày hôm nay, ông đã phải trải qua bao nhiêu gian khó, nếm mùi thất bại không biết bao nhiêu lần.
      Nếu nói Jack Ma là thần tượng của tôi thì cũng không hẳn. Từ tận đáy lòng mình, tôi luôn kính nể và cảm phục người đàn ông này. Đi qua năm tháng cuộc đời, chúng ta trưởng thành lên nhờ những bài học chắt ra từ cuộc sống. Những câu chuyện cùng lời khuyên của Jack Ma truyền cho tôi thêm động lực để vượt qua bao khó khăn trong cuộc sống và biết cách mạnh mẽ đứng lên sau những cú vấp ngã đớn đau trên đường đời.

      Tuổi thơ cơ cực và quyết tâm thoát nghèo

      Sinh ngày 10/9/1964 trong một xóm nghèo ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, ngay từ nhỏ, Jack Ma đã phải nếm trải sự thiếu thốn, nghèo khổ. Chính tuổi thơ cơ cực đã thôi thúc Jack Ma phải tìm đường thoát nghèo và tôi luyện ý chí kiên cường trong ông.
      Tự nhận thức được bản thân không có chỗ dựa, cũng chẳng có hậu thuẫn, nên Jack Ma đã sớm xác định học hành là con đường duy nhất giúp mình đi lên. Tuy sau đó, Jack Ma đã gặp phải rất nhiều thất bại, thậm chí còn suýt thi trượt vào trường cấp 2, nhưng ông không bao giờ từ bỏ sự nghiệp học tập - thứ mà ông tin rằng sẽ giúp mình thay đổi vận mệnh.
      Jack Ma kiên trì tới mức cố chấp, ông đã thi trượt Đại học tới 2 lần, vậy mà vẫn quyết tâm đặt chân vào giảng đường Sư phạm để được trở thành một giáo viên tiếng Anh như giấc mơ từ thuở thơ ấu. Ông khao khát học hỏi tới mức dù bị Harvard từ chối 10 lần cũng vẫn đều đặn nộp hồ sơ xin nhập học vào trường Đại học danh giá hàng đầu thế giới.
      Thật may vì cho đến cuối cùng Jack Ma đã không bỏ cuộc giữa chừng...

      Thất bại chính là một món quà

      Tuy hiện tại Jack Ma có tất cả, ông tài giỏi, giàu có, nổi tiếng và là thần tượng của giới trẻ trên khắp thế giới, thế nhưng, trước khi đạt được những thành công vang dội ấy, ông cũng từng phải trải qua quãng thời gian vô cùng khó khăn và vấp ngã không chỉ một vài lần.
      Đi qua hơn nửa đời người, Jack Ma đã truyền tải cho lớp trẻ những kinh nghiệm quý báu do tự ông rút ra được trong quá trình gây dựng sự nghiệp. Lời khuyên của ông không chỉ giúp cho những người trẻ vững tin trên con đường chông chênh phía trước, mà còn tạo cho họ nguồn động lực dồi dào để tiếp tục phấn đấu cho niềm đam mê và ước mơ của mình.
      Đối với người đàn ông 53 tuổi này, thất bại chính là một món quà và "thất bại càng nhiều càng chứng tỏ bạn còn cách thành công không xa nữa đâu." Rất có thể vì ông đã nhận được quá nhiều "món quà" nên mới đạt tới đỉnh cao như ngày hôm nay.

      Hàng loạt thất bại đầu đời

      Sau những vấp ngã trên con đường học tập, Jack Ma lại phải bao phen lao đao vì hàng loạt thất bại liên tiếp trong sự nghiệp đầu đời. Ông đã cầm đơn xin việc đi nộp khắp nơi và rồi ê chề khi bị từ chối tới 30 lần. Jack Ma cũng là người duy nhất trong số 24 ứng viên ứng tuyển vào cửa hàng KFC đầu tiên ở Trung Quốc bị từ chối thẳng thừng bởi ngoại hình không mấy đẹp đẽ.
      Thực ra, trước khi bị loại khỏi KFC, Jack Ma từng ít nhất 2 lần bị từ chối vì... quá xấu. Thật đáng tiếc, ông chẳng thể tự quyết định ngoại hình cho bản thân và đã buộc phải từ bỏ giấc mơ được làm việc trong khách sạn, tiếp đó là mong ước được trở thành cảnh sát của mình.
      Jack Ma từng đưa ra lời khuyên: "Hãy tích cực nhìn vào thất bại của người khác, bớt ngắm thành công của người ta đi!" Và chính bản thân ông cũng luôn nhìn vào những thất bại của mình trong quá khứ để rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân trên con đường phía trước.
      Khi hồi tưởng những việc đã qua, vị tỷ phú giàu có nhất Trung Quốc không khỏi cảm thán, đồng thời cũng phải cảm ơn những va vấp đầu đời đã tạo nên con người ông của ngày hôm nay.

      Theo đuổi đam mê bất thành

      Năm 1984, sau 3 lần thi cử, cuối cùng Jack Ma cũng trúng tuyển vào trường Đại học Sư phạm Hàng Châu. Năm 1988, Jack Ma tốt nghiệp Đại học rồi trở thành giảng viên dạy tiếng Anh và chuyên ngành Mậu dịch Quốc tế tại Học viện Điện tử Công nghiệp Hàng Châu với mức lương chỉ khoảng 80 tệ (tương đương 273 nghìn đồng - tính theo tỷ giá hiện tại)/tháng. Trong quãng thời gian này, Jack Ma vô cùng chăm chỉ đi phiên dịch để nâng cao khả năng ngoại ngữ và vì ông thật sự yêu thích công việc ấy.
      Khi đã có chút danh tiếng trong giới phiên dịch, Jack Ma bắt đầu tự kinh doanh lần đầu tiên trong đời bằng một văn phòng dịch thuật. Tuy nhiên, ông đã thất bại thảm hại với mức lợi nhuận chỉ khoảng 700 tệ (tương đương 2,3 triệu đồng - tính theo tỷ giá hiện tại), thậm chí còn chẳng đủ tiền để thanh toán chi phí thuê nhà.
      Jack Ma từng có lần chia sẻ về thất bại đầu đời của mình như thế này: "Lần đầu lập nghiệp cũng giống như mối tình đầu vậy, tuy thất bại nhưng vô cùng thấm thía."

      Vượt lên chính mình

      Vì không thể sống được bằng công việc dịch thuật, Jack Ma đã đến Nghĩa Ô và Quảng Châu nhập hoa tươi cùng một số đồ quà tặng lưu niệm về bán. Mãi tới 2 năm sau, khi giới dịch thuật dần ổn định trở lại, ông quyết định quay về con đường cũ và 1 năm sau thì công ty của ông bắt đầu ăn nên làm ra.
      Năm 1995, sau khi có cơ hội tới Mỹ và tiếp cận với mạng internet, Jack Ma đã nuôi ý tưởng rồi nhanh chóng bắt tay vào thực hiện dự án thị trường trực tuyến của mình. Ông đã sáng lập ra công ty mạng Hải Bác Hàng Châu, trở thành chủ quản cho rất nhiều website của các doanh nghiệp khi ấy. Tiếp đó, ông cùng với đội ngũ của mình phát triển hàng loạt trang web cấp quốc gia và giành được những thành công nhất định. Tuy nhiên, tại một số địa phương không có internet ở Trung Quốc, khi mà nhiều người còn chưa hiểu về công việc của Jack Ma, ông thậm chí còn bị gắn cho cái mác "lừa đảo".
      Vượt lên trên tất cả, với 20 nghìn tệ (tương đương 67 triệu đồng - tính theo tỷ giá hiện tại) tiền vốn ban đầu, sau 3 năm, Jack Ma đã thu về 5 triệu tệ (tương đương 16,7 tỷ đồng - tính theo tỷ giá hiện tại).
      Mặc dù học Toán không giỏi, lại chưa bao giờ học quản trị và chưa đọc được báo cáo tài chính, nhưng Jack Ma vẫn quyết tâm theo đuổi con đường mà mình đã chọn. Chính sự kiên nhẫn đã giúp ông vượt qua bao thất bại hết lần này đến lần khác, bởi ông luôn quan niệm rằng: "Con người cần phải có ước mơ, thất bại chính là tài sản quý giá nhất của thành công."

      "Đế chế" Alibaba

      Năm 1999, Jack Ma tiếp tục lập nghiệp với số vốn 500 nghìn tệ (tương đương 1,67 tỷ đồng - tính theo tỷ giá hiện tại). Và từ đó, ông đã từng bước tạo nên "đế chế" Alibaba hùng mạnh, nổi tiếng khắp thế giới của mình.
      Tuy rằng từ khi thành lập tới nay, Alibaba cũng từng phải trải qua vô vàn sóng gió, nhưng sau tất cả, Jack Ma vẫn vững tay chèo để lèo lái con thuyền đi tới những tháng ngày vinh quang, rực rỡ.
      Cho đến nay, hầu như không có ai là không biết đến tỷ phú Jack Ma - người đàn ông Trung Quốc giàu có, ông chủ của tập đoàn Alibaba nổi tiếng khắp thế giới. Ông là minh chứng hùng hồn nhất cho câu nói của chính mình: "Không phải thành công tới quá muộn, mà là vì bạn từ bỏ quá sớm."

      Thành công sẽ đến với người kiên trì

      Đi lên từ 2 bàn tay trắng, Jack Ma đã dùng sự kiên trì và nỗ lực của mình để chứng minh cho cả thế giới thấy rằng chẳng thất bại nào, cho dù là thảm hại nhất, có thể ngăn cản được ước mơ của con người.
      Đúng như lời vị tỷ phú này từng nói: "Hôm nay rất khắc nghiệt, ngày mai càng khắc nghiệt hơn nữa, nhưng ngày kia sẽ là một ngày tươi sáng. Tuy nhiên hầu hết mọi người đều chết ở buổi tối ngày mai, chỉ có những anh hùng thật sự mới có thể nhìn thấy ánh mặt trời của ngày kia.", với niềm tin son sắt vào ước mơ cùng sự nỗ lực của bản thân, Jack Ma đã vượt lên bao khó khăn, trở ngại, và cuối cùng thì thành công cũng đã tìm đến với ông.

      Bỏ cuộc là thất bại lớn nhất

      Jack Ma từng khuyên người khác: "Chỉ tìm biện pháp để thành công, đừng cố tìm lý do để biện minh cho thất bại." Ông luôn tâm niệm rằng nếu không bỏ cuộc, bạn sẽ vẫn có cơ hội, bởi đối với ông thì "bỏ cuộc chính là thất bại lớn nhất" của cuộc đời.
      Có lẽ vì thế mà trong một buổi phỏng vấn đặc biệt của Đài KBS (Hàn Quốc), Jack Ma đã khuyên những bạn trẻ đang ấp ủ trong mình bao ước mơ và hoài bão hãy mạnh dạn bước tiếp trên con đường mà mình đã chọn.
      Vị tỷ phú nổi tiếng chỉ rõ, trước năm 20 tuổi, các bạn trẻ cần học hành thật tốt. Đến trước tuổi 30, điều họ cần làm là học theo một ai đấy, đừng tham vọng vào những công ty lớn, mà hãy vào một công ty nhỏ để học được cách đam mê, học cách khát khao, học cách làm nhiều việc cùng lúc.

      Ngã rồi hãy mạnh dạn đứng dậy bước tiếp

      Đáng chú ý hơn cả, ông còn cho rằng khi đang ở độ tuổi 25, mọi người đều có quyền sai lầm và chẳng việc gì phải quá lo lắng, chỉ cần khi ngã rồi bạn tự biết cách đứng dậy, biết cách đối mặt với thất bại và vươn lên chạm tới thành công.
      Chẳng có chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, mà nếu có thì bàn chân người ta chắc chắn cũng phải thấm đau, phải rướm máu khi chạm tới những mũi gai. Thế nhưng, khi người ta biết cách đứng lên, kiên cường bước tiếp qua muôn ngàn sóng gió thì vinh quang sẽ không còn là điều quá xa vời nữa.

      Doanh nghiệp FDI “đột ngột thua lỗ” sẽ vào tầm ngắm thanh tra thuế

      Tổng cục Thuế yêu cầu các cục thuế địa phương tăng cường thanh kiểm tra với các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế như thua lỗ liên tục nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh hay đột ngột lỗ sau giai đoạn được ưu đãi. 

      Doanh nghiệp FDI “đột ngột thua lỗ” sẽ vào tầm ngắm thanh tra thuế
      Theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế mới đây liên quan đến việc quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, Tổng cục Thuế đã phân loại doanh nghiệp theo 3 đối tượng.
      Cụ thể là doanh nghiệp chưa kê khai nay thuộc đối tượng phải kê khai theo quy định, cần tập trung tuyên truyền hướng dẫn chuẩn bị cho việc kê khai.
      Đối tượng thứ 2 là doanh nghiệp đã và đang thực hiện kê khai, cần triển khai tuyên truyền để đảm bảo doanh nghiệp kê khai đầy đủ, kịp thời theo quy định.
      Đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết và có doanh thu dưới 200 tỷ đồng tập trung hỗ trợ nghiên cứu và áp dụng các quy định đơn giản hoá quy định tại Nghị định 20 và Thông tư 41 của Bộ Tài chính.
      Tổng cục Thuế cũng chỉ đạo việc chủ động rà soát, cập nhật và lưu trữ thông tin về ngành nghề kinh doanh thực tế của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn đảm bảo công tác quản lý thuế theo sát hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
      Ngoài ra, lãnh đạo ngành thuế cũng lưu ý các địa phương tập trung quản lý, thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp có giao dịch liên kết có rủi ro cao về thuế như các doanh nghiệp kê khai thua lỗ liên tục nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh, kết quả kinh doanh thua lỗ hoặc lợi nhuận thấp so với ngành hoặc so với kết quả chung của tập đoàn.
      Bên cạnh đó là những doanh nghiệp FDI đột ngột thua lỗ sau giai đoạn ưu đãi đầu tư, doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết với quy mô lớn hoặc thường xuyên giao dịch với các bên liên kết tại các nước có thuế suất thấp.
      “Lưu ý rà soát và thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kê khai thua lỗ bất hợp lý, tập trung chủ yếu vào một số ngành như sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, dệt may, da giày, công nghiệp chế biến chế tạo, sản xuất kim loại...”, Tổng cục Thuế cho biết thêm.
      Các cục thuế cũng được yêu cầu động rà soát, cập nhật thông tin về ngành nghề kinh doanh thực tế của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn và xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp liên kết để phục vụ cho công tác quản lý cũng như công tác thanh, kiểm tra thuế.

      “Ván cờ” cuối của thị trường ôtô

      Thị trường ôtô Việt Nam 2017 đang như một “ván cờ” cuối cùng giữa người chơi là các nhà sản xuất và phân phối ôtô với một bên là người tiêu dùng. Ván chơi quyết định cho một phần thưởng lớn đặt sẵn lên bàn khiến cả phía đều đưa nhau vào những thế cờ khó. 

      “Ván cờ” cuối của thị trường ôtô
      Thế cờ nghẹt thở
      Năm 2017 là quãng thời gian cuối cùng để các hãng xe chuẩn bị cho một giai đoạn bước ngoặt, trước khi thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc (CBU) có xuất xứ từ các nước nội khối ASEAN giảm về 0%.
      Dù không phải tất cả các loại xe nhập khẩu ASEAN đều được hưởng mức thuế suất này và kịch bản giá xe sẽ không hoàn toàn đơn giản như phép tính 1 + 1 = 2, song ít nhất, nó cũng vẽ ra một bức tranh mà người tiêu dùng chắc chắn đặt nhiều kỳ vọng. Chính điều đó đã đặt các hãng xe vào tâm thế có phần bị động.
      Trong khi đó, trước một viễn cảnh được cho là sẽ nhiều màu hồng, người tiêu dùng hoàn toàn có thể đặt mình vào vị thế chủ động, sẵn sàng chờ đợi để nhận về những kết quả có lợi cho nhu cầu mua sắm.
      Bởi thế, khi ván đấu chính thức được khởi động, cả hai phía đều có những nước khai cuộc một cách chậm rãi.
      Ngay khi vào cuộc, những nước tấn công cơ bản nhất được các hãng xe triển khai bằng việc tung ra một loạt các chương trình giảm giá và khuyến mại ở mức độ vừa phải. Động thái “khích tướng” này nhằm vào mục tiêu đưa người tiêu dùng vào tư thế ứng phó bằng việc gia nhập cuộc chơi mua sắm.
      Tuy nhiên, viễn cảnh về một đợt giảm giá diễn ra vào năm 2018 lại có phần lấn lướt, ít nhất là ở khía cạnh tâm lý. Đó là lý do người tiêu dùng vẫn tiếp tục thủ thế bằng những nước cờ chắc chắn. Cho dù các hãng xe đã cố ý “phơi ra” những nước cờ sơ hở bằng những động thái giảm giá và khuyến mại mạnh mẽ song không vì thế, người tiêu dùng nhiệt tình ngay bằng việc tham gia thị trường.
      Kết quả là, cả người tiêu dùng lẫn các hãng xe đều đang “giam” nhau ở những thế cờ bí. Mỗi nước đi lúc này đều trở nên khó khăn bởi chưa chắc đã đem lại những kết quả như mong muốn.
      Thậm chí cho đến tận thời điểm này, tức là chỉ còn hơn 3 tháng nữa là đồng hồ thời gian chính thức chỉ sang năm 2018, người tiêu dùng vẫn tiếp tục chờ đợi.
      Sau cơn bão giảm giá, các hãng xe vẫn tiếp tục tung ra những đợt giảm giá và khuyến mại, dù nhỏ giọt hơn nhưng kéo dài như mùa mưa ngâu. Đến lúc này, giá bán lẻ các loại ôtô phổ thông đã thực sự xuống mức rất thấp và vì vậy, người tiêu dùng đã ít nhiều bị “ngấm”.
      Tháng 8/2017, tổng sức mua ôtô trên toàn thị trường đã tăng trưởng trở lại 12% so với tháng liền trước, dù vẫn còn khá thấp so với cùng kỳ năm ngoái. Sang tháng 9, những đợt kích cầu vẫn tiếp diễn và sức mua ôtô hoàn toàn có thể được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi.
      Kịch bản khó đoán
      Chấp nhận nén mình từ đầu năm đến nay, các hãng ôtô cũng đã bắt đầu có lợi thế cho những nước cờ tiếp theo trên ván đấu của mình. Ở phía đối diện, sự thủ thế một cách chắc chắn kể từ đầu năm đến nay cũng đã bắt đầu có kết quả, đó là giá xe đã buộc phải kéo xuống rất thấp, nhất là so với khoảng thời gian từ năm 2016 về trước.
      Nhìn thoáng qua, những nước cờ của cả người tiêu dùng lẫn các hãng xe đã bắt đầu thoáng hơn, không còn thủ thế, vây bắt chắc chắn đến mức nghẹt thở như trước. Nhưng kịch bản của ván cờ cuối cùng trên thị trường ôtô năm 2017 vẫn đang thực sự khó dự đoán và có lẽ, kết quả sẽ chỉ được hình dung cho đến nước “chiếu tướng” cuối cùng.
      Trên thực tế, ván cờ - ôtô - đang diễn ra một cách căng thẳng không phải do người tiêu dùng hay các hãng xe bày ra mà họ chỉ là những “kỳ thủ” bị buộc phải ngồi vào ván đấu. Người bày cờ, không ai khác, chính là Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), hay nói cách khác là Chính phủ của các quốc gia khu vực Đông Nam Á.
      Có lẽ, chính tâm lý thụ động khi bước vào ván đấu đã khiến cả 2 người chơi trở nên thận trọng, cho dù phần thưởng cũng là không nhỏ.
      Dẫu sao thì trong ván đấu, dù không rõ ràng nhưng các hãng xe vẫn ít nhiều nắm được lợi thế. Các hãng xe nắm rõ hơn những chi tiết về chính sách thuế, về mỗi loại xe theo từng mức thuế suất khác nhau và họ có thể chủ động cung cấp sản phẩm nào mà họ nhìn thấy lợi nhuận nhiều hơn. Đồng nghĩa, các hãng xe chính là bên có thể tính toán được những nước đi xa hơn so với người tiêu dùng.
      Bằng chứng là đồng thời với những nước đi dồn dập về giá, các hãng xe vẫn đang chuẩn bị sẵn những phương án cho nước chiếu tướng cuối cùng và cho cả kế hoạch để tận dụng kết quả từ ván đấu.
      Dồn dập giảm giá và kích cầu, thời điểm này, có thể thấy khá rõ các hãng xe đang chờ đợi để ngay khi bước sang năm 2018, một số mẫu xe nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan và Indonesia sẽ được tung ra thị trường. Đây đều là những mẫu xe sẽ được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu 0% theo quy định tại ATIGA.
      Tuy nhiên, cũng có thể nhận thấy số lượng các mẫu xe này là không nhiều, thậm chí đếm trên đầu ngón tay cũng là dư thừa.
      Điều này cho thấy, kịch bản về một đợt giảm giá bắt buộc trên thị trường ôtô từ năm 2018 là chưa rõ ràng. Bên cạnh đó, gần như chắc chắn câu chuyện giảm giá sẽ ít nhiều gây nên sự thất vọng đối với người tiêu dùng, nhất là với nhóm người tiêu dùng đã và vẫn sẵn sàng bỏ qua bão giá để chờ đợi.
      Chưa kể, cùng với nhu cầu sở hữu xe, mỗi người tiêu dùng đều có sở thích hay nhu cầu riêng phù hợp với từng loại xe. Trong khi, như đã nêu ở trên, số lượng mẫu xe được hưởng thuế 0% là rất ít bởi tất cả những loại xe đó đều phải đáp ứng một điều kiện quan trọng là tỷ lệ nội địa hóa từ 40% trở lên.
      Khi “ván cờ” càng gần nước chốt, lợi thế của người tiêu dùng có vẻ càng ít đi. Đặt giả thiết, nếu kết thúc ván đấu, kịch bản giảm giá của năm 2018 không như mong đợi, tức là tỷ lệ giảm giá nói chung không thấp hơn so với thời điểm hiện tại, người tiêu dùng chính là bên phải chịu thua thiệt.
      Nhưng cũng không loại trừ một khả năng khác là các hãng xe buộc phải cắt giảm danh mục sản phẩm không được hưởng lợi từ thuế đề tăng cường những mẫu xe nhập khẩu từ ASEAN theo thuế suất 0%. Khi đó, sự kìm nén nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng lại đem về kết quả tốt đẹp.
      Dẫu sao thì khi ván đấu chưa kết thúc, kết quả vẫn chỉ là dự đoán và người chơi vẫn phải chờ đợi nước chiếu tướng hết cờ.

      Nhân viên không cần sếp phải làm bạn với mình, họ muốn lãnh đạo giúp họ đạt được thành công

      Cố gắng để trở thành bạn tốt của nhân viên có thể mang những kết quả không tốt đối với những người quản lý. 

      Nhân viên không cần sếp phải làm bạn với mình, họ muốn lãnh đạo giúp họ đạt được thành công
      Bài viết thể hiện quan điểm của Brian Scudamore, Nhà sáng lập kiêm CEO của O2E Brands – công ty cung cấp các cơ hội sở hữu doanh nghiệp nhượng quyền thương mại trong ngành công nghiệp dịch vụ gia đình trị giá hơn 100 tỷ đô la mỗi năm.
      Trong những ngày đầu tiên điều hành công ty, tôi nhớ đã cố gắng trở thành bạn của tất cả nhân viên. Tôi muốn làm một ông chủ thoải mái và tạo ra một nơi vui vẻ để làm việc. Cuối cùng, những nỗ lực của tôi đã trở nên tồi tệ: Mỗi khi có điều gì đó sai trái, gần như không thể nói với nhân viên của tôi rằng họ đang mắc lỗi và cần phải sửa đổi ngay. Căng thẳng tăng lên, mọi người nói chuyện đằng sau lưng tôi, và không có ai vui vẻ. Cuối cùng, tôi nhận ra rằng, môi trường làm việc mà tôi đang cố gắng tạo dựng đã không thành công. Tôi không phải là người lãnh đạo mà nhân viên của mình cần.
      Trong hầu hết các trường hợp, mọi người không cần (hoặc muốn) ông chủ của họ là người bạn tốt, họ muốn một người quản lý hỗ trợ họ và giúp họ đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình. Ông chủ tuyệt nhất là người tôn trọng nhân viên, đưa ra phản hồi trung thực, hữu ích đối xử với mọi nhân viên công bằng và nghiêm khắc trong công việc.
      Dưới đây là 4 chiến thuật của một nhà lãnh đạo hiệu quả:
      1. Thiết lập ranh giới từ ngày đầu tiên
      Phần lớn thời giờ thức ban ngày của mọi người được dành cho công việc, do đó tạo quan hệ với đồng nghiệp là rất quan trọng. Tuy nhiên, trong khi tình bạn giữa các đồng nghiệp ở cùng cấp có thể cải thiện hiểu quả công việc, mối quan hệ giữa nhân viên và người quản lý có thể có những hậu quả không tốt. Đó là lý do tại sao các nhà lãnh đạo phải đặt ranh giới với các đội của mình ngay từ ban đầu.
      Tôi không nói nó phải là tất cả các hoạt động kinh doanh, mọi lúc. Tại O2E Brands, chúng tôi khuyến khích một môi trường làm việc thoải mái, nơi các nhà lãnh đạo và nhân viên cấp dưới có thể trao đổi thẳng thắn trong công việc. Nhưng chúng tôi cũng có cấu trúc và kiểm tra thường xuyên để đánh giá năng lực của nhân viên, những người làm việc tích cực và những người lười biếng.
      2. Không chơi trò “nhân viên cưng”
      Là người quản lý, bạn không được phép quá thân thiện với một số người trong nhóm của bạn, nó có thể tạo ra sự thiên vị kể cả đó không phải ý định của bạn. Mọi người sẽ cho rằng đồng nghiệp của họ đang được đối xử đặc biệt. Điều này có thể làm cho những người trong nhóm bạn đố kị lẫn nhau gây mất đoàn kết khiến năng xuất cống việc của toàn đội đi xuống.
      Công việc của bạn là trở thành một nhà lãnh đạo khách quan, người giữ mọi người trên cùng một con thuyền. Khi bạn đối xử bình đẳng với tất cả mọi người, thì bạn chính là nơi giải quyết tất cả xung đột của cả đội.
      3. Hỗ trợ nhân viên đạt được mục tiêu phấn đấu của họ
      Một ông chủ đã cho mọi người một môi trường thực sự thoải mái nhưng lại không cho họ mục tiêu phấn đấu và nỗ lực vì điều gì? Điều đó thật tồi tệ. Nhân viên cần sự hỗ trợ và chỉ đạo của bạn. Trên thực tế, các nhà quản lý giúp nhân viên của họ đặt ra và đạt được mục tiêu khiến công việc năng suất và sáng tạo hơn.
      Hàng tuần, các nhà quản lý của chúng tôi gặp gỡ các thành viên trong nhóm của họ để thiết lập và đánh giá mục tiêu. Thay vì chỉ có hành động từ một phía, những nhân viên ở đây có thể nói về các dự án hiện tại, những gì đang làm và những gì không, và bất kỳ thách thức, khó khăn cản trở việc hoàn thành mục tiêu. Nó đảm bảo rằng các nhà quản lý sát sao đến từng thành viên trong nhóm và hỗ trợ kịp thời khi họ cần.
      4. Lựa chọn giữa “thân thiện” và được tôn trọng
      Đối với tôi, một ông chủ được tôn trọng hơn là làm bạn với nhân viên. Vào cuối ngày, không có gì sai trở nên thân thiện với nhân viên của bạn. Nhưng với người lãnh đạo, thật khó tin tưởng vào một người không giữ vị trí của họ một cách nghiêm túc. Một nhà lãnh đạo mạnh mẽ biết khi nào thì bình tĩnh được - và quan trọng hơn là khi nào phải đưa ra những nguyên tắc cứng rắn và nghiêm khắc. Đến cuối cùng, sau một thời gian dài khi mà tất cả những nguyên tắc đều khiến nhân viên làm việc tốt hơn và đạt được những mục tiêu của mình, họ sẽ rất biết ơn bạn.

      Cảnh ngổn ngang, dang dở trên công trình đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông

      Cảnh ngổn ngang, dang dở trên công trình đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông 

      Cảnh ngổn ngang, dang dở trên công trình đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông
      Cảnh ngổn ngang, dang dở trên công trình đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông - Ảnh 1.
      Theo kế hoạch cuối tháng 7/2017, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẽ hoàn thành công tác lắp đặt thiết bị và bắt đầu chạy thử liên động toàn hệ thống vào tháng 10.
      Cảnh ngổn ngang, dang dở trên công trình đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông - Ảnh 2.
      Dù sắp đến thời điểm dự kiến cho việc chạy thử, công trường vẫn rất ngổn ngang
      Cảnh ngổn ngang, dang dở trên công trình đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông - Ảnh 3.
      Các nhà ga mới chỉ hoàn thiện phần thô, sắt thép rỉ sét
      Cảnh ngổn ngang, dang dở trên công trình đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông - Ảnh 4.
      Đường ray kỹ thuật đoạn vào ga vẫn chưa được hoàn thiện
      Cảnh ngổn ngang, dang dở trên công trình đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông - Ảnh 5.
      Công trường ngổn ngang vật liệu
      Cảnh ngổn ngang, dang dở trên công trình đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông - Ảnh 6.
      Lan can cầu thang nhếch nhác, nham nhở với những thanh chắn tạm bợ
      Cảnh ngổn ngang, dang dở trên công trình đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông - Ảnh 7.
      Hệ thống thang máy, điện, trần, thoát nước chưa được lắp đặt
      Cảnh ngổn ngang, dang dở trên công trình đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông - Ảnh 8.
      Những khe hở khoảng 20cm vẫn chưa được bịt
      Cảnh ngổn ngang, dang dở trên công trình đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông - Ảnh 9.
      Nước tù lênh láng trên mặt sàn công trình
      Cảnh ngổn ngang, dang dở trên công trình đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông - Ảnh 10.
      Với những hình ảnh mà nhóm phóng viên vừa ghi nhận, có thể nói việc chạy thử liên động toàn hệ thống vào tháng 10 là không thể và kế hoạch đưa vào khai thác thương mại vào quý II năm 2018 là điều khó khả thi.
      Cảnh ngổn ngang, dang dở trên công trình đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông - Ảnh 12.
      Cảnh ngổn ngang, dang dở trên công trình đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông - Ảnh 13.

      Aeon xây trung tâm mua sắm 180 triệu USD tại Hải Phòng

      Dự án có quy mô 9,3ha, dự kiến hoạt động vào đầu năm 2020. 

      Chiều 20/9, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hải Phòng, Công ty TNHH AeonMall Việt Nam và Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án Trung tâm mua sắm AeonMall tại quận Lê Chân, Hải Phòng.
      AeonMall Việt Nam sẽ thực hiện đầu tư Dự án Trung tâm mua sắm AeonMall Hải Phòng với mục tiêu chính là đầu tư, xây dựng, quản lý, kinh doanh, phát triển trung tâm thương mại tổng hợp và cung cấp các dịch vụ có liên quan, bao gồm dịch vụ ăn uống, khu vui chơi cho trẻ em; cho thuê không gian, quầy, kệ bán hàng đã được đầu tư xây dựng, lắp đặt, trang trí hoàn thiện...
      Aeon xây trung tâm mua sắm 180 triệu USD tại Hải Phòng - Ảnh 1.
      Dự án Trung tâm mua sắm AeonMall Hải Phòng có diện tích 9,3ha, đặt tại trục đường Hồ Sen - Cầu Rào 2, phường Kênh Dương và phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân. Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 180 triệu USD (4.000 tỷ đồng), dự kiến đưa vào hoạt động vào đầu năm 2020.
      Theo tính toán, Trung tâm sẽ đón khoảng 13 triệu lượt khách mỗi năm từ Hải Phòng và các vùng lân cận đến mua sắm, vui chơi và thụ hưởng các dịch vụ hấp dẫn khác.
      Dự án hoàn thành sẽ vừa giải quyết việc làm cho 2.000 lao động, vừa tăng thu ngân sách cho thành phố, vừa góp phần tạo động lực cho hàng trăm doanh nghiệp vừa và nhỏ của thành phố phát triển.
      Aeon Mall đến Việt Nam từ năm 2009, cho ra mắt trung tâm mua sắm đầu tiên vào năm 2014. Đến nay, Aeon đã có 4 trung tâm tại Tân Phú, Bình Dương, Bình Tân và Long Biên. Trung tâm thứ 5 sẽ được đặt tại Hà Đông, còn Hải Phòng là nơi đặt trung tâm thứ 6.

      TP. HCM sẽ tạm thời ngưng cấp phần mềm Uber, Grab kết nối xe mới

      Trước tình hình lưu thông giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng trở nên ngột ngạt, Sở Giao thông Vận tải Thành phố sẽ có văn bản gửi các đơn vị cung cấp sử dụng phần mềm như Grab, Uber tạm thời ngưng cung cấp kết nối thêm xe mới. 

      TP. HCM sẽ tạm thời ngưng cấp phần mềm Uber, Grab kết nối xe mới
      Trước tình hình lưu thông giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng trở nên ngột ngạt, Sở Giao thông Vận tải Thành phố sẽ có văn bản gửi các đơn vị cung cấp sử dụng phần mềm như Grab, Uber tạm thời ngưng cung cấp kết nối thêm xe mới.
      Giao thông tại địa bàn liên tục xảy ra các vụ kẹt xe nghiêm trọng không chỉ tại cửa ngõ, trung tâm, sân bay, cảng biển, khu công nghiệp vào các giờ cao điểm mà còn diễn ra ở hầu khắp địa bàn và ở bất cứ thời gian nào.
      Một trong những nguyên nhân là do sự gia tăng đột biến phương tiện xe cá nhân, xe hợp đồng dưới chín chỗ kinh doanh vận tải hành khách đã phá vỡ quy hoạch taxi, gia tăng các vụ ùn ứ giao thông. Tại khu vực trung tâm, tốc độ di chuyển chỉ đạt mức trung bình 20,7km/h vào buổi sáng và 19,3km/h vào buổi chiều.
      Trước tình hình đó, lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, sẽ cung cấp danh sách xe ôtô chín chỗ ngồi trở xuống được cấp phép phù hiệu “xe hợp đồng” cho Công an thành phố nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác tuần tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm khi tham gia kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng.
      Thanh tra Sở Giao thông Vận tải sẽ tiếp tục kiểm tra xử lý tình trạng xe ôtô không có phù hiệu “xe hợp đồng” nhưng tham gia hoạt động vận tải, kể cả xe được sở giao thông vận tải tỉnh thành phố khác cấp phù hiệu nhưng hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
      Đặc biệt, Sở Giao thông Vận tải Thành phố sẽ có văn bản gửi các đơn vị cung cấp sử dụng phần mềm như Grab, Uber tạm thời ngưng cung cấp kết nối thêm xe mới, nhằm ổn định hoạt động vận tải để chờ Bộ Giao thông vận tải tổ chức tổng kết hai năm thực hiện thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng.
      Sở Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP trong đó quy định chặt chẽ về quản lý hoạt động của loại hình Uber, Grab; đồng thời điều chỉnh các điều kiện kinh doanh taxi nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, phát huy ứng dụng khoa học công nghệ thông tin để quản lý.
      Ngoài ra, Sở Giao thông Vận tải khuyến cáo các cá nhân, đơn vị vận tải cân nhắc đầu tư thêm xe mới (ôtô dưới chín chỗ) để đưa vào tham gia kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, nhằm tránh các khó khăn khi điều chỉnh quản lý đối với loại hình này sau khi kết thúc thí điểm.
      Về giải pháp lâu dài, Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, bến bãi để đáp ứng nhu cầu về đậu đỗ, nhằm góp phần giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố; lập đề án thu phí với ôtô vào một số khu vực trung tâm; hạn chế ôtô tải lưu thông vào khu vực nội đô; cấm dừng, đỗ ôtô theo ngày chẵn lẻ…
      Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải, tính đến tháng Tám, Thành phố có gần 7,5 triệu xe máy và 663.000 ôtô, chưa kể hơn 1 triệu phương tiện vãng lai hàng ngày trên địa bàn. Đến nay, xe ôtô hợp đồng dưới chín chỗ tham gia kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có khoảng 34.880 xe (gồm 11.060 xe taxi và 23.820 xe dưới chín chỗ chở khách theo hợp đồng).
      Từ đầu năm đến nay, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải đã phát hiện và lập biên bản 159 vụ xe Uber, Grab vi phạm với tiền phạt hơn 600 triệu đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu như không đăng ký kinh doanh, không có giấy phép kinh doanh vận tải, dừng đỗ phương tiện không đúng quy định, không có danh sách, hợp đồng vận chuyển, không có thiết bị giám sát hành trình, không có phù hiệu, không niêm yết tên, số điện thoại đơn vị.../.

      Cả Flappy Bird hay VNG đều chưa phải là startup toàn cầu, vậy lý do nào khiến các startup Việt không thoát ra khỏi "ao làng"?

      Lâm Trần hiện là CEO startup trong lĩnh vực ăn uống mang tên Wisepass, chuyên kết nối người cung cấp rượu và khách hàng thông qua việc bán thẻ thành viên. Dưới đây là quan điểm cá nhân của anh về vấn đề startup Việt Nam thường khó vươn ra toàn cầu, được đăng trên trang Tech In Asia. 

      Cả Flappy Bird hay VNG đều chưa phải là startup toàn cầu, vậy lý do nào khiến các startup Việt không thoát ra khỏi "ao làng"?
      Tôi là Lâm Trần. Vài tháng trước, startup của tôi đã nhận được sự hỗ trợ từ vườn ươm tăng tốc khởi nghiệp Viisa (Vietnam Innovative Startup Accelerator). Tôi nhắm đến mục tiêu sẽ đưa startup hoạt động trên phạm vi toàn cầu, tuy nhiên việc này rất khó vì thực tế ở Việt Nam, cũng chưa có startup nào làm được. Tôi vẫn đang vật lộn với việc xây dựng quy trình từng ngày. Và tôi nghĩ mình nên chia sẻ câu chuyện cũng như quan điểm cá nhân về vấn đề tại sao Việt Nam chưa có startup nào thành công trong việc tăng quy mô lên mức toàn cầu.
      Trước hết tôi muốn làm rõ khái niệm startup toàn cầu là gì?
      Theo tôi, đây là một công ty đã hoạt động tại hơn 15 quốc gia trên thế giới với doanh thu hàng năm lớn hơn 1 tỷ USD. Nhiều người sẽ nghĩ đến Flappy Bird hoặc VNG nhưng tôi không cho là như vậy.
      Flappy Bird là một cơn lốc nhưng nó không tồn tại lâu. Trò chơi này được tải về và phổ biến tại hơn 15 quốc gia nhưng cũng không có thông tin nào cho thấy nó mang về cho Nguyễn Hà Đông 1 tỷ USD doanh thu.
      VNG là một câu chuyện thành công của Việt Nam. Tuy nhiên đến nay, họ vẫn chưa ra mắt một sản phẩm nào ở phạm vi toàn cầu. Bản thân công ty cũng không kiếm được 1 tỷ USD doanh thu mỗi năm và có vẻ như họ đang đi khá xa mục tiêu này.
      Sau khi đã trình bày xong về trường hợp của Flappy Bird và VNG, tôi xin đưa ra một vài lý do khiến các startup Việt Nam khó đạt tới phạm vi toàn cầu.
      Lý do 1: Tư duy
      Ở Việt Nam, chúng ta hiếm thấy các ý tưởng mang tính cách mạng. Phần lớn mọi người thường nhìn vào những mô hình đã thành công ở nước ngoài và tìm cách địa phương hóa để mang về Việt Nam. Tuy nhiên, các ý tưởng này hiếm khi đem lại hàng tỷ USD vì bản chất thị trường trong nước quả nhỏ.
      Cũng có một số doanh nhân nghĩ đến việc xây dựng startup mang tầm khu vực, nhưng họ chưa dám vượt ra khỏi phạm vi Đông Nam Á, vì chỉ riêng việc mở rộng hoạt động tại Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore hay Philippines đã rất phức tạp.
      Một số rất ít thì nghĩ đến Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông và Đài Loan; còn với người hàng xóm Trung Quốc, tốt nhất hãy chờ đến khi Elon Musk thành lập một đế chế riêng trên sao Hỏa.
      Lý do 2: Hệ sinh thái
      Dù tốt hay xấu, hầu hết tất cả những nhà đầu tư tôi đã gặp đều khuyên tôi nên thành lập công ty ở Singapore hoặc Hong Kong. Nguyên nhân là do một số quy định hành chính gây cản trở, khiến nhà đầu tư cảm thấy rủi ro và không muốn rót tiền vào startup ở Việt Nam.
      Mặc dù mức độ tăng trưởng GDP của Việt Nam khá hấp dẫn, nhưng vẫn chưa có khung pháp lý để giảm bớt sự lo ngại này. Phần lớn dòng tiền chảy vào Singapore và các startup trong nước cũng phải sang đây để ký kết một số hợp đồng đầu tư.
      Nếu thủ tục mở một doanh nghiệp mới tại Việt Nam dễ dàng như ở Singapore, việc rút tiền ra khỏi lãnh thổ Việt Nam cũng không khó khăn và doanh nghiệp có thể sử dụng hóa đơn điện tử thì dòng tiền đổ về Việt Nam có lẽ sẽ nhiều hơn.
      Không ít lần mọi người nói với tôi rằng thật tuyệt vời khi bắt đầu sự nghiệp tại Việt Nam. Ở đây có nguồn nhân lực công nghệ thông tin giá rẻ nếu so với San Francisco. Điều này đúng nhưng không thể đảm bảo chúng ta có thể xây dựng những đế chế tỷ USD. Bên cạnh yếu tố chi phí, cần tính đến những vấn đề khác như năng suất lao động, kinh nghiệm, ngoại ngữ...
      Ngoài ra hiện nay, thật khó cho các lập trình viên trong nước tìm được một công việc thực sự thú vị. Những người ưu tú có xu hướng dịch chuyển sang các quốc gia khác như Singapore hay Hoa Kỳ, nơi họ có thể nhận được mức lương tốt hơn. Vì vậy rất ít công ty Việt Nam giữ được nhân tài ở lại.
      Lý do 3: Tính quốc tế hóa
      Mở rộng hoạt động sang các nước khác đồng nghĩa với việc startup phải đối mặt với rất nhiều thách thức (giao tiếp, văn hoá, tiền tệ, chênh lệch múi giờ,...) và nếu chỉ đi một mình, startup hiếm khi được chuẩn bị tốt để vượt qua. Đây cũng là vấn đề về mạng lưới quan hệ, thông tin địa phương và các chiến lược, chiến thuật. Hiện không có khuôn khổ nào trợ giúp cho các startup mở rộng trên phạm vi 15 quốc gia trở lên và không có đủ người hướng dẫn (mentor) để sát cánh cùng những người sáng lập đi qua từng giai đoạn phát triển.
      Hãy thành thật với nhau, có startup tiên phong nào đang làm tốt việc mở rộng trên 15 quốc gia không? Thực tế là không.
      Có nhà đầu tư nào sẵn sàng trợ giúp startup để phát triển trên quy mô toàn cầu? Cũng không luôn. Nguyên nhân là do ở giai đoạn cuối cùng giúp startup thu hồi vốn (exit), các quỹ đầu tư thường nghĩ đến giải pháp đơn giản là bán lại vì thực tế, hoạt động IPO thường không diễn ra hoặc rất ít khi diễn ra.
      Trên đây là những chia sẻ của tôi, hãy cho tôi biết bạn nghĩ gì về điều này?

      Trước khi mua lại Hãng phim truyện Việt Nam, chính Vivaso cũng bị thâu tóm với kịch bản tương tự bởi cùng một ông chủ

      Là chủ mới của Hãng phim truyện Việt Nam (chiếm 65% cổ phần) nhưng Tổng công ty Vận tải thủy (Vivaso) không phải là một doanh nghiệp Nhà nước như tên gọi. Năm 2014, Vivaso được mua lại bởi Công ty Liên hợp xây dựng Vạn Cường của ông Nguyễn Thủy Nguyên. 

      Trước khi mua lại Hãng phim truyện Việt Nam, chính Vivaso cũng bị thâu tóm với kịch bản tương tự bởi cùng một ông chủ
      Chủ tịch HĐQT Vivasco Nguyễn Thủy Nguyên. Ảnh: Tiền phong
      Trong vụ ầm ĩ về cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) mà giờ đổi tên thành Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam, người chủ thực sự không phải là không Nguyễn Danh Thắng, Chủ tịch HĐQT. Điều này có thể thấy rõ qua cuộc họp với các nghệ sĩ của VFS ngày 19/9. Hôm đó, ông Nguyễn Danh Thắng với tư cách là Chủ tịch HĐQT yêu cầu những người đặt câu hỏi viết ra giấy gửi lên, nhưng người trả lời lại là ông Nguyễn Thủy Nguyên, Chủ tịch HĐQT của Vivaso (cổ đông chiếm 65% của VFS).
      Tuy nhiên, vị trí Chủ tịch HĐQT Vivaso của ông Nguyên cũng chỉ là chức danh mới có sau khi tổng công ty này bị mua lại bởi Công ty Liên hợp xây dựng Vạn Cường năm 2014. Và công ty thực hiện thương vụ mua lại cũng do ông Nguyễn Thủy Nguyên làm chủ (chức danh là Tổng giám đốc và sở hữu gần 100 % vốn) điều lệ.
      Sự trùng hợp ở 2 thương vụ mua thâu tóm của Vạn Cường
      Vivaso là doanh nghiệp Nhà nước có trong danh sách cổ phần hóa của Bộ Giao thông vận tải. Ngày 19/3/2013, Vivaso đã tiến hành đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng với việc chào bán rộng rãi hơn 15 triệu cổ phần nhưng chỉ 550.700 cổ phần bán được với giá 10.000 đồng/cổ phần.
      Công ty Liên hợp xây dựng Vạn Cường xuất hiện sau đó 1 tuần, nhưng đã nhanh chóng soạn thảo công văn về việc xin mua hết toàn bộ hơn 14 triệu cổ phần chưa bán hết. Sau khi nắm giữ 45% số cổ phần (15 triệu cổ phiếu) của Vivaso, Vạn Cường tiếp tục đăng ký mua thêm 20% cổ phần. Khi mua lại, ông chủ của Vạn Cường chia sẻ: “Các công ty đường bộ bán cổ phần thì thi nhau mua, nhưng công ty đường thủy thì bán mãi chẳng ai mua. Lý do là vận tải thủy nghèo, người làm đường thủy rất nghèo!”.
      Với Vivaso, ngoài việc có giá trị doanh nghiệp của một tổng công ty vận tải đường thủy, công ty này đang quản lý sử dụng nhiều khu đất có giá trị lớn ở miền Bắc với tổng diện tích là 50ha. Trong số đó có các vị trí giá trị lớn như ở 158 Nguyễn Văn Cừ (Long Biên, Hà Nội), hoặc các khu nhà xưởng, mặt bằng cũng ở vị trí đẹp như phường Tân Ấp (quận Ba Đình); phố Kim Mã, Láng Hạ, Thanh Xuân, Đội Cấn (Hà Nội)…
      Sau khi mua cổ phần chi phối tại Vivaso, ông Nguyễn Thủy Nguyên lên làm Chủ tịch HĐQT và thay các nhân sự cao cấp tại đây.
      Với VFS, câu chuyện cũng diễn ra có nét tương tự khi Vivaso (do Công ty Vạn Cường làm chủ) trở thành nhà đầu tư chiến lược mua tới 65% vốn điều lệ với giá khoảng gần 33 tỷ đồng. Thêm vào đó, VFS hiện đang được quyền thuê và sử dụng 4 khu “đất vàng”.
      Ở Hà Nội có 3 lô: 5.443,5m2 đất tại số 4 Thụy Khuê, hình thức sở hữu là thuê đất trả tiền hàng năm, đất đã thuê hơn 50 năm; 904,9m2 đất ở ngõ 151 Hoàng Hoa Thám - hình thức sở hữu là giao đất; 6.382,8m2 đất ở Đông Anh (tức trường quay Cổ Loa) - hình thức sở hữu là giao đất. VFS có một lô đất 1.208,72m2 đất ở số 6 Thái Văn Lung, quận 1, TPHCM - hình thức sở hữu thuê đất của nhà nước.
      Vì sao câu chuyện gây chú ý?
      Tuy nhiên, không giống như thương vụ mua lại Vivaso, ông Nguyễn Thủy Nguyên và Công ty Liên hợp xây dựng Vạn Cường gây chú ý đặc biệt bởi lần này là VFS với lịch sử đã 60 năm và có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, Và đạo diễn Quốc Tuấn, đạo diễn Thanh Vân…đồng loạt lên tiếng tại buổi đối thoại với các ông chủ mới của VFS hôm 19/9.
      Chưa hết, cả Vivaso hay công ty đứng sau là Vạn Cường đều là những công ty không có chút liên quan gì đến ngành nghệ thuật hay đầu tư phim ảnh. Thế nhưng, trong cam kết trở thành nhà đầu tư chiến lược, chiếm 65% vốn của VFS, đại diện Vivaso lại chấp nhận 7 tiêu chí mà một vài trong số đó rất khó thực hiện mà Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch yêu cầu.
      Các điều kiện này bao gồm: 90% doanh thu phải từ sản xuất phim; trả các khoản nợ trước đó của Hãng; đầu tư cơ sở sản xuất phim; tuân thủ phương án sử dụng đất đã được duyệt; sử dụng toàn bộ số lao động hiện có; sử dụng tối thiểu 20% vốn chủ sở hữu cho việc sản xuất phim. Và cam kết này đi kèm với một cảnh báo: “Nếu nhà đầu tư không làm đúng cam kết, sẽ xử lý theo chế tài”.
      Kể từ khi thực sự tiếp quản hãng phim (khoảng 3 tháng) dưới tên mới là Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam, những ông chủ mới chưa thấy thực hiện nhiều các cam kết liên quan đến điện ảnh. Thay vào đó, họ quy hoạch lại cơ sở vật chất để tăng tính hiệu quả như việc dồn các phòng biên kịch, đạo diễn, thiết kế, quay phim vào một phòng; diện tích trống để cho thuê…