Đôi khi cô khuyên bản thân phải dành thời gian nghỉ ngơi, nhưng cuối cùng cô lại lao vào công việc. Cô tin rằng những vấp ngã đầu đời là liều thuốc bổ tốt nhất cho con đường sự nghiệp hiện tại cũng như sau này.
Theo một nghiên cứu vào năm 2014, khoảng 95% sinh viên tham dự khóa học đại trà trực tuyến (MOOC) của trường ĐH Harvard và Viện công nghệ Massachusetts không tốt nghiệp.
Đứng trước thách thức đó, Payal Lal đã cùng với những người cộng sự của mình phát triển lên một chương trình kết nối được gắn trên các trang web cung cấp khóa học mở (MOOC plugin), nhằm mục đích giúp học sinh liên lạc với các học viên khác trong lớp.
Chia sẻ với phóng viên tờ TechinAsia, Lal cho biết ý tưởng này xuất phát từ chính những kinh nghiệm của bản thân. “Tôi ghét phải đi đến lớp học. Điều thú vị nhất lôi kéo tôi đến đó là những người bạn đồng môn của mình. Nhưng đối với những học viên trực tuyến, họ thậm chí còn không có quyền lợi đó”. Hiện nay, Lai đang là sinh viên của trường đại học Yale – NUS (trường liên kết giữa ĐH Yale và ĐH quốc gia Singapore) và vẫn chưa tốt nghiệp.
Ban đầu, nhóm của Lal phát triển một ứng dụng độc lập, cung cấp dịch vụ cho 3 trang web nhỏ. Sau khi phản ứng thu được phản hồi khá tốt, các nhà cung cấp khóa học trực tuyến bắt đầu liên lạc với Lal và nhóm của cô để phát triển thành một plugin gắn vào các trang web của họ.
Lao ngay vào kinh doanh sau khi bỏ học 1 tuần
Lal – 22 tuổi – là một doanh nhân “nối tiếp” quốc tịch Ấn. Cô bước chân vào giới đầu cơ từ năm 18 tuổi, gần như ngay sau khi rời khỏi trường luật thuộc Đại học Luật Quốc gia Delhi – nơi cô chỉ tham gia học khoảng 1 tháng.
Doanh nhân nối tiếp (serial entrepreneur) là khái niệm dùng để chỉ những doanh nhân thành lập công ty mới sau khi đã làm chủ một hay nhiều doanh nghiệp trước đó. Tuy nhiên, mô hình này đã bị đóng cửa sau 1 năm hoạt động do không thể tạo ra lợi nhuận.
“Trong khoảng 4 ngày, tôi biết luật không phải là ngành học dành cho mình”. Lal chia sẻ. Hiện nay cô đang theo học ngành triết học. “Tôi đăng ký học ngành luật chỉ bởi vì nó danh giá. Nhưng tôi muốn làm điều gì đó lớn lao, có ảnh hưởng mạnh mẽ mà lại sáng tạo. Tôi đã không tìm thấy bất cứ điều gì trong ngành luật”.
Chỉ khoảng 1 tuần sau khi rời trường đại học. Cô phát triển dịch vụ điện thoại Tutor Connect – kết nối sinh viên đến với gia sư tại New Delhi. Tutor Connect đã kết nối được với khoảng 400 gia sư. Tuy nhiên công việc này chỉ tồn tại được trong khoảng 1 năm bởi không có lợi nhuận.
Startup thứ 2
Trong khi đang thành lập Tutor Connect, cô mở một cửa hàng online bán áo phông. Cùng với những người bạn của mình, Lal bán hàng thông qua Facebook và giao sỉ cho những người bán hàng khác ở 20 trường đại học. Bắt đầu với 70 USD tiền tiết kiệm, chỉ sau 3 tháng nhóm bán áo của cô đã thu về 1.500 USD.
“Khi chúng tôi đến nhà máy tại các vùng sâu vùng xa ở Delhi để đặt may áo, họ mở tròn mắt khi nhìn thấy 2 cô gái nhỏ bé và tỏ ra không mấy hợp tác. Chúng tôi đã phải liên tục gọi điện cho họ, mỗi ngày 3 lần để đảm bảo công việc đúng theo tiến độ". Lal chia sẻ.
Công việc làm ăn này cũng kết thúc sau 6 tháng – khi cô phải chuyển đến Singapore năm 2013 để theo học trường Yale –NUS. Cô quyết định theo học ngành triết học thay vì chọn kinh tế, bởi cô cảm thấy triết học giúp cô hiểu người khác tốt hơn – một kỹ năng quan trọng để vận hành một doanh nghiệp startup. Đối với kỹ năng kinh doanh, “bạn sẽ dễ dàng học được ở trên mạng” – cô nói.
Hiện nay cô chuyên tâm vận hành MOOC plugin. Đôi khi cô khuyên bản thân phải dành thời gian nghỉ ngơi, nhưng cuối cùng cô lại lao vào công việc. "Tôi cảm thấy như mình bị nghiện làm việc", Lal nói. Cô tin rằng những vấp ngã đầu đời là liều thuốc bổ tốt nhất cho con đường sự nghiệp hiện tại cũng như sau này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét