Kinh tế Trung Quốc có mức tăng trưởng cùng là 6,7% trong cả 3 quý vừa qua...
Trong 3 quý đầu năm nay, GDP Trung Quốc tăng trưởng 6,9% mỗi quý - Ảnh: Forbes.
DIỆP VŨ
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) không hề thay đổi của Trung Quốc trong 3 quý liên tiếp vừa qua đã làm dấy lên nghi ngờ rằng Bắc Kinh đã “làm đẹp” số liệu.
Trong một nỗ lực nhằm dập tắt những nghi ngờ trên, hãng thông tấn Tân Hoa Xã ngày 26/10 đăng một bài viết nói rằng Trung Quốc không cần phải thổi phồng tăng trưởng kinh tế.
“Thực tế là Chính phủ không cần thiết phải tô vẽ cho bức tranh kinh tế thực tế và cũng chẳng được lợi gì từ việc này”, bài viết có đoạn.
Tác giả nói rằng các nhà quan sát “có thới quen” nhìn nhận các dữ liệu kinh tế từ nền kinh tế lớn thứ nhìn thế giới với con mắt hồ nghi. “Tuy nhiên, cơ quan thống kê không cần tô đẹp thực tế bằng cách đưa ra những số liệu giả mạo, bởi làm như vậy chắc chắn sẽ khiến sự nghi ngờ lan rộng”.
Bài báo trên được đăng một tuần sau khi Trung Quốc công bố số liệu tăng trưởng GDP vào hôm 19/10. Dữ liệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,7% trong quý 3, bằng mức tăng trưởng của quý 1 và quý 2.
Theo hãng tin CNBC, việc kinh tế Trung Quốc có mức tăng trưởng bằng nhau trong 3 quý khiến các chuyên gia kinh tế bày tỏ sự nghi ngờ về khả năng của nước này duy trì mức tăng trưởng ổn định đến như vậy trong lúc đang thực thi sự dịch chuyển mô hình tăng trưởng.
“Có thể số liệu đã ngầm được điều chỉnh. Ngay cả với tiêu chuẩn của Trung Quốc, thì sự tăng trưởng như vậy là rất hiếm”, chuyên gia kinh tế Julian Evans-Pritchard của Capital Economics nhận định.
Sự nghi ngờ đối với các dữ liệu kinh tế của Trung Quốc hoàn toàn không phải là chuyện mới. Chuyên gia kinh tế nhiều ảnh hưởng Willem Buiter của ngân hàng Citigroup từng nhiều lần cáo buộc Trung Quốc “nói quá” về tăng trưởng GDP thực tế.
Hồi tháng 9/2015, ông Buiter nói các dữ liệu khác cho thấy tăng trưởng GDP thực tế của Trung Quốc chỉ vào khoảng 4% hoặc thấp hơn, thay vì mức 6,9% như Bắc Kinh đưa ra.
Bài viết của Tân Hoa Xã thừa nhận có một số trường hợp các tỉnh của này giả mạo số liệu thống kê. “Các tỉnh ở phía Đông Bắc Trung Quốc đã bị phát hiện làm giả số liệu GDP trong một cuộc điều tra chống tham nhũng vào năm ngoái”.
Nhưng bài viết nói Trung Quốc đã áp dụng tiêu chuẩn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để tính toán dữ liệu và cơ quan thống kê quốc gia đã thu thập dữ liệu từ các địa phương một cách độc lập để đảm bảo sự chính xác của con số.
Bởi vậy, việc mức tăng GDP liên tiếp 3 quý bằng nhau “rõ ràng chỉ là một sự trùng hợp”, dù thực tế nền kinh tế Trung Quốc đang bình ổn “không hề là chuyện bất ngờ” - bài báo viết.
Bài viết cũng nói rằng Trung Quốc không cần “chơi trò trơi con số” bởi Chính phủ nước này có đầy đủ công cụ chính sách để giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khoảng 6,5-7%.
“Làm giả số liệu có vẻ là cách dễ dàng nhất để đạt một mục đích, nhưng Chính phủ Trung Quốc hiểu rằng đó sẽ là hành động tự lừa dối chính mình. Hành động đó có thể dễ dàng làm trệch hướng các cải cách cơ cấu và ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng trong dài hạn”, bài viết kết luận.
Trong một nỗ lực nhằm dập tắt những nghi ngờ trên, hãng thông tấn Tân Hoa Xã ngày 26/10 đăng một bài viết nói rằng Trung Quốc không cần phải thổi phồng tăng trưởng kinh tế.
“Thực tế là Chính phủ không cần thiết phải tô vẽ cho bức tranh kinh tế thực tế và cũng chẳng được lợi gì từ việc này”, bài viết có đoạn.
Tác giả nói rằng các nhà quan sát “có thới quen” nhìn nhận các dữ liệu kinh tế từ nền kinh tế lớn thứ nhìn thế giới với con mắt hồ nghi. “Tuy nhiên, cơ quan thống kê không cần tô đẹp thực tế bằng cách đưa ra những số liệu giả mạo, bởi làm như vậy chắc chắn sẽ khiến sự nghi ngờ lan rộng”.
Bài báo trên được đăng một tuần sau khi Trung Quốc công bố số liệu tăng trưởng GDP vào hôm 19/10. Dữ liệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,7% trong quý 3, bằng mức tăng trưởng của quý 1 và quý 2.
Theo hãng tin CNBC, việc kinh tế Trung Quốc có mức tăng trưởng bằng nhau trong 3 quý khiến các chuyên gia kinh tế bày tỏ sự nghi ngờ về khả năng của nước này duy trì mức tăng trưởng ổn định đến như vậy trong lúc đang thực thi sự dịch chuyển mô hình tăng trưởng.
“Có thể số liệu đã ngầm được điều chỉnh. Ngay cả với tiêu chuẩn của Trung Quốc, thì sự tăng trưởng như vậy là rất hiếm”, chuyên gia kinh tế Julian Evans-Pritchard của Capital Economics nhận định.
Sự nghi ngờ đối với các dữ liệu kinh tế của Trung Quốc hoàn toàn không phải là chuyện mới. Chuyên gia kinh tế nhiều ảnh hưởng Willem Buiter của ngân hàng Citigroup từng nhiều lần cáo buộc Trung Quốc “nói quá” về tăng trưởng GDP thực tế.
Hồi tháng 9/2015, ông Buiter nói các dữ liệu khác cho thấy tăng trưởng GDP thực tế của Trung Quốc chỉ vào khoảng 4% hoặc thấp hơn, thay vì mức 6,9% như Bắc Kinh đưa ra.
Bài viết của Tân Hoa Xã thừa nhận có một số trường hợp các tỉnh của này giả mạo số liệu thống kê. “Các tỉnh ở phía Đông Bắc Trung Quốc đã bị phát hiện làm giả số liệu GDP trong một cuộc điều tra chống tham nhũng vào năm ngoái”.
Nhưng bài viết nói Trung Quốc đã áp dụng tiêu chuẩn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để tính toán dữ liệu và cơ quan thống kê quốc gia đã thu thập dữ liệu từ các địa phương một cách độc lập để đảm bảo sự chính xác của con số.
Bởi vậy, việc mức tăng GDP liên tiếp 3 quý bằng nhau “rõ ràng chỉ là một sự trùng hợp”, dù thực tế nền kinh tế Trung Quốc đang bình ổn “không hề là chuyện bất ngờ” - bài báo viết.
Bài viết cũng nói rằng Trung Quốc không cần “chơi trò trơi con số” bởi Chính phủ nước này có đầy đủ công cụ chính sách để giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khoảng 6,5-7%.
“Làm giả số liệu có vẻ là cách dễ dàng nhất để đạt một mục đích, nhưng Chính phủ Trung Quốc hiểu rằng đó sẽ là hành động tự lừa dối chính mình. Hành động đó có thể dễ dàng làm trệch hướng các cải cách cơ cấu và ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng trong dài hạn”, bài viết kết luận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét