Xu hướng doanh nghiệp ngoài ngành “nhảy” sang mảng kinh doanh khác ngày càng lan rộng.
Nguồn cung lớn, tính cạnh tranh cao, khách hàng đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn... là những áp lực mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong năm 2017. Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn sống khỏe nếu đảm bảo được các yếu tố như vị trí dự án, tính thanh khoản, uy tín thương hiệu và đặc biệt là tìm ra hướng đi đột phá.
Xu hướng doanh nghiệp ngoài ngành “nhảy” sang mảng kinh doanh khác ngày càng lan rộng. Từ những doanh nghiệp đơn thuần là kinh doanh ô tô lại nhảy vào địa ốc, hay có doanh nghiệp từ địa ốc lại “đá” sang mảng hàng không. Có những doanh nghiệp trước giờ chỉ trung thành với một phân khúc riêng biệt thì giờ đây cũng mạnh dạn lấn sân sang các phân khúc khác vốn không phải là thế mạnh của mình.
Mới đây nhất, tỷ phú Trịnh Văn Quyết bất ngờ thông báo sẽ 700 tỷ đồng để thành lập công ty TNHH Hàng không Tre Việt (Viet Bamboo Airlines). Theo đó, tập đoàn FLC sẽ sở hữu 100% tại Tre Việt và giao ông Đặng Tất Thắng, Phó Tổng giám đốc FLC, làm người đại diện quản lý phần vốn góp của FLC tại Tre Việt.
Ngành, nghề đăng ký kinh doanh của Tre Việt là kinh doanh bất động sản, xây dựng nhà các loại, vận tải hàng hóa, vận tải hành khách và một số ngành nghề kinh doanh thương mại dịch vụ khác.
Việc FLC lấn sân vào lĩnh vực hàng không diễn ra trong bối cảnh thị trường còn rất tiềm năng. Trên thị trường hàng không hiện nay, mới chỉ có 4 cái tên lớn gồm Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific và VASCO, trong đó sự cạnh tranh chủ yếu diễn ra giữa Vietnam Airlines và Vietjet Air.
Trong khi đó ông “trùm” bất động sản của hàng loạt dự án cao cấp như FLC lấn sân sang lĩnh vực hàng không, lại có Công ty CP Ô tô Trường Hải (Thaco) - “ông lớn” trong lĩnh vực kinh doanh ô tô “chen chân” vào lĩnh vực bất động sản.
Điển hình là dự án Khu đô thị Sala tại quận 2 với tổng mức đầu tư lên hàng chục ngàn tỷ đồng. Cái tên Đại Quang Minh hay Sala đã ghi dấu ấn với nhiều người bởi số lần xuất hiện trên truyền thông dày đặc trong thời gian gần đây.
Công ty bất động sản Hưng Thịnh lần đầu lấn sân sang mảng bất động sản dịch vụ khách sạn và du lịch
Cũng liên quan đến lĩnh vực bất động sản, công ty Hưng Thịnh vốn có truyền thống tập trung phát triển sản phẩm nhà ở vừa túi tiền, tiện ích và tiện nghi vượt trội dành cho người có thu nhập ổn định, giới trẻ 8X, 9X. Với lợi thế sở hữu một hệ thống đầu tư kinh doanh khép kín đã giúp cho sản phẩm của Hưng Thịnh luôn có tính cạnh tranh cao về chất lượng, giá thành, tính chuyên nghiệp, giá trị thương hiệu, khả năng thanh khoản... so với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
Thế nhưng năm 2017 lại là năm đánh dấu việc tập đoàn bất động sản Hưng Thịnh lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh mảng BĐS dịch vụ khách sạn và du lịch với dự án Cam Ranh Mystery Villas, gồm 200 phòng khách sạn tiêu chuẩn 3 sao và triển khai xây dựng chuỗi khách sạn, resort từ 3 đến 4 sao.
Để hiện thực hóa các chiến lược đã được đề ra cũng như mục tiêu mà doanh nghiệp luôn theo đuổi, Hưng Thịnh đã có sự chuẩn bị rất kỹ càng từ khâu quản trị, nhân lực, tài chính và quỹ đất... Ông Nguyễn Đình Trung – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Hung Thinh Corp cho biết: "Năm 2016, chúng tôi đã tiến hành M&A và hợp tác đầu tư 14 dự án ở khu Đông và Tây thành phố, Vũng Tàu, Khánh Hòa… Nguồn hàng mà công ty đang có đã sẵn sàng cho chiến lược kinh doanh trong 10 năm tới với quỹ đất lên đến khoảng 1.000 ha tọa lạc tại những vị trí tiềm năng phát triển BĐS khá rõ ràng, riêng TP.HCM quỹ đất chiếm khoảng 200ha".
Ở chiều ngược lại, công ty bất động sản Khang Điền vốn định danh thương hiệu của mình với những dự án biệt thự, nhà liên kế, khu phức hợp thì mới đây lần đầu tiên đầu tư "nã phát phát" đầu tiên vào phân khúc dự án căn hộ bằng dự án Jamila ở quận 9.
Rõ ràng, xu hướng sắp tới là các công ty bất động sản phải tính toán kỹ càng hơn trong việc đầu tư dự án. Công ty nào nhanh chóng thay đổi, thích ứng với thị trường sẽ nhanh chóng vươn lên chiếm lĩnh thị phần. Doanh nghiệp nào chậm thay đổi, yếu kém sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét