Gần 10% tầng lớp trí thức tinh hoa của Philippines, Singapore và Việt Nam hiện tại đang sống ở các nước OECD. Ngay cả khi Đông Nam Á đã có những tiến bộ to lớn trong việc nâng cao trình độ giáo dục trong những thập kỷ gần đây, hiện tượng di cư vẫn diễn ra khá mạnh mẽ.
Nyl Patangan là cử nhân y tá tốt nghiệp từ một trường đại học ở Philippines. Anh rời mảnh đất quê hương để tìm kiếm một cuộc sống mới tốt đẹp hơn nơi xứ người. Sau một thời gian lăn lộn ở Dubai, anh đang làm việc cho một bệnh viện ở Chicago. Công việc hiện tại đem lại cho anh một khoản thu nhập đủ để phụ giúp bố mẹ ở quê nhà và mua cho mẹ anh một chiếc ô tô Toyota Vios.
Một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi ngân hàng phát triển châu Á cho thấy số lượng dân có bằng đại học di cư đến các quốc gia giàu có hơn thuộc nhóm OECD để làm việc vào khoảng thập niên đầu thế kỷ 21 tăng 66% lên 2,8 triệu người. Hơn một nửa số đó đến từ Philippines, trong đó khoảng hàng trăm nghìn người làm việc ở các khu vực bên ngoài OECD như Trung Đông.
Xu hướng này sau đó vẫn khá ổn định. Kể từ năm 2011 đến 2015, số lượng người Philippines làm việc ở nước ngoài tiếp tục tăng 27%.
Cụm từ chảy máu chất xám xuất hiện ở Anh vào những năm 1960, khi mà các nhà khoa học và giới trí thức Anh đồng loạt di cư sang Mỹ dùng để chỉ sự di cư với quy mô lớn của nguồn nhân lực. Các quốc gia đang phát triển là đối tượng bị dễ bị tổn thương nhất bởi chảy máu chất xám, ngay cả khi hoạt động này đã đem về cho các quốc gia quê hương một lượng kiều hối lớn. Ngân hàng Thế giới ước tính tổng lượng kiều hối ở các quốc gia phát triển trong năm 2016 lên tới 429 tỷ USD, trong đó Philippines là 30 tỷ USD - chiếm 1/10 nền kinh tế.
Biều đồ khối lượng kiều hối ở Philippines qua từng năm.
Nhóm chuyên gia nghiên cứu Jeanne Batalova, Andriy Shymonyak và Guntur Sugiyarto thuộc ADB nhận định: "Hiện tượng chảy máu chất xám diễn ra trong các ngành dược, khoa học, kỹ sư, quản trị và giáo dục có thể là một trở ngại lớn cho sự phát triển của nền kinh tế và xã hội".
Gần 10% tầng lớp trí thức tinh hoa của Philippines, Singapore và Việt Nam hiện tại đang sống ở các nước OECD. Đối với Lào và Campuchia, tỷ lệ này còn lên tới 15%.
Ngay cả khi Đông Nam Á đã có những tiến bộ to lớn trong việc nâng cao trình độ giáo dục trong những thập kỷ gần đây, hiện tượng di cư vẫn diễn ra khá mạnh mẽ. Hơn một nửa số công dân Philippine, Malaysia và Singapore sống tại các quốc gia OECD có trình độ học vấn cao - trong khi mức trung bình là 30%.
Những người nhập cư từ Đông Nam Á đến các quốc gia OECD thường có trình độ học vấn cao hơn nhiều so với điều kiện cần thiết. Khoảng 52% người lao động nhập cư từ Thái Lan thừa năng lực. Tỷ lệ này đối với những người lao động nhập cư từ Việt Nam, Philippines, Lào, Campuchia và Myanmar là 42%.
Tỷ lệ dân di cư châu Á có trình độ giáo dục cao ở OECD.
Mặc dù cuộc bùng nổ kinh tế bao phủ Philippines, Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia đã đem lại cho các quốc gia này tốc độ phát triển kinh tế trên 6%, giới tri thức ở đây vẫn muốn tìm kiếm cơ hội đi ra nước ngoài.
"Họ muốn được hưởng mức lương cao, điều kiện làm việc tốt, triển vọng phát triển nghề nghiệp, cơ hội học tập liên tục và cơ hội làm việc với những người có trình độ cao", báo cáo của ADB cho biết.
Tại bệnh viện nơi Patangan làm việc với vai trò là một y tá chạy thận, đồng nghiệp của anh cũng có rất nhiều người là dân di cư từ Campuchia, Lào và Thái Lan.
"Người di cư được trả lương cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn, triển vọng phát triển nghề nghiệp và giáo dục liên tục, và cơ hội làm việc với những người có tay nghề khác trong các nhóm nhân tài", báo cáo cho hay.
Trong bệnh viện nơi Patangan làm việc như một y tá chạy thận, đồng nghiệp của anh ta bao gồm những người nhập cư từ Campuchia, Lào và Thái Lan. Patangan hiện là cư dân thường trú của Mỹ.
"Ở đâu bạn cũng phải làm việc rất chăm chỉ, nhưng ít nhất ở đây bạn được trả công xứng đáng", Pantangan nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét