Có thể nói mùa giải năm 2019 thật sự là 1 mùa bóng thành công của nước Anh. Cúp C1 Châu Âu năm nay có sự góp mặt của toàn các đội bóng Anh. Để có được thành công đó là nhờ sự đóng góp không hề nhỏ từ giải quốc nội Ngoại hạng Anh (Premier League), một trong những giải bóng đá lớn nhất hành tinh với tổng doanh thu 4,8 tỷ Bảng (6,05 tỷ USD) trong giai đoạn 2017-2018.
Báo cáo của hãng kiểm toán Deloitte cho thấy con số trên cao gấp đôi so với tổng doanh thu của giải quốc nội lớn thứ 2 là Bundesliga của Đức với chỉ 3,2 tỷ Euro (3,56 tỷ USD).
Ngoại hạng Anh cũng là giải đấu bóng đá được xem nhiều nhất trên thế giới khi được mua bản quyền trình chiếu tại 212 vùng lãnh thổ, đến 643 triệu hộ gia đình và 4,7 tỷ khán giả.
Vậy làm thế nào người Anh biến môn thể thao vua thành 1 thị trường kinh doanh béo bở, qua gió giúp những đội bóng của họ trở thành những đối thủ đáng gờm trên các giải đấu quốc tế?
Doanh thu ngoại hạng ANh cao gấp đôi Bundesliga của Đức (tỷ Euro)
Lợi nhuận trên hết
Nói đến nền bóng đá Anh thì không thể không nói đến giải bóng đá ngoại hạng Anh (English Premier League-EPL), giải đấu bóng đá cho các câu lạc bộ chuyên nghiệp tại Anh và là giải đấu được xem nhiều nhất trên thế giới.
Sự hình thành nên EPL là một câu chuyện khá dài khi bóng đá Anh dần xuống cấp cuối thập niên 1980 sau cơn bùng nổ của những năm 1970 và đầu 1980. Sân vận động tại đây xuống cấp, cầu thủ phải sử dụng cơ sở vật chất nghèo nàn, tệ nạn cổ động viên quá khích (hooligan) đầy rẫy và nhiều câu lạc bộ bị cấm thi đấu tại các giải Châu Âu.
Trước tình hình này, các đội bóng lớn thống trị tại giải trong nước quyết định thành lập EPL vào năm 1992, tách biệt khỏi giải đấu Football League đã tồn tại từ năm 1888 nhằm tận dụng các hợp đồng bản quyền để tăng doanh thu, qua đó đầu tư lại cho nền bóng đá.
Trong mùa giải 2014-2015, EPL thu hút bình quân 36.000 khán giả tới sân mỗi trận và phần lớn các sân bóng được lấp đầy.
Để đạt được thành công này, EPL đã mở cửa cho các nhà đầu tư cũng như bãi bỏ giới hạn cầu thủ cho môn thể thao này. Hàng tỷ USD đã được đổ vào các câu lạc bộ, trung tâm huấn luyện để tạo nên các trận đấu hấp dẫn, thu hút bản quyền truyền hình, tiền bán vé, quảng cáo và vô vàn những nguồn thu khác.
Đặc biệt, EPL và các câu lạc bộ hoạt động như những công ty sinh lãi trong một tập đoàn tài chính, một tư duy rất khác so với các giải đấu La Liga (Tây Ba Nha) hay Seria A ( Italy), nơi vẫn mang tính chất cộng đồng.
Tại EPL, các nhà đầu tư nước ngoài được mời chào đổ tiền với những thương vụ khủng trong khi các câu lạc bộ niêm yết trên sàn chứng khoán như những công ty thực sự. Manchester United niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ, Chelsea được tỷ phú Nga rót vốn, Liverpool được điều hành với Fenway Sports Group… tất cả đều hoạt động theo mô hình doanh nghiệp sinh lãi.
Các câu lạc bộ Anh không giới hạn về mức rót vốn hay quyền sở hữu, kết quả là những dòng tiền khủng này quay vòng đầu tư cho các trận đấu, qua đó đem lợi nhuận trở về túi các ông chủ và kích thích các nhà đầu tư bỏ vào nhiều tiền hơn. Sự quay vòng này khiến EPL ngày càng trở nên hấp dẫn với chất lượng chuyên môn cao.
Biến cầu thủ thành những khoản đầu tư
Tại EPL, các cầu thủ được trả lương rất cao trong khi đó ở những giải đấu khác, chỉ một số câu lạc bộ có tiềm lực tài chính mạnh mới làm được điều đó. Theo quy định, giải Ngoại hạng Anh không giới hạn số mức giá trần trong chuyển nhượng cầu thủ cũng như mức lương tối đa, qua đó khiến thị trường chuyển nhượng và thi đấu bóng đá trở nên vô cùng sôi nổi.
Trong khi các cầu thủ được nhận lương cao, họ còn được trích phần trăm từ phí chuyển nhượng. Câu lạc bộ bán cầu thủ thì lấy tiền thu được mua các cầu thủ khác, tạo nên sự tuần hoàn trên thị trường chuyển nhượng. Những nhà môi giới cũng được hưởng lợi từ các hoạt động giao dịch này.
Đây là lý do EPL thu hút được rất nhiều cầu thủ ngoại, qua đó càng thu hút thêm những khán giả từ nước ngoài. Ví dụ người Hàn Quốc sẽ hào hứng bật tivi xem Son Heung Min thi đấu cho Tottenham Hotspur hay người dân Senegal sẽ dõi theo Sadio Mane của Liverpool.
Mức lươngcầu thủ của Ngoại hạng Anh cao gấp đôi tại Đức (triệu Bảng Anh)
Bên cạnh đó, EPL cũng tổ chức nhiều chuyến du đấu nhằm quảng bá cho giải ngoại hạng Anh. Số tiền quảng cáo của giải cũng được các đội ngồi lại phân chia nhằm đảm bảo các câu lạc bộ nhà nghèo có đủ tiền để thi đấu. Chính điều này càng khiến EPL kịch tính hơn khi những đội bóng nhỏ đánh bại các đội lớn để giành ngôi vô địch.
Ngoài ra, những diễn biến kịch tính khi hàng loạt tỷ phú mua các đội bóng từ nhỏ đến lớn, những vụ chuyển nhượng tỷ đô nhưng cầu thủ chẳng thể ghi bàn hay huấn luyện viên bị sa thải dù thành tích tốt cũng khiến EPL hấp dẫn hơn các giải đấu khác, nơi các đội bóng lớn chiếm áp đảo hoàn toàn những đội nhà nghèo.
Theo thống kê của BBC, trong khi nhiều đội bóng nơi khác hạ giá vé để ưu ái người hâm mộ và thu hút họ đến xem thì tại Anh, rất nhiều đội bóng nâng giá vé để thu lợi nhuận. Bóng đá trở thành văn hóa tại đây và việc sở hữu tấm vé trở thành 1 "giải thưởng" cho người hâm mộ nên dù đắt vẫn có người mua. Thêm vào đó, do biết cách đầu tư, thu hút như đã nói ở trên nên các cổ động viên Anh chẳng hề phàn nàn khi chất lượng giải đấu xứng với đồng tiền họ bỏ ra xem.
Khảo sát năm 2016 cho thấy người hâm mộ bóng đá Anh phải trả cao hơn ít nhất 40% giá vé so với những nước khác với giá khoảng 44,5 Bảng (56,1 USD). Tại Italy, giá vé bình quân chỉ vào khoảng 24,7 USD, tại Đức là 36,7 USD.
Nhờ đó, mức lương bình quân của các cầu thủ Ngoại hạng Anh cũng cao gấp đôi so với giải đứng thứ 2 là Bundesliga của Đức.
Chất lượng đi kèm giá cả, giá vé Ngoại hạng Anh cũng thuộc hàng cao nhất thế giới (Bảng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét