Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017

Đế chế Trump rải tiền trên thế giới như thế nào?

Donald Trump có các hoạt động kinh doanh ở ít nhất 20 quốc gia trên khắp thế giới.

    Đế chế Trump rải tiền trên thế giới như thế nào?
    Vào ngày Lễ tạ ơn, một nhà phát triển Philippines tên là Jose E. B. Antonio đã tổ chức bữa tiệc sinh nhật công ty ở một trong những khách sạn sang trọng nhất Manila. Tháng trước, người đàn ông này bí mật được chọn làm đặc phái viên của Tổng thống Rodrigo Duterte tới Mỹ. Ông Antonio vừa hoàn tất xây dựng một tòa tháp trị giá 150 triệu USD giữa khu tài chính Manila. Tòa nhà 57 tầng là biểu tượng của sự sung túc và xa hoa, tách biệt với cuộc sống của người nghèo. Đối tác của dự án, ông Donald Trump, vừa được bầu làm tổng thống Mỹ.
    Sau cuộc bầu cử, ông Antonio đã bay tới New York và có cuộc gặp riêng với những người con của tổng thống vừa đắc cử tại chính tháp Trump, những người đã tham gia vào dự án xây dựng tòa tháp từ đầu. Ngoài tòa cao ốc nằm giữa thủ đô Manila, Antonio còn hợp tác với Tập đoàn Trump trên nhiều lĩnh vực, bao gồm cả các khu nghỉ dưỡng.
    Antonio là một trong những người giàu nhất Philippines. Ông cũng là đối tác kinh doanh lâu năm của vị tỷ phú New York. Giờ đây, Antonio là đại diện cho mối quan hệ kinh tế gần gũi giữa Mỹ và Philippines. Tuy nhiên, ngoài kinh tế, hai nước còn những mối quan hệ khác về quốc phòng, an ninh hay đối tác. Người ta lo ngại hợp tác kinh tế giữa Tập đoàn Trump ở các nước như Philippines có thể gây tác động tới chính sách ngoại giao của Mỹ, cường quốc số một thế giới cả về kinh tế và quân sự.
    
Tháp Trump nằm ở Thủ đô Manila, Philippines do sự hợp tác giữa tập đoàn Trump và tỷ phú Jose E.B. Antonio, người được chọn làm đặc phái viên thương mại của Philippines với Mỹ.
    Tháp Trump nằm ở Thủ đô Manila, Philippines do sự hợp tác giữa tập đoàn Trump và tỷ phú Jose E.B. Antonio, người được chọn làm đặc phái viên thương mại của Philippines với Mỹ.
    “Đây là phạm trù chưa từng được biết tới. Trong lịch sử của đất nước, chúng ta chưa bao giờ có một tổng thống với đế chế kinh tế ở cả trong nước lẫn nước ngoài”, ông Michael J. Green, cựu quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ dưới thời tổng thống George W. Bush, nhận định.
    Tập đoàn của tỷ phú Donald Trump duy trì hoạt động ở ít nhất 20 quốc gia, đặc biệt tập trung vào các nước đang phát triển với vị thế địa chính trị quan trọng như Ấn Độ, Indonesia và Uruguay. Trong khi đó, việc ông Trump từ chối tiết lộ báo cáo thuế khiến người ta càng khó ước đoán các hoạt động kinh doanh thực sự của tập đoàn Trump trên khắp thế giới.
    Trong cuộc phỏng vấn với tờ The Times hôm 22/11, ông Trump nói nhiều về các hoạt động kinh doanh trên khắp thế giới của tập đoàn cũng như khẳng định gia đình này sẽ duy trì hoạt động kinh doanh sau khi ông nhậm chức. “Tôi xây dựng một công ty rất lớn và nó hoạt động ở khắp nơi trên thế giới. Tôi cũng chẳng quan tâm tới công ty của mình bởi những đứa con của tôi vận hành nó”, ông Trump nói.
    Tuy nhiên, việc ông Trump trở thành tổng thống làm dấy lên hàng loạt nghi ngờ về việc tỷ phú New York dùng việc công để làm lợi cho tập đoàn của mình. Ngay cả khi ông Trump và gia đình không có ý định trục lợi từ chiếc ghế tổng thống, bản thân các quan chức nước ngoài cũng cảm thấy cần phải giúp đỡ gia đình Trump để các thủ tục kinh doanh, xin cấp phép được diễn ra nhanh chóng.
    Donald Trump có các hoạt động kinh doanh ở ít nhất 20 quốc gia trên khắp thế giới. Bên cạnh việc mở rộng các hoạt động kinh doanh ở khu vực Bắc Mỹ, tập đoàn Trump cũng đẩy mạnh cách hoạt động kinh doanh ở các lục địa khác, trong đó có nhiều nước đang phát triển. Tuy nhiên, những công trình này cũng gây ra nhiều tranh cãi.
    Ở Brazil, tập đoàn Trump được đặt tên cho khách sạn hướng biển ở thành phố Rio de Janeiro. Đây chỉ là một trong hàng loạt công trình mang thương hiệu Trump ở Nam Mỹ dù tỷ phú New York không dính líu chút gì về cổ phần mà chỉ đơn thuần là cho thuê thương hiệu. Tuy nhiên, phía Brazil đang điều tra các khoản hoa hồng và hối lộ giúp cho hai quỹ hưu trí được thiên vị rõ ràng khi đầu tư cho dự án.
    
Dự án mang tên Trump ở Rio de Janeiro, nơi nhà chức trách Brazil đang mở các cuộc điều tra vào hai quỹ nhỏ được hưởng những ưu đãi đặc biệt trong quá trình xây dựng công trình.
    Dự án mang tên Trump ở Rio de Janeiro, nơi nhà chức trách Brazil đang mở các cuộc điều tra vào hai quỹ nhỏ được hưởng những ưu đãi đặc biệt trong quá trình xây dựng công trình.
    Tại Ấn Độ, tập đoàn Trump sở hữu nhiều bất động sản. Thậm chí, quốc gia đông dân thứ 2 thế giới còn là nơi tập đoàn Trump tiến hành nhiều dự án hơn bất cứ nơi nào khác ngoài Bắc Mỹ. Các hoạt động xây dựng được các công ty con, vốn có dây dưa với gia đình các quan chức Ấn Độ, thực hiện. Nó làm dấy lên quan ngại về khả năng giới chức Ấn Độ đưa ra những ân huệ đặc biệt với các dự án, bao gồm cả việc buộc ngân hàng nhà nước cho vay ưu đãi.
    Tại Ireland và Scotland, người phụ trách hoạt động sân golf của Donald Trump đã hai lần đối đầu các quan chức địa phương. Phía tập đoàn muốn xây dựng một bức tường ngăn lũ trên biển nhằm bảo vệ công trình của mình. Tuy nhiên, các nhà hoạt động vì môi trường phản đối mạnh mẽ vì lo ngại nó phá hủy môi trường sống của một loài ốc sắp tuyệt chủng.
    Ở Thổ Nhĩ Kỳ, các quan chức, bao gồm cả tổng thống Tayyip Erdogan – một người Hồi giáo bảo thủ - từng yêu cầu ngừng xây tháp đôi Trump ở Istanbul sau tuyên bố cấm cửa người Hồi giáo vào Mỹ khi tranh cử tổng thống. Sau khi đắc cử, ông Trump xuống nước bằng việc cho rằng ông Erdogan có quyền tức giận sau cuộc đảo chính thất bại. Tuy nhiên, việc chống lại quá trình xây dựng tháp Trump đã kết thúc.
    
Trái:Tháp Trump ở Mumbai, một trong 5 công trình của Tập đoàn Trump tại Ấn Độ

Phải: Tháp đôi Trump tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Một trong hai công trình được dùng làm văn phòng, tòa còn lại là các căn hộ hạng sang và trung tâm thương mại.
    Trái:Tháp Trump ở Mumbai, một trong 5 công trình của Tập đoàn Trump tại Ấn Độ
    Phải: Tháp đôi Trump tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Một trong hai công trình được dùng làm văn phòng, tòa còn lại là các căn hộ hạng sang và trung tâm thương mại.
    Trong cuộc phỏng vấn năm 2015, ông Trump cũng thừa nhận xung đột lợi ích ở Thổ Nhĩ Kỳ. “Tôi có chút xung đột lợi ích ở đây vì tôi có một công trình lớn ở Istanbul. Đó là một dự án thành công. Nó được gọi là Tháp đôi Trump vì được cấu thành từ hai tòa tháp chứ không phải một như bình thường”, ông Trump mô tả về dự án ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, khi vị tỷ phú New York trở thành tổng thống Mỹ, an ninh với những công trình ở nước ngoài, đặc biệt là tại Trung Đông, sẽ là thách thức nghiêm trọng.
    Theo Bloomberg, tính tới tháng 7/2016, ông Trump hiện nợ ít nhất 630 triệu USD, chủ yếu là các chủ nợ nước ngoài. Tuy nhiên, do ông Trump từ chối công khai báo cáo thuế nên không thể xác định chính xác số nợ của vị tỷ phú New York. Nợ hiện tại được tính dựa trên khoản đầu tư chung mà các đối tác của tập đoàn Trump công bố.
    Theo đó, ngân hàng Deutsche là chủ nợ lớn nhất của Trump. Ngân hàng Đức hiện là chủ nợ phân nửa số tiền mà ông Trump vay cho dự án khách sạn ở Washington và Doral cũng như sân golf ở Miami. Hiện tại, ngân hàng Deutsche đang làm việc với Bộ Tư pháp Mỹ để bán chứng khoán thế chấp nhằm rút khỏi các khoản nợ nần với tổng thống tương lai của Mỹ.
    Quỹ Ladder là chủ nợ lớn thứ 2 của Trump. Công ty trụ sở tại New York có những khoản vốn vay với các bất động sản cũ hơn của Trump, bao gồm cả Tháp Trump nằm giữa Manhattan. Chủ nợ lớn thứ 3 của Trump là Ngân hàng Trung Quốc, với một phần trong 950 triệu USD tiền nợ cho tòa nhà ở số 1290, Đại lộ Americas tại Manhattan. Ông Trump có 30% cổ phần trong dự án này.
    Theo đánh giá của tờ The Times, các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài của ông Trump có thể thổi bùng các cuộc tranh cãi xung quanh vị Tổng thống doanh nhân. Người ta cũng lo ngại về các quyết sách của vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ khi phải cân nhắc giữa lợi ích quốc gia và lợi ích của gia đình trước các vấn đề đối ngoại quan trọng.
    Đã có một số thành viên trong Quốc hội Mỹ, bao gồm ít nhất một đại diện của đảng Cộng hòa, lên tiếng kêu gọi ông Trump công bố thông tin về các hoạt động kinh doanh của mình trên quy mô toàn cầu. Thậm chí, có người còn kêu gọi Quốc hội Mỹ mở các cuộc điều tra nhằm vào tài sản của vị tổng thống mới đắc cử.
    David J. Kramer, người từng làm trợ lý về dân chủ, nhân quyền và lao động trong chính quyền cựu tổng thống Bush, thì cho rằng những vướng mắc về tài chính của ông Trump có thể làm suy yếu nỗ lực hàng thập kỷ của người Dân chủ và Cộng hòa trong việc thúc đẩy sự minh bạch trong chính phủ cũng như sử dụng các điều khoản trong Hiến pháp để ngăn chặn chính phủ nước ngoài can thiệp vào chính sách của Mỹ.
    Sân Golf ven biển của Tập đoàn Trump ở Vịnh Doughmore, bờ biển phía tây Ireland.
    Sân Golf ven biển của Tập đoàn Trump ở Vịnh Doughmore, bờ biển phía tây Ireland.
    Thảm đỏ chào đón Donald Trump khi ông tới Ireland cho dự án sân golf đẳng cấp quốc tế năm 2014
    Thảm đỏ chào đón Donald Trump khi ông tới Ireland cho dự án sân golf đẳng cấp quốc tế năm 2014
    Một số ý kiến khác thì cho rằng gia đình Trump sẽ được hưởng lợi dù họ muốn hay không. “Những người trong tập đoàn Trump sẽ nhận được nhiều lợi thế khi làm việc với các quan chức nước ngoài. Đối tác của họ sẽ nghĩ rằng mình cần lấy lòng chính quyền Trump. Điều này sẽ làm phức tạp đáng kể chính sách đối ngoại của Mỹ cũng như mối quan hệ giữa Mỹ và các nước khác”, một số cựu quan chức ngoại giao nhấn mạnh.
    Ngay khi vị tỷ phú New York bắt đầu cuộc đua vào Nhà Trắng, tập đoàn Trump đã đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài. Ivanka Trump, phó tổng giám đốc tập đoàn đồng thời cũng là con gái vị tỷ phú New York, cũng tham gia vào các cuộc hội đàm với lãnh đạo 3 nước là Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina, điều khiến tiếng nói của cô có trọng lượng khắp thế giới.
    Hiến pháp Mỹ ngăn ông Trump nhận quà hay tiền từ các tổ chức hay chính phủ nước ngoài sau khi tuyên thệ nhậm chức. Bản thân vị tỷ phú New York cũng khẳng định hoạt động kinh doanh của tập đoàn giờ nằm hoàn toàn dưới sự chèo lái của 3 người con lớn.
    Theo Linh Anh - 7PM
    Trí thức trẻ/NYT

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét