Canh tác theo chiều dọc là phương pháp chủ đạo của trang trại công nghệ cao Spread tại Kyoto, Nhật Bản.
Tại Kameoka, Kyoto, Nhật Bản, vào mua đông nhiệt độ thấp khiến nông dân phải ngừng canh tác trong 4 - 5 tháng. Tuy nhiên, bên trong nông trại công nghệ cao Spread, công nhân vẫn đang làm việc như bình thường. Mỗi ngày, họ xuất ra 21.000 cây rau diếp để chuyển đi khắp Nhật Bản trong vòng 24 giờ, chủ yếu là các nhà hàng và siêu thị. Mỗi năm họ cung cấp ra thị trường khoảng 7,7 triệu cây rau. Điều đặc biệt của khu nông trại này là phương thức canh tác theo chiều dọc.
Spread là trang trại canh tác theo chiều dọc lớn nhất tại Nhật Bản. Đây là kiểu canh tác độc đáo kết hợp giữa nông nghiệp và công nghiệp. Rau được trồng trên cách giá kệ chồng lên nhau và quy trình tưới tiêu được tự động hóa. Hiện tại họ mới trồng rau diếp nhưng việc cung cấp nhiều loại rau ăn lá khác quanh năm rất khả quan.
Công ty này dự kiến tăng gấp đôi sản lượng hiện tại bằng việc mở thêm nhiều cơ sở khác tại phía Tây Nhật Bản trong năm 2016.
Rau được trồng theo giá, kệ để tối đa hóa diện tích.
Mỗi ngày Spread cung cấp ra thị trường 21.000 cây rau diếp.
"Thế giới đang phải đối mặt với sự gia tăng dân số và các vấn đề môi trường trong canh tác nông nghiệp", Shinji Inada, chủ tịch của Spread, chia sẻ với CNN.
"Chúng tôi thấy rằng chúng ta cần có một hệ thống canh tác nông nghiệp mới để đảm bảo cho tương lai của thế hệ sau".
Sprout được thành lập vào năm 1992, hiện trở thành một trong những công ty nông nghiệp tiên tiến và canh tác hiệu quả nhất tại Nhật Bản và cả trên thế giới. Inada cho rằng Spread là nhà sản xuất nông nghiệp "thẳng đứng" đầu tiên và lớn nhất thế giới.
Các giá trồng rau hiện đại và tự động hóa.
Sứ mệnh của công ty là "luôn hành động hướng tới một xã hội bền vững và bảo vệ môi trường bằng công nghệ thực phẩm nhằm mang tới sự an toàn và thoải mái cho thế hệ tương lai".
Để thực hiện sứ mệnh này không phải điều đơn giản. Theo Inada, mọi người thường tỏ ra nghi ngờ về sản phẩm, cho rằng chúng không bằng các sản phẩm được trồng theo phương pháp truyền thống.
"Ban đầu khách hàng cho rằng sản phẩm của chúng tôi không tự nhiên, được sản xuất công nghiệp. Nhưng sau khi chúng tôi liên tục bán rau tại siêu thị, khách hàng bắt đầu nhận ra rằng rau tươi ngon và có lợi cho sức khỏe. Nhờ đó, chúng tôi bắt đầu thu hút được khách hàng", Inada chia sẻ.
Rau được trồng trong "nông trại thẳng đứng" có lợi ích lớn cho sức khỏe, ít nhất là bởi chúng không cần phun thuốc trừ sâu. Bên trong nông trại luôn sạch sẽ và sáng sủa. Rau trồng tại đây sạch tới mức khách hàng có thể lấy ra khỏi túi và ăn ngay mà không cần rửa.
Điều tối quan trọng của mô hình này là trồng rau sạch và nói không với thuốc trừ sâu. Công nhân tại đây phải mặc bộ đồ liền thân và mặt nạ để giữ môi trường luôn sạch sẽ.
Công nhân tại đây phải mặc bộ đồ liền thân và đeo mặt nạ để giữ cho môi trường luôn sạch sẽ.
Vòng canh tác ở đây nhanh hơn nhiều so với phương pháp truyền thống. Rau riếp có thể thu hoạch sau 40 ngày kể từ khi gieo hạt, trong khi đó, theo phương pháp truyền thống thời gian trung bình là 2 tháng. Hơn nữa, do phụ thuộc vào thời tiết, nên rau diếp trồng theo phương pháp truyền thống thường không ổn định về giá.
Thời gian từ khi gieo hạt tới khi thu hoạch là 40 ngày, ít hơn nhiều so với trung bình 2 tháng của phương pháp canh tác truyền thống.
Cơ sở nông nghiệp mới của Spread được mở cửa tại Keihanna trong năm 2016 sở hữu công nghệ tự động hóa thậm chí còn hơn tại Kameoka. Tại đây, 98% nước được tái sử dụng. Theo Inada, công nghệ tự động hóa giúp giảm 50% chi phí lao động của cơ sở hiện tại.
Dù hướng tới công nghệ tự động hóa tuyệt đối, Inada cho rằng trong tương lai, con người sẽ hoàn toàn ăn rau trồng bởi robot.
"Tôi không nghĩ canh tác theo chiều dọc sẽ chiếm lĩnh toàn bộ ngành nông nghiệp", Inada nói. "Tôi vẫn cho rằng rau theo mùa và tại từng địa phương là rất quan trọng và cần phải duy trì".
theo zing
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét