Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2018

Bộ Tài chính Singapore kêu gọi góp ý về ngân sách trên Instagram


Nhằm tiếp cận giới trẻ, Bộ Tài chính Singapore đã huy động hơn 50 người có ảnh hưởng lớn trên Instagram đăng bài quảng bá cho chương trình ngân sách.


Từ tháng 12 năm ngoái, ít nhất 30 bài đăng đã được đưa lên Instagram những người này, khuyến khích mọi người vào website ngân sách để tìm hiểu, hoặc góp ý, phản hồi với Chính phủ. Những người được chọn có ít nhất 1.000 người theo dõi trên Instagram.

Họ được kỳ vọng có một bài đăng với nội dung liên quan hoặc đính kèm link liên kết về chiến dịch này của chính phủ. Những bài đăng này đều được gắn mác “được tài trợ”.



Những người được chọn đều có số người theo dõi hơn 1.000 trên Instagram. Ảnh: Strait Times


Người phát ngôn Bộ Tài chính Singapore cho biết họ kỳ vọng chiến dịch này tiếp cận 225.000 người dùng trên Instagram. Bà không cho biết cụ thể bộ này đã chi bao nhiêu cho chiến dịch, nhưng tiết lộ giá cả tương đương thị trường.

“Xét đến tầm quan trọng của Ngân sách với tất cả người Singapore, Bộ Tài chính đã sử dụng nhiều công cụ truyền thông” để thu thập ý kiến phản hồi và nâng cao nhận thức của người dân. “Đây là cách hiệu quả để thu hút người trẻ”, bà cho biết.

Năm ngoái, cơ quan này cũng tổ chức một chiến dịch tương tự, nhưng quy mô nhỏ hơn. Năm nay, họ hợp tác với một hãng marketing. Chương trình hiện tại sẽ kéo dài hơn một tháng.

Royce Lee - một trong những người được chọn - cũng tham gia chiến dịch năm 2017. Một số bạn bè anh cho biết sẽ đóng góp phản hồi với chính phủ, trong khi số khác chỉ ấn “thích” bài đăng. “Dù vậy, điều đó cũng có nghĩa ít nhất họ đã đọc bài viết hoặc xem ảnh của tôi”, anh cho biết.

Hà Thu (theo Straits Times)

Việt Nam có tỷ phú thứ ba


Bloomberg vừa đưa Chủ tịch Masan Group - ông Nguyễn Đăng Quang vào danh sách tỷ phú với tài sản 1,2 tỷ USD.


Cổ phiếu Masan Group đã tăng hơn gấp đôi trong 6 tháng qua, cao hơn mức tăng 37% của VN-Index. Theo Bloomberg Billionaires Index, việc này đã giúp tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch kiêm nhà sáng lập công ty này lên 1,2 tỷ USD.

“Masan cung cấp từ các mặt hàng thiết yếu, như nước mắm, mỳ gói đến các loại thực phẩm như xúc xích, cháo hay tương ớt”, David Anjoubault - Giám đốc hãng nghiên cứu Kantar Worldpanel Vietnam cho biết. Công ty này ước tính khoảng 95% hộ gia đình tại Việt Nam sử dụng ít nhất một sản phẩm tiêu dùng của Masan. “Các hãng sản xuất thực phẩm trong nước như Masan hiểu biết rất sâu về nhu cầu và hành vi của người mua tại đất nước mà địa phương hóa là yếu tố thành công sống còn”.


Ông Nguyễn Đăng Quang là tỷ phú thứ 3 của Việt Nam, theo Bloomberg. Ảnh: Forbes Việt Nam.


Theo báo cáo tài chính mới nhất, vợ chồng ông Quang hiện sở hữu 49% cổ phần công ty. Cổ phiếu Masan Group đã tăng vọt sau đợt lao dốc năm ngoái vì giá thịt lợn giảm. Nhu cầu thịt lợn đi xuống đã khiến doanh thu hợp nhất của tập đoàn này giảm 9% trong 9 tháng đầu năm ngoái, xuống 27.500 tỷ đồng.

“Giá thịt lợn đã hồi phục khi Trung Quốc quay lại nhập khẩu thịt từ Việt Nam. Vì thế, kết quả kinh doanh của Masan Group năm nay được dự báo cải thiện”, Vu Xuan Tho - nhà phân tích tại Korea Investment & Securities nhận xét.

Ông Quang khởi nghiệp từ thập niên 90, sau nhiều năm học tập tại Nga. Ông có bằng MBA tại Đại học Kinh tế Nga Plekhanov. Ông cũng có bằng tiến sĩ tại Học viện Khoa học Quốc gia Belarus.

Tỷ phú đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trong thời kỳ Nga trải qua quá trình chuyển dịch kinh tế và quyết định bán mỳ gói cho người Việt tại đây. Sau đó, ông xây nhà máy sản xuất 30 triệu gói mỳ mỗi tháng, rồi mở rộng sang nước tương, nước mắm và tương ớt, theo thông tin trên website công ty. Sau thành công tại Nga, ông quay về Việt Nam năm 2001 và chuyển hướng tập trung sang thị trường này.

Masan nổi tiếng nhất với nước mắm. Kantar Worldpanel từng xếp Masan Consumer vào top 3 công ty sở hữu các thương hiệu thực phẩm hàng đầu Việt Nam, cùng Unilever và Vinamilk.

Ngoài ra, Masan Group còn sở hữu hơn một phần ba ngân hàng Techcombank. Việc nhà băng này niêm yết đầu năm nay có thể đã giúp cổ phiếu Masan Group đi lên, Tho nhận định.

Theo danh sách của Bloomberg, Việt Nam hiện có 3 tỷ phú. Ngoài ông Quang, Chủ tịch Vingroup - Phạm Nhật Vượng và CEO Vietjet - Nguyễn Thị Phương Thảo cũng có tài sản tỷ USD.

Hà Thu (theo Bloomberg)

Sen Đỏ ứng dụng Big Data trong thương mại điện tử


Việc ứng dụng công nghệ khai thác Big Data giúp Sen Đỏ đạt doanh thu gấp 10 lần và gia tăng trải nghiệm khách hàng.


Ông Nguyễn Phương Hoàng, Phó tổng giám đốc Công ty Sen Đỏ cho biết, công nghệ khai thác Big Data mà Sen Đỏ ứng dụng 2 năm nay đã có hiệu quả. "Trong chuỗi sự kiện Online Friday tháng 12 vừa qua, chúng tôi đạt tăng trưởng 10 lần so với cùng kỳ 2016 và gấp năm lần so với trung bình năm 2017", ông Hoàng nói thêm.

Thông qua hệ thống xử lý Big Data, Sen Đỏ phân tích dữ liệu khách hàng, lịch sử đơn hàng… giúp nắm bắt xu hướng mua sắm của người tiêu dùng, định hướng sản phẩm phù hợp hơn, kết nối người mua và người bán chính xác hơn.

Về phía người dùng, khai thác Big Data giúp cá nhân hóa trải nghiệm mua hàng trực tuyến. Với số lượng lớn sản phẩm và ngành hàng, người tiêu dùng có thể phải mất thời gian tìm kiếm món hàng mong muốn trên các sàn thương mại điện tử. Công nghệ giúp nhanh chóng tìm ra sản phẩm vừa ý dựa vào tính năng gợi ý sản phẩm mà người dùng có thể quan tâm.

"Các đánh giá, nhận xét và mức độ tương tác của người dùng đối với sản phẩm được đưa vào hệ thống để xử lý. Sen Đỏ sẽ nhận biết sản phẩm nào có chất lượng tốt để ưu tiên hiển thị cho khách hàng", ông Hoàng cho hay.

Việc phân tích dữ liệu được thực hiện bảo mật. Ví dụ để gợi ý những sản phẩm mà một người dùng có thể quan tâm dựa vào lịch sử mua hàng của họ, đơn vị sử dụng dữ liệu ẩn danh. Từ đó phân tích sở thích và gợi ý sản phẩm phù hợp cho khách hàng. Tên và email người dùng hoàn toàn không được tiết lộ.

Từ góc độ quản lý sản phẩm, khai thác Big Data giúp sớm lọc ra hàng kém chất lượng, loại bỏ các shop kinh doanh lừa đảo, gian lận và kiểm tra giá bán của các cửa hàng. "Chẳng hạn, dựa vào lịch sử thay đổi giá của cửa hàng và lịch sử các đơn hàng thành công, có thể nhận biết sản phẩm giảm giá thật hay không, tránh tình trạng đẩy giá lên cao rồi giảm xuống", ông Hoàng phân tích.



Thông qua công nghệ Big Data, Sen Đỏ ưu tiên hiển thị sản phẩm phù hợp xu hướng tìm kiếm của từng khách hàng theo Shop Uy Tín.


Để vận hành hệ thống lưu trữ, xử lý và phân tích, cần có máy chủ dung lượng lớn. Đội ngũ IT cần có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để áp dụng những giải thuật phù hợp và hiệu quả. Toàn bộ quá trình này đều được bảo mật.

Sàn thương mại điện tử này đang nghiên cứu triển khai hiển thị sản phẩm được quan tâm nhiều nhất của người bán uy tín nhất trên website, nhờ đó giảm rủi ro cho người mua.

Trong thời gian tới, Sen Đỏ tiếp tục đầu tư để cải tiến công nghệ, tăng cường khai thác Big Data để xếp hạng sản phẩm, dự đoán xu hướng tiêu dùng nhằm hiển thị kết quả tìm kiếm và gợi ý sản phẩm quan tâm phù hợp nhất. “Chúng tôi sẽ vận dụng khai thác Big Data để hiển thị sản phẩm thông minh hơn khi người dùng đi dạo các ngành hàng”, ông Hoàng cho biết.



Sen Đỏ đạt hiệu quả cao trong việc gia tăng trải nghiệm khách hàng và quản lý sản phẩm.


Big Data là khái niệm xuất hiện trong kỷ nguyên số khi các doanh nghiệp đối diện với lượng dữ liệu khổng lồ trích xuất từ cơ sở thông tin của khách hàng. Để khai thác, xử lý và phân tích những dữ liệu này thành nguồn thông tin có giá trị cho doanh nghiệp, nhiều hệ thống khai thác Big Data đã ra đời. Đây là xu hướng của hiện tại và tương lai. Khi dữ liệu ngày càng nhiều, doanh nghiệp cần có công nghệ phù hợp để xử lý và trích xuất thông tin. Trong đó, IoT (Internet of Things) sẽ góp phần làm lượng dữ liệu thu thập được ngày càng nhiều hơn. Công nghệ trí tuệ nhân tạo cũng cần nhiều dữ liệu để tăng độ chính xác của các thuật toán mà máy tính tự học.

"Những ông lớn trong ngành thương mại điện tử của thế giới như Amazon, eBay hay Alibaba đều đang dựa vào công nghệ khai thác Big Data để tìm hiểu tâm tư, hành vi người tiêu dùng", đại diện Sen Đỏ cho biết thêm.

Khánh Anh

37% người Đức mua đồ nội thất qua Internet


Tăng trưởng có được nhờ sự phát triển quy mô của nhóm đối tượng khách hàng trẻ và hộ gia đình.


Báo cáo về hành vi người dùng trên thị trường thương mại điện tử Đức mới công bố bởi Otto.de - nhà bán lẻ lớn của Đức cho biết 37% người dân tại nền kinh tế số một châu Âu mua đồ nội thất qua Internet.

Theo đó, cứ ba người Đức sẽ có hơn một người mua các sản phẩm nội thất như ghế, giường, bàn qua hình thức trực tuyến. Năm 2015, Otto từng thực hiện nghiên cứu tương tự. Từ đó đến nay, lượng người Đức mua đồ nội thất qua kênh thương mại điện tử đã tăng 15%.

Michael Heller - thành viên ban giám đốc của Otto cho biết: "Chúng tôi kỳ vọng thị trường bán hàng nội thất trực tuyến sẽ có nhiều đột phá trong những năm sau".



37% người Đức mua đồ nội thất qua Internet.


Đại diện Otto cho rằng, tăng trưởng có được nhờ sự phát triển quy mô của nhóm đối tượng khách hàng trẻ và hộ gia đình (chiếm 50% tổng lượng giao dịch trực tuyến). Nhóm khách hàng này có khả năng tiếp xúc nhanh với công nghệ và sẵn sàng trải nghiệm những hình thức mua sắm mới.

Ngoài ra, khách hàng nữ tiến hành nhiều giao dịch hơn nam. Tuy nhiên nhóm đối tượng nữ giới có yêu cầu cao về chi tiết sản phẩm, chất lượng ảnh chụp mẫu, vật liệu và phản hồi của những người đã mua trước đó.

Ecommerce News đưa tin, ngoài con số 37% người Đức giao dịch mua hàng nội thất qua hình thức thương mại điện tử còn có 41% người truy cập Internet để tìm thông tin cơ bản của sản phẩm. Tuy vậy, vẫn có 22% người không tham khảo qua Internet khi mua nội thất.

Huyền Trang

Công nghệ Alibaba, Microsoft vượt qua con người trong bài kiểm tra


Trí tuệ nhân tạo được các tập đoàn ứng dụng thành công và vượt qua con người trong thử nghiệm mới nhất.


Alibaba vừa thông báo nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) của họ vượt trội hơn con người trong một bài kiểm tra đọc hiểu toàn cầu của Đại học Standford. Đây là bài thi đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi “Nikola Tesla là chủng tộc nào?” và “Rừng nhiệt đới Amazon lớn cỡ nào?”.

Luo Si, Giám đốc Khoa học tại phòng nghiên cứu ngôn ngữ tự nhiên tại Alibaba đánh giá thành tích này là cột mốc quan trọng. Ông cho biết có rất nhiều cách ứng dụng công nghệ, từ chăm sóc khách hàng, hướng dẫn trong bảo tàng đến kiểm tra y tế.

Trong bài kiểm tra thực hiện vào tuần trước, công ty này đưa hệ thống trí tuệ nhân tạo trả lời bộ câu hỏi đánh giá khả năng đọc hiểu tại Standford. Các câu trả lời của máy tính được so sánh với trung bình các câu trả lời và xếp hạng của con người. Kết quả, công nghệ của Microsoft và Alibaba đứng đầu bảng, với xác suất trả lời đúng cao hơn 82,3% của con người.

Alibaba muốn đánh cược với nguồn dữ liệu khổng lồ của mình với dân số 1,4 tỷ người của Trung Quốc. Trong đó, số người tiếp cận online ở mức 730 triệu và có khả năng vượt qua Mỹ trong việc tạo nên nền công nghiệp trị giá 150 tỷ USD. Đây được xem là cuộc cách mạng công nghiệp tiếp theo trên thế giới. Trí tuệ nhân tạo đã được ứng dụng trong mọi thứ từ xe không người lái đến tùy biến tin tức.

Alibaba đã dùng AI ứng dụng trong tùy biến tin tức và quảng cáo. Sự kiện “Ngày độc thân” năm ngoái, tập đoàn của Jack Ma cũng ứng dụng trí tuệ nhân tạo để trả lời các câu hỏi của khách hàng. Họ có kế hoạch sẽ đầu tư thêm vào một số lĩnh vực mới thông qua công nghệ này.

Trước đó, công nghệ trí tuệ nhân tạo đã thắng con người khi chơi cờ vua, cờ tướng và cùng viết một album nhạc.

Trương Sanh (theo Financial Times)

Amazon thu 8 tỷ USD nhờ bán hàng điện tử


Ngành hàng điện tử đóng góp khoảng 8 tỷ USD doanh thu cho Amazon trong năm vừa rồi.


Ngành hàng điện tử đóng góp lớn nhất cho Amazon trong năm 2017 với doanh thu khoảng 8 tỷ USD, tăng 4% so với 2016. Các sản phẩm bán chạy nhất gồm linh kiện máy tính, laptop, tivi, phụ kiện kết nối không dây.

Xếp thứ hai là ngành hàng đồ gia dụng, khoảng 5,5 tỷ USD (tăng 20% so với năm 2016). Tiếp đó là ngành xuất bản với 5 tỷ USD (tăng 3%), ngành đồ dùng thể thao và trang thiết bị ngoài trời khoảng 4 tỷ USD (tăng 11%).


Đồ điện tử được tiêu thụ nhiều nhất trên Amazon.


Trong số những ngành hàng tăng trưởng nhanh nhất, đồ trang sức làm đẹp cao cấp tăng trưởng 47% sau một năm với doạnh thu xấp xỉ 400 triệu USD. Sản phẩm đồ dùng bếp có doanh thu tăng 38%, đạt 500 triệu USD. Đồ nội thất tăng 33% so với năm 2016, đạt 1,5 tỷ USD.

Doanh thu của các mặt hàng phổ biến như hàng tạp hóa, sản phẩm cho thú cưng, sức khỏe, chăm sóc cá nhân, làm đẹp đã tăng trưởng 35% trong nửa đầu năm 2017 trước khi Amazon mua lại Whole Foods - chuỗi siêu thị bán lẻ lớn tại Mỹ.



Bên trong một kho hàng của Amazon.


Báo cáo thị trường thương mại điện tử của One Click Retail - công ty phân tích thị trường Mỹ cho biết hơn 50% sản phẩm được tìm kiếm trên Amazon. Yếu tố này kích thích thêm nhiều thương hiệu đổ tiền quảng cáo sản phẩm trên sàn thương mại điện tử của Mỹ, góp phần tăng doanh số.

Lượng khách hàng chủ yếu của Amazon là giới trẻ, lứa tuổi cần đầu tư nhiều tiền bạc để xây dựng gia đình như mua nhà, nuôi con, sắm đồ đạc…

Bên cạnh đó, Amazon hưởng nhiều lợi ích từ các khách hàng VIP, vốn là đối tượng chi dùng nhiều. Mỗi khách VIP có thể tiêu 1.300 USD, cao gần gấp đôi mức trung bình của thành viên thường.

Theo One Click Retail, Amazon chiếm 44% doanh số bán hàng trực tuyến tại Mỹ.

Huyền Trang

Hàng nghìn sản phẩm giảm đến 50% trên Shop VnExpress


Các sản phẩm công nghệ, nội thất, gia dụng, mỹ phẩm, thời trang, tour du lịch giảm giá đến 50%, mua online nhập mã ưu đãi giảm thêm 10%.


Chương trình bán hàng ưu đãi lớn nhất năm Cuồng nhiệt mua sắm, cho xuân trọn vẹn của Shop VnExpress kéo dài từ ngày 16/1 đến 10/2. Theo đó, hàng nghìn sản phẩm giảm đến 50%. Shop VnExpress còn ưu đãi thêm 10% trên giá đã giảm, khi nhập mã khuyến mãi "TET10" cho đơn hàng trên 500.000 đồng. Ngoài ra, hàng loạt sản phẩm giá rẻ cũng được tặng kèm quà từ đối tác chính hãng.

Tham khảo những sản phẩm giảm giá sâu nhất dưới đây:

Hàng gia dụng

Mỗi ngày, shop có hàng nghìn deal bếp nướng điện không khói Goodlife giá rẻ nhất thị trường 199.000 đồng; bếp hồng ngoại đơn Sato giá 399.000 tặng kèm nồi lẩu.

Xu hướng sắm nồi chiên không dầu bảo vệ sức khỏe đang được các gia đình quan tâm. Người dùng có thể tham khảo 13 loại nồi chiên không dầu từ thương hiệu Mishio của Nhật, giá hơn 2 triệu đồng nay chỉ còn 899.000 đồng-1,09 triệu đồng, tặng kèm ấm siêu tốc, bộ chổi lau nhà, nồi cơm điện hoặc máy xay thịt...



Tour du lịch

Các tour du lịch trong nước được bán trên Shop VnExpress với giá khởi điểm 999.000 đồng. Bán chạy nhất là combo nghỉ dưỡng 4 ngày 3 đêm tại khách sạn 5 sao Vinpearl Phú Quốc cùng vé máy bay khứ hồi với tổng chi phí 4,89 triệu đồng. Đứng thứ 2 là tour du ngoạn Đà Nẵng - Bà Nà - Hội An - Cù lao Chàm - Huế - Lăng Khải Định - Đại Nội giá 5,399 triệu đồng đã bao gồm vé máy bay.

Các tour nước ngoài đi Thái Lan, Singapore, Đài Loan giá ưu đãi từ 3,49 triệu đồng. Tour du lịch BangKok - Pattaya - Đảo Coral 5 ngày từ Hà Nội, kèm vé máy bay Thai Lion Air, đang giảm giá một triệu, còn 4,99 triệu đồng.

Nội thất nhà cửa

Cuối năm là dịp các gia đình trích quỹ lương thưởng để trang trí nhà cửa đón Tết. Muốn tiết kiệm ngân sách, bạn có thể tham khảo các mẫu đèn thả trần, tranh đồng hồ, kết hợp giấy dán tường để làm mới không gian sống hoặc sắm mới bàn gỗ, kệ tivi, tủ đồ... giảm giá đến 50%.

Dịp khuyến mại, giường đôi Royal gỗ sồi dài 1m8 của IBIE đang ưu đãi 42%, còn 8 triệu đồng, miễn phí vận chuyển trong nội thành Hà Nội và TP HCM. Tủ quần áo 4 cánh Okinawa 1m8 cùng thương hiệu từ 18,62 triệu xuống còn 12,1 triệu đồng.



Giỏ quà Tết

Hàng trăm giỏ quà Tết chất lượng, đóng gói cầu kỳ và bắt mắt được bán trên Shop VnExpress với mức giá hợp lý. Bên trong là các sản phẩm uy tín của nhãn hàng Bảo Tín, Hải Long, Nấm Tươi Cười...

Thời trang

Nhóm ngành hàng thời trang cũng tung ra nhiều ưu đãi hấp dẫn. Combo vali Ronal size 20cm kèm balo và túi phụ kiện để du lịch ngày Tết giá 2,799 triệu đồng, nay giảm còn 999.000 đồng.

Đặc biệt, shop triển khai chương trình bán hàng đồng giá 99.000 - 199.000 - 999.000 đồng cho túi hiệu Venuco, giày Cindydrella, túi xách và balo Verchini. Áo dài cách tân Eden được phái đẹp ưa chuộng giá 349.000 nay còn 249.000 đồng. Combo giày sneaker thời trang nam và áo bomber jacket giá độc quyền 199.000 đồng.



Làm đẹp

Dịch vụ làm đẹp đón Tết của spa Medilas Clinic trọn gói 3 triệu đồng, dịp này giảm 50% còn 1,5 triệu đồng. Đi kèm với các dịch vụ làm đẹp, mỹ phẩm trang điểm và chăm sóc da thương hiệu NYX, It’s well plus, Dabo, Milaganics… cũng ưu đãi đến 50%, khởi điểm từ 69.000 đồng.

Combo 2 hộp gel nha đam dưỡng da Milaganics 89.000 đồng đang nằm trong top sản phẩm bán chạy trên Shop VnExpress. Sản phẩm hỗ trợ giảm cân giá 299.000 đồng, tặng kèm tinh bột nghệ cũng được nhiều chị em đặt mua để kịp làm đẹp trước Tết.

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

PVC thanh lý 3 ôtô được một tỷ đồng


Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí khẳng định thủ tục thanh lý 3 xe Ford Everest, Hyundai SantaFe, Honda Civic đã hết khấu hao "đúng quy định".



Mới đây, Hội đồng thanh lý tài sản của Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) thông báo tổ chức thanh lý tài sản là 3 ôtô, gồm 1 xe Ford Everest 7 chỗ đăng ký năm 2008 với giá khởi điểm 284,6 triệu đồng; xe Hyundai Santafe 7 chỗ đăng ký năm 2009 giá khởi điểm 410 triệu đồng và xe Honda Civic 5 chỗ đăng ký năm 2008 với giá khởi điểm 350 triệu đồng. Các mức giá này đều đã bao gồm VAT. Theo tính toán, khoản tiền thu về nếu doanh nghiệp bán thành công các tài sản trên khoảng trên một tỷ đồng.


Đến hết năm 2017, PVC vẫn lỗ lũy kế hơn 473 tỷ đồng do những khó khăn từ các năm trước để lại.


Giải thích việc rao bán tài sản, PVC cho rằng, 3 chiếc xe này là những phương tiện đã hết khấu hao và tổng công ty không còn nhu cầu sử dụng nên thanh lý theo hình thức chào giá cạnh tranh. "Các thủ tục bán thanh lý tài sản đang được công ty tiến hành theo đúng quy định pháp luật", PVC khẳng định.

Việc rao bán tài sản diễn ra trong bối cảnh công ty này vẫn đang phải chịu lỗ lũy kế đến hết năm 2017 gần 473 tỷ đồng, riêng công ty mẹ lỗ trên 345 tỷ và loạt cựu lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp đang bị khởi tố, xét xử trong vụ án liên quan tới ông Trịnh Xuân Thanh.

Công ty này cũng khẳng định hiện nay hoạt động sản xuất kinh doanh và các mặt khác vẫn diễn ra bình thường. Công ty đang tìm mọi giải pháp để phát triển sản xuất kinh doanh, vượt qua khó khăn.

Về khoản lỗ lũy kế gần 473 tỷ đồng, theo đơn vị này nguyên nhân lỗ là các tồn tại của năm trước tại các dự án mà công ty này đang triển khai như Nhiệt điện Thái Bình 2, Nhiệt điện Quảng Trạch 1…

Ngoài ra, các đơn vị thành viên tiếp tục thua lỗ cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh toàn tổng công ty. Như PVC-Mekong dự kiến lỗ gần 81 tỷ đồng; PVC-IC dự kiến lỗ gần 45 tỷ đồng, PVC Land ước lỗ 12 tỷ đồng; PVC-Đông Đô ước lỗ gần 10 tỷ đồng…

Trong năm 2018, PVC dự kiến đạt doanh thu khoảng 3.800 tỷ.

Anh Minh

Quán cà phê chỉ nhận khách hẹn trước ở Sài Gòn


Có một không gian cà phê không bao giờ đón khách vãng lai nhìn ra phố đi bộ Nguyễn Huệ, với ông chủ như "bước ra từ tiểu thuyết".


Không gian cà phê Arabica của anh Quang Vinh với nét hoài cổ, cửa ra vào luôn đóng và dành sự riêng tư tuyệt đối cho từng lượt khách để thưởng thức những tách Espresso.

Khách muốn đến phải đặt trước ít nhất một ngày và trả một gói cố định theo đầu người để có suất phục vụ bao gồm bún bò, cà phê Arabica và bánh Pháp madeleines. Tất cả đều do ông chủ tự chế biến và phục vụ, kể cả rau muống cũng do anh Vinh bào.

“Chỗ này không có giờ mở cửa cố định. Có đặt trước và xác nhận phục vụ thì đón, không thì khách phải đành đi về nếu không có hẹn. Tôi muốn mỗi trải nghiệm của khách phải hoàn hảo. Tôi vẫn cố gắng hạn chế từ chối hẹn nhưng sẽ ưu tiên khách quen so với khách mới. Tôi cũng rất chào đón khách nước ngoài vì muốn quảng bá cà phê Arabica thượng hạng của Đà Lạt”, anh Vinh lý giải vì sao không gọi địa điểm này là một quán cà phê.


Chỉ một mình ông chủ Quang Vinh pha chế và nấu ăn cho khách đặt lịch.


Có người nói anh lập dị nhưng cũng có nhận xét rằng anh "bước ra từ tiểu thuyết" vì khó tìm được một ông chủ ngoài đời thực để làm mọi thứ từ nấu ăn, nướng bánh, đi hái cà phê và tự tay chế biến, rồi mở một không gian nhỏ lặng lẽ giữa nơi sôi động bậc nhất Sài Gòn.

“Cà phê ở đây chắc không ai có vì chẳng có ai chạy chiếc xe Cub cũ kĩ từ Sài Gòn lên Cầu Đất (Đà Lạt), tại những điểm có độ cao tầm 1.700m hơn mực nước biển để chọn hái từng trái cà phê Arabica chín ngon nhất”, anh Vinh nói.

Từ 3 năm trước, vì quá mê cà phê Arabica của Đà Lạt mà anh gác lại công việc trong ngành tài chính và truyền thông để lên núi săn các gốc cà phê Arabica lâu năm chất lượng tốt, hợp tác với nông dân bảo tồn các gốc này để mỗi năm lên hái từng quả chín mọng vào tháng 12.

Không chỉ tự hái, mọi công đoạn anh đều tự làm, từ việc xay tách thịt trái để lấy hạt đem đi ủ, rồi rửa sạch và phơi nắng. Sau đó, anh lại đóng bao, chuyển về quận 9 và tiếp tục phơi cho đến khi hạt đạt đúng độ cứng. Cuối cùng, cũng chính anh sẽ tách phần vỏ trấu để lấy hạt nhân xanh rồi lựa theo tiêu chuẩn khắt khe của mình để rang tự nhiên, không tẩm ướp bất kỳ phụ gia nào.

“Cà phê mà cần tẩm ướp đủ thứ khi rang vì hạt nó dở thôi. Còn cà phê được tạo nên từ từng hạt Arabica chọn lọc và chế biến tỉ mỉ thì đã ngon rồi. Chúng ta quá may mắn khi được thiên nhiên núi rừng Đà Lạt ban tặng cà phê Arabica với hương vị vô cùng hảo hạng ”, anh Vinh nêu quan điểm của mình.

Những ngày đầu "mộng mơ" cũng không đơn giản. Dù từng làm nhân viên cho Starbucks khi du học tại Mỹ nhưng anh Vinh cũng chỉ có được kinh nghiệm thưởng thức. Mọi bước của những công đoạn làm cà phê anh đều học từ Youtube.

“Nhớ lại những ngày đầu lên núi hái mấy tạ trái chín rồi bị chủ khách sạn đuổi vì để mấy bao cà phê chảy nước trước cửa mà vẫn thấy vui... Sau những trở ngại ban đầu, tôi đưa thành phẩm cho những bạn sành cà phê thử và đến khi được khen thì biết là đã thành công. Lấy động lực, tôi tìm một nơi để chia sẻ với mọi người nên đã tạo nên không gian này cách đây một năm”, anh nói và thú nhận thời gian đầu cũng rất chật vật vì phí thuê mặt bằng vô cùng đắt đỏ.



Anh Quang Vinh tự mình săn tìm từng trái cà phê Arabica vàng và đỏ ở độ cao 1.700m.


Tuy nhiên, đến nay mô hình kinh doanh của anh đã ổn định. Số gốc cà phê Arabica được anh săn tìm trên núi lạnh có hạn và chỉ làm thủ công một mình nên mỗi vụ mùa anh chỉ đạt luợng hạt trữ khoảng dưới 300kg. Mỗi năm, anh dành một phần để bán cà phê rang tươi nguyên hạt với giá 10 triệu đồng mỗi kg cho một khách sạn 5 sao ở Sài Gòn và dành riêng cho một số đối tác đặt trước.

Phần còn lại anh chia sẻ với khách đặt hẹn tại không gian của mình. Đây cũng là lý do anh chọn mô hình "kén khách" này. Cùng với đó, việc làm bánh và nấu bún bò cần có sự chuẩn bị nên cũng là một lẽ để anh không đón khách vãng lai. Anh lại không muốn thuê thêm người vì khách đến không chỉ để thưởng thức mà còn muốn trò chuyện cùng anh thoải mái như tìm đến một người bạn.

“Có một số khách hàng không thiếu tiền để chi nhưng họ chỉ thiếu những sản phẩm mà đáng cho họ hưởng thụ. Đó là phân khúc tôi nhắm đến. Nói tinh hoa thì hơi quá nhưng khách ở đây là giới ‘đàng hoàng’. Họ là những người văn minh, lịch sự, đến thưởng thức rồi giới thiệu cho bạn bè”, anh Vinh tin rằng giá không phải là yếu tố để khách quyết định đặt hẹn tại đây.

Theo ông chủ này, trên thế giới và Sài Gòn trước 1975 cũng có những mô hình kinh doanh tương tự nhưng không nhiều vì lợi nhuận không có hoặc rất thấp.

“Làm cà phê muốn lời đậm thì phải xuống đường làm chuỗi, đánh vô số đông. Đó là một câu chuyện khác rồi, không phải của mình”, anh Vinh nói và hiện giờ chưa có kế hoạch nâng cao sản lượng do khó tìm các gốc cà phê Arabica ưng ý và sức người đơn chiếc cũng không kham thêm được.

Tuy nhiên, anh tỏ ra rất hài lòng với mô hình hiện tại vì không gian của anh là nơi đáng quý được tách biệt hẳn với cuộc sống ồn ào giữa lòng thành phố. Anh cho biết nhờ không gian anh đang có bây giờ mà được đón tiếp những nhân vật như doanh nhân và chính khách đặc biệt.

“Tôi rất vui khi nghe được các lời khen của khách sau khi trải nghiệm chỗ của mình. Đó là phần thưởng tinh thần rất lớn vì niềm đam mê mãnh liệt mà tôi dành cho cà phê Arabica từ Đà Lạt”, ông chủ lạ thường tạm khép lại câu chuyện.

Viễn Thông

Đại gia ngành điện 'bỏ túi' trăm tỷ sau đề nghị tăng giá tham chiếu


Giá tham chiếu phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu GEX được Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM điều chỉnh từ 24.500 đồng lên 25.100 đồng.

Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM vừa chấp thuận cho Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (Gelex, mã CK: GEX) niêm yết toàn bộ 266,8 triệu cổ phiếu trên sàn HoSE. Giá tham chiếu của cổ phiếu này được xác định dựa trên giá bình quân 20 phiên giao dịch từ cuối tháng 11/2017 là 24.500 đồng.



Tuy nhiên, một tuần trước khi phiên giao dịch đầu tiên ngày 18/1 diễn ra, Gelex có văn bản đề nghị HoSE điều chỉnh giá tham chiếu tăng thêm 600 đồng, lên mức 25.100 đồng. Ước tính vốn hóa thị trường vào khoảng 6.700 tỷ đồng, tăng hơn 160 tỷ đồng so với giá tham chiếu cũ.

Ban lãnh đạo công ty cho biết, việc tăng giá này nhằm đảm bảo lợi ích của cổ đông và phù hợp diễn biến thị trường. Dù đề nghị tăng giá tham chiếu được chấp nhận, nhưng công ty vẫn như nhiều doanh nghiệp chuyển sàn trước đó chịu cảnh giá đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng trên UPCoM hoặc HNX chênh lệch đáng kể so với giá niêm yết mới. Cổ phiếu này liên tục tăng trước khi thực hiện thủ tục chuyển sàn và đóng cửa phiên hủy đăng ký ngày 12/1 tại mức 31.800 đồng, tăng hơn 32% so với một tháng trước đó.

Theo nhận định của một số công ty chứng khoán, việc chuyển sàn không phải bất lợi lớn đối với doanh nghiệp do hoạt động này chỉ tác động ngắn hạn đến giá cổ phiếu. Xét về dài hạn, giá cổ phiếu sẽ phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh cũng như kỳ vọng của nhà đầu tư đối với triển vọng phát triển của doanh nghiệp.

Gelex tiền thân là Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện, thành lập năm 1995 và chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ cuối năm 2010. Sau khi công ty niêm yết trên sàn UPCoM và bước vào giai đoạn tái cấu trúc, Bộ Công Thương đã thoái toàn bộ 100% vốn đầu tư tại đây. Tính đến nay, công ty trải qua bốn lần tăng vốn điều lệ từ 1.400 tỷ đồng lên 2.668 tỷ đồng.

Gelex đang hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, hạ tầng, logistics, bất động sản và đầu tư. Tổng giá trị đầu tư vào các công ty con vượt trên 5.000 tỷ đồng. Thế mạnh của công ty là cung cấp thiết bị điện với bốn nhóm sản phẩm chính là dây và cáp điện, máy biến áp, động cơ điện, thiết bị đo điện… chiếm khoảng 23%-35% thị phần cả nước.

9 tháng đầu năm 2017, doanh thu thuần của công ty đạt 8.668 tỷ đồng. Doanh thu bán hàng hóa và thành phẩm chiếm tỷ trọng áp đảo với hơn 89%, phần còn lại đến từ hợp đồng xây dựng và bán điện.

Phương Đông

Hãng làm chip cho iPhone trông chờ doanh thu từ Bitcoin


Hoạt động đào Bitcoin đã đem về 350 - 400 triệu USD doanh thu cho TSMC trong quý III.



Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. (TSMC) là một trong hàng trăm công ty hưởng lợi từ việc cung cấp linh kiện cho iPhone 10 năm qua. Dù vậy, giờ đây, hãng sản xuất vi xử lý theo yêu cầu lớn nhất thế giới này có thể phải trông chờ vào các loại tiền số như Bitcoin để tăng trưởng.

Hoạt động đào Bitcoin đang bùng nổ, khi tiền ảo này tăng tăng giá 14 lần năm ngoái. Nó diễn ra rất đúng thời điểm, khi số iPhone bán ra được dự báo giảm dần, và nhu cầu smartphone của Trung Quốc cũng chững lại.

Đào tiền ảo cần vi xử lý mạnh để giải các thuật toán phức tạp. Đây là thế mạnh của TSMC so với các công ty như Nvidia hay AMD. Vì thế, thị trường này có thể đóng góp 10% doanh thu của TSMC năm nay và trở thành mảng kinh doanh tăng trưởng nhanh nhất của hãng.



Đào Bitcoin là hoạt động cần vi xử lý mạnh. Ảnh: Bloomberg


Ngày mai, TSMC sẽ công bố báo cáo lợi nhuận quý. 20% doanh thu hãng này hiện tới từ Apple, do họ là hãng sản xuất chip chính cho Táo Khuyết. Tuy vậy, đóng góp của các thợ đào tiền ảo vào doanh thu TSMC có thể tăng gấp đôi, lên 5% - 10% năm nay, Nomura dự báo.

"Tác động của việc đào tiền ảo lên TSMC giờ tương tự như sự phổ biến của iPhone mới", Mark Li - nhà phân tích tại Sanford C. Bernstein & Co cho biết, "Sự khác nhau là mỗi iPhone mới đòi hỏi hàm lượng marketing và sáng tạo lớn. Trong khi Bitcoin hoàn toàn tự động".

Apple và cơn sốt smartphone vài năm gần đây - đặc biệt là ở Trung Quốc - đã giúp cổ phiếu TSMC tăng 69% từ đầu năm 2016. Tuy nhiên, sự cạnh tranh từ các thương hiệu địa phương, như Oppo, Vivo và Xiaomi đã làm bão hòa thị trường này. Số smartphone bán ra tại Trung Quốc đã giảm 12% năm ngoái.

Trong khi đó, tiền số lại đang ngày càng quan trọng với TSMC. Nó đã đem về 350 - 400 triệu USD doanh thu trong quý III, CEO Mark Liu cho biết. Con số này tương đương 4 - 5% doanh thu quý đó, theo tính toán của Bloomberg.

Dù vậy, không có gì đảm bảo là cơn sốt này sẽ còn tiếp diễn. Giới chức Trung Quốc và Hàn Quốc đang tìm cách hạn chế giao dịch tiền ảo, để giảm rủi ro tài chính. Thợ đào phải tìm cách chuyển địa bàn hoạt động, do lượng tiêu thụ điện lớn gây chú ý. Giá Bitcoin hôm qua thì mất tới 25%. Các tiền ảo khác cũng chịu chung số phận.

"Dù nhiều nhà đầu tư lạc quan rằng nhu cầu chip liên quan đến Bitcoin có thể bù đắp nhu cầu smartphone yếu năm 2018, chúng tôi nghi ngờ khả năng nhu cầu Bitcoin có thể trụ vững khi giá giảm", Benjamin Chiang - nhà phân tích tại công ty chứng khoán KGI nhận định. Bên cạnh đó, trong dài hạn, khi số Bitcoin chạm trần 21 triệu đồng, nhu cầu chip cũng sẽ biến mất.

Hà Thu (theo Bloomberg)

Nhà đầu tư tháo chạy khỏi tiền ảo, Bitcoin xuống 10.000 USD


Thông tin tiêu cực về các biện pháp siết giao dịch, sàn BitConnect đóng cửa khiến Bitcoin cùng hàng loạt tiền kỹ thuật số mất giá mạnh.



BitConnect sáng nay (17/1) cho biết đóng cửa sàn giao dịch tiền ảo và cả hoạt động cho vay, sau khi nhận được hai văn bản yêu cầu ngừng hoạt động từ các cơ quan chức năng tại Texas và Bắc Carolina.

Bitcoin và nhiều đồng tiền kỹ thuật số đã bị bán tháo ồ ạt. Giá trên Coinbase có lúc về dưới mốc 10.000 USD trước khi phục hồi lên ngưỡng 11.200 USD ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, biên độ giao dịch của đồng tiền này trong ngày đã lên tới hơn 3.000 USD.

Một loạt đồng tiền kỹ thuật số lớn như Ethereum (ETH), Ripple (XRP), Cardano (ADA), Litecoin (LTC)... cũng chịu tình cảnh tương tự. Ngoài tình trạng chung của thị trường, một phần nguyên nhân do các đồng tiền này được yết giá theo Bitcoin tại một số sàn giao dịch lớn.

Riêng đồng BCC liên quan tới sàn giao dịch BitConnect đã mất hơn 90% giá trị chỉ sau một ngày giao dịch, hiện chỉ còn 24 USD, so với mức đỉnh hơn 400 USD xác lập trước đó.



10 đồng tiền lớn nhất theo thống kê của Coinmarketcap đều chìm trong sắc đỏ.


Đà giảm nối dài với hàng loạt đồng tiền kỹ thuật số trước lo ngại các nhà hoạch định chính sách tại nhiều quốc gia tăng cường các biện pháp giám sát giao dịch, mà sự việc mới đây tại sàn BitConnect là một ví dụ.

Trong một cuộc phỏng vấn trên kênh TBS, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc - Kim Dong-yeon cho biết “không có sự bất đồng nào về việc quản lý hoạt động đầu cơ”, ám chỉ việc nhà đầu tư phải dùng tên tài khoản là thật và đánh thuế giao dịch tiền kỹ thuật số. "Đóng cửa các sàn giao dịch tiền kỹ thuật số vẫn là một lựa chọn có thể thực hiện, nhưng các Bộ cần đánh giá việc này thật kỹ", ông nói.

Trong khi đó, Trung Quốc đang tăng cường các biện pháp siết chặt giao dịch tiền ảo, nhắm vào các nền tảng trực tuyến, ứng dụng trên điện thoại tương tự như các sàn giao dịch, theo một nguồn tin thân cận với trả lời Bloomberg.

Trong một thông báo nội bộ từ cuộc họp Chính phủ hôm 16/1, Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC), Pan Gongsheng, cho biết các cơ quan chức trách nên cấm hoạt động giao dịch tiền ảo tập trung cũng như các cá nhân và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có liên quan đến tiền ảo.

Giới chức nước này đã ban hành lệnh cấm giao dịch tiền ảo năm ngoái. Gần đây, các hoạt động này lại bùng phát mạnh dưới các hình thức khác. Theo đó Chính phủ Trung Quốc đã có kế hoạch chặn các nền tảng giao dịch trong nước và nước ngoài, để người dân không thể tiếp cận. Bắc Kinh cũng sẽ nhắm đến các cá nhân và công ty tạo lập thị trường, thanh toán và thanh toán bù trừ cho các giao dịch tập trung.

Cũng trong ngày 16/01, Steven Maijoor, Chủ tịch của Cơ quan Chứng khoán và Thị trường châu Âu (ESMA), cho hay việc tham gia vào các đợt chào bán tiền ảo lần đầu (ICO) có thể khiến nhà đầu tư mất trắng. “Bạn không có biện pháp bảo vệ thường xuyên mà các hoạt động đầu tư được kiểm soát có cung cấp, và có thể mất trắng”, ông Maijoor cho hay.

“Với tư cách là ESMA, chúng tôi đã lên tiếng cảnh báo về hoạt động ICO trong tháng 11/2017, vì mặc dù về nguyên tắc ICO có thể cung cấp cho bạn dịch vụ để đổi lấy đồng tiền ảo mà bạn mua, hoặc là một phần doanh thu của công ty, nhưng hoạt động này không được kiểm soát bằng pháp luật”.

Minh Sơn

Xưởng sản xuất sổ da 2018 - sồ da quà tặng

Đến với cong ty in an – In Đăng Nguyên, quý khách hàng sẽ được xem nhiều mẫu sổ khác nhau, kích thước khác nhau, và có thể chọn loại nguyên liệu da phù hợp với sở thích, mục đích sử dụng tại văn phòng của chúng tôi.

Khách hàng có thể đặt Cơ sở sản xuất sổ da theo mẫu tự thiết kế độc quyền của công ty. Chúng tôi chuyên nhận in logo lên bìa da, dập logo chìm & nổi, ép nhũ, ép kim và gia công bìa da thành phẩm cho khách hàng. cung cấp da pu, da simili, vải nỉ …cho những khách hàng đang tìm kiếm nguyên liệu để phân phối.

cung ứng và in ấn ruột sổ cho những khách hàng đã có bìa da, hoặc có nhu cầu thay thế ruột sổ. Chất liệu giấy in ruột sổ phong phú như : giấy ford, giấy couche, giấy ngà vàng, giấy trắng bãi bằng…..

Mẫu sổ bìa da cao cấp, sổ bìa da cao cấp đẹp, sổ da, sổ bìa da 2018

IMG_1970

IMG_1964

IMG_1868

mau-so-bia-da (13)

mau-so-bia-da (12)

bên cạnh đó, quý khách có thể xem thêm nhiều sản phẩm có thể đi kèm với sổ da để tạo nên 1 set quà tặng thông minh như : mẫu in logo lên bút bi, in day deo the,mẫu in logo lên usb, mẫu in lên thẻ cứng, name card, thiệp chúc mừng, hộp đựng sổ bìa da…..

Để được tư vấn, báo giánhận mẫu sổ đối với các khách hàng ở xa hoặc không có điều kiện đến xem trực tiếp, quý khách hàng vui lòng liên hệ : 0914 006 627 (Mrs. Nga) – 0961 099 899 (Mrs. Mai) . Hoặc gửi yêu cầu tới email : indangnguyen@gmail.com, chúng tôi sẽ phản hồi yêu cầu báo giá sổ bìa da, in ấn trên sổ bìa da cho quý khách hàng nhanh nhất.

Đến với In Đăng Nguyên ngay hôm nay để có được các sản phẩm : sổ da cao cấp, sổ da cao cấp quà tặng, sổ da đẹp …HOÀN HẢO NHẤT.

Địa chỉ : 275 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline : 0961099899 - 0914006627

Email : indangnguyen@gmail.com

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2018

Sếp ngân hàng quyền lực nhất phố Wall hối hận vì đã gọi bitcoin là trò lừa đảo


Dù đã giảm giá mạnh ngay sau phát ngôn hồi tháng 9 của Dimon, kể từ đó đến nay giá bitcoin đã tăng hơn gấp 3 lần.






Jamie Dimon – Chủ tịch kiêm CEO của JPMorgan Chase, một trong những sếp ngân hàng quyền lực nhất ở phố Wall – vừa có phát biểu đi ngược lại với những gì ông đã nói trước đây về tiền số.

Hồi tháng 9, Dimon khiến cả thế giới rúng động khi gọi bitcoin là 1 trò lừa đảo “còn tệ hơn cả bong bóng hoa tulip”, những ai đầu tư vào tiền số là những kẻ ngu ngốc. Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với Fox Business hôm qua (9/12), ông lại nói rằng “tôi hối hận vì đã nói như vậy”.

“Blockchain hoàn toàn có thật”, Dimon nói thêm. “Bạn có thể có đồng yên mã hóa, USD mã hóa hay những thứ tương tự như vậy. Tuy nhiên đối với các vụ ICO thì bạn phải xem xét kỹ lưỡng từng dự án cụ thể”. Vị CEO 61 tuổi cho biết ông vẫn chưa quan tâm lắm đến chủ đề này và nghĩ rằng sự can thiệp của Chính phủ có thể làm tổn hại đến tốc độ tăng trưởng và khả năng được chấp nhận rộng rãi của bitcoin.

“Đối với tôi, bitcoin luôn đem đến câu hỏi các Chính phủ sẽ nhìn nhận bitcoin như thế nào khi nó trở nên thực sự lớn. Chỉ là tôi có góc nhìn khác mọi người, và tôi không quan tâm nhiều lắm đến chủ đề này”.

Với đà tăng giá chóng mặt của thị trường tiền số, tất cả mọi người từ các nhà quản lý đến những lãnh đạo ngân hàng hàng đầu đểu phải chú ý đến loại tài sản hoàn toàn mới mẻ này. Dù đã giảm giá mạnh ngay sau phát ngôn hồi tháng 9 của Dimon, kể từ đó đến nay giá bitcoin đã tăng hơn gấp 3 lần.

Hồi tháng 10, JPMorgan Chase từng thông báo sẽ triển khai 1 hệ thống dựa trên công nghệ blockchain mà trong đó giảm mạnh số lượng các bên cần đến để xác nhận các giao dịch thanh toán quốc tế, giảm thời gian giao dịch “từ vài tuần xuống còn vài giờ”. Royal Bank of Canada và Australia and New Zealand Banking Group là các đối tác của JPMorgan Chase trong dự án có tên gọi Interbank Information Network.

Cách nào giúp Việt Nam đạt mục tiêu tăng GDP 6,7% năm 2018?


Chính phủ đặt mục tiêu năm 2018 GDP tăng 6,7%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 4%.






Nên quan tâm nhiều hơn đến chất lượng tăng trưởng

Năm 2018, Chính phủ “chốt” chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở mức 4%, tương đương chỉ tiêu năm 2017. Nhưng chuyên gia kinh tế khuyến cáo, công tác quản lý điều hành giá trong năm 2018 vẫn cần hết sức thận trọng.

Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Thẩm định giá Việt Nam, năm 2018 dự báo khó có những cú sốc kinh tế nhưng thị trường vẫn tiềm ẩn những yếu tố gây bất lợi đến kiểm soát lạm phát. Ví dụ như: giá cả hàng hóa thế giới vận động theo xu hướng tăng và tác động đến giá cả trong nước như dầu, khí tự nhiên, than đá (nhiều tổ chức lớn trên giới dự báo tăng khoảng 7-10 lên 60 USD/thùng); mở rộng tín dụng, tỷ giá; tác động vòng tiếp theo của việc điều chỉnh giá điện; thực hiện lộ trình tăng lương tối thiểu; lộ trình giá cả một số giá hàng hóa dịch vụ Nhà nước còn định giá…



Năm 2018, Chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4%

“Cần chú ý kiểm soát tốc độ tăng CPI ngay từ những tháng đầu năm để tạo dư địa điều hành cho các tháng cuối năm. Nguồn hàng hóa phải luôn đảm bảo đủ; cắt giảm các chi phí (như chi phí sản xuất, giảm mặt bằng lãi suất, giảm phí BOT…), thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ; điều chỉnh giá mặt hàng do nhà nước định giá hợp lý. Với các biện pháp trên, mục tiêu kiểm soát lạm phát tăng ở mức 4% là có khả thi”, ông Nguyễn Tiến Thỏa nhận định.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho biết, lạm phát năm 2018 sẽ chịu nhiều áp lực từ việc điều chỉnh giá dịch vụ công, giá thực phẩm. Năm 2018, giá thịt lợn sẽ khôi phục khi nguồn cung giảm do ngành chăn nuôi có những điều chỉnh nên sẽ tác động đến giá cả. Để đạt tăng trưởng kinh tế 6,7% trên nền tăng trưởng cao của năm 2017, các biện pháp kích cầu sẽ được áp dụng nên có thể sẽ gây áp lực lạm phát cầu kéo… Tuy nhiên, ông Long cũng nhận định, lạm phát năm 2018 và 2019 cũng sẽ chỉ ở mức khoảng 4%.



CGKT Ngô Trí Long: "Lạm phát năm 2018 và 2019 sẽ chỉ ở mức khoảng 4%"

Với nền tảng tăng trưởng kinh tế 2017, các chuyên gia kinh tế cho rằng, chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2018 của Chính phủ đề ra có thể đạt được. Tuy nhiên, Việt Nam không nên quá chú trọng đến con số tăng trưởng mà nên quan tâm nhiều hơn tới chất lượng tăng trưởng và đổi mới mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát.

“Việt Nam cần tập trung tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; kiến tạo và tạo lập một hệ thống doanh nghiệp trong nước đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh trong tiến trình hội nhập hiện nay. Nếu duy trì tốt đà tăng, mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà Quốc hội đặt ra có thể sẽ đạt được”, Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, khuyến cáo.

Cần cải cách thể chế và nâng cao năng suất lao động

Theo chuyên gia kinh tế, động lực cho tăng trưởng kinh tế năm 2018 sẽ tiếp tục ở cả 3 lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách cho rằng, còn nhiều dư địa cho tăng trưởng như phát huy cải thiện khu vực kinh tế nhà nước, giải ngân đầu tư công, phát triển kinh tế tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài.

TS Thành nhận định, năm 2018 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, năm bản lề quyết định việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng và năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn thấp, các cân đối lớn của nền kinh tế chưa thực sự vững chắc, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất.

Bên cạnh đó, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn và có thể tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam. Do vậy, để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm nay và mục tiêu tăng trưởng bình quân đạt 6,5% trong giai đoạn 2016-2020, Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành cho rằng, Việt Nam cần tập trung đẩy mạnh cải cách thể chế, nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, đồng thời, từng bước nâng cao năng suất lao động.

“Chúng ta cải cách môi trường kinh doanh nhưng hiệu quả chưa được như kỳ vọng. Nhưng nếu chúng ta kiên định làm điều này thì sẽ tạo được môi trường kinh doanh tốt hơn và các doanh nghiệp chi phí giảm xuống để lợi nhuận nhiều hơn thì đó sẽ là động lực. Động lực đó không phải chỉ cho năm nay mà còn lâu dài của Việt Nam”, Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành nhận định.

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, trong trung hạn, tăng trưởng của Việt Nam được dự báo sẽ ổn định ở mức khoảng 6,5%.

“Việt Nam cần tận dụng đà tăng trưởng theo chu kỳ để tăng khả năng chống chịu về kinh tế vĩ mô. Trong ngắn hạn, cần tập trung vào chất lượng, tính bền vững hơn là mức tăng trưởng. Tái tạo lại lớp đệm chính sách thông qua việc củng cố tình hình ngân sách cho bền vững; áp dụng chính sách tỷ giá và tiền tệ theo hướng ứng phó, xử lý nợ xấu, nâng tỷ lệ an toàn vốn và quản lý tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh đó, cần cải cách cơ cấu để đẩy mạnh tăng trưởng năng suất và nâng cao mức tăng trưởng tiềm năng thông qua tăng cường các thể chế thị trường và loại bỏ những trở ngại cho nhà đầu tư trong nước, bao gồm cả về hạ tầng”. Ông Sebastian Ekardt, Chuyên gia kinh tế trưởng, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh.

Nhiều dự báo về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 được các tổ chức trong và ngoài nước công bố với nhận định khá tích cực. Báo cáo Tổng quan thị trường tài chính năm 2017 của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2018 sẽ tiếp tục duy trì tốc độ 6,5-6,8% nhờ sự khởi sắc từ khu vực kinh tế tư nhân. Nếu các chính sách phát huy hiệu quả tích cực thì tăng trưởng kinh tế năm 2018 có thể đạt mức 6,8%.

Không chỉ có mức tăng trưởng GDP ngoạn mục trong năm 2017, đây là một tin vui khác của kinh tế Việt Nam


Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang được chuyển hướng dựa vào tăng chất lượng, thay vì tăng về số lượng như những năm trước đó. Yếu tố đầu vào là vốn và lao động đang được sử dụng hiệu quả hơn trong việc tạo ra kết quả đầu ra.






Năng suất lao động tăng trưởng nhưng vẫn thấp

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2017 ước tính đạt 92,1 triệu đồng/lao động. Tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2017 tăng 5,9% so với năm 2016. Tốc độ tăng NSLĐ có cùng xu hướng với tốc độ tăng GDP và GDP bình quân đầu người.



Năng suất lao động và tốc độ tăng trưởng năng suất

Mặc dù sau 15 năm, từ năm 2000 đến 2016, NSLĐ của Việt Nam đã tăng gấp ba và khoảng cách với các nước đã được thu hẹp dần, nhưng NSLĐ của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều nước. So với nước có mức năng suất dẫn đầu châu Á là Singapore, khoảng cách về năng suất giữa Singapore và Việt Nam đã giảm rất đáng kể, từ mức cao gấp 21 lần vào năm 1990 thì khoảng cách hiện tại là 12 lần.

Ông Ousmane Dione, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết trong khi tốc độ tăng năng suất lao động Việt Nam đạt trung bình 4%/năm, ở cùng giai đoạn phát triển, Trung Quốc đạt tốc độ 7%, Hàn Quốc là 5%. “Mức tăng năng suất lao động này sẽ khó giúp Việt Nam tăng trưởng nhanh và bền vững như những nước trong khu vực”, ông cho biết.

Tăng trưởng kinh tế dựa vào chất lượng thay vì số lượng

Bên cạnh năng suất lao động, năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) cũng cần được xem xét. Đây là chỉ tiêu đo lường năng suất của đồng thời cả “lao động” và “vốn” trong một hoạt động cụ thể hay cho cả nền kinh tế. Trong đó, các yếu tố làm gia tăng TFP là những cải tiến trong đổi mới, giáo dục, hiệu quả và cơ sở hạ tầng – các yếu tố phản ánh chất lượng của sự tăng trưởng.

Năm 2017, ước tính tốc độ tăng TFP 2,6%, đóng góp của tăng TFP vào tăng GDP khoảng 40,1%. Khoảng 15 năm trở lại đây, tốc độ tăng vốn và lao động chậm dần, năng suất các yếu tố tổng hợp có tốc độ tăng nhanh hơn, tăng trưởng kinh tế đang dựa nhiều vào tăng chất lượng, thay vì tăng về số lượng như những năm trước đó.

Yếu tố đầu vào là vốn và lao động đang được sử dụng hiệu quả hơn trong việc tạo ra kết quả đầu ra. Đây là sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế theo hướng tập trung vào chất lượng tăng trưởng như nâng cao chất lượng lao động, chất lượng về vốn, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Giai đoạn 2011 - 2016, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng GDP cao đồng thời TFP tăng nhanh. Đóng góp của tăng TFP vào tăng GDP khoảng 26% (trong tăng TFP không bao gồm tăng chất lượng lao động) của giai đoạn 2011 – 2016, con số này tương đối cao so với các nước Châu Á. Tuy nhiên, đóng góp về tăng chất lượng lao động của Việt Nam lại khá thấp so với các nước.

Việt Nam cũng như hầu hết các nước, lao động đang có xu hướng tăng chậm, thậm chí một số nước hầu như không tăng, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tăng vốn và tăng năng suất các yếu tố tổng hợp.

Bỏ đề xuất đánh thuế sang tên sổ đỏ: Dân mừng


Bộ Tài chính đã chính thức bỏ đề xuất đánh thuế giá trị gia tăng với chuyển quyền sử dụng đất.






Trong dự thảo sửa đổi năm luật về thuế lấy ý kiến công khai trước đây, Bộ Tài chính từng đề nghị bỏ quy định chuyển quyền sử dụng đất chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) với thuế suất 10% .

Bộ Tài chính lý giải rằng Luật Thuế VAT hiện hành đã phát sinh nhiều vướng mắc về các đối tượng không chịu thuế VAT, trong đó có chuyển quyền sử dụng đất, gây khó khăn cho doanh nghiệp (DN) và công tác quản lý thuế.

Trong dự thảo mới nhất, Bộ Tài chính đã tiếp thu và chính thức bỏ đề xuất đánh thuế VAT với hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Không tăng thuế là hợp lý

Đây là tin vui với cả người mua nhà lẫn các công ty bất động sản.

Là đơn vị đã có nhiều kiến nghị về sự bất hợp lý của việc đánh thuế VAT khi sang tên sổ đỏ, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, nói: “ Chúng tôi hoan nghênh và vui mừng khi kiến nghị được cơ quan quản lý tiếp nhận. Việc bỏ đề xuất đánh thuế VAT nhận được sự đồng tình của cộng đồng kinh doanh và người dân”.

Theo ông Châu, bỏ đề xuất đánh thuế VAT là hợp lý vì theo quy định hiện hành, chuyển quyền sử dụng đất không thuộc đối tượng chịu thuế VAT. Bởi lẽ tiền sử dụng đất dự án nhà ở là một khoản thu ngân sách nhà nước mà chủ dự án đã nộp tương tự như một khoản thuế. Nếu thu thuế VAT khi chuyển quyền sử dụng đất thì sẽ dẫn đến tình trạng thuế chồng thuế, làm tăng giá bán nhà mà người mua phải gánh thêm.

“Thị trường bất động sản, đặc biệt là nhà ở, sử dụng hàng ngàn sản phẩm của hơn 90 ngành sản xuất, thi công xây dựng, kinh doanh, dịch vụ. Do đó việc áp thuế VAT sẽ dẫn đến mặt bằng giá nguyên nhiên vật liệu, nhận thầu thi công, nhân công... tăng lên, giá bán nhà tăng lên” - ông Châu phân tích.

Tán đồng, TS Ngô Trí Long nói đánh thuế VAT với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất sẽ đẩy giá bán nhà đội lên cao. Vì khi mua nhà đất, nếu tính cả thuế này thì người mua nhà phải nộp thuế chồng thuế: Tiền sử dụng đất, 10% thuế VAT tiền sử dụng đất, 10% chi phí xây dựng và chi phí khác. Nhiều người dân sẽ phải đóng thuế VAT từ lúc mua đất, sau đó mua nhà lại phải nộp thuế VAT. Đây là gánh nặng với người nghèo muốn mua nhà.

“Khi thuế VAT bị đẩy lên sẽ tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản. Hơn nữa, nếu đánh thuế VAT vào đầu năm 2019 có thể cũng sẽ là thời điểm thị trường bất động sản đang trên đà đi xuống. Cộng hưởng những yếu tố này thì chắc chắn bức tranh của thị trường bất động sản có thể sẽ rất ảm đạm” - ông Long nhận định.



Nếu thuế cứ liên tục tăng thì giấc mơ có nhà để ở của người dân ngày càng xa vời. Ảnh: QUANG HUY

Người dân hưởng lợi, Nhà nước mới có thu

Ông Nguyễn Duy Minh, Tổng Giám đốc L&L Group, cho rằng việc Bộ Tài chính bỏ đề xuất áp thuế VAT giải tỏa được tâm lý lo lắng cho các công ty bất động sản lẫn người mua nhà. Vì nếu hoạt động chuyển nhượng phải chịu thêm thuế VAT là 10% và có thể tăng lên 12% theo đề xuất trước đây của Bộ Tài chính thì giá bán sẽ tăng theo tương ứng. Điều này làm dấy lên lo ngại giá nhà đất sẽ tăng sốc.


Đừng để giấc mơ có nhà ở ngày càng… xa vời

Dù bỏ đề xuất đánh thuế VAT đối với sang tên sổ đỏ nhưng Bộ Tài chính vẫn đề xuất tăng thuế VAT các loại hàng hóa tiêu dùng, như vậy nước, điện, xăng dầu… sẽ tăng theo. Gánh nặng thuế vẫn đang treo lơ lửng trên đầu người dân. Do đó cần phải bỏ cả đề xuất tăng thuế VAT với nhiều mặt hàng khác.

Người dân cần một chính sách thuế ổn định, hỗ trợ được người thu nhập thấp, tạo thêm việc làm, tăng được thu nhập. Nếu thuế cứ tăng, thu nhập ngày càng eo hẹp thì giấc mơ có một chỗ để ở tại TP của đa số người dân ngày càng xa vời.



Chị THU HẰNG, quận 12, TP.HCM

“Khi áp thuế VAT thì DN bán hàng gặp rất nhiều khó khăn, vì tăng thuế buộc phải tăng giá, giá cao thì lượng khách hàng đổ tiền đi mua nhà, đầu tư cũng giảm sút. Do vậy bỏ đề xuất áp thuế VAT sẽ giúp ổn định thị trường bất động sản đang thời điểm rất cần kích cầu này. Chính sách thuế ổn định với thị trường bất động sản sẽ kéo theo hàng loạt ngành khác cũng ổn định theo, giá nhà không biến động thì người đi mua nhà đất cũng nhiều hơn” - ông Minh chia sẻ.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cũng chỉ ra rằng khi áp thuế VAT sang tên sổ đỏ, nói chung là tăng thuế với ngành bất động sản sẽ khiến thị trường biến động, tác động dây chuyền lên các ngành khác và hệ lụy cho cả nền kinh tế. Giá nhà tăng dân sẽ thắt chặt chi tiêu, không đi mua nhà thì các công ty bất động sản bán hàng không được, không có lợi nhuận, thậm chí tồn kho, nợ xấu thì Nhà nước thất thu thuế. Thế nên bỏ quy định sang tên sổ đỏ dân sẽ được nhờ.

Theo ông Hiếu, không chỉ bỏ thuế VAT đối với bất động sản mà cũng cần nghiên cứu không tăng thuế VAT với nhiều mặt hàng tiêu dùng khác. Bởi nếu VAT tăng từ 10% lên 12% với hàng loạt mặt hàng như đề xuất của Bộ Tài chính thì không chỉ tác động trực tiếp vào các mặt hàng tiêu dùng mà còn tác động gián tiếp tới nhiều nhóm hàng và dịch vụ khác.

Lợi trước mắt, thiệt hại lâu dài

Bộ Tài chính vẫn đề xuất loại một số nhóm hàng hóa, dịch vụ được ưu đãi thuế VAT sang nhóm chịu thuế thông thường, dù đây là những hàng hóa thiết yếu của người dân. TS Ngô Trí Long cho rằng điều này cần phải được nghiên cứu thận trọng, bởi nó gây tác động lớn.

Ví dụ: Giá cước vận tải, xăng dầu nếu tăng thuế VAT từ 10% lên 12% sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngành dịch vụ logistics của DN. Hiện tại chi phí cho hoạt động logistics tại Việt Nam chiếm đến 25% GDP, trong khi tại các nước trong khu vực và thế giới chỉ chiếm 10%-13% GDP. Nếu tăng thuế VAT đồng nghĩa đẩy chi phí logistics tăng cao hơn khiến DN tăng chi phí, hàng hóa Việt Nam giảm tính cạnh tranh với các nước.

Như vậy, việc tăng thuế VAT sẽ dẫn tới hiệu ứng ngược: Nhà nước tăng thu được số tiền thuế trước mắt nhưng lại thất thu về sau. Khi sức mua tiêu dùng giảm, DN giảm sản xuất, giảm doanh thu dẫn đến nguồn thu thuế thu nhập DN giảm. Tức lợi trước mắt, thiệt hại lâu dài.

Danh sách các tập đoàn, tổng công ty thuộc quản lý của "siêu ủy ban" hé lộ điều gì?


Nhìn vào danh sách các tập đoàn, tổng công ty thuộc quyền quản lý của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước có thể thấy Chính phủ ưu tiên nắm quyền kiểm soát đối với năng lượng, tài nguyên khoáng sản, hạ tầng giao thông và đất đai nông nghiệp. Đây đều là các lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế.






Theo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 12/2017 về tái cơ cấu DNNN, một "siêu ủy ban" quản lý vốn Nhà nước sẽ được thành lập trong năm 2018. Ủy ban này là cơ quan chuyên trách, làm đại diện chủ sở hữu đối với DNNN và cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp. Quy mô vốn và tài sản của "siêu ủy ban" lên đến hơn hàng triệu tỷ đồng.

Dự kiến, "siêu ủy ban" sẽ quản lý 22 Tập đoàn và Tổng công ty Nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực từ năng lượng, giao thông vận tải cho đến nông nghiệp, lương thực. Các tập đoàn này được quản lý bởi 5 bộ là Bộ Công thương, Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Nông nghiệp, Bộ Tài chính và Bộ Thông tin & Truyền thông. Trong danh sách này, chiếm chủ đạo là các doanh nghiệp của Bộ Công thương và Bộ Giao thông - Vận tải với 6 tập đoàn và 6 tổng công ty.

Danh sách có 15 tập đoàn và tổng công ty mà Nhà nước hiện vẫn nắm giữ toàn bộ 100% vốn điều lệ. Điển hình là Tập đoàn Điện lực (EVN) và Tập đoàn Dầu khí (PVN). Đây là hai tập đoàn Nhà nước lớn nhất xét trên vốn chủ sở hữu (431 nghìn tỷ đồng và 205 nghìn tỷ đồng - số liệu theo báo cáo kiểm toán hợp nhất tính năm 2016) và tổng tài sản (770 nghìn tỷ đồng và 692 nghìn tỷ đồng).

Một số Tập đoàn và Tổng công ty trong danh sách đã và đang được cổ phần hóa như Petrolimex, ACV, Tập đoàn Cao su, Vinafor hay Vinafood 2.

Đặc biệt, siêu ủy ban cũng sẽ quản lý cả Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) – doanh nghiệp đang quản lý lượng vốn nhà nước rất lớn tại các doanh nghiệp đã cổ phần hóa.





Nhìn vào danh sách các Tập đoàn, Tổng công ty thuộc quyền quản lý của siêu ủy ban có thể thấy Chính phủ ưu tiên nắm quyền kiểm soát đối với năng lượng, tài nguyên khoáng sản, hạ tầng giao thông và đất cát nông nghiệp. Đây đều là các lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế. DNNN thuộc các lĩnh vực khác như sản xuất, bất động sản... không nằm trong danh sách này.

4 Tập đoàn năng lượng nằm trong danh sách là Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn xăng dầu, Tập đoàn Dầu khí và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản. Nguyên nhân là năng lượng không những liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia mà còn đóng góp quan trọng cho nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện ở Việt Nam dự báo đạt mức 10 – 12%/năm trong thời gian tới.

Theo báo cáo của Mackenzie, nhu cầu xăng dầu của nước ta sẽ tăng trưởng trung bình 5,6%/năm trong giai đoạn 2015 – 2025. Danh sách 137 DNNN cần được cổ phần hóa trong năm 2017 theo Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ không bao gồm 2 "ông lớn" trong lĩnh vực năng lượng là EVN và PVN. Hai tập đoàn này chỉ tiến hành cổ phần hóa ở các công ty trực thuộc. Vinacomin dự kiến sẽ được cổ phần hóa nhưng Nhà nước vẫn nắm giữ trên 65% vốn điều lệ.

Bên cạnh năng lượng thì lĩnh vực hạ tầng giao thông với các tập đoàn như Tổng công ty Hàng không (Vietnam Airlines), Tổng công ty Hàng hải (Vinalines), Tổng công ty Đường sắt (Vietnam Railways), Tổng Công ty Cảng hàng không... cũng là lĩnh vực mà Nhà nước ưu tiên kiểm soát. Trong thời gian tới, các Tập đoàn này đều không tiến hành cổ phần hóa công ty mẹ hoặc cổ phần hóa nhưng Nhà nước vẫn nắm giữ tỉ lệ tối thiểu trên 51%.

Tổng công ty đường sắt có lợi nhuận trước thuế năm 2016 chỉ đạt 174 tỷ đồng. Tuy nhiên, Tổng công ty này chỉ tiến hành cổ phần hóa ở các công ty con, Chính phủ không đưa công ty mẹ vào danh sách thoái vốn. Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết, kinh nghiệm của thế giới cho thấy, đường sắt là lĩnh vực rất khó cổ phần hóa vì lợi nhuận thấp. Theo các thông tin nghiên cứu của ông Kiên, ở hầu hết các nước, ngành đường sắt vẫn do Chính phủ sở hữu.

Ngoài ra, danh sách quản lý của siêu ủy ban còn bao gồm các tổng công ty có quy mô khá nhỏ như Tổng công ty Cà phê (Vinacafe) hay Tổng công ty Lâm nghiệp (Vinafor). Vốn chủ sở hữu ở hai tổng công ty này lần lượt là 1.274 tỷ đồng và 4.066 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh cũng khá thấp, năm 2016, lợi nhuận của Vinacafe đạt 79 tỷ đồng, con số này ở Vinafor là 514 tỷ đồng. Sở dĩ Nhà nước vẫn nắm quyền kiểm soát có thể là do các doanh nghiệp này nắm giữ lượng đất đai nông nghiệp rất lớn.

Trong lĩnh vực công nghệ viễn thông, Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) và Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC thuộc danh sách quản lý của "siêu ủy ban". MobiFone, VNPT và VTC cũng sẽ được cổ phần hóa theo Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhưng Nhà nước vẫn nắm giữ ít nhất 51% vốn điều lệ.

Dự trữ ngoại hối tăng chóng mặt, đã lên đến 54,5 tỷ USD


Chỉ riêng 2 tuần đầu năm 2018 Ngân hàng Nhà nước đã mua ròng 2,5 tỷ USD, trong đó chỉ riêng 3 ngày gần đây mua được khoảng 1,5 tỷ USD.






Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết như vậy tại Hội nghị tổng kết hoạt động ngân hàng năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Vietcombank tổ chức ngày 12/1.

Thống đốc cho biết, trong năm qua ngành ngân hàng đạt được nhiều thành tích đáng tự hào. Một trong số đó là hoạt động tái cơ cấu, xử lý nợ xấu và điều hành chính sách tiền tệ.

Tỷ giá kể từ khi áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm đã được điều hành linh hoạt, giúp tỷ giá ổn định, Ngân hàng Nhà nước đã mua được lượng lớn ngoại tệ để bổ sung vào kho dự trữ ngoại hối.

Theo Thống đốc, dự trữ ngoại hối nếu như đầu tuần này (tại Hội nghị toàn ngành ngân hàng hôm 9/1) mới dừng ở con số hơn 53 tỷ USD thì cho đến hôm nay đã lên tới 54,5 tỷ USD – một con số cao kỷ lục giúp tăng niềm tin với doanh nghiệp, nền kinh tế và gia tăng niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam.

Như vậy chỉ riêng 2 tuần đầu năm NHNN đã mua ròng 2,5 tỷ USD, và nâng tổng số ngoại hối đã mua được từ khi áp dụng chính sách tỷ giá trung tâm (đầu năm 2016) tới nay lên đến 22 tỷ USD.



Thống đốc Lê Minh Hưng phát biểu tại hội nghị của Vietcombank sáng 12/1

Dù giá bitcoin giảm một nửa thì đào bitcoin vẫn là nghề kiếm bộn tiền ở Trung Quốc


Thậm chí ngay cả khi phải chịu chi phí điện năng cao, các thợ mỏ vẫn có thể thu được lợi nhuận từ việc đào bitcoin miễn là giá bitcoin cao hơn 6.925 USD/đồng. Hiện nay bitcoin đang được giao dịch ở khoảng 14.000 USD/đồng.






Mới đây, báo cáo từ Bloomberg New Energy Finance (BNEF) cho biết hoạt động đào bitcoin ở Trung Quốc rất có lợi nhuận bởi dù đồng tiền này có thể giảm giá một nửa thì thợ mỏ vẫn có lãi.

Đà tăng 1.400% của bitcoin trong năm ngoái đã đem lại một nguồn cầu lớn về điện năng để vận hành hệ thống máy tính đào tiền số, trong đó 75% máy tính được đặt tại Trung Quốc. Giới chức quốc gia này đang tìm cách giảm thiểu hoạt động này do sự gia tăng đáng kể về khối lượng điện năng sử dụng tại một số tỉnh thành.



Giá bitcoin và điểm sinh lời tại các mức giá điện ở Trung Quốc

"Đào bitcoin với mức giá hiện tại có vẻ như đều có lời với mọi mức giá điện ở Trung Quốc", Sophie Lu - chuyên gia phân tích thuộc BNEF cho biết.

Hoạt động đào tiền số đang bị kiểm soát nhiều hơn, đặc biệt ở Trung Quốc. Các giao dịch tiền số cần phải có một mạng lưới máy tính cực mạnh do đó tốn kém rất nhiều điện năng. Theo Digicomist Bitcoin Energy Consumption Index, nguồn điện được sử dụng để đào tiền số hiện nay bằng tổng nguồn điện năng được sử dụng trong 3,4 triệu hộ gia đình ở Mỹ.

Theo BNEF, khối lượng điện năng sử dụng để đào bitcoin trong năm 2017 tăng lên khoảng 20,5 TWh, tương đương với hơn một nửa khối lượng điện năng sử dụng hàng năm của công ty khai thác khoáng sản lớn nhất thế giới BHP Billiton hoặc bằng 1/10 khối lượng điện cung cấp cho Châu Phi.

Mặc dù có cộng đồng đào bitcoin lớn nhất thế giới, các thợ mỏ Trung Quốc chỉ sử dụng 0,2% tổng lượng điện năng sản xuất hàng năm của quốc gia này. Trong khi một số mỏ đào bitcoin ở Trung Quốc có lợi nhuận ở mức giá nhà nước là 0,13 USD/Kwh, nhiều công ty khác được sử dụng nguồn điện với giá 0,03 USD và có điểm sinh lời ở mức giá bitcoin 3.869 USD.

Rất khó để dự đoán nhu cầu điện năng sử dụng để đào bitcoin trong tương lai bởi nó phụ thuộc vào mức độ hiệu quả và số lượng hệ thống máy tính mà thợ đào sẽ dùng.

Và nếu Trung Quốc triển khai tốt kế hoạch hạn chế sử dụng năng lượng cho các máy đào, thợ mỏ có thể di chuyển đến các khu vực mới khá dễ dàng. Bởi lẽ, hệ thống máy tính dùng để đào bitcoin thường bị hỏng sau khoảng 2 năm sử dụng và các thiết bị thay thế khá rẻ.

Tỷ phú Warren Buffett: Bitcoin sẽ chẳng có kết cục tốt đẹp đâu!


“Nhà đầu tư huyền thoại xứ Omaha” Warren Buffett tự tin cho rằng tương lai của tiền số sẽ kết thúc trong nước mắt; và ông không đổ bất kỳ khoản tiền nào vào bitcoin hay những “người anh em” của nó trong suốt thời gian qua.






“Nói đến tương lai của các loại tiền số nói chung, tôi có thể khẳng định rằng chắc chắn chúng sẽ chẳng đi đến kết thúc tốt đẹp đâu”, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Berkshire Hathaway trả lời phỏng vấn trên CNBC.

Nhà đầu tư này cho biết ông sẽ không “lại gần” bitcoin và cũng không có hứng thú với những giao dịch liên quan đến đồng tiền này. Nhưng nếu trong 5 năm tới mà các giao dịch quyền chọn này còn tồn tại, ông sẽ mua một trong các sản phẩm của những đồng tiền số còn tồn tại.

Một quyền chọn bán cho phép người nắm giữ có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, được bán một tài sản đảm bảo với mức giá nhất định và có thể dùng để đặt cược giá của một tài sản giảm xuống.

Ở thời điểm hiện tại, theo Coimarketcap.com giá bitcoin đang ở quanh mức 14.500 USD, cách xa so với thời kỳ đỉnh cao khi bitcoin đạt mức giá kỷ lục 19.000 USD vào giữa tháng 12/2017.

Việc tăng giá nhanh chóng của bitcoin cũng như các đồng tiền số khác trong năm vừa qua đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư phố Wall. Hôm thứ Ba vừa qua, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của JPMorgan Chase & Co Jamie Dimon đã bày tỏ sự nuối tiếc khi gọi bitcoin là “trò lừa đảo” hồi tháng 9.

Tuy nhiên, ông vẫn cho rằng tiền số đang bị “thổi phồng” quá cao, thậm chí ngay cả khi blockchain – nền tảng công nghệ đứng sau tiền số, là hoàn toàn thực tế.

Hôm thứ Tư tuần trước, Berkshire thông báo mới bổ nhiệm Gregory Abel và Ajit Jain vào vị trí Phó Chủ tịch Tập đoàn – một động thái ngầm khẳng định rằng một trong hai người sẽ sớm thay thế Warren Buffett lãnh đạo Tập đoàn này.

Còn đối với thị trường chứng khoán Mỹ, Buffett lập lập rằng việc cắt giảm thuế doanh nghiệp được thực thi từ tháng trước vẫn chưa được phản ánh trong giá cổ phiếu. Buffett so sánh mức cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 35% xuống còn 21% giống như một “cổ đông im lặng”, trong trường hợp này là Chính phủ Mỹ - đã từ bỏ khoản tiền lớn thu được từ lợi nhuận của các cổ đông khác.

“Bạn sẽ thấy sự thay đổi lớn trong nhóm cổ đông im lặng - những người hài lòng với mức thuế 35%; và giờ đây thay vì nhận được 35% lãi suất từ lợi tức thu được, họ nhận về 21%. Điều này khiến cho các cổ phiếu còn lại có giá trị hơn”, ông nói.

Tiếp nối đà thăng hoa của năm 2017, thị trường chứng khoán Mỹ liên tục tăng điểm trong 6 ngày giao dịch đầu tiên của năm 2018 và chỉ có phiên giảm điểm đầu tiên vào hôm qua (10/1) với mức giảm rất nhẹ.

Giá dầu cao nhất từ 2014, nhà phân tích cảnh báo thị trường quá nóng


Từ đầu tháng 12 đến nay, giá dầu thế giới đã tăng hơn 13%. Trong bối cảnh như vậy, có một số dấu hiệu cho thấy một thị trường quá nóng.






Giá dầu đã chạm mức cao nhất kể từ năm 2014 vào ngày thứ tư (10/1) do sự cắt giảm sản lượng từ OPEC và nhu cầu tăng cao, mặc dù các nhà phân tích cảnh báo rằng thị trường có thể quá nóng.

Sự tăng điểm liên tục của thị trường chứng khoán toàn cầu trong thời gian gần đây cũng kích thích giới đầu tư rót vốn vào các hợp đồng dầu thô giao sau.

Trong sáng nay, giá dầu Brent vẫn tiếp tục bám sát 70 USD/thùng, sau khi đạt 69,29 USD - cao nhất từ tháng 12/2014 - trong phiên trước đó.

Giá dầu thô WTI giao dịch ở mức 63,4 USD/thùng, tăng 0,44 USD/thùng, tương đương tăng 0,7% so với đóng cửa phiên ngày thứ Ba. Trước đó, có lúc giá dầu WTI đạt 63,53 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 12/2014.

Nhà phân tích William O’Loughlin thuộc công ty Rivkin Securities ở Australia nhận định, việc OPEC gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng và mức tồn kho dầu trên toàn cầu giảm xuống đang đẩy giá dầu lên mức cao hơn.

Nhằm hỗ trợ giá dầu cao, vào tháng 11 năm ngoái, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) cùng với Nga và môt số nước sản xuất dầu khác nhất trí gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến hết năm 2018. Thỏa thuận này là một nỗ lực nhằm vực dậy giá dầu sau đợt giảm sâu kéo dài từ năm 2014.

Trong một báo cáo công bố muộn ngày 9/1 của Mỹ cho thấy, lượng dầu tồn kho của nước này trong tuần kết thúc vào ngày 5/1 đã giảm 11,2 triệu thùng, còn 416,6 triệu thùng.

Điều này xảy ra khi Cục Quản lý Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) đưa ra dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới vào năm 2018 lên 100.000 thùng/ ngày so với dự đoán trước đó.

Từ đầu tháng 12 đến nay, giá dầu thế giới đã tăng hơn 13%. Trong bối cảnh như vậy, có một số dấu hiệu cho thấy một thị trường quá nóng.

Sản lượng dầu thô của Mỹ được nhận định sẽ vượt mốc 10 triệu thùng/ngày ngay trong tháng này, ngang với mức sản lượng của Nga và Saudi Arabia.

Tại châu Á, khu vực tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, các nhà máy lọc dầu đang chịu sức ép từ giá dầu thô đầu vào cao và nguồn cung dồi dào các sản phẩm lọc hóa trên thị trường. Thực trạng này khiến tỷ suất lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu giảm, dẫn tới việc họ có thể giảm hoạt động, giảm đặt hàng mua dầu thô.

Tổng lợi nhuận trung bình của các nhà máy lọc dầu ở Singapore trong tuần này đã giảm dưới mức 6 USD/thùng, mức thấp nhất của mùa trong vòng 5 năm trở lại đây.

Giá dầu thô tại châu Á thường đắt hơn tại các thị trường khác trên thế giới. Trong khi giá dầu Brent và WTI còn ở dưới mức 70 USD/thùng, giá bình quân của các loại dầu thô châu Á đã lên mức 70,62 USD/thùng, theo dữ liệu của Reuters.

Mỹ tìm cách ngăn chặn tình trạng nhôm Trung Quốc đội lốt nhôm Việt Nam để trốn thuế


Các nhà sản xuất nhôm của Mỹ đang tìm kiếm sự bảo vệ thương mại mới chống lại hàng nhập khẩu Trung Quốc trong hôm thứ ba (9/1), cáo buộc China Zhongwang Holdings Ltd và các chi nhánh của công ty này đã trốn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp của Mỹ bằng cách vận chuyển các sản phẩm nhôm thông qua Việt Nam.






Nhóm các nhà sản xuất nhôm của Mỹ đã đâm đơn kiện lên Bộ Thương mại nước này, với cáo buộc sản phẩm nhôm ép từ Công ty Zhongwang đã được chuyển vào Việt Nam qua liên kết với Công ty TNHH Nhôm Toàn cầu Việt Nam trước khi xuất khẩu sang Mỹ.

Theo quy định của Bộ thương mại nước này, thuế đối với sản phẩm nhôm ép đùn của Trung Quốc hiện nay là 106%.

Phía công ty Zhongwang đáp trả rằng "các cáo buộc đưa ra không có căn cứ".

Điều luật chống phá giá là một trong những động thái của Mỹ nhằm nâng cao các rào cản đối với nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc, đặc biệt gia tăng trong bối cảnh chính quyền tổng thống Donald Trump đang cân nhắc các biện pháp hạn chế nhập khẩu nhôm trên nền tảng bảo vệ an ninh quốc gia.

Năng lực sản xuất vượt trội của Trung Quốc đã trở thành yếu tố làm tổn thương nền thương mại của Mỹ và châu Âu, khiến họ phải cân nhắc các động thái mới để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước và việc làm khỏi tình trạng tràn ngập hàng nhập khẩu Trung Quốc.

Trong đơn kiến nghị về phía Việt Nam, Hội đồng này cho biết họ đã cung cấp bằng chứng cho thấy liên kết của công ty Zhongwang ở Việt Nam đã thay đổi hình dạng và cấu thành của các sản phẩm nhôm đùn Trung Quốc một cách không đáng kể nhưng sau đó tuyên bố số nhôm này có nguồn gốc từ Việt Nam.

Chủ tịch của nhóm thương mại, ông Jeff Henderson, cho biết, “những hành vi trắng trợn để trốn tránh các yêu cầu nhập khẩu và làm tràn ngập thị trường với những sản phẩm nhôm Trung Quốc cạnh tranh không công bằng này phải dừng lại".

Tại họp báo công tác chống buôn lậu ngày 28/12, ông Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Điều tra Chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) đã cập nhật kết quả xác minh nguồn gốc xuất xứ kho nhôm ở Bà Rịa – Vũng Tàu.

Ông Nguyễn Phi Hùng cho hay: Thời gian qua, thông tin báo chí có đưa đồng loạt về nghi vấn nhôm Toàn Cầu ở Bà Rịa - Vũng Tàu có dấu hiệu lợi dụng buôn lậu, tuồn hàng xuất xứ Trung Quốc vào. Do đó, Chính phủ đã giao Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ Công Thương chủ trì tiến hành kiểm tra. Một số cơ quan khác ở Trung ương như cảnh sát kinh tế, an ninh kinh tế cũng vào xác minh. Phía hải quan cũng đã tiến hành nghiệp vụ xác minh.

Nói về kết quả kiểm tra, ông Nguyễn Phi Hùng cho biết: Thông qua kiểm tra của đoàn liên ngành, của hải quan và của các cơ quan khác, cho đến nay chưa xác định các nghi vấn về sai phạm cụ thể của DN như báo chí nêu chưa có cơ sở, chưa có căn cứ.

“Chính phủ đã giao Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và một số cơ quan chức năng tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho DN, cho công ty nhôm Toàn Cầu thực hiện đúng pháp luật, đúng thông lệ quốc tế”, đại diện Cục Điều tra chống buôn lậu cho hay.

Sếp ngân hàng quyền lực nhất phố Wall hối hận vì đã gọi bitcoin là trò lừa đảo


Dù đã giảm giá mạnh ngay sau phát ngôn hồi tháng 9 của Dimon, kể từ đó đến nay giá bitcoin đã tăng hơn gấp 3 lần.






Jamie Dimon – Chủ tịch kiêm CEO của JPMorgan Chase, một trong những sếp ngân hàng quyền lực nhất ở phố Wall – vừa có phát biểu đi ngược lại với những gì ông đã nói trước đây về tiền số.

Hồi tháng 9, Dimon khiến cả thế giới rúng động khi gọi bitcoin là 1 trò lừa đảo “còn tệ hơn cả bong bóng hoa tulip”, những ai đầu tư vào tiền số là những kẻ ngu ngốc. Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với Fox Business hôm qua (9/12), ông lại nói rằng “tôi hối hận vì đã nói như vậy”.

“Blockchain hoàn toàn có thật”, Dimon nói thêm. “Bạn có thể có đồng yên mã hóa, USD mã hóa hay những thứ tương tự như vậy. Tuy nhiên đối với các vụ ICO thì bạn phải xem xét kỹ lưỡng từng dự án cụ thể”. Vị CEO 61 tuổi cho biết ông vẫn chưa quan tâm lắm đến chủ đề này và nghĩ rằng sự can thiệp của Chính phủ có thể làm tổn hại đến tốc độ tăng trưởng và khả năng được chấp nhận rộng rãi của bitcoin.

“Đối với tôi, bitcoin luôn đem đến câu hỏi các Chính phủ sẽ nhìn nhận bitcoin như thế nào khi nó trở nên thực sự lớn. Chỉ là tôi có góc nhìn khác mọi người, và tôi không quan tâm nhiều lắm đến chủ đề này”.

Với đà tăng giá chóng mặt của thị trường tiền số, tất cả mọi người từ các nhà quản lý đến những lãnh đạo ngân hàng hàng đầu đểu phải chú ý đến loại tài sản hoàn toàn mới mẻ này. Dù đã giảm giá mạnh ngay sau phát ngôn hồi tháng 9 của Dimon, kể từ đó đến nay giá bitcoin đã tăng hơn gấp 3 lần.

Hồi tháng 10, JPMorgan Chase từng thông báo sẽ triển khai 1 hệ thống dựa trên công nghệ blockchain mà trong đó giảm mạnh số lượng các bên cần đến để xác nhận các giao dịch thanh toán quốc tế, giảm thời gian giao dịch “từ vài tuần xuống còn vài giờ”. Royal Bank of Canada và Australia and New Zealand Banking Group là các đối tác của JPMorgan Chase trong dự án có tên gọi Interbank Information Network.

Kỳ vọng gì về thị trường tài chính năm 2018?


Mới đây Ủy ban giám sát tài chính quốc gia công bố báo cáo về tình hình kinh tế- tài chính năm 2018 và triển vọng năm 2018.






Ủy ban giám sát tài chính quốc gia dự báo năm 2018 hệ thống tài chính tiếp tục đảm bảo khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, khoảng 19,3% so với cuối năm 2017. Cơ cấu nguồn cung ứng bền vững hơn, giảm bớt sự phụ thuộc vào hệ thống TCTD và tăng nguồn trung dài hạn từ thị trường vốn. Dự kiến, cung ứng từ thị trường vốn tăng 22,5% và từ hệ thống TCTD vào khoảng 17,5%.

Về triển vọng tín dụng năm 2018

Dự báo năm 2018, tín dụng tiếp tục đà tăng trưởng ổn định, mức tăng trưởng tương đương với 3 năm gần đây, vào khoảng 18% -19%. Cơ cấu tín dụng có sự điều chỉnh, có xu hướng giảm tỷ trọng tín dụng trung dài hạn và tăng tỷ trọng tín dụng ngắn hạn.

Tín dụng tiêu dùng dự kiến tiếp tục tăng trưởng cao và là mảng hoạt động chiến lược của nhiều ngân hàng trong năm tới. Chất lượng tín dụng được cải thiện nhờ xử lý quá trình xử lý nợ xấu được đẩy nhanh, các TCTD yếu kém đặc biệt là 3 ngân hàng 0 đồng đang có những dấu hiệu tích cực, khuôn khổ pháp lý cho xử lý tài sản xấu dần được hoàn thiện, các yếu tố kinh tế vĩ mô hỗ trợ mạnh.

Về thanh khoản của hệ thống ngân hàng

Thanh khoản hệ thống năm 2018 được dự báo tương đối ổn định. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn có xu hướng giảm do các TCTD đang chủ động cơ cấu lại nguồn và sử dụng nguồn, xu hướng tăng cho vay ngắn hạn và tăng huy động tiền gửi kỳ hạn dài và phát hành GTCG.





Về lãi suất

- Lãi suất huy động và cho vay VND năm 2018 dự báo khá ổn định so với năm 2017, với biên độ giao động khoảng 0,2 điểm %. Lãi suất có thể có biến động nhẹ và cục bộ do: (i) yếu tố mùa vụ vào đầu năm do Tết Nguyên đán và vào cuối năm do nhu cầu tín dụng thường tăng cao; (ii) Một số TCTD buộc phải tăng huy động dài hạn để đảm bảo tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn theo quy định; (iii) Một số TCTD tăng vốn để đáp ứng yêu cầu về CAR theo Basel II.

- Về khả năng hạ lãi suất VND: những yếu tố còn hỗ trợ thuận lợi cho việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay: (i) các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát được kiểm soát khoảng 4%, áp lực từ phía tỷ giá không lớn; (ii) Nợ xấu nhiều khả năng được xử lý nhanh và triệt để hơn do cơ chế hỗ trợ từ Nghị Quyết số 42; (iii) dự báo kết quả kinh doanh hệ thống tiếp tục khả quan, thanh khoản tương đối ổn định, các TCTD yếu kém có chuyển biến tích cực.

Về thị trường ngoại hối

- Tỷ giá năm 2018 dự báo sẽ tiếp tục ổn định. Tỷ giá trong năm 2018 có nhiều yếu tố hỗ trợ đó là: (1) Cán cân thương mại có khả năng tiếp tục thặng dư do kinh tế thế giới 17 và thương mại toàn cầu tại các nước mới nổi và đang phát triển tiếp tục xu thế tăng so với năm trước (IMF, WEO-T10); (2) Dòng vốn nước ngoài vẫn có xu hướng tích cực. Trong bối cảnh lãi suất thấp tại các nền kinh tế phát triển, dòng vốn đang có xu hướng chảy vào các khu vực kinh tế mới nổi và đang phát triển để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn.

Tuy nhiên, tần suất tăng lãi suất của Fed trong năm 2018 sẽ nhiều hơn tạo kỳ vọng đồng USD tăng giá trở lại. FED được dự báo sẽ tăng lãi suất thêm 3 lần trong năm 2018, với lộ trình dần dần đưa lãi suất cơ bản về mức 3%. Do đó, tỷ giá USD/VND có thể điều chỉnh tăng khoảng 1,5-2% là khá hợp lý, tiếp tục tạo ra lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Về thị trường chứng khoán năm 2018

- Thị trường cổ phiếu: với triển vọng tăng trưởng GDP năm 2018 tích cực có thể đạt từ 6,5-6,8%, các biện pháp cải cách quyết liệt và hỗ trợ kinh tế tư nhân của Chính phủ sẽ phát huy tác dụng, các đợt thoái vốn Nhà nước, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước sẽ tiếp tục thu hút mạnh dòng vốn ngoại, UBGSTCQG nhận định thị trường cổ phiếu có khả năng tăng trưởng trong năm 2018, tuy nhiên vẫn sẽ có những đợt điều chỉnh giảm.

- Thị trường TPCP năm 2018 dự báo ít biến động. Khối lượng phát hành TPCP năm 2018 dự kiến thấp hơn so với năm 2017 (khoảng xấp xỉ 150 nghìn tỷ đồng), khối lượng đáo hạn năm 2018 dự kiến cũng giảm hơn so với 2017; lãi suất trúng thầu nhiều khả năng vẫn sẽ duy trì ở mức thấp.

UBGSTCQG nhận định triển vọng dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trong năm 2018 tiếp tục tích cực, đặc biệt tập trung vào các đợt cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp lớn, có chất lượng. Khả năng hấp thụ vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài của thị trường vốn đã được cải thiện mạnh nhờ quy mô thị trường gia tăng, niềm tin của nhà đầu tư vào quyết tâm cải cách của Chính phủ, các chính sách hỗ trợ kinh tế tư nhân.

Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước và đẩy mạnh niêm yết các doanh nghiệp lớn để tăng thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trong bối cảnh thị trường vốn đang diễn biến thuận lợi

Bộ Tài chính: Nợ công Việt Nam năm 2017 ở mức 61,3% GDP


Tình hình nợ công đã được cải thiện rõ nét khi nợ công Việt Nam tính tới 31/12/2017 ước khoảng 61,3% GDP, thấp hơn con số được ước tính trước đó.





Con số trên vừa được Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết tại hội nghị tổng kết ngành tài chính ngày 8/1.

Trước đó, báo cáo về tình hình nợ công gửi các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 khóa 14, Chính phủ đã dự kiến cuối năm 2017 dư nợ công có thể ở mức 62,6% GDP.

Có mặt tại buổi tổng kết, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại một trong những kỷ lục trong năm 2017, đó là mức tăng trưởng đạt 6,81% GDP. Điều này theo Thủ tướng đã giúp GDP trong năm qua đạt khoảng 5,1 triệu tỷ đồng.

Con số trên theo người đứng đầu Chính phủ là quan trọng bởi từ đó, nợ công tính ra còn 61,3% GDP. Thủ tướng Chính phủ cũng nhớ tới thời điểm đầu năm 2016 khi nợ công lên tới khoảng 64,5% GDP, gần kịch trần. Khi đó, nhiều ý kiến đã lo lắng về nợ công có thể đe dọa nền tài chính Việt Nam.

Tuy nhiên, với kết quả hiện tại, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, GDP đạt con số 5,1 triệu tỷ đồng là cố gắng lớn và con số này quan trọng với an toàn nợ công.

Thủ tướng cũng lưu ý, theo quy định, Bộ Tài chính là “chủ công” trong thời gian tới về quản lý nợ công nên bộ cần nghiên cứu để có nguồn vốn vay đồng thời quản lý hiệu quả, an toàn./.





Theo Xuân Dũng

Vietnam+

Hàng nhập nào sẽ hạ giá nhờ hưởng thuế suất 0%?


Sau ôtô, sữa, hàng điện máy, bánh kẹo cùng hàng nghìn mặt hàng có thể được giảm giá nhờ giảm thuế suất nhập khẩu về 0% từ 2018.






Thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, từ ngày 1.1.2018, 10 nghị định về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam đã có hiệu lực.

Theo đó, trong năm 2018 có tổng cộng hơn 16.200 dòng thuế giảm về 0% tập trung ở các nhóm hàng thủy sản, bột mì, chế phẩm bánh kẹo, nhiên liệu diesel, nhiên liệu bay, sơn, chế phẩm giặt tẩy, nhựa, sắt thép và sản phẩm sắt thép, máy móc thiết bị điện, điện tử... theo FTA Việt Nam - Hàn Quốc; sữa và sản phẩm từ sữa, hóa chất và sản phẩm hóa chất, ôtô và phụ tùng linh kiện ô tô... theo FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu; thức ăn gia súc đã chế biến, hóa chất vô cơ, hoá chất hữu cơ nhựa, gỗ, sắt thép, máy móc thiết bị, bộ phận xe cộ... theo FTA Việt Nam - Chi Lê...

Đáng chú ý là hàng loạt mặt hàng nhập khẩu từ khu vực ASEAN trong biểu thuế ASEAN (ATIGA) đã có thuế nhập khẩu về 0% từ 1.1.2018 với các mặt hàng như ôtô, xe máy, phụ tùng linh kiện ôtô xe máy, hoa quả nhiệt đới, tủ lạnh, máy điều hòa, sữa...

Về lý thuyết, việc giảm thuế nhập khẩu sẽ kéo giảm đáng kể giá nhiều mặt hàng. Chẳng hạn, với Nghị định ban hành biểu thuế ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), thuế nhập khẩu quần áo, máy móc điện tử sẽ giảm từ mức 5% và 10% xuống 0% hay sữa, các mặt hàng từ sữa nhập khẩu từ Châu Âu sẽ cũng giảm về 0%.

Tuy nhiên, trả lời báo giới, đại diện Bộ Tài chính cho rằng, không dễ đánh giá mức độ tác động của việc giảm thuế tới giá các sản phẩm nói trên vì còn phụ thuộc vào nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, về nguyên tắc, thuế giảm, giá sẽ giảm để tăng sức cạnh tranh. Riêng với mặt hàng ôtô, trái với kỳ vọng của thị trường, giá các dòng xe nhập từ ASEAN chưa giảm, thậm chí còn tăng do nguồn cung giảm vì các nhà nhập khẩu hiện đang vướng nhiều rào cản kỹ thuật và chưa thể nhập xe về nước sau ngày 1.1.2018.

Bức tranh hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam ra sao trong năm 2017?


Mới đây, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia công bố báo cáo về tình hình kinh tế - tài chính năm 2017 và triển vọng năm 2018. Theo đó hệ thống các tổ chức tín dụng có nhiều điểm sáng trong hoạt động kinh doanh năm 2017






Về tín dụng cho nền kinh tế


Năm 2017, tăng trưởng tín dụng tương đương với năm 2016 (khoảng 19%). Thị phần tín dụng tập trung chủ yếu ở nhóm NHTM NN và NHTM CP, lần lượt chiếm 51,8% và 41,3% toàn hệ thống. Tín dụng giữ tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong 3 năm liên tiếp, từ năm 2015. Năm 2018, tín dụng có khả năng tiếp tục đà tăng trưởng ổn định như những năm trước (vào khoảng 18% – 19%). Tỷ trọng tín dụng trung dài hạn giảm. Tín dụng trung dài hạn chiếm 53,7% tổng tín dụng (cuối năm 2016 là 55,1%).

Ngoài ra, tín dụng bằng VND chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tín dụng (91,6%). Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề chuyển biến tích cực.

Tín dụng vào các ngành công nghiệp, thương mại và hoạt động dịch vụ tăng 21,8% so với năm 2016, chiếm 78,4% tổng tín dụng (năm 2016 chiếm 77,8%). Tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp tăng khoảng 18,7% (chiếm 8,11% tổng tín dụng). Tín dụng vào hoạt động kinh doanh bất động sản và xây dựng này tăng 12,2% so với năm 2016, chiếm 15,8% trong tổng tín dụng (năm 2016 là 17,1%).

Tín dụng tiêu dùng tăng cao, khoảng 65% (năm 2016 tăng 50,2%), chiếm 18% trong tổng tín dụng (năm 2016 là 12,3%). Trong đó, chủ yếu là cho vay với mục đích mua, sửa chữa nhà ở, chiếm 52,9% (năm 2016 là 49,5%); Cho vay mua trang thiết bị gia đình tăng 6,5%, chiếm 15,3%; cho vay mua phương tiện đi lại tăng 35,2%, chiếm 8,3%. Trong năm 2018, tín dụng tiêu dùng có thể tiếp tục tăng trưởng cao và là một trong những mảng hoạt động chiến lược, nhiều tiềm năng của các TCTD.

Về huy động vốn

Năm 2017, tiền gửi khách hàng (gồm tổ chức kinh tế và dân cư) tăng khoảng 19% (năm 2016 tăng 19,3%). Huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá tăng mạnh (ước tăng 38%) do một số TCTD phát hành GTCG nhằm tăng vốn cấp 2 để cải thiện hệ số CAR và cơ cấu lại kỳ hạn nguồn vốn huy động. Vốn huy động bằng VND chiếm 90,5% tổng vốn huy động (năm 2016 là 89,1%).

Huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng khoảng 9,5% (năm 2016 là 10,9%). Tỷ trọng huy động ngoại tệ giảm do trần lãi suất huy động USD ở mức 0%, tỷ giá USD/VND ổn định, tâm lý găm giữ ngoại tệ giảm. Vốn huy động có kỳ hạn chiếm 80,9% tổng huy động (năm 2016 chiếm 79,7%), còn lại là vốn huy động không kỳ hạn.

Về thanh khoản

Thanh khoản của hệ thống ngân hàng tương đối ổn định nhờ việc NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ, và cung ứng tiền ròng khoảng gần 124 nghìn tỷ đồng từ đầu năm đến nay. Tỷ lệ tín dụng/huy động (LDR) bình quân của hệ thống khoảng 87,3% (năm 2016 là 85,6%). Trong đó, tỷ lệ LDR bằng VND là 88,6%, bằng ngoại tệ là 75,8%.

Lãi suất liên ngân hàng liên tục giảm mạnh về cuối năm. Khác với năm 2016, lãi suất liên ngân hàng ở mức rất thấp, giảm mạnh so với cuối năm 2016. Tính đến ngày 21/12/2017, lãi suất O/N ở mức 0,9%, lãi suất 1 tuần là 1,1%, lãi suất 1 tháng là 2,2% (giảm so với cuối tháng 12/2016 khoảng 3-4,2 điểm % các kỳ hạn).

Về lãi suất

Lãi suất trên thị trường 1 ổn định kể từ năm 2015. Lãi suất huy động bình quân khá ổn định. Lãi suất huy động VNĐ kỳ hạn trên 12 tháng phổ biến ở mức 6,4-7,2%. Lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên giảm khoảng 0,5-1% so với đầu năm. Đối với khu vực sản xuất kinh doanh thông thường, lãi suất cho vay ở mức 6,8-11%/năm.

Mặc dù thanh khoản hệ thống khá tốt, các điều kiện vĩ mô tương đối thuận lợi, lãi suất có tín hiệu giảm nhưng chưa như kỳ vọng vì: Thứ nhất, thị trường tiền gửi và thị trường liên ngân hàng kém liên thông. Lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức khá thấp trong khi lãi suất trên thị trường tiền gửi giảm không nhiều, do thanh khoản dồi dào trên thị trường tập trung chủ yếu ở các TCTD lớn. Một số TCTD nhỏ hoặc thuộc diện tái cơ cấu thiếu vốn vẫn khó khăn trong việc cận dòng vốn lãi suất thấp trên thị trường liên ngân hàng, buộc phải giữ nguyên hoặc tăng lãi suất huy động trên thị trường tiền gửi.

Thứ hai, nợ xấu vẫn là rào cản lớn cho việc hạ lãi suất trong khi NIM của các TCTD vẫn còn ở mức khiêm tốn so với các nước trong khu vực. NIM của hệ thống ngân hàng tuy có xu hướng tăng trở lại (ở mức từ 2,74% năm 2014 lên mức khoảng 3% năm 2017) nhưng vẫn thấp so với các nước như Thái Lan (3,07%), Indonesia (5,82%), Philippines (3,58%). Điều này khiến các TCTD không có nhiều động lực để giảm lãi suất cho vay.

Thảo Nguyên

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

BVSC: Tăng trưởng tín dụng năm 2017 ước đạt 18%


Đây là thông tin do công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) mới đưa ra ngày 5/1 vừa qua.






Dẫn nguồn tin từ một lãnh đạo cấp vụ của Ngân hàng Nhà nước, BVSC cho biết: tăng trưởng tín dụng tính đến 31/12/2017 ước khoảng 18,06%. Con số này thấp hơn khoảng 3% so với mục tiêu Chính phủ điều chỉnh. Xét về cơ cấu kỳ hạn, tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn có xu hướng giảm sau khi tăng liên tục trong giai đoạn 2013- 2016. Tín dụng trung dài hạn chiếm 53,7% tổng tín dụng (năm 2016 là 55,1%).


Điều này cho thấy, tình hình phát hành các công cụ nợ dài hạn của các doanh nghiệp bắt đầu khởi sắc. Phân theo ngành nghề, tín dụng đối với các ngành công nghiệp, thương mại và hoạt động dịch vụ khác chiếm tỷ trọng 78,4%, tăng 21,8%; trong khi tỷ lệ này của 2016 là 77,8%. Ngoài ra, tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp tăng khoảng 18,7% (chiếm tỷ trọng khoảng 8,11% tổng tín dụng).

Cùng đó, tỷ trọng tín dụng vào hoạt động kinh doanh bất động sản và xây dựng giảm nhẹ, mức tăng đạt 12,2% so với năm 2016, chiếm 15,8% tổng tín dụng (năm 2016 là 17,1%). Đáng chú ý, trong dư nợ cho vay hoạt động dịch vụ khác, cho vay đối với ngành hoạt động làm thuê, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình có mức tăng trưởng mạnh nhất và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, tỷ trọng tăng từ 8,8% (năm 2012) lên khoảng 16,1% năm 2017.

BVSC cho rằng việc tín dụng tiêu dùng tăng trưởng nhanh là tín hiệu tích cực về cầu tiêu dùng hộ gia đình nhưng mặt khác đây là lĩnh vực cho vay khá rủi ro đối với các ngân hàng nên vẫn cần sự theo dõi sát sao của NHNN.

Chuyên gia CIEM: Phương án tăng thuế TNCN của Bộ Tài chính không tác động nhiều đến người lao động, nhưng cộng hưởng với VAT, BHXH lại là câu chuyện khác


Tác động điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân (TNCN) - theo ông Nguyễn Anh Dương Phó Trưởng ban Phụ trách, Ban Chính sách kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) - cần được đánh giá trong bối cảnh đề xuất tăng hàng loạt sắc thuế khác cũng như việc áp dụng mức tính BHXH mới.






Dư luận đang đặc biệt quan tâm đến đề xuất điều chỉnh Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), nằm trong dự thảo Luật Sửa đổi 6 luật Thuế vừa được Bộ Tài chính hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định.

Bộ Tài chính, với lý do quá nhiều bậc thuế khiến việc quyết toán thuế tăng không cần thiết, đề xuất giảm bậc thuế từ 7 xuống còn 5. Trong dự thảo mới nhất, Bộ đưa ra 2 phương án giảm bậc thuế.

Biểu thuế TNCN hiện hành gồm 7 bậc





Biểu thuế TNCN theo 2 phương án mới





Theo tính toán của Bộ Tài chính, phương án 1 khiến tổng thu ngân sách giảm khoảng 1.300 tỷ đồng, trong khi phương án 2 giúp tổng thu ngân sách tăng 500 tỷ. Là cơ quan soạn thảo, Bộ nghiêng về phương án thứ 2.

Để nhìn nhận thêm về tác động của việc điều chỉnh biểu thuế TNCN theo phương án mới đến nền kinh tế cũng như người lao động, báo Trí Thức Trẻ đã có trao đổi với ông Nguyễn Anh Dương, Phó Trưởng ban Phụ trách, Ban Chính sách kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM).

Theo ông, đưa ra đề xuất điều chỉnh Thuế TNCN vào thời điểm này có phù hợp không?



Đồ họa: Hương Xuân.

Trong những năm trở lại đây, tăng thu Ngân sách Nhà nước, đặc biệt là nguồn thu nội địa không hề dễ dàng. Thường thì phải đến vài ngày/tuần cuối năm mới biết có đạt mục tiêu thu ngân sách hay không. Do áp lực lớn, việc cơ quan thuế nghiêng về các phương án để bổ sung nguồn thu từ các sắc thuế (trong đó có thuế TNCN) là điều dễ hiểu.

Tôi cho rằng việc tăng cường ý thức và trách nhiệm của người dân với thuế TNCN cũng phù hợp xu hướng tái cơ cấu ngân sách ở nhiều nền kinh tế trên thế giới. Cụ thể, cùng với đà tăng trưởng kinh tế và cải thiện thu nhập của người dân, cơ cấu thu ngân sách cũng chuyển dần từ các nguồn thu kém bền vững hoặc kém thân thiện với môi trường (như khai khoáng, bán tài sản thuộc sở hữu nhà nước,...) sang các nguồn thu bền vững hơn.

Vấn đề ở chỗ, phần giải trình cho nội dung điều chỉnh các sắc thuế (trong đó có thuế TNCN) chưa thực sự thuyết phục, kể cả trong đề xuất sửa đổi, bổ sung gần đây nhất. Cụ thể, nội dung điều chỉnh các sắc thuế chưa đặt trong tổng thể chung về giảm thâm hụt ngân sách nhà nước.

Đáng lưu ý, nỗ lực tái cơ cấu chi ngân sách nhà nước theo hướng giảm chi thường xuyên còn khá chậm so với kỳ vọng. Điều chỉnh các sắc thuế đơn thuần theo hướng “tăng thu để bù chi” sẽ khó giúp đạt mục tiêu đề ra về tái cơ cấu ngân sách nói riêng và củng cố ổn định kinh tế vĩ mô nói chung.

Không một cá nhân nào “thích” nộp nhiều thuế TNCN hơn. Song người dân sẽ đồng thuận hơn nếu tăng thu thuế TNCN đi kèm với cải thiện quy mô, chất lượng hàng hóa, dịch vụ công. Rõ ràng, người nộp thuế có quyền đặt câu hỏi: Phần dịch vụ công mà họ được hưởng là gì, được cải thiện ở phần nào, có tương xứng với số tiền thuế nộp thêm không?

Không giải trình hợp lý nội dung này sẽ trở thành một thiếu sót lớn, đặc biệt đối với đề xuất điều chỉnh một sắc thuế có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hàng vạn người như thuế TNCN.

Giả sử được thông qua, lần điều chỉnh biểu thuế TNCN này tác động như thế nào đến nền kinh tế nói chung?

Nếu buộc phải tăng, thu ngân sách từ thuế thường để đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển (không tính đến yêu cầu trả nợ). Tuy nhiên, trong cơ cấu thuế hiện nay, thuế TNCN chỉ chiếm có một tỷ trọng rất khiêm tốn.



Đồ họa: Hương Xuân.

Ví dụ trong năm 2016, thu thuế TNCN nói chung chỉ chiếm 5,92% tổng thu Ngân sách Nhà nước, thu thuế TNCN từ tiền công, tiền lương thậm chí còn thấp hơn (4,06%). Vì vậy, tăng thu thuế TNCN (nếu có, theo đề xuất của Bộ Tài chính) khó bổ sung nguồn lực đáng kể cho chi đầu tư phát triển. Tác động trở lại đối với nền kinh tế, do đó, cũng không nhiều.

Việc điều chỉnh thuế TNCN chủ yếu tác động đến thu nhập khả dụng của các hộ gia đình/cá nhân nằm trong các ngưỡng thu nhập chịu thuế tương ứng (chẳng hạn như từ 10 đến 80 triệu/tháng theo Phương án 2). Theo mô phỏng vi mô của tôi, chỉ 5,5% hộ gia đình sẽ giảm thu nhập khả dụng (tức phải nộp nhiều thuế TNCN hơn) theo Phương án 2.

Với các hộ này, mức giảm thu nhập khả dụng trung bình là 0,57%. Điều này khó ảnh hưởng nhiều đến tiêu dùng và tiết kiệm của các hộ gia đình. Tác động, dù vậy, cần được đặc biệt quan tâm trong năm đầu tiên thực hiện điều chỉnh chính sách thuế TNCN.

Chính ở đây, cần xây dựng và thực hiện các chính sách chi để bảo đảm đủ tổng cầu trong nền kinh tế nói chung và cầu đầu tư nói riêng.

Ông có thể cụ thể hơn về tác động đối với người lao động, đặc biệt ở phương án 2 của Bộ Tài chính?

Bỏ qua mục tiêu tăng thu khoảng 500 tỷ của Bộ Tài chính, cá nhân tôi đánh giá cao Phương án 2 vì giữ nguyên 2 bậc thấp nhất trong biểu thuế TNCN. Mô phỏng vi mô của chúng tôi cho thấy khoảng 96,31% người có thu nhập nằm trong ngưỡng thu nhập chịu thuế dưới 10 triệu đồng/tháng và, vì vậy, không chịu ảnh hưởng trực tiếp theo Phương án 2.



Đồ họa: Hương Xuân.

Các bậc tiếp theo cũng đủ tương đối dài, qua đó giúp giảm xáo trộn về mức thuế TNCN trong thời gian dài với không ít nhóm đối tượng. Chẳng hạn, với những hộ trước đây có ngưỡng thu nhập chịu thuế trong khoảng 15-20 triệu thì mức thuế suất vẫn giữ nguyên theo Phương án 2, và họ phải có mức tăng trưởng thu nhập rất lớn thì mới rơi vào mức thuế suất thuế TNCN cao hơn (lên 30%).

Quan trọng hơn, nếu chính sách thuế TNCN mới được giữ ổn định, thu nhập của người dân được cải thiện hàng năm thì mức giảm phúc lợi của người dân (nếu có) sẽ chỉ đáng kể trong năm đầu tiên. Trong các năm tiếp theo, mức giảm phúc lợi có thể ít nghiêm trọng hơn.

Nếu thực hiện chính sách hỗ trợ tốt, có chọn lọc cho các hộ gia đình thì mức giảm phúc lợi trong năm đầu tiên (của chính sách thuế TNCN mới) có thể không đáng kể.

Tuy nhiên, đánh giá trên chưa đầy đủ vì chỉ mới đề cập đến thuế TNCN. Phúc lợi của các hộ gia đình, người lao động còn chịu tác động của những điều chỉnh chính sách khác như đề xuất tăng thuế suất VAT, điều chỉnh tăng BHXH, v.v. Người dân khó có thể đồng thuận nếu không có đánh giá tổng thể về điều chỉnh thuế TNCN trong mối tương tác với các điều chỉnh chính sách nói trên.

Các giả định trên được đưa ra nếu biểu thuế TNCN mới được giữ ổn định trong một thời gian dài. Yêu cầu ổn định ấy có thể rất khó khăn, đặt trong bối cảnh thu Ngân sách Nhà nước gặp nhiều áp lực như hiện nay.

Thực tiễn những năm qua cho thấy không ít sắc thuế phải điều chỉnh chỉ 3-5 năm sau khi ban hành/sửa đổi. Kể cả khi người dân đồng thuận với một phương án mới về biểu thuế TNCN, họ vẫn có quyền lo ngại về khả năng tiếp tục điều chỉnh chính sách thuế TNCN trong các năm tiếp theo. Do vậy, cần có cam kết rõ ràng, nhất quán về định hướng ổn định chính sách thuế TNCN trong thời gian đủ dài.

Vậy lộ trình điều chỉnh thuế nên như thế nào để người dân ít bị ảnh hưởng nhất?

Thứ nhất, lộ trình điều chỉnh thuế (trong đó có thuế TNCN) cần phải đặt trong tổng thể cân đối thu chi Ngân sách Nhà nước, không nên và không thể làm riêng. Cần tư duy ngược lại: nếu có thể khống chế, tiến tới giảm đáng kể chi ngân sách (đặc biệt là chi thường xuyên) thì yêu cầu tăng thu thuế sẽ không còn bức thiết.

Thứ hai, cần thực hiện chiến lược truyền thông hiệu quả hơn về chính sách thuế (trong đó có thuế TNCN). Truyền thông không chỉ hướng vào thu theo sắc thuế nào, lộ trình ra sao, mà còn phải đi kèm với giải trình về sử dụng nguồn thu, hỗ trợ các nhóm có thu nhập thấp nhất hoặc chịu nhiều rủi ro biến động thu nhập, v.v.

Thứ ba, tránh đồng nhất tăng thuế suất và tăng thu thuế. Chính ở đây, việc sử dụng và công bố các kết quả đánh giá định lượng có ý nghĩa quan trọng.

Nhìn rộng hơn, chính sách thuế cần hướng nhiều hơn tới “phục vụ” người nộp thuế. Đơn giản hóa, hiện đại hóa các thủ tục nộp thuế, hoàn thuế, v.v. là cần thiết, song không đủ. Thu Ngân sách Nhà nước có thể tăng nhờ nỗ lực thực chất, hiệu quả nhằm chống thất thu thuế, thay vì những phương án điều chỉnh sắc thuế khác nhau.

Cảm ơn ông!