Vì sao phân khúc doanh nghiệp nhỏ và vừa(SME)lại hút vốn của các nhà băng đến như vậy? Phải chăng khu vực này đang là tâm điểm là sức hút của hệ thống ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn? Và đâu là cơ hội để doanh nghiệp SME bứt phá đóng góp nhiều cho tăng trưởng của nền kinh tế?
Tập trung nhiều cho phân khúc SME
Theo ông Cao Sỹ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội SME Hà Nội, trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Theo đó, loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo…
Cụ thể, về lao động, hàng năm khu vực SME tạo thêm trên nửa triệu lao động mới; sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP của nền kinh tế… Với sự tăng trưởng ngoạn mục như vậy mà các ngân hàng đã bắt đầu nhòm ngó đến khu vực này…
Điển hình là ngân hàng VPBank cho ra mắt Khối khách hàng cá nhân và SME. Từ đó, VPBank coi đây là một phân khúc chiến lược trong lộ trình 5 năm tăng trưởng tiếp theo của ngân hàng.
Theo đó, định hướng này được cụ thể hóa bằng việc thành lập một khối kinh doanh chuyên trách phục vụ doanh nghiệp SME cùng với sự đầu tư đáng kể về con người, sản phẩm, hệ thống và kênh bán hàng…
Không chỉ VPBank, nhiều ngân hàng cũng có chiến lược dành riêng cho SME như ABBank, OCB, Ngân hàng Bản Việt. Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Bản Việt, tỉ trọng cho vay SME ở ngân hàng này là 30% tổng dư nợ (cuối năm 2013) và vẫn đang tăng lên, trong khi ngân hàng ABBank cho biết 95% lượng khách hàng doanh nghiệp là SME.
Việc các ngân hàng chuyển hướng sang “chăm sóc” khu vực doanh nghiệp SME được nhiều chuyên gia đánh giá là hướng đi đúng, bởi nhóm này hiện chiếm tỷ lệ gần 90% số doanh nghiệp Việt Nam, là lực lượng sản xuất hàng hóa, dịch vụ rất quan trọng, đóng góp khoảng 40% GDP cho nền kinh tế.
Giải thích lý do vì sao các ngân hàng đẩy mạnh cho vay nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, lãnh đạo một ngân hàng cổ phần tại Hà Nội thừa nhận, việc khó mở rộng tăng trưởng tín dụng do nhu cầu vốn của doanh nghiệp thấp trong 2 năm trở lại đây đã khiến cho chênh lệch giữa cho vay và huy động đối với doanh nghiệp lớn giảm mạnh.
Một nguyên nhân quan trọng khiến ngân hàng có xu hướng tập trung nhiều vào SME hơn là các doanh nghiệp lớn là vì mức độ cho vay SME khá ổn định, giảm rủi ro các khoản vay, quay vòng vốn nhanh, ông Nam cho biết.
Cơ hội tiếp cận vốn giá rẻ
Có một điểm chung là các ngân hàng chỉ mới thực hiện cho vay nhiều vào mảng SME trong 2 năm trở lại đây. ABBank vào năm 2012 mới thành lập trung tâm SME, tương tự như VPBank. Còn ở OCB, 2013 là năm đầu tiên thực hiện chuyển đổi mô hình một cách chính thức. Đặc biệt kể từ năm 2013, SME càng xuất hiện thường xuyên hơn trong các gói cho vay ưu đãi của ngân hàng, khi nằm trong 5 nhóm đối tượng ưu đãi tín dụng theo chủ trương của Chính phủ nhằm kích thích sản xuất.
Ngoài ra, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh triển khai chương trình SMEFP để hỗ trợ khả năng tiếp cận vốn trung và dài hạn cho các khu vực SME với lãi suất ưu đãi. Đây là chương trình được nhiều ngân hàng phối hợp với Ban Quản lý các Dự án tín dụng quốc tế (NHNN) và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) triển khai nhiều gói ưu đãi hấp dẫn cho doanh nghiệp SME thông qua các chương trình SMEFP I, II và III.
Đại diện NHNN cho biết, SMEFP là chương trình được triển khai ở nhiều địa phương và được các ngân hàng tích cực hưởng ứng, đã đem lại kết quả khả quan, giúp các doanh nghiệp SME có thêm cơ hội tiếp cận được vốn giá rẻ, hỗ trợ tích cực vào sự hồi phục của nền kinh tế.
Ông Mai Hồng Bàng, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc CTCP Vinavico cho biết: Thời gian này, nhiều ngân hàng đã tìm đến công ty ông để đặt vấn đề cho vay vốn trung và dài hạn. Đây là nguồn vốn quan trọng, bởi công ty đang có nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị để khai khoáng, nhưng nhiều năm nay gần như không tiếp cận được nguồn vốn này.
Tuy nhiên các ngân hàng sẵn sang mở hầu bao cho doanh nghiệp SME nhưng nỗi trăn trở lớn nhất. Đó là rủi ro cao, ngân hàng có xu hướng cho vay lãi suất cao để bù đắp rủi ro. Nhưng điều này là không thể, đặc biệt khi SME là đối tượng được ưu đãi tín dụng.
Vì thế, dòng vốn tài trợ cho SME thường đến từ bên ngoài với đặc trưng là giá rẻ hơn. Chẳng hạn như gói cho vay SMEFP III của ABBank hay OCB gần đây là dựa vào dòng vốn do IFC cung cấp. Sacombank, Techcombank, VietinBank và nhiều ngân hàng khác cũng lấy vốn từ các tổ chức như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hay Cơ quan Hợp tác Phát triển Nhật Bản (JICA) để tài trợ cho vay SME.
Ở Nhật, trong suốt thời kỳ tăng trưởng cao của nền kinh tế, chính quyền nước này thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ cho SME, trong đó đáng chú ý là việc thành lập ngân hàng tư nhân chuyên môn hóa trong việc tài trợ cho SME, hỗ trợ xã hội từ tổ chức chính phủ và các định chế bảo lãnh tín dụng.
Trong khi đó, tại Việt Nam, các ngân hàng tư nhân vẫn đang vất vả vì các quy chế hỗ trợ chưa hoạt động một cách hiệu quả… Để cải thiện hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng ở Việt Nam, quy trình tài trợ tổng thể, theo các chuyên gia nên được rà soát lại theo hướng đơn giản hóa.
Chúng tôi ủng hộ các cơ chế giúp nhiều doanh nghiệp SME tiếp cận được vốn vay như quỹ bảo lãnh vốn cho SME. Cơ chế này sẽ giúp các ngân hàng mở rộng cho vay đến các doanh nghiệp SME… đại diện VPBank cho biết. Đây chính là cơ hội có một không hai để khu vực doanh nghiệp SME tiếp cận được nhiều nguồn vốn giá rẻ, cải thiện đời sống kinh doanh, đóng góp nhiều hơn cho GDP của nền kinh tế.
Theo ông Cao Sỹ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội SME Hà Nội, trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Theo đó, loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo…
Cụ thể, về lao động, hàng năm khu vực SME tạo thêm trên nửa triệu lao động mới; sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP của nền kinh tế… Với sự tăng trưởng ngoạn mục như vậy mà các ngân hàng đã bắt đầu nhòm ngó đến khu vực này…
Điển hình là ngân hàng VPBank cho ra mắt Khối khách hàng cá nhân và SME. Từ đó, VPBank coi đây là một phân khúc chiến lược trong lộ trình 5 năm tăng trưởng tiếp theo của ngân hàng.
Theo đó, định hướng này được cụ thể hóa bằng việc thành lập một khối kinh doanh chuyên trách phục vụ doanh nghiệp SME cùng với sự đầu tư đáng kể về con người, sản phẩm, hệ thống và kênh bán hàng…
SME đang có rất nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn giá rẻ từ các nhà băng
Tại ngân hàng VPBank phân khúc doanh nghiệp SME đang phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng dư nợ tăng trưởng cao. Tại VPBank, dư nợ cho vay SME chiếm đến 94% dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp vào cuối năm 2013…Không chỉ VPBank, nhiều ngân hàng cũng có chiến lược dành riêng cho SME như ABBank, OCB, Ngân hàng Bản Việt. Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Bản Việt, tỉ trọng cho vay SME ở ngân hàng này là 30% tổng dư nợ (cuối năm 2013) và vẫn đang tăng lên, trong khi ngân hàng ABBank cho biết 95% lượng khách hàng doanh nghiệp là SME.
Việc các ngân hàng chuyển hướng sang “chăm sóc” khu vực doanh nghiệp SME được nhiều chuyên gia đánh giá là hướng đi đúng, bởi nhóm này hiện chiếm tỷ lệ gần 90% số doanh nghiệp Việt Nam, là lực lượng sản xuất hàng hóa, dịch vụ rất quan trọng, đóng góp khoảng 40% GDP cho nền kinh tế.
Giải thích lý do vì sao các ngân hàng đẩy mạnh cho vay nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, lãnh đạo một ngân hàng cổ phần tại Hà Nội thừa nhận, việc khó mở rộng tăng trưởng tín dụng do nhu cầu vốn của doanh nghiệp thấp trong 2 năm trở lại đây đã khiến cho chênh lệch giữa cho vay và huy động đối với doanh nghiệp lớn giảm mạnh.
Một nguyên nhân quan trọng khiến ngân hàng có xu hướng tập trung nhiều vào SME hơn là các doanh nghiệp lớn là vì mức độ cho vay SME khá ổn định, giảm rủi ro các khoản vay, quay vòng vốn nhanh, ông Nam cho biết.
Cơ hội tiếp cận vốn giá rẻ
Có một điểm chung là các ngân hàng chỉ mới thực hiện cho vay nhiều vào mảng SME trong 2 năm trở lại đây. ABBank vào năm 2012 mới thành lập trung tâm SME, tương tự như VPBank. Còn ở OCB, 2013 là năm đầu tiên thực hiện chuyển đổi mô hình một cách chính thức. Đặc biệt kể từ năm 2013, SME càng xuất hiện thường xuyên hơn trong các gói cho vay ưu đãi của ngân hàng, khi nằm trong 5 nhóm đối tượng ưu đãi tín dụng theo chủ trương của Chính phủ nhằm kích thích sản xuất.
Ngoài ra, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh triển khai chương trình SMEFP để hỗ trợ khả năng tiếp cận vốn trung và dài hạn cho các khu vực SME với lãi suất ưu đãi. Đây là chương trình được nhiều ngân hàng phối hợp với Ban Quản lý các Dự án tín dụng quốc tế (NHNN) và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) triển khai nhiều gói ưu đãi hấp dẫn cho doanh nghiệp SME thông qua các chương trình SMEFP I, II và III.
Đại diện NHNN cho biết, SMEFP là chương trình được triển khai ở nhiều địa phương và được các ngân hàng tích cực hưởng ứng, đã đem lại kết quả khả quan, giúp các doanh nghiệp SME có thêm cơ hội tiếp cận được vốn giá rẻ, hỗ trợ tích cực vào sự hồi phục của nền kinh tế.
Ông Mai Hồng Bàng, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc CTCP Vinavico cho biết: Thời gian này, nhiều ngân hàng đã tìm đến công ty ông để đặt vấn đề cho vay vốn trung và dài hạn. Đây là nguồn vốn quan trọng, bởi công ty đang có nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị để khai khoáng, nhưng nhiều năm nay gần như không tiếp cận được nguồn vốn này.
Tuy nhiên các ngân hàng sẵn sang mở hầu bao cho doanh nghiệp SME nhưng nỗi trăn trở lớn nhất. Đó là rủi ro cao, ngân hàng có xu hướng cho vay lãi suất cao để bù đắp rủi ro. Nhưng điều này là không thể, đặc biệt khi SME là đối tượng được ưu đãi tín dụng.
Vì thế, dòng vốn tài trợ cho SME thường đến từ bên ngoài với đặc trưng là giá rẻ hơn. Chẳng hạn như gói cho vay SMEFP III của ABBank hay OCB gần đây là dựa vào dòng vốn do IFC cung cấp. Sacombank, Techcombank, VietinBank và nhiều ngân hàng khác cũng lấy vốn từ các tổ chức như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hay Cơ quan Hợp tác Phát triển Nhật Bản (JICA) để tài trợ cho vay SME.
Ở Nhật, trong suốt thời kỳ tăng trưởng cao của nền kinh tế, chính quyền nước này thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ cho SME, trong đó đáng chú ý là việc thành lập ngân hàng tư nhân chuyên môn hóa trong việc tài trợ cho SME, hỗ trợ xã hội từ tổ chức chính phủ và các định chế bảo lãnh tín dụng.
Trong khi đó, tại Việt Nam, các ngân hàng tư nhân vẫn đang vất vả vì các quy chế hỗ trợ chưa hoạt động một cách hiệu quả… Để cải thiện hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng ở Việt Nam, quy trình tài trợ tổng thể, theo các chuyên gia nên được rà soát lại theo hướng đơn giản hóa.
Chúng tôi ủng hộ các cơ chế giúp nhiều doanh nghiệp SME tiếp cận được vốn vay như quỹ bảo lãnh vốn cho SME. Cơ chế này sẽ giúp các ngân hàng mở rộng cho vay đến các doanh nghiệp SME… đại diện VPBank cho biết. Đây chính là cơ hội có một không hai để khu vực doanh nghiệp SME tiếp cận được nhiều nguồn vốn giá rẻ, cải thiện đời sống kinh doanh, đóng góp nhiều hơn cho GDP của nền kinh tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét