Trên thực tế, việc Yahoo đổi tên thành Altaba không được đánh giá cao, vì thương hiệu này sẽ làm mờ nhạt đi vị thế của 1 gã khổng lồ từng "làm mưa làm gió" trên Internet.
Cách đây không lâu, Yahoo đã chính thức công bố việc nhượng lại toàn bộ công ty cho nhà mạng lớn nhất nhì ở Mỹ - Verizon Communications, và phần còn lại của công ty không được bán cũng đổi tên thành Altaba.
Trên thực tế, việc đổi tên này không được đánh giá cao, vì thương hiệu Yahoo sẽ làm mờ nhạt đi vị thế của 1 gã khổng lồ từng "làm mưa làm gió" trên Internet.
Một số người yêu công nghệ cũng tỏ ra không đồng tình với cái tên Altaba.
"Cái tên Altaba này được nghĩ đến khi đi khám bác sĩ hay sao ấy nhỉ mọi người", một fan của Yahoo đăng tải lời chỉ trích của mình lên mạng xã hội.
"Altaba trong tiếng La-tinh chắc là: Chúng tôi đã từng nhận được đề nghị trị giá 45 tỷ USD từ Microsoft", nhiều người tỏ ra khá bực tức vì cái tên mới của Yahoo.
Một số người lý giải, Altaba thực ra là một từ ghép, được kết hợp nhờ tên công ty Alibaba và từ "alternative" (alternative có nghĩa là thay thế trong tiếng Anh).
Trên thực tế, vụ việc nói trên được giới công nghệ xếp vào các vụ "sang tên đổi chủ" gây tranh cãi nhất từ trước đến nay.
Lấy ví dụ như Google, khi họ chọn cái tên Alphabet để biểu thị cho tập đoàn, dù bị phê bình là cái tên thiếu nghĩa và không mang lại ấn tượng gì sâu sắc. Nhưng quyết định đó đã giúp công ty nâng cao vốn từ 300 tỷ USD lên đến hơn 500 tỷ USD.
Hay phải kể đến, hãng dịch vụ truyền hình nổi tiếng ở Mỹ - Netflix đã tách riêng các mảng kinh doanh của mình và quyết định đổi tên mảng kinh doanh dịch vụ DVD thành "Qwikster" (phát âm tiếng Anh tương tự quicker - có nghĩa là nhanh hơn).
Tất nhiên, Netflix đã phải trả giá sau đó. Nhiều người dùng tỏ ra hoang mang khi thấy công ty vốn yêu thích bỗng dưng chia cách 2 bộ phận. Ít lâu sau, CEO của Netflix đã buộc phải trả lại "danh tiếng" cũ cho mảng kinh doanh DVD của mình.
Tương tự như vậy, Altria - công ty mẹ của hãng thuốc lá Malboro lừng danh, vì những cáo buộc liên quan tới việc đưa thêm chất gây nghiện và hại đến phổi vào sản phẩm nên đã phải đổi tên thành Altria. Đồng thời, Altria đã thay đổi cả logo để các khách hàng xua tan cảm giác "thiếu an toàn" khi tiếp xúc với sản phẩm thuốc lá của họ.
Nhìn chung, câu chuyện về thay đổi tên thương hiệu có lẽ không còn xa lạ, dù là từ những lí do chủ quan hay khách quan thì việc "rebrand" cũng tác động xấu ít nhiều đến công ty, đặc biệt là những thương hiệu công ty đã và đang có sức ảnh hưởng lớn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét