Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018

Chủ tịch bệnh nặng nằm viện, Phó chủ tịch ngồi tù, vậy ai đang chèo lái con tàu khổng lồ Samsung?


Samsung vẫn báo lãi kỷ lục dù hiện tại cả Chủ tịch và Phó chủ tịch đều vắng mặt.






Thứ Sáu vừa qua là ngày kỷ niệm tròn 30 năm Chủ tịch Samsung Electronics Lee Kun-hee nắm giữ ngai vàng ở tập đoàn này. Theo lẽ thường, 30 năm là một cột mốc biểu hiện sự ổn định và trường tồn nhưng lúc này, Chủ tịch Lee đã phải nằm viện trong hơn 3 năm còn con trai của ông – người thừa kế sáng giá của tập đoàn là Lee Jae-yong thì phải ngồi tù vì tội tham ô, hối lộ. Chính vì vậy, tập đoàn này hiện đang được trao cho những giám đốc điều hành nòng cốt lãnh đạo.

Thứ Sáu vừa qua, trên khắp các văn phòng của tập đoàn Samsung xuất hiện một đoạn video với. tựa đề "A 30-Year Promise". Theo đó, đoạn clip ghi lại hình ảnh Chủ tịch Lee Kun-hee vào năm 1987 đã thề sẽ đưa Samsung thành một công ty toàn cầu tầm cỡ.

Tham vọng đó dường như đã trở thành sự thật. Năm ngoái, doanh thu tập đoàn này đã đạt 340 nghìn tỷ won (tương đương 312 tỷ USD) trong khi đó, con số tương tự vào những năm 1987 chưa đạt 10 nghìn tỷ won. Trong quý tính từ tháng 4 đến tháng 6, mảng kinh doanh cốt lõi của Samsung là Samsung Electronics đã vượt Intel để trở thành nhà sản xuất chip số 1 thế giới tính theo doanh thu.

Tuy nhiên, vị chủ tịch Samsung hiện 75 tuổi hiện vẫn nằm liệt giường kể từ khi trải qua cơn đột quỵ vào tháng 5/2014. Kể từ sau đó, những thông tin về ông và tình hình sức khỏe của ông rất ít được tiết lộ. Đài TV Chosun của Hàn Quốc gần đây đã nhận được một video ghi lại hình ảnh ông Lee vào tháng 11 đang xem chương trình nổi tiếng của Nhật Bản mang tên A Silent Voice từ giường ngủ. Tình trạng của ông ấy dường như đã ổn định.

Trong khi đó, người con cả của ông Lee là Phó chủ tịch Samsung hiện đang ngồi tù vì tội hối lộ liên quan đến Tổng thống bị lật đổ Park Geun-hye. Mỗi ngày, "thái tử" Lee có 10 phút được gặp người thân. Chính vì vậy, cứ mỗi lần một tuyên bố từ Samsung Electronics được đưa ra, các trang báo hàng đầu Hàn Quốc lại đồn đoán rằng nó được chủ trì bởi chính thái từ Lee từ sau song sắt. Tuy nhiên, trong thực tế, đóng góp của vị thái tử này đã bị giới hạn.

Khác với tất cả các chaebol khác tại Hàn Quốc, ở Samsung, những vị trí giám đốc được chuyển dần quyền lực từ những lãnh đạo cấp cao hơn. Người chủ sở hữu công ty chỉ vạch ra đường hướng chính trong khi đó những giám đốc làm thuê mới là người trực tiếp bắt tay vào thực hiện. Đây là lý do tại sao Samsung có thể vẫn đạt được kỷ lục dù không có sự hiện diện của các lãnh đạo cấp cao nhất.

Tháng 12 năm ngoái, phó Chủ tịch Lee từng thề rằng ông sẽ trao lại toàn bộ quyền lực nếu có người có khả năng hơn ông. Ông cũng hứa sẽ dẹp ngay "văn phòng chiến lược tương lai" - một bộ phận được thành lập bên trong nội bộ tập đoàn gồm toàn những lãnh đạo cấp cao để biểu trưng quyền lực.

Đến mùa xuân năm nay, "văn phòng chiến lược tương lai" kể trên không còn nữa. Mặc dù động thái này một phần là nhằm xoa dịu dư luận, nhưng nó cũng thể hiện rằng Samsung đang thay đổi hoàn toàn phong cách quản lý trước đó của nhà sáng lập vốn đặt nặng vấn đề quản lý theo kiểu gia đình trị.

Hiện không rõ thái tử Lee đang điều hành công ty bằng cách nào và liệu những thay đổi này có tiếp tục được tiến hành trong lúc ông vắng mặt hay không.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét