Lưu Bị , tự Huyền Đức, còn thường được gọi là Lưu hoàng thúc, là hoàng đế sáng lập nhà Thục Hán. Ông là một trong ba vị hoàng đế thời Tam Quốc .
Sau khi qua đời ở Bạch Đế Thành, các đại thần của ông được cho là đã đưa di quan của ông trở về Thành Đô, chôn cất tại một nơi gọi là Huệ Lăng.
Tính tới nay, lăng mộ ấy đã có khoảng 1.800 năm tuổi. Nhưng sách sử chính thống luôn cho rằng lăng mộ Lưu Bị chưa từng bị khai quật cho tới ngày nay. Cũng chưa ai chắc chắn về nơi đặt thi hài của Lưu Bị.
Tại sao lại như vậy?
Trên thực tế, nhiều người cho rằng câu hỏi này không khó trả lời. Có thể những người biết chính xác nhất mộ phần Lưu Bị ở đâu thì đều đã quyết định mang theo bí mật này tới khi họ chết.
Theo các tư liệu về thời kỳ Tam Quốc, quan tài của Lưu Bị đã được đưa từ Vĩnh An trở về Thành Đô vào tháng 5 âm lịch (năm 233 sau công nguyên), rồi sau đó được chôn cất tại Huệ Lăng vào tháng 8 cùng năm.
Một số người đoán rằng ngôi mộ của ông yên ổn, không bị khai quật hoặc trộm cắp vì không ai biết lăng mộ chính xác ở đâu. Hiện tại, nhiều người có những ý kiến khác nhau về vị trí của nó.
Các giả thiết về vị trí của mộ phần Lưu Bị
Lập luận đầu tiên là lăng nằm ở chính đông Thành Đô, trong đền Vũ Hầu, luận điểm này phù hợp với tư liệu trong Tam Quốc.
Luận điểm thứ hai cho rằng mộ phần của ông nằm trong đập ngăn lũ Liên Hoa thuộc dãy núi Bành Sơn, Tứ Xuyên hiện tại.
Còn luận điểm thứ ba thậm chí nói rằng ông đang yên nghỉ ở huyện Phụng Tiết, thành phố Trùng Khánh ngày nay.
Một trong những nơi thờ tự của giai cấp quý tộc thời xưa với gò đất cao, nhưng chưa thể chắc chắn đó là nơi chôn cất Lưu Bị (Ảnh: Sohu.com)
Quách Mạt Nhược (nhà thơ, nhà sử học nổi tiếng Trung Quốc) cho rằng Phụng Tiết khó có thể là địa danh đặt thi hài vì những hạn chế của cơ sở, đường xá vào vào thời điểm đó. Khi Lưu Bị mất là vào mùa hè, cùng lắm cũng chỉ giữ thi thể không bị thối rữa được 30 ngày.
Mà như vậy cũng quá lâu, vì quãng đường trở về Phụng Tiết (khi ấy thuộc Thành Đô) tương đối xa. Nếu thực sự người ta có thể chuyển về như vậy thì kỹ thuật bảo quản thi hài lúc ấy phải đạt được trình độ vô cùng cao.
Vị trí của lăng mộ tới nay vẫn luôn luôn là một bí ẩn. Từ lâu, nhiều người, trong đó có cả các kẻ trộm mộ, muốn tìm lăng mộ Lưu Bị, nhưng chưa khả thi. Thành Đô, Bành Sơn, Phụng Tiết và những nơi khác đều không có kết quả.
Vào thời Nam Tống, học sĩ Nhậm Uyên trong tác phẩm "Trùng Tu Tiên Điển Ký" cũng nói rằng Huệ Lăng ở Thành Đô chỉ là một nơi thờ cúng, thậm chí là mộ giả để đánh lừa kẻ địch, không phải lăng thực sự.
Vậy nếu không phải ở Thành Đô thì Lăng mộ của nhân vật lịch sử này có thực sự nằm trong khu vực đập Liên Hoa ở núi Bành Sơn, Tứ Xuyên không?
Bành Sơn còn có tên gọi khác là Vũ Dương vào thời cổ đại và được mệnh danh là "trung hiếu chi bang" (tạm dịch là nơi tận trung tận hiếu) hay "trường thọ chi hương" (vùng đất vĩnh cửu), có một ngôi mộ hình hoa sen ở huyện Bành Sơn, vị trí đặt rất hoàn hảo.
Chín ngọn đồi nhỏ xung quay như những cánh hoa sen. Chính giữa là mộ, nghi ngờ đó chính là nơi an táng vị hoàng đến đầu tiên của nhà Thục Hán.
Lối đi dẫn tới một khu mộ cổ trong đập Liên Hoa gần núi Bành Sơn, Tứ Xuyên (Ảnh: Sohu.com)
Thực sự thì cách 40 dặm về phía bắc đập Liên Hoa có một mộ phần được cho là của người trong hoàng tộc thời cổ đại, bao phủ xung quanh bởi núi, gò đất. Người ta tương truyền rằng đó là mộ của Lưu Bị, con cháu nhiều đời của ông thường lui tới đây vào mùa đông đang để chăm sóc, trông coi ngôi mộ. Nhưng đến nay thì không còn ai nữa.
Dù ở các sử liệu chính thống hay trong tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa thì Gia Cát Lượng luôn được khẳng định là đã ở bên Lưu Bị khi vị hoàng đế này qua đời (Ảnh minh họa trong phim: Sohu.com)
Thêm nguyên nhân khiến một số chuyên gia tin rằng núi Bành Sơn là địa danh đặt mộ vì theo quy tắc thời nhà Hán thì mộ hoàng đế sẽ được mô phỏng tựa như hoa sen. Còn đền Vũ Hầu ở Thành Đô có lẽ chỉ là mưu đồ của Gia Cát Lượng và những công thần của Lưu Bị, đó sẽ lăng mộ giả để đánh lừa kẻ thù và những kẻ trộm mộ.
Một luận điểm nữa được đưa ra ấy là quanh tổng thể mộ phần có ba dãy núi đá. Người xưa cho rằng nơi có ba dãy núi đá bao quanh là nơi "Cửu long hồi thủ vọng" – tức chín đầu rồng quay về một hướng (một dãy núi thường sẽ có ba đỉnh núi, ba đỉnh núi như ba đầu rồng, chữ Sơn trong tiếng Trung cũng được tượng hình là ba đỉnh núi). Đây chính là biểu tượng của hoàng đế trong thời cổ đại.
Dân địa phương cũng đồn rằng đó là nơi vị vua đứng đầu một trong ba nước thời Tam Quốc an giấc ngàn thu. Nhưng tất cả cũng chỉ là lời đồn, còn những chứng tích lịch sử thì dường như chưa đủ thuyết phục để người ta biết Lăng mộ Lưu bị ở đâu.
Tham khảo: QULISHI.COM, SOHU.COM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét