iPhone chính thức ra đời vào năm 2007, vậy tại sao Apple vẫn đang thuế theo quy định từ năm 1990?
Cuối tháng 8/2016, hãng công nghệ lớn nhất thế giới Apple đã phải đối mặt với một vụ bê bối lịch sử. Không ngờ, một ông lớn như Apple lại vướng phải cáo buộc trốn thuế trị giá 19 tỷ USD. Đó là một con số không hề nhỏ. Đằng sau vụ lùm xùm này, người ta biết đến cái tên "Maxforce", một nhóm đã yêu cầu Ireland phải thu thuế của Apple trị giá vài tỷ EUR, khiến chính phủ quốc gia này hoang mang và làm dấy lên những thay đổi về luật thuế quốc tế.
Có thể bạn sẽ nghĩ rằng cái tên "Maxforce" xuất phát từ lý do người sở hữu nó có một quyền lực cực to lớn trong việc điều tra sai phạm tài chính (max: lớn, force: quyền lực). Nhưng không, lý do chỉ đơn giản là nhóm này được dẫn đầu bởi 1 người tên là Max. Một quan chức Uỷ ban châu Âu đã đặt biệt danh cho Đội đặc nhiệm về các thủ thuật thuế là Maxforce nhằm vinh danh Max Lienemeyer - một luật sư người Đức nổi lên từ kế hoạch vực dậy các ngân hàng trong suốt khủng hoảng nợ châu Âu.
Kể từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ năm 2013, nhóm Maxforce đã để ý đến các khoản thuế của hàng trăm công ty ở châu Âu trong đó bao gồm cả một thỏa thuận thuế mà Starbucks đạt được ở Hà Lan, thoả thuận thuế giữa Fiat Chrysler Automobiles với chính quyền Luxembourg. Và đặc biệt, những hoạt động của Apple ở Ireland chính là vụ lớn nhất.
Nhóm của Lienemeyer (bao gồm 15 công chức quốc tế) đã theo đuổi vụ điều tra Apple trong suốt 3 năm qua, từ hành lang Uỷ ban châu Âu - cơ quan điều hành của EU cho đến Bộ Tài chính Ireland và trụ sở chính của Apple tại Cupertino, California. Đây không chỉ là một câu chuyện giữa nhà nước và doanh nghiệp, đằng sau nó là một cuộc đụng độ ngày càng gia tăng giữa Mỹ và châu Âu, cũng như là cách EU thay đổi cách tiếp cận đối với vấn đề thuế của các công ty đa quốc gia.
Nhóm điều tra kết luận, Ireland đã cho phép Apple thành lập một công ty vô quốc tịch, có thể quyết định mức thuế mà nó phải trả. Phía này cho biết Apple đã chuyển lợi nhuận từ hàng chục quốc gia về hai chi nhánh tại Ireland. Bằng những thủ thuật được hậu thuẫn bởi chính phủ Irealand, Apple đã phân bổ phần lớn lợi nhuận vào trụ sở chính không có nhân viên được đặt ở Irealand và được miễn trừ thuế. Trong khi đó, Mỹ lại không thể đánh thuế 2 công ty này vì chúng được thành lập tại Ireland.
Trong tháng 8 vừa qua, ban điều hành EU lập luận chính phủ Irealand đã phá luật thuế châu Âu bằng cách "tán tỉnh" Apple. Phía này yêu cầu Ireland phải thu hồi khoản thuế trị giá 13 tỷ EUR (13,9 tỷ USD), cộng thêm cả lãi suất từ năm 2003 đến năm 2014. Uỷ ban châu Âu chỉ ra rằng, trong năm 2011, một đơn vị là Apple Sales International đã ghi nhận một khoản lợi nhuận khổng lồ trị giá khoảng 16 tỷ EUR từ nguồn doanh thu bên ngoài Mỹ. Nhưng chỉ có 50 triệu EUR bị đánh thuế tại Ireland, còn lại 15,95 tỷ EUR lợi nhuận không bị đánh thuế.
Mặc dù EU khẳng định động thái này xuất phát từ mục tiêu "đảm bảo đối xử bình đẳng đối với tất cả các công ty ở châu Âu", phía Apple lại cho rằng Uỷ ban chủ đích nhắm vào công ty này. Trong một tuyên bố của hãng vào ngày 8/12, Apple khẳng định phán quyết của EU đang chối bỏ quy định đã tồn tại hàng thập kỷ qua tại Ireland và các nhà điều tra không hiểu gì về sự khác biệt giữa hệ thống thuế của châu Âu và Mỹ.
Chi nhánh Apple Ireland có khoảng 6.000 nhân viên đang làm việc. Họ trả cho công ty mẹ một khoản phí cấp phép sử dụng tài sản trí tuệ và không sở hữu IP, do đó không nợ thuế Ireland. Nhưng nếu chuyển lợi nhuận về Mỹ thì Apple sẽ phải đối mặt với một hóa đơn thuế. “Đây không phải là câu chuyện Apple sẽ phải trả thuế bao nhiêu, mà vấn đề là Apple sẽ trả thuế ở đâu”, Apple khẳng định. “Chúng tôi đóng thuế tất cả những gì kiếm được”.
Trong phiên tòa sơ thẩm châu Âu tại Luxembourg, Ireland đã chống lại phán quyết của Ủy ban châu Âu và khẳng định không dành cho Apple một thỏa thuận đặc biệt nào. Bộ trưởng tài chính Michael Noonan “không đồng ý một cách sâu sắc” với phán quyết của Ủy ban châu Âu và cho rằng Ireland đã tuân thủ chặt chẽ quy định thuế. Chính phủ nước này cho biết Ireland không có quyền đánh thuế lợi nhuận của các công ty vô quốc tịch đến từ các hoạt động bên ngoài quốc gia.
“Hãy nhìn vào dòng chữ nhỏ in đằng sau chiếc iPhone. Nó được thiết kế tại California, sản xuất tại Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là mọi lợi nhuận thu về từ chiếc iPhone không sinh ra tại Ireland, do đó tôi không hiểu tại sao Apple lại phải nộp thuế ở Ireland”, Noonan phản biện phán quyết hồi tháng 8 của Ủy ban châu Âu.
Một vài tuần tới, phía EU sẽ công bố bản chi tiết hồ sơ điều tra thuế của Maxforce. Cũng trong thời gian này, Apple nhiều khả năng sẽ đệ đơn kiện tòa án EU. Apple sẽ phải hoàn tất trách nhiệm trả tiền thuế trong vài tuần, khoản tiền này sẽ được một bên thứ 3 nắm giữ, nhưng câu chuyện thuế giữa Apple và EU cũng chưa chấm dứt.
Bloomberg sẽ kể lại câu chuyện này với những thông tin thu thập được từ nhiều bài phỏng vấn với hàng chục lãnh đạo đến từ Liên minh châu Âu, Ireland và Apple, mặc dù hầu hết họ đều không muốn trả lời phỏng vấn với máy ghi âm khi trò chuyện đến những vấn đề nhạy cảm.
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét