Suy nghĩ nhà văn "bán chữ nuôi miệng", sống nghèo khó có vẻ không còn đúng với nhiều nhà văn trong thời đại ngày nay. Vài năm trở lại đây, trong giới liên tục lan truyền những tin đồn về những người làm giàu bằng nghề viết văn và trở thành triệu phú.
Nhà văn giàu nhất Trung Quốc vừa thu được 19,5 triệu nhân dân tệ (3,13 triệu USD) tiền bản quyền trong năm 2014. Nhân vật này là Zhang Jiajia – người đứng đầu Danh sách những nhà văn giàu nhất Trung Quốc công bố hôm 20/12 tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên của nước này.
Hai nhà văn trẻ được lứa tuổi teen yêu thích nhất, Hàn Hàn (Han Han) và Quách Kính Minh (Guo Jingming), đứng thứ 6 và 7 với 15 triệu nhân dân tệ và 13 nhân dân tệ tương ứng.
Người chiến thắng là Zhang Jiajia, 34 tuổi, nhà văn, nhà viết kịch với các truyện ngắn được lưu hành rộng rãi với văn phong nhẹ nhàng dành cho các độc giả trẻ tuổi đang nỗ lực để tìm chỗ đứng trong xã hội.
“Sách của tôi được bán hết với 4 triệu bản trong năm 2013-2014”, nhà văn Zhang cho hay. “Tôi nghĩ độc giả bây giờ mệt mỏi với những bài giảng trong sách. Họ thèm được thư giãn hơn”.
Nhà văn viết sách trực tuyến giàu hơn
Độc giả Trung Quốc hiện nay có xu hướng chọn những cuốn sách bị ảnh hưởng bởi việc kinh doanh giải trí. Nhiều nhà văn tiếp tục toả sáng nhờ am hiểu thị hiếu độc giả. Nhà văn Tangjia Sanshao thu về 50 triệu nhân dân tệ từ tác quyền cuốn sách được đăng tải trên mạng.
Theo nhà văn trẻ này, mới đầu anh chỉ đăng những câu chuyện do mình viết ra giúp mọi người giải trí. Dần dần, lối viết đó truyền cảm hứng và thu hút sự quan tâm của cư dân mạng. Năm 2014, nhiều tác phẩm của anh được in thành 14 cuốn sách và anh trở thành nhà văn được “săn lùng” nhiều nhất ở Trung Quốc.
“Bí quyết của tôi là bạn cần tiếp tục viết và viết nhanh”, tác giả cuốn tiểu thuyết giả tưởng, The Douluo Land chia sẻ. Anh còn nổi tiếng khi viết được 8.000 từ một ngày và viết không ngơi nghỉ trong 85 tháng liên tục cho series của mình.
Anh thậm chí còn có một loại bàn phím cao cấp được thiết kế đặc biệt để phù hợp với tốc độ đánh máy của anh và giúp anh theo kịp những ý tưởng vừa chạy tới trong đầu.
“Bạn vẫn nhìn thấy những chuyện lặt vặt của đời sống. Tôi, với tư cách một nhà văn, sẽ nhìn ra nó là những câu chuyện, những tình huống và những miếng ghép. Nên bạn có thể nhìn thấy tôi thu lượm được nhiều thế nào”, nhà văn giải thích.
Danh sách này liên tục gây tranh cãi khi kết nối chuyện tiền nong với nghiệp viết văn. Hầu hết các nhà văn có tên trong các danh sách trước đó sẽ lảng tránh nói về các con số thu nhập. Tuy nhiên, 9 năm sau khi có danh sách đầu tiên, nhiều nhà văn đã bắt đầu cung cấp biên lai thuế. Họ không né tránh nói về tiền bạc nữa.
Giới nhà văn nói rằng, không nên đánh giá giá trị của một nhà văn thông qua thu nhập. Nhà viết kịch 62 tuổi, Kang Liwen có mặt tại buổi lễ đã kêu gọi sự hỗ trợ nhiều hơn từ công chúng cho các bản thảo của ông.
Tuy nhiên, các nhà phê bình và giới quan sát nói rằng, danh sách năm nay cho thấy, hoạt động xuất bản ở Trung Quốc đang liên kết mạnh mẽ với các hoạt động đầu tư.
Tại buổi lễ, hãng phim HS Media công bố sẽ đầu tư 5 tỷ nhân dân tệ trong 5 năm để đưa các câu chuyện giả tưởng từ các nhà văn viết văn học trực tuyến lên màn hình lớn, bao gồm các tác phẩm của nhà văn giàu nhất năm nay Tangjia Sanshao và Giang Nam (Jiang Nan).
Top 3 nhà văn giàu nhất Trung Quốc:
1. Zhang Jiajia, Passing through Your World, 19,5 triệu nhân dân tệ (khoảng hơn 68 tỷ đồng)
2. Zheng Yuanjie, the Pipilu series, 19 triệu nhân dân tệ (khoảng 66,5 tỷ đồng)
3. Yang Hongying, The Mischievous Ma Xiaotiao, 18,5 triệu nhân dân tệ (khoảng 64,7 tỷ đồng)
Top 3 nhà văn nước ngoài giàu nhất ở Trung Quốc năm 2014:
1. Khaled Hosseini, 7,6 triệu nhân dân tệ (khoảng 26 tỷ đồng)
2. Higashino Keigo, 7,2 triệu nhân dân tệ (khoảng 25,2 tỷ đồng)
3. Joanna Cole, 6,5 triệu nhân dân tệ (khoảng 22,7 tỷ đồng)
Zhang Jiajia là nhà văn giàu nhất Trung Quốc năm 2014 - Ảnh: Mei Jia/China Daily
Theo danh sách này, 50 nhà văn Trung Quốc đã thu được trên 1 triệu USD tiền tác quyền các tác phẩm in ấn. Trong số này có người đoạt giải Nobel - nhà văn Mạc Ngôn (Mo Yan) đứng thứ 13 với 6,5 triệu nhân dân tệ. Các nhà văn khác như Dư Hoa (Yu Hua) và Giả Bình Ao (Jia Pingwa) đứng thứ 33 với 2,65 triệu nhân dân tệ và thứ 47 với 1,5 triệu nhân dân tệ tương ứng.Hai nhà văn trẻ được lứa tuổi teen yêu thích nhất, Hàn Hàn (Han Han) và Quách Kính Minh (Guo Jingming), đứng thứ 6 và 7 với 15 triệu nhân dân tệ và 13 nhân dân tệ tương ứng.
Người chiến thắng là Zhang Jiajia, 34 tuổi, nhà văn, nhà viết kịch với các truyện ngắn được lưu hành rộng rãi với văn phong nhẹ nhàng dành cho các độc giả trẻ tuổi đang nỗ lực để tìm chỗ đứng trong xã hội.
“Sách của tôi được bán hết với 4 triệu bản trong năm 2013-2014”, nhà văn Zhang cho hay. “Tôi nghĩ độc giả bây giờ mệt mỏi với những bài giảng trong sách. Họ thèm được thư giãn hơn”.
Nhà văn viết sách trực tuyến giàu hơn
Độc giả Trung Quốc hiện nay có xu hướng chọn những cuốn sách bị ảnh hưởng bởi việc kinh doanh giải trí. Nhiều nhà văn tiếp tục toả sáng nhờ am hiểu thị hiếu độc giả. Nhà văn Tangjia Sanshao thu về 50 triệu nhân dân tệ từ tác quyền cuốn sách được đăng tải trên mạng.
Theo nhà văn trẻ này, mới đầu anh chỉ đăng những câu chuyện do mình viết ra giúp mọi người giải trí. Dần dần, lối viết đó truyền cảm hứng và thu hút sự quan tâm của cư dân mạng. Năm 2014, nhiều tác phẩm của anh được in thành 14 cuốn sách và anh trở thành nhà văn được “săn lùng” nhiều nhất ở Trung Quốc.
“Bí quyết của tôi là bạn cần tiếp tục viết và viết nhanh”, tác giả cuốn tiểu thuyết giả tưởng, The Douluo Land chia sẻ. Anh còn nổi tiếng khi viết được 8.000 từ một ngày và viết không ngơi nghỉ trong 85 tháng liên tục cho series của mình.
Anh thậm chí còn có một loại bàn phím cao cấp được thiết kế đặc biệt để phù hợp với tốc độ đánh máy của anh và giúp anh theo kịp những ý tưởng vừa chạy tới trong đầu.
“Bạn vẫn nhìn thấy những chuyện lặt vặt của đời sống. Tôi, với tư cách một nhà văn, sẽ nhìn ra nó là những câu chuyện, những tình huống và những miếng ghép. Nên bạn có thể nhìn thấy tôi thu lượm được nhiều thế nào”, nhà văn giải thích.
Các nhà văn tham dự buổi lễ vinh danh tại Thành Đô, Tứ Xuyên.
Nhiều tiền, nhiều tranh cãiDanh sách này liên tục gây tranh cãi khi kết nối chuyện tiền nong với nghiệp viết văn. Hầu hết các nhà văn có tên trong các danh sách trước đó sẽ lảng tránh nói về các con số thu nhập. Tuy nhiên, 9 năm sau khi có danh sách đầu tiên, nhiều nhà văn đã bắt đầu cung cấp biên lai thuế. Họ không né tránh nói về tiền bạc nữa.
Giới nhà văn nói rằng, không nên đánh giá giá trị của một nhà văn thông qua thu nhập. Nhà viết kịch 62 tuổi, Kang Liwen có mặt tại buổi lễ đã kêu gọi sự hỗ trợ nhiều hơn từ công chúng cho các bản thảo của ông.
Tuy nhiên, các nhà phê bình và giới quan sát nói rằng, danh sách năm nay cho thấy, hoạt động xuất bản ở Trung Quốc đang liên kết mạnh mẽ với các hoạt động đầu tư.
Tại buổi lễ, hãng phim HS Media công bố sẽ đầu tư 5 tỷ nhân dân tệ trong 5 năm để đưa các câu chuyện giả tưởng từ các nhà văn viết văn học trực tuyến lên màn hình lớn, bao gồm các tác phẩm của nhà văn giàu nhất năm nay Tangjia Sanshao và Giang Nam (Jiang Nan).
Top 3 nhà văn giàu nhất Trung Quốc:
1. Zhang Jiajia, Passing through Your World, 19,5 triệu nhân dân tệ (khoảng hơn 68 tỷ đồng)
2. Zheng Yuanjie, the Pipilu series, 19 triệu nhân dân tệ (khoảng 66,5 tỷ đồng)
3. Yang Hongying, The Mischievous Ma Xiaotiao, 18,5 triệu nhân dân tệ (khoảng 64,7 tỷ đồng)
Top 3 nhà văn nước ngoài giàu nhất ở Trung Quốc năm 2014:
1. Khaled Hosseini, 7,6 triệu nhân dân tệ (khoảng 26 tỷ đồng)
2. Higashino Keigo, 7,2 triệu nhân dân tệ (khoảng 25,2 tỷ đồng)
3. Joanna Cole, 6,5 triệu nhân dân tệ (khoảng 22,7 tỷ đồng)
(Lược dịch từ China.org.cn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét