Thông tin từ Bloomberg cho biết rằng 60% cổ phần của chuỗi trung tâm Tiếng Anh ILA đang được rao bán với giá 150 triệu USD.
Mới đây, quỹ đầu tư HPEF Capital Partners cùng với một nhóm cổ đông khác đang có ý định bán lại 60% số cổ phần của họ tại chuỗi trung tâm tiếng Anh ILA với mức giá dự kiến là 150 triệu USD. Theo dự đoán, những người quan tâm đến thông tin này sẽ không chỉ giới là đầu tư vốn tư nhân mà còn cả các tập đoàn giáo dục quốc tế
Nói về mức giá 150 triệu USD. Phải nói rằng, đây là một con số thực sự rất lớn bởi theo nhiều nguồn cho biết, hiện thu nhập trước thuế, chi phí và khấu hao (EBITDA) của ILA chỉ là khoảng 10 triệu USD. Như vậy, quy mô của thương vụ mua bán là gấp tới 15 lần giá trị của EBITDA.
Tỷ lệ này là vượt trội so với tỷ lệ tương ứng các thương vụ M&A toàn cầu trong năm 2016 này (11,1 lần) và cũng vượt các thương vụ tại Mỹ (15,7 lần). Như vậy, nếu có một nhà đầu tư nào đó gật đầu với mức giá của HPEF đưa ra, 60% được bán đi của ILA có thể được tình vào hàng những thương vụ M&A quy mô của thế giới trong năm nay.
Nói về HPEF, đây chính là bộ phận đầu tư vốn tư nhân tại châu Á của tập đoàn HSBC. Sau đó, quỹ này được tách ra vào năm 2010 với tên gọi Headland Capital Partners. Gần đây, tên quỹ một lần nữa được đổi sang HPEF.
Hồi năm 2013, HPEF khi còn mang tên Headland đã mua lại 60% cổ phần trong ILA từ tay các nhà sáng lập với mức giá không được tiết lộ thông qua sự cố vấn của hãng Rothschild & Co.
Còn về ILA, chuỗi trung tâm Tiếng Anh này đã được thành lập từ năm 2001. Hệ thống ILA hiện có quy mô đồ sộ với tổng cộng 31 trung tâm tại 6 thành phố lớn ở Việt Nam, với đội ngũ hơn 400 giáo viên nước ngoài.
Đến năm nay, hệ thống này đã có hơn 40.000 học viên theo học. Nếu tính cả từ lúc thành lập, tổng số học viên là hơn 125.000 người, một con số mơ ước với các chuỗi trung tâm Tiếng Anh. Đối tượng theo học tại ILA khá đa dạng, từ trẻ em 3-4 tuổi cho đến những người đã đi làm.
Quay lại về thương vụ này, có thể nói, đây chính là ví dụ điển hình cho trào lưu đầu tư vào giáo dục ở Việt Nam mà nhiều chuyên gia nước ngoài đã dự báo trước đây.
Còn nhớ, công ty tư vấn Dezan Shira & Associates từng đưa ra nhân định rằng với tỷ lệ 42,1% dân số dưới 24 tuổi, cơ hội đầu tư vào ngành giáo dục Việt Nam là rất lớn. Năm 2015, chỉ riêng số vốn FDI đổ vào ngành giáo dục đã lên tới hơn 3 tỷ USD.
Cùng với đó, cũng đã có không ít các nhà đầu tư đổ tiền vào giáo dục. Cụ thể, năm 2004, công ty đầu tư IFC (thuộc Ngân hàng Thế giới) đã rót vốn 7,25 triệu USD vào đại học quốc tế RMIT. Còn năm 2010, Mekong Capital đã đầu tư 6 triệu USD vào hệ thống Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS). Tới tháng 10 năm nay, IFC và quỹ Aureos tiếp tục đã đầu tư 10 triệu USD vào hệ thống Anh Văn Hội Việt Mỹ (VUS).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét