Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

Mải mê tìm người ‘làm chủ phải tinh khôn’, Shark Hưng đã 5 lần bị các Startup từ chối phũ thế này đây!


"Để khởi nghiệp thành công, cần cù thôi chưa đủ, muốn làm chủ phải tinh khôn" – Đây là câu nhắn nhủ của Shark Hưng đầu mỗi tập Shark Tank Việt Nam. Shark Tank đã qua được gần 2/3 chặng đường, những người "tinh khôn" Shark Hưng tìm được đếm vừa đủ 5 đầu ngón tay, nhưng tất thảy đều chối từ anh…





Không đầu tư thì thôi, Shark Hưng đã xuống tiền thì xuống hẳn 1/3 tỷ đồng!


Shark Tank Việt Nam tập 10 có một dấu mốc quan trọng – Shark Phạm Thanh Hưng - Phó Chủ tịch HĐQT CEN Group – lần đầu tiên xuống tiền, và xuống hẳn 1 tỷ đồng chung với Shark Vương và Shark Thủy để đổi lại 36% cổ phần của Công ty phát triển sản phẩm thông minh VH với dự án xe lăn cho người khuyết tật.

Quyết định đầu tư này, nói như Shark Trần Anh Vương - TGĐ Sam Holding, mang tính hỗ trợ một bạn trẻ khởi nghiệp trong ngành cơ khí, chứ "không đồng nghĩa với việc nhìn nhận dự án này có thể thương mại hóa và thành công được".

Tất nhiên, Startup này không nằm trong số những "người làm chủ tinh khôn" mà Shark Hưng tìm kiếm cho hệ sinh thái của CEN Group.

Trong suốt 10 tập Shark Tank trình chiếu, có 5 lần Shark Hưng đưa ra offer đầu tư. Nhưng cả 5 lần ấy, hoặc Founder chấp nhận trắng tay ra về, hoặc chọn Shark khác.

Điều thú vị là: Vị Shark "nẫng" tay trên của Shark Hưng thủy chung cũng chỉ một người –Shark Trần Anh Vương - TGĐ Sam Holding.



Shark Vương luôn là cá mập "nẫng tay trên" thành công từ Shark Hưng.

Cùng chúng tôi nhìn lại 5 lần Shark Hưng bị chối từ.

MC Kỳ Duyên lắc đầu trước Shark Hưng vì Shark Vương mới là "hoàng tử, vừa đẹp trai, con nhà giàu, lại học giỏi"





Trong Shark Tank tập 10, MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên - trong vai trò giám đốc marketing của Công ty Power Rings, và nhà sáng lập Huy Võ – một huấn luyện viên thể hình tại Mỹ - bày tỏ mong muốn gọi vốn 11 tỷ đồng cho 20% cổ phần cho dự án dây cao su tập thể thao.

Hứng thú với dự án, Shark Hưng đưa ra mức đầu tư là 11 tỷ đồng cho 40% cổ phần tại Power Rings.

Cá mập Trần Anh Vương cũng tuyên bố hứng thú với sản phẩm này và sẽ đầu tư, đồng thời đưa ra đề nghị: Đầu tư 11 tỷ đồng, không nắm bất cứ cổ phần nào của startup này. Thay vào đó, cứ một chiếc dây bán ra, nhà đầu tư này sẽ lấy 5 USD. Khi nào nhận đủ 500 nghìn USD, sẽ lấy tiếp trên mỗi chiếc bán ra 1 USD.

MC Kỳ Duyên và founder Huy Võ đã lập tức nhận lời đề nghị của ông chủ Sam Holdings và ví von "hỏi có lấy một anh vừa đẹp trai, con nhà giàu và học giỏi không thì làm sao từ chối được".

Hoozing – tình nguyện tặng cả "gà lẫn trứng", mà không thể hiểu nổi tại sao lại bị chối từ!





Hoozing là Startup môi giới bất động sản thứ cấp dành cho người nước ngoài, đang hoạt động dựa trên nền tảng website, app và công nghệ quảng bá hình ảnh 360 với 2 ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Hàn. Cofounder Nhựt Hải và Akshay muốn gọi vốn 6,82 tỷ đồng cho 10% cổ phần.

Vốn là "ông trùm" trong lĩnh vực bất động sản, Shark Hưng đưa ra lời đề nghị đầu tiên với 6,82 tỷ đồng đổi lấy 30% cổ phần. Shark Linh cũng muốn chung tay với Shark Hưng, đưa ra offer 300.000 USD đổi lấy 40%, và có sự tham gia của 2 Sharks.

Tuy nhiên, sau khi bàn luận, các Cofounders Hoozing chỉ chấp nhận ở mức 20%. Shark Linh rút lui, Shark Hưng giữ nguyên offer ban đầu và cố thuyết phục các Cofounder khi hệ sinh thái của CEN Group có một nguồn nhà phong phú, thậm chí các bạn trẻ này nếu nhận đầu tư của Shark Hưng sẽ có cả "gà" (nhà cho thuê) và "trứng" (khách ghé thăm).

Các Cofounders của Hoozing chối từ ngay lập tức, không đàm phán thêm, khiến Shark Hưng đến cuối chương trình vẫn lắc đầu vì "không hiểu được luôn".

Emwear – Startup được cả 4 Sharks nam tranh giành, Shark Hưng chỉ đòi mức cổ phần thấp nhất nhưng bị từ chối





Emwear xuất hiện trong tập 3 Shark Tank, là Startup Shark Hưng "nương tay" đòi cổ phần thấp nhất trong 5 lần offer.

Mang 2 người mẫu đến phòng thương thuyết trình diễn đồ mặc nhà, Founder Nguyễn Thùy Trang chỉ kêu gọi 1 tỷ 150 triệu đồng cho 20% cổ phần (định giá công ty 5,75 tỷ đồng), nhưng 4 Sharks nam cho rằng giá này hời quá và thi nhau nâng mức đầu tư.

Trong cuộc tranh giành ấy, Shark Hưng cũng "hùa" theo, rủ Shark Phú cùng rót 2 tỷ đồng cho 22,5% cổ phần (định giá công ty ở mức 8,89 tỷ đồng). Thậm chí, Shark Hưng còn tuyên bố "Deal này thành công anh có thể tính đến chuyện chuyển hẳn vào TPHCM để sống".

Mặc dù Shark Hưng đưa ra offer với tỷ lệ cổ phần thấp nhất, nhưng Emwear rốt cuộc đã chọn Shark Vương với deal 2 tỷ cho 25% cổ phần.

Supership – Shark Hưng muốn rót 2 tỷ đổi lấy 49% cổ phần, nhưng cùng số tiền ấy, Shark Vương chỉ đòi 20%





Với Startup giao hành nhanh Supership của Founder Lê Thanh Hoài, Shark Hưng tính toán tổng khối tài sản cũng như tiền mặt thanh khoản là 1,3 tỷ - 1,5 tỷ đồng. Cho rằng việc Hoài mong muốn gọi 2 tỷ đồng đổi lấy 10% là quá tham vọng, Shark Hưng đưa offer 2 tỷ đồng đổi lấy 49% cổ phần.

Tuy nhiên, lợi thế không thuộc về Shark Hưng khi cả bộ 3 Sharks Phú, Khoa, Vương đều đưa ra đề nghị đầu tư.

Vẫn là Shark Vương "nẫng tay trên" Shark Hưng khi đưa ra offer 2 tỷ đồng cho 20% cổ phần, và Hoài đã gật đầu.

Peony Home – Startup "không cần may mắn" kiên quyết không đàm phán tỷ lệ cổ phần





Peony Home là hệ thống kinh doanh các sản phẩm nội thất và trang trí trong nhà theo mùa, hướng đến khách hàng cao cấp. Xuất hiện tại Shark Tank tập 7, Peony Home muốn gọi vốn 10 tỷ đồng cho 20% cổ phần.

Nhắm tới "miếng ghép" cho hệ sinh thái bất động sản với việc décor các căn nhà mẫu, Shark Hưng đưa ra đề nghị chung tay với Shark Phú rót 10 tỷ đồng, đổi lại 37% cổ phần.

Tuy nhiên, các Cofounders Bảo Nam và Trang Nguyễn kiên quyết giữ nguyên tỷ lệ gọi vốn ban đầu là 20%, và lắc đầu trước đề nghị của Shark Hưng và Shark Phú.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét