Sự ảnh hưởng lớn nhất
Ít ai biết được rằng, trước khi trở thành một doanh nhân thành đạt như hiện nay, Adam Neumann đã có ít nhất hai lần mạo hiểm và thất bại để rồi chán nản và sa đà vào những buổi tiệc tùng và những cô gái chân dài.
Chỉ đến khi anh gặp vợ tương lai và cũng là một trong những đồng sáng lập WeWork - Rebekah Paltrow (chị em họ với nữ minh tinh Gwyneth Paltrow) Neumann mới thức tỉnh và được cô kéo về với thực tại.
Lúc đó Paltrow đã nói với Neumann rằng: "Anh có rất nhiều tiềm năng, nhưng anh quá sa đọa" và cô đã thách thức anh thay đổi quan điểm của mình về ý nghĩa thành công và trở thành một người có ích cho bản thân để giúp đỡ người khác.
Neumann có 30 ngày để thực hiện thử thách này và anh đã làm được.
Vị CEO trẻ tuổi cũng ngọt ngào ghi nhận vợ chính là người đã giúp anh thay đổi cuộc sống và lối suy nghĩ. Anh nói rằng 12 năm trước, khi gặp vợ, anh đang theo đuổi giấc mơ giàu có nhưng thất bại nặng nề. "Tôi từng đem tiền bạc và cuộc sống bận rộn trở thành động lực khi bắt tay vào sự nghiệp kinh doanh. Trước đây, tôi bán quần áo trẻ sơ sinh và bị ám ảnh bởi việc kiếm tiền. Sự nghiệp thất bại khiến tôi rơi vào bế tắc. Tôi trở thành kẻ nghiện thuốc lá và sút gần 10kg chỉ trong khoảng thời gian ngắn".
"Mọi chuyện thật sự thay đổi khi tôi gặp được Rebekah. Khi đó, cô ấy đã không ngại mắng tôi là kẻ ba hoa mà không thể hiện được điều gì. Tôi thậm chí không thể mời cô ấy một bữa ăn tối. Sau đó, cô ấy cảnh cáo tôi chấm dứt làm những điều sai lầm. Đừng cắm đầu làm việc vì tiền mà thay vào đó hãy tìm kiếm công việc bản thân yêu thích".
"Cô ấy nói với tôi rằng nếu tôi có đam mê và định hướng đúng đắn, nó sẽ dẫn tôi đi đúng hướng và trở thành người thực sự hạnh phúc. Tiền bạc sau đó cũng sẽ tự tìm đến", vị tỷ phú 39 tuổi chia sẻ lời nói của vợ Rebekah đã giúp anh thức tỉnh và nảy ra ý tưởng khởi nghiệp. Adam Neumann là người đam mê kiến trúc tòa nhà và yêu thích kết nối mọi người lại với nhau. Đó là lý do anh sáng lập ra WeWork, nơi chia sẻ không gian làm việc thân thiện. Rebekak cũng là người phụ nữ duy nhất khiến anh phải từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
Thành công quá sớm của WeWork khiến nhà đồng sáng lập Adam Neumann cảm thấy tự mãn
Thành lập từ năm 2010 với quy mô chỉ khoảng 10 nhân sự, WeWork – gã khổng lồ chia sẻ văn phòng có trụ sở tại New York chuẩn bị nhận thêm một khoản đầu tư lớn nữa từ tập đoàn Softbank của Nhật Bản.
Vào thời điểm WeWork đạt mức định giá 5 tỷ USD vào cuối năm 2014, Adam Neumann cho biết anh đã phải đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất: cái tôi tự mãn của bản thân. Sau khi giàu lên quá nhanh, Neumann bắt đầu thường xuyên nghĩ rằng mình giỏi hơn những người khác. Những suy nghĩ đó không chỉ đe dọa thành công của Neumann mà còn gây nguy hiểm cho công ty.
Cả khi có sự giúp đỡ của Paltrow, đôi khi những suy nghĩ tự mãn vẫn le lói trong đầu Neumann.
"Nếu không kiềm chế bản thân, bạn không thể xem công ty là của 'chúng ta' mà là của 'tôi'", Neumann nói với Business Insider.
Để giúp kiềm chế cái tôi của mình, Neumann (một người gốc Do Thái), đã tìm kiếm lời khuyên của giáo sĩ. Một vị giáo sĩ đã đề nghị Neumann thực hiện Shabbat, một phương pháp cấm sử dụng các sản phẩm/dịch vụ công nghệ suốt 25 giờ để dành thời gian với những người thân yêu và trở nên gần gũi hơn với Chúa.
Neumann cho biết việc thực hành ngắt mọi kết nối cho phép anh có thời gian soi xét lại bản thân. Theo vị tỷ phú trẻ, công nghệ chịu trách nhiệm phần nào cho những đau đớn và sự cô đơn mà con người cảm thấy hiện nay.
"Tôi tin rằng nhờ mỗi tuần tôi ngắt kết nối trong 25 giờ và chỉ tập trung vào những gì quan trọng nhất, suy nghĩ về bản thân tôi đã thực sự tìm ra cách quản lý bản thân và hành vi của mình", Neumann nói với Business Insider.
Ngoài Shabbat, Neumann cũng khẳng định vợ anh là người đã giúp anh sống tích cực hơn. Những cống hiến lớn lao của Paltrow cho mục tiêu giúp đỡ xã hội đã giúp kéo Neumann trở lại khi anh cảm thấy cái tôi của mình trở nên quá lớn.
"Tôi nghĩ rằng những đóng góp của cô ấy cho cuộc sống của tôi không hề được phóng đại", Neumann nói.
Con đường rộng mở
Một không gian làm việc chung do WeWork điều hành
WeWork hiện được định giá 47 tỷ USD sau các khoản đầu tư nhận được. Trước đó, con số này chỉ là 20 tỷ USD khi Softbank đầu tư 4,4 tỷ USD vào năm kia.
Thỏa thuận mới đây cho phép Softbank mua cổ phiếu WeWork với giá 110 USD/cổ phiếu trước tháng 9/2019 dù công ty này sẽ IPO, và huy động thêm 1 tỷ USD hoặc là bị mua lại.
WeWork hiện hoạt động với 668 cơ sở đã mở hoặc sớm có sẵn trên 117 thành phố khắp thế giới. Trong báo cáo gửi nhà đầu tư vào thứ 3, công ty này cho biết 50% số bàn trong không gian của họ hiện ở bên ngoài nước Mỹ và trạng thái số chỗ hoạt động lên tới 84%.
(Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét