"Tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu, vật tư, linh kiện của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam là 36,3%, còn thấp so với tỷ lệ của Trung Quốc ở mức 66%, tỷ lệ của Thái Lan 57%. Vì vậy, doanh nghiệp buộc phải nhập khẩu từ các nước xung quanh như Thái Lan, Trung Quốc", Trưởng đại diện Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội chia sẻ.
Chia sẻ tại Lễ ký kết Thỏa thuận Hợp tác giữa Công ty Reed Tradex Việt Nam – Cục Xúc tiến Thương mại – Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản (JETRO), đại diện JETRO cho biết: Năm 2018, số dự án đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 630 dự án với tổng số vốn đầu tư khoảng 8 tỷ USD.
Khẳng định gần 70% doanh nghiệp Nhật Bản đã và đang đầu tư vào Việt Nam trả lời rằng "muốn mở rộng hoạt động kinh doanh, tuy nhiên ông Hironobu Kitagawa - Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội, chia sẻ: Một trong số những khó khăn của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam là tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu, vật tư, linh kiện còn thấp.
"Tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu, vật tư, linh kiện của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam là 36,3%, còn thấp so với tỷ lệ của Trung Quốc ở mức 66%, tỷ lệ của Thái Lan 57%. Vì vậy, doanh nghiệp buộc phải nhập khẩu từ các nước xung quanh như Thái Lan, Trung Quốc".
"Đây là nguyên nhân dẫn đến gia tăng chi phí và rủi ro lớn cho doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực chế tạo tại Việt Nam, đồng thời cũng là nguyên nhân gây khó khăn trong việc duy trì hoạt động sản xuất trung và dài hạn tại Việt Nam", ông Kitagawa nói.
Đại diện JETRO cũng cho biết, trong ngành sản xuất nguyên liệu, linh kiện, vật tư hay còn gọi là "Ngành công nghiệp hỗ trợ", phần lớn do doanh nghiệp vừa và nhỏ đảm nhận. Tuy nhiên, những hạn chế về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là một trong những vấn đề còn tồn đọng ở Việt Nam.
"Nếu nhìn từ góc độ khác, nếu giải quyết được những vấn đề nêu trên thì sẽ có ngày càng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản chú ý, quan tâm đến ngành sản xuất, chế tạo của Việt Nam. Và hơn nữa, có khả năng Việt Nam sẽ được thế giới công nhận là có kỹ thuật sản xuất, chế tạo cao", ông Kitagawa nhận định.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong số 75 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong năm 2018, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất, chiếm 36,7% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc.
Năm 2019 đánh dấu những thay đổi trong quan hệ giao thương giữa các nước phát triển, kéo theo đó là tiến trình tăng cường tối ưu hóa nguồn lực của các tập đoàn đa quốc gia. Bên cạnh chính sách tỷ giá linh hoạt của chính phủ một số nước, phương án điều tiết và tăng cường giám sát chặt chẽ hệ thống tài chính đã tạo nên xu hướng chuyển đổi hoạt động sản xuất từ các thị trường quốc tế sang Việt Nam, điều này hứa hẹn sẽ góp phần mang đến những cơ hội đầu tư và hợp tác cho các công ty biết kịp thời bắt nhịp cùng xu thế thị trường.
Tại sự kiện, Ban tổ chức cũng công bố "Triển lãm Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản (SIE 2019)" và "Triển lãm Quốc tế Công nghệ Chế tạo Phụ tùng Công nghiệp tại Việt Nam (VME 2019)". Cả hai triển lãm sẽ diễn ra đồng thời từ ngày 14 - 16/8/2019 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội.
Cũng trong khuôn khổ sự kiện, "Diễn đàn Công Nghiệp Hỗ Trợ Việt Nam 2019" (VME Forum 2019) đã được tổ chức với mục tiêu thắt chặt mối quan hệ giao thương giữa các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, đồng thời thúc đẩy ngành sản xuất linh kiện, chế tạo phụ tùng công nghiệp của Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét