Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

Tân nữ giám đốc Facebook Lê Diệp Kiều Trang: Cựu nữ sinh 8X chuyên Lê Hồng Phong, giành học bổng Oxford, bỏ McKinsey để khởi nghiệp cùng chồng và cựu CEO Apple


Mới đây, Facebook đã xác nhận cựu CEO Fossil Việt Nam Lê Diệp Kiều Trang sẽ đảm đương vị trí Giám đốc Facebook Việt Nam và làm việc tại trụ sở Singapore. Lê Diệp Kiều Trang vốn là gương mặt gạo cội trong giới khởi nghiệp công nghệ Việt Nam và tại thung lung Silicon khi cùng chồng là Sonny Vũ sáng lập Misfit và sau này bán cho Fossil Group với giá 260 triệu USD vào năm 2015.






Tỏa sáng từ nhỏ


Cô gái sinh năm 1980 Lê Diệp Kiều Trang lớn lên trong gia đình có truyền thống kinh doanh với nền tảng thuận lợi và cơ bản để theo đuổi con đường học tập, nghiên cứu. Cha cô là ông Lê Văn Trí, từng là phó tổng giám đốc Công ty cao su miền Nam. Anh cô là Lê Trí Thông, từng là phó giám đốc ngân hàng Đông Á. Anh trai cô cũng từng học MBA tại đại học Oxford và hiện là phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận.

Nhiều thế hệ bạn bè 8X tại thành phố Hồ Chí Minh từng biết đến Trang là cô gái tỏa sáng từ bé khi đại diện của Việt Nam hát cùng Michael Jackson. Năm lớp 9 Kiều Trang đã lấy bằng C tiếng Anh và được được đặc cách theo học đại học tại chức tiếng Anh của Đại học Nguyễn Tất Thành. Cô là thủ khoa tuyển sinh đầu vào PTTH chuyên Lê Hồng Phong, đồng thời cũng là thủ khoa tốt nghiệp lớp 12 của trường.

Năm 1998, cô nhận học bổng học dự bị đại học 2 năm tại Anh và năm 2000 giành học bổng Đại học Oxford. Năm 2005, Kiều Trang về Việt Nam làm việc. Năm 2008, cô thạc sĩ thủ khoa ngành kinh tế học ở ĐH Oxford (Anh) khóa 2003 – 2005. Từng nhận học bổng tiến sỹ nhưng cô đã không theo đuổi và quyết định đầu quân cho Tập đoàn Tài chính Mc Kinsey, văn phòng tại Boston với vị trí chuyên gia tư vấn tài chính.


Gia đình Lê Diệp Kiều Trang

Khởi nghiệp… để giúp chồng

"Tôi không có tinh thần khởi nghiệp sớm đâu. Khi mới bắt đầu với Misfit, tôi hẵng còn rất say mê học hỏi thêm kinh nghiệm tại McKinsey, nơi tôi rất thích môi trường làm việc trong ngành tư vấn. Khi đó, chồng tôi (Sonny Vũ) được tôi khuyến khích tuyển một số kỹ sư ở Việt Nam để làm việc từ xa cho Misfit, vì tôi tin họ rất giỏi", cô gái này chia sẻ về quyết định khởi nghiệp ngành công nghệ không hề có trong dự định ban đầu của mình.

Theo Kiều Trang, thời điểm này chồng cô- Sonny Vũ rất bận công việc bán hàng cũng như không có kỹ năng làm việc với đội ngũ Misfit tại Việt Nam. Trong khi cô lại là người rất gắn bó với đội nhóm tại quê nhà. Và họ chính là những người kéo cô vào Misfit thay vì đội ngũ ở Mỹ.

Nói thêm về Misfit, Misfit Wearables là Startup chuyên về các thiết bị đeo theo dõi sức khỏe và đo mức vận động của cơ thể. Công ty do Sonny Vũ và cựu CEO Apple, John Sculley sáng lập năm 2012. Đây là công ty thứ 3 của Sonny Vũ. Công ty muốn thành lập nhằm tạo ra các thiết bị đeo, vừa đáp ứng các tiêu chuẩn công nghệ nhưng vẫn phải đủ đẹp, đủ thời trang để người đeo cảm thấy tự hào, đeo thường xuyên.

Hiện Misfit Wearables có hai trụ sở: đội ngũ tại Mỹ đảm nhận khâu thiết kế và phần cứng sản phẩm, còn những kỹ sư Việt Nam chịu trách nhiệm về các thuật toán phân tích dữ liệu và nhận diện chuyển động, phần mềm điều khiển. Nhiều tiến sỹ người Việt từ các nước như Anh, Mỹ, Pháp… tham gia Misfit đều từng là bạn học thời phổ thông chuyên toán của Kiều Trang.

Năm 2015, Misfit được bán cho Fossil Group với giá 260 triệu USD. Sau khi bán công ty, Lê Diệp Kiều Trang giữ vị trí Tổng giám đốc Fossil Việt Nam. Theo chia sẻ của Kiều Trang, sau thương vụ này thì sứ mệnh của Misfit là tiếp tục phát triển những sản phẩm hi-tech để hỗ trợ những sản phẩm thời trang của Fossil (vốn sở hữu các thương hiệu như Burberry, Michael Kors, Kate Spade…). Nhiệm vụ của đội ngũ của Kiều Trang lúc bấy giờ là xây dựng đội nhóm Fossil Việt Nam sao cho lớn hơn nữa, thu hút thêm nhiều kỹ sư giỏi.

Ngoài ra cô cũng chia sẻ đây là điều may mắn vì nó giúp tôi gắn bó với Việt Nam hơn, cũng như có thể mang con gái một tuổi của mình về Việt Nam để cháu được gần gũi với ông bà. Và đây cũng là cơ hội để giúp đỡ và gắn kết các kỹ sư trẻ của Việt Nam với thế giới.

Nhận xét về thương vụ này, Greg McKelvey, Giám đốc chiến lược ở Fossil Group chia sẻ: Sự kết hợp của Misfit và Fossil sẽ tạo ra những tăng trưởng to lớn và đồng hồ hay đồ trang sức của hãng có thể trở thành những thiết bị mang tính kết nối.

Fossil hiện phân phối sản phẩm của mình tại 150 quốc gia, thông qua 26 công ty con, 75 nhà phân phối độc lập và 600 cửa hàng.

Mới đây nhất, ngày 9/3, Trang tuyên bố trên Facebook cá nhân về việc rời khỏi Fossil Việt Nam, cùng lúc Sonny Vũ cũng rút khỏi vị trí Tổng giám đốc Công nghệ của Fossil.

Trang cho biết việc rút khỏi Fossil Việt Nam là cơ hội để nghỉ ngơi, dành thời gian bên gia đình và "để theo đuổi cơ hội mới" mà cô sẽ công bố trong ít tuần tiếp theo nếu được phép.

Ông Lê Trí Thông - anh trai tân CEO Facebook Việt Nam Lê Diệp Kiều Trang vừa kế nhiệm chức vụ CEO PNJ thay "nữ tướng" Cao Thị Ngọc Dung


CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (Mã: PNJ) vừa ra quyết đinh bổ nhiệm ông Lê Trí Thông (Phó Chủ tịch HĐQT), anh trai của tân CEO Facebook Việt Nam, làm giám đốc điều hành thay thế cho bà Cao Thị Ngọc Dung (Chủ tịch HĐQT).






Quyết định bổ nhiệm sẽ có hiệu lực từ ngày 21/4, nhiệm kỳ Tổng giám đốc kéo dài 5 năm.

Ông Lê Trí Thông sinh năm 1979, tốt nghiệp hạng ưu chương trình MBA tại đại học Oxford và là kỹ sư công nghệ hóa học. Ông Thông còn là con trai của ông Lê Văn Trí – người từng là Ủy viên HĐQT trị kiêm Phó tổng giám đốc CTCP Công nghiệp cao su miền Nam (Mã: CSM). Ông Thông chính là anh trai ruột của bà Lê Diệp Kiều Trang (Chrity Le) – tân CEO Facebook Việt Nam, người từng được coi là cô gái vàng trong cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam.



Lê Diệp Kiều Trang, tân CEO Facebook Việt Nam, là em trai của ông Lê Trí Thông, người sẽ đảm nhận vị trí CEO PNJ từ ngày 21/4.

Gia nhập DongA Bank vào năm 2008, đến cuối 2012, ông Thông là Phó tổng giám đốc ngân hàng này, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Kiều hối Đông Á, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thẻ thông minh ViNa – V.N.B.C.

Năm 2014 ông Lê Trí Thông rời Đông Á Bank về làm Phó Tổng Giám đốc của tập đoàn tư vấn quản trị chiến lược hàng đầu thế giới – The Boston Consulting Group (BCG), giúp cho nhiều định chế tài chính và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong việc xây dựng và triển khai các dự án xây dựng chiến lược, tái cấu trúc và biến chuyển doanh nghiệp…

Sau đó, ông Thông chuyển sang công tác tại Prudential. Tháng 3/2017, ông được bổ nhiệm là Phó chủ tịch HĐQT Công ty PNJ nhiệm kỳ 2017-2020.

Ông là kỹ sư công nghệ Hóa học – tốt nghiệp thủ khoa ĐH Bách Khoa TP.HCM (2002) và giành Giải thưởng tốt nghiệp Ưu Hạng Xuất sắc (Distinction) chương trình Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (MBA) của Đại học Oxford – Vương quốc Anh (2005).

Như vậy cuộc chuyển giao ghế nóng CEO tại PNJ đã hoàn thành. PNJ đã có CEO mới - ông Lê Trí Thông sẽ chính thức bắt đầu cương vị mới từ ngày 21/4.

'Khởi nghiệp nguồn lực ít, tiền không nhiều, làm sao để thương hiệu đi ra với thế giới?' - Đây là lời khuyên của tân CEO Facebook Việt Nam Lê Diệp Kiều Trang


Câu chuyện khởi nghiệp của Misfit được Lê Diệp Kiều Trang hy vọng là nguồn cảm hứng cho những ai vẫn đang trên con đường không biết tương lai như thế nào nhưng trong lòng vẫn có một khát khao, mơ ước.


Lê Diệp Kiều Trang - tân CEO Facebook Việt Nam



Lê Diệp Kiều Trang là cái tên không xa lạ với cộng đồng khởi nghiệp công nghệ Việt Nam. Hồi tháng 1 mới đây, khi vẫn trên cương vị Giám đốc công ty TNHH Fossil Việt Nam, với mong muốn truyền lửa cho các bạn trẻ khởi nghiệp, cô đã chia sẻ rất nhiều về câu chuyện của Misfit Wearables. Câu chuyện này được Kiều Trang hy vọng là nguồn cảm hứng cho những ai vẫn đang trên con đường không biết tương lai như thế nào nhưng trong lòng vẫn có một khát khao, mơ ước.


Theo đuổi cái đẹp

Misfit Wearables là Startup chuyên về các thiết bị đeo theo dõi sức khỏe và đo mức vận động của cơ thể. Công ty do Sonny Vũ (chồng của Lê Diệp Kiều Trang) cùng 1 người bạn học thời phổ thông là Sridhar Iyengar và cựu CEO Apple, John Sculley sáng lập năm 2012. Công ty muốn thành lập nhằm tạo ra các thiết bị đeo, vừa đáp ứng các tiêu chuẩn công nghệ nhưng vẫn phải đủ đẹp, đủ thời trang để người đeo cảm thấy tự hào, đeo thường xuyên.



Sản phẩm đầu tiên Misfit cho ra đời là Misfit Shine đo mức độ vận động và giấc ngủ. Theo chia sẻ của chính Lê Diệp Kiều Trang, rất nhiều sản phẩm trên thế giới đi theo hướng này như Fitbit và Misfit không có gì khác nhưng cái khác duy nhất là làm cho nó đẹp, cho dù nó chả đo cái gì hết người ta cũng muốn đeo.

"Đây là điều khác biệt của Misfit và là điều Misfit trung thành xuyên suốt quá trình làm việc. Misfit cũng dành được nhiều giải thưởng lớn về thiết kết như Reddot, CES", cô chia sẻ.

Theo đó các sản phẩm của Misfit không chỉ đeo trên tay hay cạp quần mà Misfit còn dùng nó như một trang sức. Đồng thời Misfit cho ra đời với nhiều màu sắc khác nhau, sản phẩm làm từ nhôm hàng không nên rất nhẹ. Sau đó startup này cho ra đời dòng sản phẩm tiếp theo là Misfit Flash cũng tương tự như Misfit Shine nhưng bằng nhựa để giá thành giảm đi 1 nửa.

"Trong khi thị trường vẫn đang hào hứng với các sản phẩm wearable, thì Misfit quyết định tự làm mới mình và muốn wearable thực sự có ý nghĩa nhiều hơn khi kết nối với thế giới vạn vật xung quanh. Misfit đi thêm 1 bước về Internet of Thing", Lê Diệp Kiều Trang chia sẻ thêm về quyết định đổi mới liên tục của Misfit.

Startup này cho ra đời bóng đèn kết nối được với sản phẩm Shine, kết nối được với 1 sản phẩm khác có tên Bedit. Sản phẩm này được đặt trên đệm, có thể đo nhịp tim, nhịp thở chính xác hơn. Do đó mỗi khi người dùng cài đặt đồng hồ báo thức vào buổi sáng thì Bedit này có thể đo được chính xác lúc nào có thể thức dậy tốt nhất, khỏe khoắn nhất trong ngày đồng thời kết nối với bóng đèn sẽ từ từ sáng lên. Tiếp theo Misfit Shine sẽ rung lên để đánh thức dậy họ. Sản phẩm này còn có thể gọi được Uber, kết nối với các sản phẩm khác trong nhà.

Hay về dòng sản phẩm RAY tương tự sản phẩm cũ nhưng hình thức khác để có thể đeo được cùng đồng hồ thông thường khi người dùng vẫn muốn dùng cả hai.

Đi cùng những thương hiệu lớn

"Mình là khởi nghiệp, nguồn lực rất ít, tiền mình không nhiều vậy làm sao để thương hiệu đi ra với thế giới?", đó là câu hỏi chung của bất kỳ Startup nào không chỉ riêng Misfit. Mà Lê Diệp Kiều Trang cho biết lời giải của họ chính là: Định hướng sứ mệnh của Misfit là sản phẩm phải đẹp, phải khác biệt nên tìm được tiếng nói chung với rất nhiều thương hiệu lớn trên thế giới nhờ đó giúp đẩy thương hiệu đi xa hơn.

Ví đầu tiên là việc Misfit hợp tác cùng Coca-Cola cho ra sản phẩm có màu đỏ tượng trưng đồng thời giúp bán nó trong Apple Store. "Coca-Cola là nhãn hàng duy nhất Apple bỏ trong Apple Store, nhờ vậy Coca-Cola giúp Misfit là sản phẩm Activity Tracker duy nhất ở thế vận hội mùa đông Sochi và World Cup", Lê Diệp Kiều Trang chia sẻ.



Misfit hợp tác cùng Cocacola.

Lần hợp tác thứ 2 của Misfit là cùng Victoria Secret. Theo chia sẻ của Kiều Trang, hơn 60% Misfit Shine là phụ nữ, họ là những người quan tâm tới sức khỏe nhưng có thể bỏ sản phẩm qua một bên nếu đeo lên không đẹp. Cô tự hào chính vì Misfit Shine đẹp nên có thể ở trên người dùng lâu hơn. Khi Misfit hợp tác và dành cho màu hồng tượng trưng cho Victoria Secret, sản phẩm này bán được 10.000 sản phẩm trong 36 tiếng qua hệ thống bán lẻ của thương hiệu này.



Misfit hợp tác cùng Victoria Secret.

Một bước tiến xa hơn là hợp tác cùng Swarovski. Đây là thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm pha lê. Thậm chí Misfit còn tạo ra sản phẩm được xem là duy nhất hiện nay trên thế giới không chạy bằng pin mà chạy bằng năng lượng mặt trời. Tinh thể màu tím trên sản phẩm này có khả năng bẻ cong ánh sáng, tập trung năng lượng chỉ cần năng lượng này chạy được 24/7 không cần xạc, không cần dùng pin.





Misfit hợp tác cùng Swarovski.

Nếu Uber từ bỏ Đông Nam Á: Ai sẽ là cứu tinh giúp người Việt thoát khỏi “ách thống trị” độc tôn của Grab?


Khi CEO Grab Việt Nam công bố: Nếu hoàn tất thâu tóm, Grab sẽ tập trung vào khâu dịch vụ tốt hơn, chăm sóc khách hàng tốt hơn … Ai cũng biết điều đó đồng nghĩa với việc chi phí Grab sẽ ngày một tăng.





Hồi kết của cuộc chiến giữa hai gã khổng lồ công nghệ

Năm 2014, Grab và Uber cùng một lúc gia nhập thị trường Việt Nam. Với lời hứa sẽ "Không bao giờ để phương tiện trống trên đường về", hai startup công nghệ này ngay lập tức giải được bài toán hóc búa của giao thông Việt Nam khi các khách hàng đang phải chịu một mức phí quá cao chỉ để đổi lại các dịch vụ không tương xứng, và các tài xế cũng phải "cắn răng" chịu tiền xăng với những cuốc xe rỗng của mình.

Với công nghệ hiện đại, Grab và Uber nhanh chóng làm đảo lộn thị trường khi cung cấp dịch vụ với chi phí rẻ, "nhân viên" lịch sự và từ đó đẩy cuộc đua tranh giành thị phần trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.



Và chỉ vài năm sau đó, với việc cung cấp một sản phẩm nhanh hơn, rẻ hơn và tiện ích hơn. Grab & Uber ngay lập tức thu hút một lượng lớn khách hàng từ taxi truyền thống, và hơn nữa là tạo ra lượng khách hàng chưa hề có nhu cầu sử dụng xe trong quá khứ.

Tuy 2 startups này đồng loạt điều chỉnh tăng cước vào năm 2017, với số lượng khách hàng khổng lồ đã quá phụ thuộc vào sự tiện lợi của Grab và Uber, hai gã khổng lồ công nghệ vẫn tự tin phát triển dù đối mặt với rất nhiều scandal và áp lực từ các bộ ngành, cũng như các đối thủ truyền thống.



Nhưng chuyện gì đến cũng sẽ đến, Uber với phong cách "khởi nghiệp Mỹ" do phát triển quá nóng và tham vọng thống lĩnh quá nhiều quốc gia đã khiến công ty này hứng phải hàng loạt rắc rối và khó khăn liên quan tới nội bộ công ty, cũng như phải đối mặt những vụ kiện của chính quyền khắp nơi thế giới.

Theo một thống kê mới đây, tính đến quý 4 năm 2017, Uber đã lỗ nặng tới 4,5 tỉ USD. Và trong quá khứ gã khổng lồ này đã buộc phải bán mảng kinh doanh tại Trung Quốc cho chính đối thủ Didi Chuxing, sáp nhập mảng hoạt động tại Nga với đối thủ Yandex.

Theo tin tức mới nhất từ tờ Bloomberg , Uber đã đạt được thoả thuận bán mảng kinh doanh tại Đông Nam Á cho đối thủ cạnh tranh Grab và tuyên bố chính thức sẽ được đưa ra vào đầu ngày thứ 2.

Theo thoả thuận này, mảng hoạt động trong lĩnh vực gọi xe Uber cũng như Uber Eats tại toàn khu vực Đông Nam Á sẽ được bán cho Grab để đối lấy từ 25 - 30% cổ phần ở công ty sau sáp nhập. Từ đầu tháng này, thông tin về thương vụ thâu tóm đáng chú ý kể trên đã được nhiều tờ báo đưa tin rầm rộ, dẫu vậy đến giờ cả hai bên gồm Uber và Grab vẫn chưa có tuyên bố chính thức.



Với sự ra đi của Uber, thị trường Việt Nam sẽ ra sao khi hiện tại không có một công ty nào đủ sức đương đầu với Grab. Những "kẻ thù" không mấy nguy hiểm còn lại chỉ là các công ty taxi truyền thống đang vật lộn để đổi mới, và một số ứng dụng gọi xe địa phương hoàn toàn không có sức mạnh tài chính để "tuyên chiến" với Grab.

Khi được hỏi: "Đứng ở vị trí người tiêu dùng, ông có vui không khi đối thủ cạnh tranh của một loại hình dịch vụ biến mất, còn mỗi một doanh nghiệp duy nhất độc quyền", CEO Grab Việt Nam đã trả lời chúng tôi: "Bây giờ các bạn có thể rất vui khi được khuyến mãi nhiều, nhưng một công ty không bao giờ có thể khuyến mãi suốt đời…"

Sự xuất hiện của một "vị cứu tinh" mới

Khi được hỏi lý do tại sao Uber buộc phải rời khỏi Việt Nam, nhiều nhà phân tích nhận định rằng "Uber không thích ứng được với văn hóa tại đây". Và đúng là như vậy, ngoài các yếu tố chính trị, nội bộ lủng củng cũng như mô hình hoạt động không phù hợp, Uber dường như lúc nào cũng phải "đuổi sau" Grab khi xét đến sự thích ứng đối với thị trường Việt Nam.

Grab là một startup sinh ra tại khu vực Đông Nam Á, và đó cũng chính là thế mạnh của gã khổng lồ này. Nhưng trên thực tế là, cũng tại khu vực Đông Nam Á này cũng đang tồn tại một "kì lân" công nghệ gọi xe và đối thủ đáng gờm trên đã tuyên bố từ năm ngoái rằng: Việt Nam là một trong những thị trường mà họ đang nắm đến.

Đó chính là startup được định giá 5 tỷ USD, với sự chống lưng của Google, JD.com, Tencent và cả Rakuten: Kỳ lân Go-Jek của Indonesia.



Vào cuối năm 2017, trả lời phỏng vấn Reuters, đại diện Go-jek đã nói rằng: "Hầu hết tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều đang được cân nhắc trong 3, 6 đến 12 tháng tới". Và theo nhiều nguồn tin khác nhau, Go-jek hiện đang gấp rút chiêu mộ những nhân sự cấp cao tại Việt Nam để chuẩn bị cho một cuộc chiến "địa phương" với Grab.

Vậy Go-jek sẽ có những lá bài chiến lược nào để "tấn công" Grab?

1. Sức mạnh công nghệ và tốc độ phát triển thần tốc

Go-Jek từng tăng trưởng đến 900 lần chỉ trong 18 tháng kể từ lúc ra mắt trên thị trường. Tính đến năm 2016, các tài xế Go-Jek cung cấp hơn 667.000 cuốc xe mỗi ngày. Đứng sau đó là một đội ngũ hơn 200 kỹ sư phần mềm hoạt động liên tục để giúp Go-Jek luôn vượt trội hơn các đối thủ.

2. Sức mạnh tài chính và các công nghệ hỗ trợ



Về mặt tài chính, Go-jek có đủ tiềm lực để thực hiện kế hoạch mở rộng sang thị trường nước ngoài. Ở vòng huy động vốn mới nhất, họ đã gọi thành công thêm 1,5 tỷ USD và được định giá ở mức 5 tỷ USD. Và đứng sau Go-Jek là hàng loạt các gã khổng lồ công nghệ trên khắp thế giới, từ Google của Mỹ, cho đến JD.com và Tencent của Trung Quốc, và hơn nữa là đại gia Rakuten của Nhật Bản.

Thêm vào đó, việc tấn công thị trường Việt Nam là cơ hội tốt để Go-Jek phát triển song song cùng những nền tảng công nghệ như Go-pay, bởi ở Việt Nam hiện chưa có đơn vị nào vượt hẳn lên, dẫn đầu thị trường ứng dụng thanh toán.

3. Và cuối cùng là: Mô hình quản lý địa phương

Khác với những đối thủ từng chật vật tại thị trường Việt Nam, kế hoạch xâm chiếm Việt Nam của Go-Jek sẽ bắt đầu bằng việc tuyển mộ những nhân tài có quốc tịch Việt Nam, hay còn gọi là những Co-founders của Go-Jek.

Thông qua một đội ngũ thông thạo thị trường "sân nhà" này, Go-Jek sẽ tiến hành đổ công nghệ, tài chính và cả kinh nghiệm quản lý vào một lúc, để "kỳ lân" này không chỉ phát triển nhanh, mà còn phát triển một cách phù hợp và bền vững nhất, quyết tâm thế chỗ Uber và cạnh tranh trực tiếp với Grab - gã khổng lồ sắp độc chiếm thị trường.

Lê Thanh Sang

Theo Trí Thức Trẻ

Bí kíp 5-9-8-6 của "siêu sao" bất động sản thế giới: 5 tháng xây nhà, 9 tháng lên sàn, nắm 80% khách trong tháng đầu và chốt ngay 60% khi mở bán


Nguyên tắc này cho phép thu hồi vốn nhanh hơn bất kì thế lực cạnh tranh nào, và ông chủ của nó cũng rất nhanh chóng đầu tư số tiền thu lại cho những mẩu đất và công trình tiếp theo.





Tập đoàn China Vanke của Wang Shi là thương hiệu bất động sản có quy mô số 1 thế giới. Với doanh thu bằng bốn tập đoàn BĐS lớn nhất nước Mỹ cộng lại, Vanke nắm kỷ lục về số nhà xây dựng trong lịch sử nhân loại và đồng thời là "vị cứu tinh" nhà ở của hàng triệu người Trung Quốc.

Mục tiêu chính của Vanke là cung cấp những căn hộ đơn giản, sạch sẽ cho giới trung lưu Trung Quốc. Và chỉ như thế, không màu mè, không sáng tạo, cũng không xa hoa, Wang Shi tập trung bán những căn hộ đơn giản với mức giá phải chăng nhưng với tốc độ bàn giao nhanh nhất có thể. Chỉ tính riêng năm 2015, Vanke đã bán hơn 20 triệu mét vuông BĐS khắp 25 thành phố khác nhau.

Wang Shi và con đường trở thành triệu phú

Sinh tại Quảng Tây vào năm 1951, Wang Shi có một tuổi thơ đầy khổ cực tại một trong những khu vực nghèo khó nhất Trung Quốc. Khi vừa đủ tuổi, Wang Shi liền nhập ngũ để không trở thành gánh nặng cho gia đình và bị điều lên Cao Xương – khu vực biên giới tận cùng Tây Bắc Trung Quốc để thực hiện nghĩa vụ.



Sau 5 năm đi lính, Wang Shi giành được một trong hai vị trí hiếm hoi tại Ban cấp thoát nước tại Đại học Lan Châu và trở thành viên chức Cục đường sắt Quảng Châu không lâu sau đó.

Lớn lên trong thời kì Cách mạng Văn hóa, trong khi các thanh thiếu niên miền quê khác chỉ cố gắng sống sót qua ngày. Wang Shi không ngại khó nhọc đã tự xung phong thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia vào hoạt động của các trường Đại học và phòng ban nhà nước, những nơi có "tỷ lệ chọi" cao nhất thời bấy giờ.

Không an phận tại Cục đường sắt, Wang Shi tiếp tục học hỏi và đậu kì thi sát ngạch vào Ban đối ngoại của Quảng Đông. Kết quả này là một trong những dấu mốc thay đổi cả cuộc đời của tỷ phú này. Vì kế bên Quảng Đông là Hồng Kông, khu vực mở cửa với thế giới đầu tiên của Trung Quốc.



Vào năm 1983, Wang Shi quyết định nghỉ việc để theo đuổi giấc mơ làm triệu phú của mình tại Thâm Quyến, đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc. Và Wang Shi không phải là viên chức duy nhất thấy được cơ hội đổi đời này, hàng trăm nhân tài từ khắp cả nước đổ về đây với quyết tâm đổi đời.

Wang Shi sau đó nhanh chóng kiếm được 1 triệu USD đầu tiên thông qua các thương vụ bán bắp cho công ty thực phẩm gia súc. Sau đó ông lại chuyển hướng sang nhập các sản phẩm điện tử Nhật Bản và bán lại cho người tiêu dùng Trung Quốc. Không dừng lại tại đó, Wang Shi còn mở một loạt xưởng sản xuất quần áo, đồng hồ, rượu bia và tranh ảnh. Sau này nhìn lại, ông đã bảo: "Trừ mại dâm, cờ bạc, ma túy và vũ khí, Vanke kinh doanh không chừa một mặt hàng nào."

Tuy nhanh chóng trở thành triệu phú nhờ nắm bắt được các cơ hội thương mại, Wang Shi vẫn chỉ nằm trong danh sách hàng trăm thương nhân mới nổi thời bấy giờ.

Bất động sản – con đường lên đỉnh thế giới của Wang Shi



Và đến tháng 11, năm 1988, Wang Shi lần đầu tiên tham gia đấu giá một lô đất và đã gây sốc khi mạnh tay chi một khoản tiền khổng lồ cho lô "Vuitton Villa" tại trung tâm Thâm Quyến.

Kể từ đó, Wang Shi bước vào giai đoạn vinh quang của mình. Với xu hướng di dân từ miền quê lên thành thị và ước muốn sở hữu một căn hộ hiện đại của dân thành phố ngày càng gia tăng, nhu cầu nhà ở hiện đại tại Trung Quốc như chợt bùng nổ.

Nắm được nhu cầu thực tế đó, Vanke chỉ tập trung bán những căn hộ đơn giản cho tầng lớp trung lưu và thanh chóng trở thành đơn vị bất động sản lớn nhất Trung Quốc với tốc độ phát triển từ 30 đến 35% mỗi năm.

Tính đến năm 2015, doanh thu mỗi năm của Vanke vượt mức 38 tỷ USD với hơn 20 triệu mét vuông đã được bán. Hoạt động khắp 55 thành phố của Trung Quốc, Vanke đã trở thành tập đoàn bất động sản lớn nhất thế giới khi sở hữu đến hơn 16.000 nhân viên tại 28 văn phòng khác nhau.

Bí kíp đằng sau sự thành công vang dội của Vanke



Nhiều chuyên gia vẫn hay nhận định rằng sự thành công của Vanke chủ yếu do tập đoàn này đón được xu hướng đô thị hóa, nói cách khác là Vanke chỉ "ăn may" khi xuất hiện đúng lúc. Tuy nhiên, vào thời kỳ đó cũng xuất hiện rất nhiều công ty bất động sản và chỉ Vanke với bí quyết của mình đã bức phá trở thành số 1.

Bí mật đó nằm ở tốc độ và hiệu quả vận hành của Vanke. Trong khi các nhà đầu tư khác mong muốn kiếm lại lợi nhuận tối đa trên từng công trình, Vanke chỉ tập trung vào tốc độ. Wang Shi từng tiết lộ rằng ông chỉ muốn thu lại 25% lợi nhuận trên mỗi dự án, tỷ lệ này phản ánh chiến lược kinh doanh "bất hủ" của Vanke: Cắt giảm lợi nhuận để đổi lấy tốc độ, thậm chí bỏ qua những dự án có tỷ suất lợi nhuận cao nếu như thời gian thu hồi vốn ở đó quá lâu.



Mô hình kinh doanh của Vanke được tóm gọn trong bốn chữ số: 5-9-8-6. Bắt đầu khởi công trong vòng 5 tháng kể từ khi mua lại lô đất, bắt đầu mở bán chỉ sau 9 tháng xây dựng. Nắm được hơn 80% khách hàng mục tiêu trong tháng đầu tiên, và tiêu thụ được 60% diện tích ngay khi chào bán. Nguyên tắc này cho phép Vanke thu hồi vốn nhanh hơn bất kì thế lực cạnh tranh nào, và Wang Shi cũng rất nhanh chóng đầu tư số tiền thu lại cho những mẩu đất và công trình tiếp theo.

Tính đến ngày nay, ở tuổi 65, Wang Shi đã đạt tới đỉnh cao khi trở thành doanh nhân nổi tiếng nhất Trung Quốc với hàng loạt dự án từ thiện và bảo vệ môi trường. Wang Shi cũng là một tấm gương cho giới trẻ Trung Quốc về nghị lực và quyết tâm không ngừng phấn đấu để có được thành công.

Lê Thanh Sang

Theo Trí Thức Trẻ

Khi quản lý "cân" doanh số cho nhân viên: Cách làm kiểu "người khổng lồ trên đôi chân đất sét" hại cả quân lẫn tướng, rất nhiều công ty mắc phải


nhiều công ty, một hiện tượng phổ biến là quản lý của đội sales trực tiếp tham gia bán hàng giúp nhân viên, tìm mọi cách giúp cả đội đạt doanh số công ty giao. Điều này có mặt tốt và có cả những mặt không tốt.






Tại một số doanh nghiệp SME mà tôi từng gặp, công ty có một đội sales và đội đó dưới quyền một người quản lý. Tuy nhiên, anh này quản lý theo kiểu là cứ bao giờ doanh số đi xuống là "nhảy" vào giúp anh em đẩy lên.

Anh ta sẽ tham gia bán hàng cùng, thậm chí là bán giúp cho nhân viên và cho luôn nhân viên doanh số của mình. Miễn sao để doanh số tổng cả đội đạt theo mức chỉ tiêu mà sếp đưa ra ban đầu. Sếp vẫn thấy doanh số muốn tăng là tăng ngay, nên không thắc mắc gì. Còn cách bên dưới làm như thế nào thì kệ, miễn sao sếp đạt mục tiêu là được rồi. Có 5 kiểu hoạt động như vậy, xuất phát từ các sếp của doanh nghiệp:


1.Sếp không rành về sales nên có người quản lý là may rồi, cứ đạt là được


Cái được này là trong ngắn hạn còn hiển nhiên kéo dài lâu thì sẽ dẫn tới vô số hệ luỵ. Trước mắt là không rõ doanh số có đúng như mức đáng ra thị trường phải phát triển không. Lâu dài thì là đội sales cảm thấy hài lòng với số doanh thu và thu nhập hiện tại và không muốn phát triển nữa. Cái nhìn thấy được là doanh số cứ cố định như vậy bất kể thị trường thế nào. Còn ẩn giấu bên trong là đội sales dần coi vị quản lý mới là người làm chủ công ty chứ không phải ông chủ. Thiệt đơn thiệt kép nên cái gì dễ dàng từ đầu chúng ta nên xem lại nó có hại về lâu dài hay không.

2.Sếp có nhiều việc nên giao cho một đội quản lý

"Tin thì mới dùng, dùng thì phải tin" nên sếp thấy họ chấp nhận sức ép và vẫn làm doanh số tăng là ổn. Nội bộ là quản lý gánh cho nhân viên hay là từng người một nỗ lực sếp không rõ lắm và cũng chả quan tâm, miễn sao kế toán cho biết doanh số tăng, lãi vẫn có, vậy là ổn.

3.Sếp không biết làm cách nào, cứ thử đẩy trách nhiệm cho quản lý, quản lý đành bất đắc dĩ phải gồng lên để gánh

Trường hợp này, quản lý hay ở dạng "thương anh em" một phần, phần thứ hai nghĩ rằng nếu cả đội không đạt thì người ta nhìn vào rồi nói lỗi của người đứng đầu. Điều này có nghĩa là thà mình gánh mà được danh là lãnh đạo anh em làm tốt, còn hơn là nghe những câu không êm tai lại còn ảnh hưởng tới hình ảnh bản thân. Đó là chưa kể trường hợp quản lý muốn tạo uy tín riêng với nhân viên để sau đó còn thao túng, họ sẽ sẵn sàng "gánh" cho nhân viên để sau đó lấy uy tín còn tác động vào họ.

4.Sếp cho rằng như thế mới đúng là mô hình và cách thức của đội sales, cứ bao giờ "một con ngựa đau" là "cả tàu bỏ cỏ"

Như thế là dùng tình thương của nội bộ đội sales mà thúc cho họ phải đạt chỉ tiêu bằng mọi cách. Đây là cách làm căn cứ theo tình cảm chứ không phải theo lý trí logic như thông thường.

5.Sếp đã từng ở trong tình cảnh đó, nên thấy đó là chuyện thường


Đây là trường hợp Sếp đã từng là quản lý, đã từng phải gánh doanh số cho cả đội như thế, nên nghiễm nhiên coi đó là điều thường ngày, không phải băn khoăn, và vì vậy sếp cho rằng ai mà dám can đảm đứng ra gánh cho cả đội doanh số tổng thì mới xứng đáng là "đàn anh đàn chị", mới đáng mặt anh tài để gửi gắm doanh số chung của cả công ty.

Hiển nhiên cách này không ổn, vì lúc ấy doanh số phụ thuộc vào một vài cá nhân nổi trội chứ không phải một tập thể mạnh. Và dù cho doanh số hay thị trường theo cách này mà gia tăng cỡ nào thì nó vẫn làm cho công ty thành người "khổng lồ trên đôi chân đất sét", yếu từ bên trong cốt lõi và có thể ngã gục bất kỳ lúc nào dù là dưới tác động nhỏ nhất từ thị trường.

Lãnh đạo doanh nghiệp ứng phó ra sao khi nhân viên nghỉ việc vì bất mãn với quản lý cấp trung?


Một trong những nguyên tắc của leadership, một nguyên tắc tối thượng là tất cả mọi việc xảy ra không đúng thì người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm đầu tiên. Nhưng thực tế lại có những trường hợp khác.





Mới đây, bài chia sẻ "Khi nhân viên nghỉ việc, sếp nên xem lại mình" của một du học sinh Ý Nguyễn Hoàng Kim Quý đã gây bão mạng xã hội. Rất nhiều người bày tỏ sự đồng cảm với 4 lí do Kim Quý đưa ra tại sao khi nhân viên nghỉ việc thì người sếp cần xem lại bản thân mình: Sếp có thái độ của kẻ bề trên, chỉ tay 10 ngón, chỉ biết hứa suông và thường vắt chanh bỏ vỏ.

Tất cả những lí do này nói rất trúng tâm lí của nhiều nhân viên khi phải làm việc dưới quyền một người lãnh đạo tồi. Tuy nhiên, có đúng là khi nhân viên nghỉ việc, lỗi là do sếp hoàn toàn không? Và sếp cần xem lại điều gì?

Chia sẻ trong chương trình WeTALK trên fanpage CafeBiz ngày 22/3, bà Nguyễn Phương Mai, CEO công ty nhân sự Navigos Search cho rằng trong vấn đề này cần nhìn theo hai chiều.


Bà Nguyễn Phương Mai - CEO Navigos Search.

Điều đầu tiên, theo bà Mai, một trong những nguyên tắc của leadership, một nguyên tắc tối thượng là tất cả mọi việc xảy ra không đúng thì người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm đầu tiên. Một mặt nào đó bà Mai bày tỏ sự đồng tình với quan điểm của Kim Quý, rằng nhân viên nghỉ nhiều trước hết là tại sếp cái đã. Nhưng bà Mai cũng lưu ý, "sếp ở đây đang nói là sếp tổng hay chủ doanh nghiệp".


Tuy nhiên, ở góc độ khác, bà Mai cho rằng có những trường hợp nhân sự nghỉ việc nhiều không hoàn toàn là do lãnh đạo. Đó có thể là vấn đề liên quan đến môi trường làm việc hay điều kiện kinh tế nhất định ở một số thời điểm nhất định.

Lấy ví dụ từ chính Navigos Search, bà Mai kể lại: Cách đây khoảng chừng 4 -5 năm, đó là thời điểm nhiều công ty tuyển dụng về nhân sự cấp cao ồ ạt ra đời để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Trên thực tế, khi có những đơn vị mới ra đời, muốn tham gia thị trường thật nhanh gọn và cạnh tranh ngay thì bài toán đơn giản nhất họ là đi lấy người có sẵn của Navigos Search về. Ở thời điểm đó, Navigos Search có nhiều kinh nghiệm nhất nhì trên thị trường, với bề dày kinh nghiệm hoạt động từ năm 2003, với lực lượng nhân sự vô cùng hùng hậu và giỏi nghề.

Thời điểm đó, Navigos Search cũng chảy máu chất xám rất nhiều vì những công ty vừa mới mở ra như vậy hộ sẵn sàng trả lương gấp 2, gấp 3, thậm chí là gấp nhiều nhiều lần cho những nhân sự rất là giỏi nghề. Đối mặt với một làn sóng ra đi của rất nhiều nhân sự giỏi, Navigos cũng đã làm tất cả mọi điều có thể nhưng mà cũng không giữ tất cả mọi người ở lại được.

"Rõ ràng chúng ta không thể nào đổ lỗi CEO của mình đúng không?", bà Mai đặt vấn đề.

Đối với các vấn đề đến từ quản lý cấp trung, khiến nhân sự thuộc quyền quản lý trực tiếp của họ bất mãn và quyết định nghỉ việc, bà Mai cho rằng, vai trò của người lãnh đạo cao cấp vô cùng quan trọng.

"Khi quản lý đội ngũ quản lý cấp trung, từng có một câu chuyện xảy ra: một nhân viên nghỉ vì sếp trực tiếp, người đó lại là nhân viên của tôi. Điều tôi làm không phải là ngay lập tức quy kết lỗi đó là của bạn manager (quản lý) dưới quyền mình. Trước tiên, tôi ngồi lại với bạn nhân viên, tìm hiểu xem lý do thực sự là gì, bất mãn là có thể xảy ra nhưng điều mình muốn hiểu rõ hơn bạn ấy bất mãn điều gì, và có điều gì giúp cho bạn manager dưới quyền mình cải thiện tốt hơn lên không. Tránh trường hợp sau này lại có người khác nghỉ việc vì bạn ấy. Đó mới là câu chuyện quan trọng.

Nếu thuyết phục bạn nhân viên nghỉ việc ở lại không được, thì mình ghi nhận lại ý kiến của họ và tìm cách làm sao để tốt hơn. Bởi có rất nhiều trường hợp, trong nghề của mình, đôi khi các bạn manager giỏi nghề nhưng chưa chắc đủ kỹ năng để quản lý con người. Lúc đó, mình lại quy lại trách nhiệm về mình, là do mình chưa kịp trang bị kiến thức quản lý nhân sự cho các bạn manager để họ giữ chân nhân viên dưới quyền.

Từ những bài học từ những nhân viên nghỉ việc, người lãnh đạo cũng sẽ phải tự hoàn thiện hơn về chiến lược quản lý con người, chiến lược đầu tư vào bộ máy quản lý cấp trung. Khi đã cải thiện được điều đó thì chắc chắn tỉ lệ nghỉ việc sẽ được cải thiện, nhân viên sẽ gắn kết nhiều hơn.

Thực tế là ở Navigos Search thì công việc quản lý cũng như phát triển đội ngũ cấp trung đã mang lại những kết quả rất khả quan cho Navigos Search", bà Mai kết luận.



Anh Trần Trung Hiếu - CEO Top CV

Đồng tình với ý kiến của CEO Navigos Search, anh Trần Trung Hiếu, CEO Top CV cũng cho rằng, dù có bất kì nhân sự nào nghỉ việc, dù nhân sự ấy có nói là vì có việc riêng thì bản thân người lãnh đạo cần luôn luôn đặt ra câu hỏi về công tác quản lý của công ty có vấn đề gì không, hay bản thân mình khi đưa ra chiến lược có ổn hay không. Từ đó đánh giá lại cả công ty, đội ngũ nhân sự.

Anh Hiếu cho rằng, bất cứ doanh nghiệp nào muốn phát triển được thì không phải chỉ có chuyện nhân sự tốt chiến lược tốt, mà còn liên quan đến câu chuyện về con người và văn hóa nữa.

Văn hóa của doanh nghiệp chỉ thực sự tốt khi văn hóa đó phải xuất phát từ người lãnh đạo. Người lãnh đạo là người truyền cảm hứng, lan tỏa văn hóa trong cả công ty. Khi mà người lãnh đạo có vấn đề, chưa nhận thức được đúng vấn đề là tại sao nhân sự lại nghỉ nhiều như thế, vẫn đổ tại môi trường, đổ tại con người… thì vấn đề vẫn chưa thể giải quyết được tận gốc.

"Quan điểm của mình luôn luôn là, mọi thứ đều phải xuất phát từ người lãnh đạo, luôn luôn đi từ mình đi ra. Bản thân người lãnh đạo phải tự hỏi xem mình đã thực sự làm tốt hay chưa, đó mới là cái có thể giúp doanh nghiệp của mình phát triển được", anh Hiếu chiêm nghiệm.

Tương lai ngành ngân hàng qua góc nhìn của CEO HSBC Việt Nam: Những chi nhánh không người, 90% công việc sẽ bị thay thế bởi máy móc


90% hoạt động hiện nay của ngành ngân hàng máy móc có thể thay thế và ra quyết định, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam nhận định. Hiện một số ngân hàng ở Việt Nam bắt đầu đưa ra hình thức chi nhánh không người phục vụ. Ngân hàng là lĩnh vực hút nhiều nhân sự ở Việt Nam. Tính riêng Agribank, lượng nhân sự đã lên tới gần 36.000 người…

Ảnh minh họa. Nguồn: Startup Stock.



Chia sẻ bên lề Tọa đàm Số hóa – Tương lai của doanh nghiệp, ông Phạm Hồng Hải - Tổng Giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam – nhận định: 90% công việc có thể bị thay thế bởi máy móc.


Ngân hàng là một trong những lĩnh vực hút nhiều nhân sự. Tính sơ trong nhóm Big4, nhân sự của 4 ngân hàng này đã lên tới hơn 85.000 người.

Căn cứ trên báo cáo tài chính của các ngân hàng, tính đến ngày 31/12/2017, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) có 24.588 nhân viên, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có 16.227 nhân viên, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) có 8.766 nhân viên, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn Việt Nam (Agribank) khoảng 35.903 người (riêng Agribank chỉ tính đến 31/12/2016).


"Phần thắng không thuộc về người thông minh nhất, mà thuộc về người học nhanh nhất"



"Hiện một số ngân hàng ở Việt Nam bắt đầu đưa hình thức chi nhánh không có người phục vụ. Khách hàng tới ngân hàng mở tài khoản hay sử dụng các dịch vụ khác đều giao tiếp với máy móc", ông Hải cho biết.


"So sánh giữa máy móc với con người, máy bao giờ cũng mạnh hơn về khối óc, mạnh hơn về độ ghi nhớ, mức độ xử lý cũng như tốc độ xử lý thông tin".

Với rất nhiều nghiệp vụ ngân hàng hiện nay, máy móc có thể làm thay con người. Đơn cử như tại HSBC trước đây, tất cả giao dịch ngoại hối đều thông qua con người.

Theo quy trình cũ, khách hàng gọi điện thoại tới ngân hàng yêu cầu mức giá khi muốn mua 1 triệu USD chẳng hạn, cô giao dịch viên sẽ báo giá. Lăn tăn về mức giá này, khách hàng hẹn một lúc sau gọi lại coi giá ra sao. Và sau đó một hồi gọi lại khách vẫn thấy chưa hài lòng với mức giá đó. Hai bên tốn rất nhiều thời gian.



Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Gia Lai.

"Giờ mọi thứ trên mạng hết. Khách hàng lên mạng nhập yêu cầu, hệ thống máy tự báo giá 2 chiều. Khách hàng thấy ổn thì mua, chưa thích có thể chờ", ông Hải nói.


Câu chuyện máy móc thay thế con người không chỉ diễn ra trong ngành ngân hàng, mà trong mọi mặt của đời sống xã hội. Những việc mang tính lặp lại, mang tính quy trình, những công việc chân tay tẻ nhạt và nhàm chán… chắc chắn sẽ bị thay thế bởi công nghệ và máy móc.

"Những việc đòi hỏi tính sáng tạo, sự linh hoạt sẽ vẫn ở lại với con người", ông Phạm Hồng Sơn – Tổng Giám đốc General Electric (GE) Việt Nam nhận định.

"Phần thắng không thuộc về người thông minh nhất, mà thuộc về người học nhanh nhất"

Chia sẻ về những kỹ năng nhân sự cần chuẩn bị trong thời kỳ số hóa, Tổng Giám đốc GE Việt Nam nhắc lại câu của CEO GE Digital Bill Ruh khi vị này trò chuyện với các sinh viên ĐH FPT mới đây: "Phần thắng không thuộc về người thông minh nhất, mà thuộc về người học nhanh nhất".

"Khi tiếp cận những cái mới về lĩnh vực công nghệ, chúng ta không nên bài trừ nó. Phải tìm cách để sống chung, tiếp cận nó và biến nó thành lợi thế của chúng ta. Khả năng học hỏi, thích nghi với lĩnh vực mới sẽ quyết định sự thành công của bất cứ người lao động nào trong tương lai", ông Sơn nói.

Đồng tình với ý kiến này, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam cho rằng 90% công việc tại ngân hàng có thể bị thay thế bởi máy móc, nhưng điều này không có nghĩa 90% công việc sẽ mất đi, mà sẽ mở ra cánh cửa mới cho những người lao động hiện tại.



Ảnh minh họa. Nguồn: Spiked.

Quay trở lại câu chuyện cô giao dịch viên lĩnh vực ngoại hối của HSBC, khi các thông tin và số liệu mua bán ngoại hối đều đưa lên mạng, cô gái đó chuyển qua làm tư vấn cho khách hàng.

Thay vì chỉ ngồi thuần túy báo giá rằng hôm nay USD có giá 22.700 VNĐ hay 22.800 VNĐ, giờ cô ấy sẽ nói: Doanh nghiệp anh chị hiện đang làm xuất nhập khẩu, rủi ro của doanh nghiệp là 3 tháng tới khi thị trường có khả năng biến động, nhu cầu của doanh nghiệp là 5 triệu USD thì cơ cấu quản trị rủi ro của chúng ta thế nào.

"Như vậy giá trị các bạn tạo ra cho khách hàng cũng khác, mà bản thân các bạn cũng rất thích vì được nâng tầm mình lên. Mình không chỉ ngồi báo giá đơn thuần như một cái máy mà thực sự phải ngồi trò chuyện với khách hàng để hiểu vấn đề của họ thế nào, khó khăn là gì, mình nên tư vấn giải pháp nào..."

"Đấy là ví dụ để thấy cũng những bạn đó, nhưng bây giờ kỹ năng lại rất khác. Tôi nghĩ những việc thế này giúp gia tăng sự gắn kết của các bạn với công ty, khi các bạn cảm thấy công việc lý thú hơn rất nhiều so với trước đây", ông Hải nhìn nhận.

Về lợi thế của con người so với máy móc, ông Hải cho rằng máy móc hơn con người ở khối óc, nhưng con người hơn máy móc ở trái tim.

"Tôi nghĩ càng về sau, chúng ta sẽ càng thấy EQ (Emotional Quotient – Chỉ số cảm xúc)quan trọng hơn IQ (Intelligence Quotient – Chỉ số thông minh) rất nhiều. Người có khả năng kết nối mọi người thì có khả năng thành công rất nhiều trong tương lai. Cảm nhận, cảm xúc giữa người với người thì máy không thể làm thay được", ông Hải cho biết.

Sếp HSBC Việt Nam cũng cho rằng nhân sự hiện nay làm việc trong lĩnh vực nào cũng cần hiểu thêm về công nghệ, chứ không nên ỷ lại vào "anh IT" ở cơ quan. Sự hiểu biết về công nghệ sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh mới và riêng của mỗi người.

"Công nghệ sẽ tạo áp lực thay đổi, nhưng là thay đổi tốt và sẽ cho bạn cơ hội phát triển bản thân", ông Hải nói.

Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương 'chốt' nhiệm vụ 2018


Sáng 28/12, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ bắt đầu Hội nghị trực tuyến với các địa phương, tập trung thảo luận những giải pháp triển khai nhiệm vụ kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới dự và phát biểu chỉ đạo.






Đây được xem là cuộc họp Chính phủ lần đầu tiên đón Tổng Bí thư đến dự. Theo chương trình Hội nghị, dự kiến diễn ra từ ngày 28-29/12, sau phát biểu khai mạc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình sẽ trình bày báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội năm 2017.

Tiếp đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giới thiệu dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2018. Thường được đánh số 01, Nghị quyết này sẽ là văn bản chủ đạo, quan trọng nhất trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ và cả hệ thống hành chính Nhà nước trong năm 2018.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng dự thảo Nghị quyết trên tinh thần đổi mới cả về phương pháp, hình thức và nội dung; bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, ngắn gọn (khoảng 15 trang); có mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể gắn với các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực; giảm thiểu những nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ thường xuyên của các bộ, cơ quan, địa phương; đổng thời chú trọng công tác tổ chức triển khai, theo dõi, đánh giá, kiểm tra, giám sát thực hiện Nghị quyết.

Theo đó, Chính phủ xác định phương châm hành động năm 2018 là “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” và các trọng tâm chỉ đạo, điều hành là: Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, tạo chuyển biến rõ nét, thực chất trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thực hiện quyết liệt cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật và sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành ở tất cả các ngành, các cấp. Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Dự thảo Nghị quyết đưa ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm với 59 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Đồng thời, Chính phủ giao cho các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện 242 nhiệm vụ cụ thể tại phụ lục kèm theo dự thảo Nghị quyết.

Tại Hội nghị, các địa phương và bộ, ngành sẽ tập trung thảo luận, góp ý để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, từ đó thống nhất, chung sức đồng lòng thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Cũng tại Hội nghị, các đại biểu sẽ nghe các báo cáo tóm tắt về: Kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2017; tình hình thực hiện Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; công tác rà soát, tháo gỡ các vướng mắc, bất cập của các quy định hiện hành về môi trường đầu tư, kinh doanh, các chính sách an sinh xã hội; kết quả thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về nâng cao năng lực tiếp cận cách mạng công nghệ 4.0; kết quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử và hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ năm 2017; công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng năm 2017.

Cổng TTĐT Chính phủ sẽ tiếp tục thông tin về Hội nghị này.

U23 VN được bảo hiểm lên 2,3 tỷ đồng trước thềm trận đấu lịch sử


Trước thềm trận đấu chung kết U23 Châu Á lịch sử, PTI dành tặng gói bảo hiểm sức khỏe cho toàn bộ các cầu thủ, thành viên ban huấn luyện tuyển U23 Việt Nam. Tổng giá trị lên tới gần 1 tỷ đồng.





Chấn thương và thể lực suy giảm của các tuyển thủ U23 Việt Nam là vấn đề mà Ban huấn luyện và người hâm mộ hết sức quan tâm trước trận Chung kết với U23 Uzbekistan vào ngày 27/1 tới đây.

Đức Huy với vấn đề ở bắp chân, cũng đã phải nhường chỗ cho Thành Chung. Tiền vệ Duy Mạnh cũng đã bị choáng sau khi lĩnh trọn cú đá vào mặt từ đội bạn. Theo U23 Việt Nam, sau trận đấu bán kết Duy Mạnh và Đức Huy sẽ có đủ thời gian phục hồi để góp mặt trong trận đấu với U23 Uzbekistan vào ngày 27/1 tới. Chấn thương bắp đùi của Đoàn Văn Hậu ở trận gặp U23 Syria, khiến anh chắc chắn phải nghỉ hết cả giải để dưỡng thương.

Như vậy, chấn thương có ảnh hưởng nghiêm trọng đến phong độ thi đấu của cầu thủ cũng như kết quả chung cuộc. Thấu hiểu được những rủi ro về chấn thương mà các tuyển thủ Việt Nam và U23 nói riêng phải đối mặt. Nếu không may có bất kỳ chấn thương nào xảy ra, không chỉ ảnh hưởng đến kết quả của trận đấu, mà chi phí điều trị cũng là khó khăn lớn đối với các cầu thủ và các câu lạc bộ.

Để kịp thời khuyến khích, động viên và góp phần giúp các tuyển thủ của U23 Việt Nam yên tâm tập luyện, sẵn sàng cho trận chung kết sắp tới, Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đã tài trợ toàn bộ gói bảo hiểm tai nạn cho tất cả các tuyển thủ U23 có giá trị tới gần 1 tỷ đồng. Gói bảo hiểm sẽ được tặng liên tục trong vòng 3 năm với các điều khoản phù hợp với các cầu thủ chuyên nghiệp.

Theo quyền lợi bảo hiểm: Các cầu thủ sẽ được bảo vệ với số tiền lên đến 2,3 tỷ đồng mỗi người. Bên cạnh đó, trong quá trình tập luyện và thi đấu nếu các tuyển thủ không may bị chấn thương thì PTI sẽ chi trả các chi phí y tế liên quan đến điều trị tại tất cả các bệnh viện trong lãnh thổ Việt Nam. Với tổng mức thanh toán đối với mỗi cầu thủ lên tới 230 triệu đồng/cầu thủ/năm.

Đại diện của PTI cho biết, hi vọng với gói bảo hiểm này, các cầu thủ sẽ yên tâm luyện tập và thi đấu hết khả năng của mình để tiếp tục cống hiến cho người dân Việt Nam những trận đấu kịch tính.



Được biết, trước đó PTI cũng đã tặng bảo hiểm du lịch miễn phí cho các cổ động viên sang Thường Châu, Trung Quốc với quyền lợi lên đến 70,000$. Đây là việc làm ý nghĩa nằm trong chuỗi sự kiện lớn mà PTI rất chú trọng, là bước đột phá cũng như khẳng định sự quan tâm, bảo vệ các cầu thủ và cổ vũ động viên tinh thần các cầu thủ U23 từ Bảo Hiểm Bưu Điện trong trận đấu đầy “ước mơ vươn tầm thế giới” này.

A.D

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Đối tượng nào được điều chỉnh tiền lương và thu nhập tính đóng BHXH?


Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm bằng tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm nhân với mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng.






Liên quan đến vấn đề điều chỉnh tiền lương và thu nhập tính đóng BHXH năm 2018, Bộ LĐ-TB-XH đã ban hành Thông tư 32/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện. Theo ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam, đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 10, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP bao gồm:

- NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1/1/2016 trở đi, hưởng BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 1-1-2018 đến ngày 31-12-2018.

- NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động (NSDLĐ) quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 1-1-2018 đến ngày 31-12-2018.



Riêng đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH theo quy định tại Khoản 2, Điều 4, Nghị định 134/2015/NĐ-CP là người tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 1-1-2018 đến ngày 31-12-2018.

Tiền lương tháng đóng BHXH đối với đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 1, Thông tư này được điều chỉnh theo công thức: Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng.

Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:



Đối với NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định, thì tiền lương tháng đóng BHXH đối với NLĐ bắt đầu tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 1-1-2016 trở đi và tiền lương tháng đã đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người SDLĐ quyết định được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1, Điều này.

Thu nhập tháng đã đóng BHXH đối với đối tượng quy định tại Khoản 2, Điều 1, Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau: Thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm = Tổng thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm x Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng.

Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng được thực hiện như sau:



Đối với NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện, thì thu nhập tháng đã đóng BHXH tự nguyện được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tiền lương tháng đã đóng BHXH bắt buộc được điều chỉnh theo quy định tại Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 2 Thông tư này.

Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần và trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định tại Khoản 4, Điều 11, Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Khoản 4, Điều 5, Nghị định 134/2015/NĐ-CP.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 15-2-2018; các quy định tại Thông tư áp dụng từ ngày 1-1-2018.

Nghị quyết về Siêu uỷ ban quản lý 5 triệu tỷ đồng tài sản Nhà nước được ban hành trong quý II, mô hình khác biệt với SCIC


Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Thế Phương đã thông tin về Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại phiên họp Chính phủ thường kỳ chiều tối ngày 2/2.






Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước sẽ quản lý khối tài sản lên đến 5 triệu tỷ đồng, theo Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương.

Mô hình hoạt động của Uỷ ban này sẽ khác với mô hình của SCIC. Cụ thể, ông Phương cho biết sẽ có một định chế bao trùm và sẽ có văn bản quy phạm pháp luật để hiện thực hoá hoạt động của cơ quan này nhằm quản lý khối tài sản rất lớn của Nhà nước. Trong khi đó, SCIC chỉ là nơi quản lý vốn thông thường.

Thứ trưởng cũng cho Chính phủ dự kiến thông qua Nghị quyết về chức năng nhiệm vụ chức năng nhiệm vụ của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong quý 2/2018.

Trước đó, ngày 15/1/2018, Thủ tướng đã có quyết định thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và giao cho Phó thủ tướng Vương Đình Huệ làm tổ trưởng tổ công tác.

Ngay sau khi được thành lập, ngày 16/1/2018, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã chủ trì buổi họp đầu tiên. Tại cuộc họp, Phó thủ tướng đã đề nghị Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ trình dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về việc thành lập Ủy ban để Chính phủ thảo luận, cho ý kiến tại phiên họp Chính phủ trong tháng 2/2018.

"Ngay trong quý I/2018 bảo đảm thành lập được Ủy ban để khẳng định địa vị pháp lý của cơ quan này", Phó thủ tướng nêu rõ, đồng thời yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục đốc thúc tiến độ cổ phần hoá, bán vốn tại doanh nghiệp Nhà nước trong năm 2018 theo đúng kế hoạch, tiến độ đề ra.

Cần chống thất thu thuế từ kinh doanh online


Hiện nay, thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi cá nhân, doanh nghiệp. Thời gian qua, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh này được các cấp lãnh đạo, ngành chức năng quan tâm.


Tràn lan kinh doanh online.



Tuy nhiên, làm thế nào để có thu thuế đạt hiệu quả đang là bài toán khó đối với ngành Thuế nói chung trong khi Việt Nam ngày một tiệm cận hơn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo Cục Thuế TP Hồ Chí Minh, tính đến tháng 9-2017, trên địa bàn thành phố có 297 sàn giao dịch điện tử, 8.171 website bán hàng và 73 trang mạng xã hội được cấp phép hoạt động. Đối với mạng Facebook, tại thành phố có 13.469 thành viên quảng bá sản phẩm, hoạt động thương mại điện tử.

Tính đến thời điểm hiện tại, có khoảng 3.000 cá nhân, tổ chức bán hàng qua mạng xã hội đã có phản hồi với cơ quan thuế so với số lượng hơn 13.000 thư mời phát đến nhóm đối tượng này vào tháng 6-2017. Tuy vậy, vẫn có không ít đơn vị chưa nộp đúng, nộp đủ số thuế cần phải nộp. Cơ quan thuế đã thực hiện thanh tra một số doanh nghiệp thương mại điện tử, thực hiện xác minh lại kê khai, nộp thuế.

Câu chuyện nhà nhà kinh doanh, người người kinh doanh online đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, chỉ cần lướt web một vòng thì đầy đủ các mặt hàng từ gia dụng, làm đẹp, cho đến các loại thực phẩm chức năng lẫn thuốc điều trị bệnh được rao bán trên mạng. Mới đây, vụ việc một cá nhân kinh doanh online định “trốn” 9,1 tỷ đồng đã làm xôn xao các diễn đàn.

Theo Cục Thuế TP Hồ Chí Minh sau khi nhận được đơn tố cáo, Cục Thuế đã tiến hành thu thập thông tin, xác minh cá nhân này bắt đầu kinh doanh từ năm 2013 với doanh thu 120 triệu đồng, năm 2015 tăng lên 95 tỷ và riêng năm 2016 doanh thu lên đến 344 tỷ đồng. T

rước đây cá nhân này lập một doanh nghiệp tại quận 10 nhưng hiện đã ngưng hoạt động, sau đó, lập một hộ kinh doanh cá thể tại quận Phú Nhuận và hoạt động dưới hình thức bán hàng online. Tuy nhiên, ngay sau đó cá nhân trên tự nguyện khắc phục, nên cơ quan thuế đã tiến hành truy thu thuế, phạt hành vi khai sai và tính tiền chậm nộp tổng số 9,1 tỷ đồng. Hiện người phụ nữ này đã nộp số tiền trên vào ngân sách.

Ông Lưu Đức Huy, Vụ trưởng Vụ Chính sách - Tổng cục Thuế, cho rằng, chức năng điều tra là cần thiết với ngành Thuế. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy nhiều nước đã giao chức năng điều tra thuế cho cơ quan quản lý thuế như điều tra tố tụng hình sự.

Khi có dấu hiệu tội phạm đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, cơ quan quản lý thuế căn cứ vào kết quả điều tra để áp dụng các biện pháp truy thu tối đa số thuế đã trốn, gian lận, đồng thời chuyển hồ sơ cho cơ quan chức năng để điều tra theo quy định của pháp luật.

Chuyên gia kinh tế Hoàng Ngọc Tiến phân tích, hiện nay hoạt động kinh doanh online được phổ biến rộng rãi và mọi người cũng tận dụng triệt để, để khởi nghiệp.

Tuy nhiên, điều đáng buồn hiện nay là việc thu thuế loại hình này gặp không ít khó khăn khi mà doanh thu khủng, nhiều người thu tiền tỷ, nhưng tìm cách trốn hoặc chây ì không đóng thuế. Điều này đã tạo ra môi trường không công bằng, bình đẳng với những doanh nghiệp khác.

Thế giới phẳng và cách nào để bán lẻ Việt Nam không bị "hoà tan"?


“Thị trường bán lẻ Việt Nam là mục tiêu của nhiều nhà bán lẻ hàng đầu thế giới”, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch các nhà bán lẻ Việt Nam, nhận xét tại hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh thương hiệu Việt trong hội nhập quốc tế, sáng 27/12.





Sau 10 năm gia nhập WTO, đến nay, thị trường bán lẻ của Việt Nam đã khởi sắc và đa dạng, đáp ứng về cơ bản yêu cầu của người tiêu dùng Việt thời hội nhập, trở thành một trong những thị trường đáp ứng tiềm năng, hấp dẫn đầu tư cả trong và ngoài nước.

Thị trường bán lẻ trong nước thời gian qua đã giữ được nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển mạnh mẽ như: tốc độ tăng trưởng GDP cao, chính sách thuận lợi thu hút FDI, quy mô thị trường phát triển...

Tuy nhiên, cũng chính vì “biên giới bị xoá nhòa”, câu chuyện thị trường bán lẻ Việt Nam được đặt vào một thách thức mới, theo bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, (Bộ Công thương), vấn đề là làm thế nào để phát huy nội lực mà không bị “hòa tan”.

Theo đó, có ít nhất hai vấn đề cần phải bàn, bao gồm thay đổi ngành bán lẻ, hướng tới tiếp tục tăng trưởng và đảm bảo tính cạnh tranh và phát triển được thương hiệu Việt.

Đối với vấn đề đầu tiên, bà Đinh Thị Mỹ Loan cho rằng ngành bán lẻ trong nước cần phải có một chiến lược phát triển cho ngành dịch vụ này. Trong đó, tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng thông qua sáng tạo, hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ mở rộng thị trường....

Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng khiến cho doanh nghiệp bán lẻ cần phải nhanh hơn nữa bởi tốc độ và sự tiện lợi sẽ là yếu tố cốt lõi xác định chất lượng của trải nghiệm mua sắm. Đồng thời cần phải cá nhân hoá trải nghiệm cho khách hàng hay giúp cho khách mua sắm và thanh toán một cách thuận lợi...

Bên cạnh đó, thị trường bán lẻ trong nước cần kết hợp với du lịch và các ngành công nghiệp sáng tạo, đặc biệt là trong bối cảnh cách mạng 4.0 như hiện nay.

Về góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Thái Dũng, Phó TGĐ Big C Thăng Long, nhấn mạnh việc giới thiệu các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường trong nước cũng như thế giới, thông qua nhiều chương trình xúc tiến quảng bá sản phẩm vùng miền và thương hiệu Việt.

Tuy nhiên, ông Dũng cũng lưu ý việc sản phẩm Việt Nam có chất lượng và hương vị hấp dẫn tuy nhiên khâu xây dựng thương hiệu, hình ảnh chưa tốt, công tác sơ chế, bảo quản vẫn còn nhiều vấn đề. Ông cho đây là vấn đề quan trọng cần xử lý nhằm giúp cho các sản phẩm Việt có chỗ đứng trong và ngoài nước.

Nghị quyết về Siêu uỷ ban quản lý 5 triệu tỷ đồng tài sản Nhà nước được ban hành trong quý II, mô hình khác biệt với SCIC


Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Thế Phương đã thông tin về Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại phiên họp Chính phủ thường kỳ chiều tối ngày 2/2.






Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước sẽ quản lý khối tài sản lên đến 5 triệu tỷ đồng, theo Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương.

Mô hình hoạt động của Uỷ ban này sẽ khác với mô hình của SCIC. Cụ thể, ông Phương cho biết sẽ có một định chế bao trùm và sẽ có văn bản quy phạm pháp luật để hiện thực hoá hoạt động của cơ quan này nhằm quản lý khối tài sản rất lớn của Nhà nước. Trong khi đó, SCIC chỉ là nơi quản lý vốn thông thường.

Thứ trưởng cũng cho Chính phủ dự kiến thông qua Nghị quyết về chức năng nhiệm vụ chức năng nhiệm vụ của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong quý 2/2018.

Trước đó, ngày 15/1/2018, Thủ tướng đã có quyết định thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và giao cho Phó thủ tướng Vương Đình Huệ làm tổ trưởng tổ công tác.

Ngay sau khi được thành lập, ngày 16/1/2018, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã chủ trì buổi họp đầu tiên. Tại cuộc họp, Phó thủ tướng đã đề nghị Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ trình dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về việc thành lập Ủy ban để Chính phủ thảo luận, cho ý kiến tại phiên họp Chính phủ trong tháng 2/2018.

"Ngay trong quý I/2018 bảo đảm thành lập được Ủy ban để khẳng định địa vị pháp lý của cơ quan này", Phó thủ tướng nêu rõ, đồng thời yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục đốc thúc tiến độ cổ phần hoá, bán vốn tại doanh nghiệp Nhà nước trong năm 2018 theo đúng kế hoạch, tiến độ đề ra.

Bộ Tài chính đề xuất 2 cách tính thuế thu nhập cá nhân: Người nộp thuế có được lợi?


Bộ Tài chính nghiêng về phương án tính thuế TNCN theo 5 bậc, trong đó những người có thu nhập tính thuế dưới 10 triệu đồng sẽ giữ nguyên mức thuế hiện hành, còn thu nhập cao hơn mức chịu thuế có thể sẽ thay đổi.






Bộ Tài chính mới đây đã chuyển hồ sơ dự thảo Luật sửa đổi 6 luật về thuế để Bộ Tư pháp thẩm định trước khi báo cáo Thủ tướng xem xét trình Quốc hội vào năm 2018. Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN) với 2 kịch bản tính thuế đối với thu nhập tiền lương và tiền công.

Theo đó, với cả 2 phương án, số bậc tính thuế sẽ đều giảm từ 7 bậc hiện hành xuống 5 bậc, tuy nhiên bậc tính thuế và mức chịu thuế lại khác nhau.

Với phương án 1, cá nhân có thu nhập chịu thuế từ 10 triệu đồng trở xuống sẽ chịu thuế TNCN 5% (gộp bậc 1 và bậc 2 hiện hành).

Theo tính toán của Bộ Tài chính, với phương án này, những người có thu nhập tính thuế dưới 5 triệu sẽ giữ nguyên mức thuế TNCN phải nộp, trong khi người có thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng sẽ được giảm thuế TNCN.

Ví dụ, cá nhân có thu nhập tính thuế 10 triệu đồng /tháng sẽ được giảm 250.000 đồng/ tháng; cá nhân có thu nhập tính thuế 30 triệu đồng/tháng sẽ được giảm 850.000 đồng/ tháng; cá nhân có thu nhập tính thuế 40 triệu đồng/tháng sẽ được giảm 750.000 đồng/ tháng; cá nhân có thu nhập tính thuế 80 triệu đồng sẽ được giảm 650.000 đồng/tháng...


Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án thay đổi cách tính thuế thu nhập cá nhân

Theo Bộ Tài chính, với phương án này, số thu ngân sách sẽ giảm khoảng 1.300 tỷ đồng, cùng với đó nhiều ý kiến cho rằng việc sửa biểu thuế theo phương án này sẽ có lợi cho người giàu, còn cá nhân có thu nhập thấp không có lợi.

Do vậy, Bộ Tài chính đề xuất phương án 2. Theo đó bậc 1 (thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng) và bậc 2 (5-10 triệu đồng) mức thuế sẽ giữ nguyên hiện hành (5% và 10%). Bậc 3 (từ 10-40 triệu đồng), áp thuế 20%; Bậc 4 (từ 40 triệu đến 80 triệu đồng), áp mức thuế 30%; Bậc 5 (trên 80 triệu đồng) áp mức thuế 35%.

Với phương án này, theo Bộ Tài chính cá nhân có thu nhập từ bậc 3 trở lên sẽ tăng thuế so với hiện tại nhưng mức tăng thêm so với thu nhập của người có thu nhập cao không lớn. Ví dụ nếu cá nhân có thu nhập tính thuế 15 triệu đồng/tháng sẽ nộp thêm 250.000 đồng/tháng. Cá nhân có thu nhập tính thuế 30 triệu đồng/tháng sẽ nộp thêm 400.000 đồng/tháng. Cá nhân có thu nhập tính thuế 50 triệu đồng/tháng sẽ nộp thêm 500.000 đồng/tháng... Như vậy, tổng số thu ngân sách ước tăng khoảng 500 tỷ đồng.

Sau đây là bảng so sánh các phương án tính thuế TNCN:

Đối tượng nào được điều chỉnh tiền lương và thu nhập tính đóng BHXH?


Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm bằng tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm nhân với mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng.






Liên quan đến vấn đề điều chỉnh tiền lương và thu nhập tính đóng BHXH năm 2018, Bộ LĐ-TB-XH đã ban hành Thông tư 32/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện. Theo ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam, đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 10, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP bao gồm:

- NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1/1/2016 trở đi, hưởng BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 1-1-2018 đến ngày 31-12-2018.

- NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động (NSDLĐ) quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 1-1-2018 đến ngày 31-12-2018.



Riêng đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH theo quy định tại Khoản 2, Điều 4, Nghị định 134/2015/NĐ-CP là người tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 1-1-2018 đến ngày 31-12-2018.

Tiền lương tháng đóng BHXH đối với đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 1, Thông tư này được điều chỉnh theo công thức: Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng.

Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:



Đối với NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định, thì tiền lương tháng đóng BHXH đối với NLĐ bắt đầu tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 1-1-2016 trở đi và tiền lương tháng đã đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người SDLĐ quyết định được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1, Điều này.

Thu nhập tháng đã đóng BHXH đối với đối tượng quy định tại Khoản 2, Điều 1, Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau: Thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm = Tổng thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm x Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng.

Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng được thực hiện như sau:



Đối với NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện, thì thu nhập tháng đã đóng BHXH tự nguyện được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tiền lương tháng đã đóng BHXH bắt buộc được điều chỉnh theo quy định tại Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 2 Thông tư này.

Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần và trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định tại Khoản 4, Điều 11, Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Khoản 4, Điều 5, Nghị định 134/2015/NĐ-CP.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 15-2-2018; các quy định tại Thông tư áp dụng từ ngày 1-1-2018.

Đây là nguyên nhân khiến chứng khoán toàn cầu đỏ lửa


Nỗi lo sợ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất để đạt mức lạm phát mục tiêu đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu có một phiên chao đảo.






Chỉ số FTSE 100 của thị trường chứng khoán London đã có phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ tháng 4/2017. Các sàn chứng khoán tại Châu Âu và Châu Á cũng đua nhau giảm điểm trước sự bất ngờ của giới truyền thông.

Trong vài tuần trở lại đây, các chuyên gia kinh tế đã cảnh báo lạm phát tại nhiều nền kinh tế chủ chốt trên thế giới sẽ vượt mức mục tiêu 2% để đạt 3%. Mặc dù tin tức này được nhiều ngân hàng trung ương đánh giá là tốt cho các nền kinh tế phát triển nhưng chúng lại kích thích một đợt bán tháo trên thị trường Mỹ từ cuối tuần trước, nhất là khi số liệu cho thấy tỷ lệ tăng lương bình quân tại Mỹ đạt 2,9%.

Những thông tin trên khiến các nhà đầu tư lo ngại rằng FED sẽ nâng lãi suất để hạ nhiệt nền kinh tế, đồng thời nghi ngờ rằng kỷ nguyên lãi suất rẻ thúc đẩy tiêu dùng, đầu tư tại Mỹ đã đến hồi kết. Trong vài tháng qua, nhiều quan chức FED đã tranh luận rằng kế hoạch nâng lãi suất 0,25% tới 3 lần trong năm nay có thể tăng lên 4-5 lần.



Chỉ số công nghiệp Dow John trong 5 phiên vừa qua



Chỉ số S&P 500 trong 5 phiên vừa qua

Chỉ cố chứng khoán Dow John đã giảm 1175 điểm trong khi sàn S&P có phiên giao dịch tệ nhất 6 năm qua. Chỉ số công nghiệp Dow John đã giảm bình quân 1.175,21 điểm, tương đương 4,6% và xuống dưới mức 25.000 điểm. Trong khi đó S&P 500 giảm 4,1% còn Nasdaq giảm 3,78%.

Chỉ số Dollar Index, đo lường giá đồng USD với 1 rổ các đồng tiền chủ chốt, cũng đã tăng lên mức 89,657 điểm. Do đồng USD tăng giá, thị trường dầu thô cũng chịu tác động mạnh. Giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 1,99% xuống 64,15 USD/thùng trong khi dầu thô Brent thế giới giảm 1,4% xuống 67,52 USD/thùng.

Theo nhiều chuyên gia, việc kinh tế Mỹ ngày một tốt lên sẽ thúc đẩy việc FED nâng lãi suất để hạ nhiệt đà tăng trưởng nóng. Trong khi đó, dự luật cải cách thuế của Tổng thống Donald Trump được Nghị viện thông qua vào mùa Giáng sinh năm trước sẽ khiến kinh tế Mỹ nhận thêm hơn 1 nghìn tỷ USD, chủ yếu dưới dạng cắt giảm thuế cho doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy FED nâng lãi suất nhanh hơn.

Nhiều tập đoàn cho biết họ sẽ nâng lương cho nhân viên khi được cắt giảm thuế và điều này đồng nghĩa với khả năng lạm phát sẽ tăng thêm.

Trong khi đó, hàng loạt thị trường đang phát triển vay mượn bằng ngoại tệ sẽ gặp khó do lãi suất vay tăng lên. Dẫu vậy, việc nền kinh tế Mỹ hồi phục mạnh cùng đồng USD tăng giá nhiều khả năng sẽ tạo thêm lợi nhuận cho mảng xuất khẩu của các nước đang phát triển.