Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018

99% người trẻ mắc ít nhất 1 trong số 6 căn bệnh điển hình "không có thuốc chữa" này: Nếu không sửa, đừng mơ tiền tài danh vọng!

Mặc bệnh "hiểm nghèo" không đáng sợ, đáng sợ nhất là bạn không biết mình đang mắc bệnh và mắc bệnh rồi mà không tích cực điều trị.




Nhiều người cứ thắc mắc vì sao, cùng đi làm kiếm tiền mà người khác thành công giàu có, còn mình cứ mãi giậm chân tại chỗ, không phất lên được.


Nhiều người còn gán tội cho số mệnh, điều kiện khách quan mà không biết rằng chính bản thân họ đang mắc những "căn bệnh điển hình" khiến họ không thể thành công.


Những người trẻ mới bước chân vào đời giống như những người mới biết chơi cờ, chỉ đăm đăm tính toán nước đi của mình, kết quả bị đối thủ đánh bại một cách nhẹ nhàng.


Tính toán đường đi nước bước chỉ là mong muốn của bạn còn đối thủ mới chính là hiện thực mà bạn cần phải đổi mặt.


Bạn buộc phải thêm dấu trừ phía trước mong muốn của mình để suy nghĩ về việc đối phương sẽ hạ gục bạn như thế nào, có như vậy bạn mới có thể bớt đi chút nông nổi trong cách hành xử để ít phải đi đường vòng hơn.


Thế nhưng không phải bất cứ ai cũng có thể suôn sẻ thuận lợi để giành thành công và chiến thắng, bởi đại bộ phận những người trẻ hiện nay đều đang mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo "chết người" sau:


1. Nghĩ quá nhiều, hành động quá ít


Đã bao giờ bạn phát hiện ra mình nghĩ quá nhiều mà hành động quá ít chưa?


Nếu bạn cho rằng "nghĩ thì dễ làm mới khó" thì bạn đã sai rồi.


Điều khó nhất đó là thực nghĩ nghĩ thông nghĩ thấu một vấn đề nào đó.


Cái được gọi là nghĩ quá nhiều ở đây là nghĩ vẩn nghĩ vơ, nghĩ về những điều vô giá trị.


Tôi không yêu cầu bạn phải thay đổi thói quen nghĩ quá nhiều mà chỉ yêu cầu bạn đưa trọng tâm suy nghĩ vào việc làm thế nào để tìm thấy đối sách chính xác mà thôi.


Nếu như bạn thực sự nghĩ thông suốt một vấn đề nào đó phải làm như thế nào, bạn sẽ không thể kìm nén được việc ngay lập tức hành động để kiểm chứng suy nghĩ của mình.


Dĩ nhiên nếu bạn muốn mổ xẻ suy nghĩ thành nhiều giai đoạn, vừa làm vừa nghĩ, ý tưởng tuy nhiều nhưng cuộc đời bạn lại không thể rộng mở.





2. Phân tán sự chú ý, không thể tập trung làm tốt công việc của mình


Lợi thế lớn nhất của chúng ta trước thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay đó là việc thu thập thông tin, tin tức dễ dàng hơn trước kia gấp hàng trăm hàng ngàn lần.


Nhưng điều đáng buồn ở đây đó là, việc xử lý thông tin của đại đa số mọi người lại không tương xứng bắt kịp với thời đại. Không những không có lợi ích mà còn mang đến phiền phức cho bản thân.


Sự chú ý bị phân tán quá đà khiến chúng ta không thể tập trung vào công việc của mình.


Bạn có phải cũng đã từng như thế này không?


Bạn đang viết báo cáo, đột nhiên ai đó nhắc tới bạn trong comment Facebook, bạn hiếu kỳ click vào xem mặc cho báo cáo đang dang dở, mạch viết bị đứt đoạn.


Bạn đang chuẩn bị lên mạng tra cứu tài liệu, một dòng thông báo hiện lên, bạn thấy tên ngôi sao ca nhạc mà bạn hâm mộ trong đó, bạn dừng mọi công việc lại click vào để xem đó là gì.


Bạn hiểu rõ mức độ quý giá của sự tập trung, nhưng vừa hiểu bạn vừa để sự tập trung của mình gián đoạn, phân tán một cách tự nhiên và tùy tiện.


Có thể bạn sẽ tự an ủi mình rằng: Tôi đâu có muốn đâu nhưng dòng tin hiện ra trước mắt, tôi không thể tự kiềm chế bản thân.


Trong rất nhiều trường hợp bạn biết rõ cách giải quyết nhưng lại không muốn làm.


Bạn có thể thông qua một vài nguyên nhân khiến bạn phân tán sự chú ý dưới đây và từ từ khắc phục từng nguyên nhân một:


Ví dụ, khi bạn đang tập trung, tin nhắn Zalo, Facebook có thể ảnh hưởng tới bạn, vậy thì bạn có thể thử tắt mạng Internet của các ứng dụng đó.


Hay khi bạn đang tập trung, người nhà có thể làm phiền bạn, vậy thì bạn có thể tới một quán cà phê yên tĩnh nào đó hoàn thành công việc rồi hãy về nhà.





3. Cho rằng mình còn quá trẻ, ngang nhiên tàn phá sức khỏe


Nếu bạn mắc phải những điều dưới đây chứng tỏ sức khỏe của bạn đang bị tàn phá:


•Ngủ muộn, khó đi sâu vào giấc ngủ.


•Không bao giờ tập thể dục thể thao, đi bộ nhiều một chút là thở dốc.


•Ăn uống thất thường, ngủ dậy muộn là dứt khoát khước từ bữa sáng.


Bề ngoài trông bạn chỉ tuổi đôi mươi nhưng trên thực tế bạn đang có một cơ thể không khỏe mạnh chút nào.


Trước đây, bạn dù thức khuya vẫn như người bình thường, nhưng hiện giờ hễ thức khuya cả tuần trời trông bạn sẽ như người mất hồn.


Bạn tưởng rằng đó là những triệu chứng do tuổi tác ngày càng cao gây ra nhưng trên thực tế đó là những tín hiệu mà cơ thể đang cảnh báo bạn vì việc lạm dụng sức khỏe một cách quá đà.


Cuộc đời là một cuộc chạy đua dường dài, nếu như bạn muốn chiến thắng tất cả mọi người trước hết bạn cần phải có một cơ thể khỏe mạnh để đưa bạn tới đích.


Không nên viện cớ hay đưa ra bất cứ một lý do nào cho hành động ngược đãi sức khỏe và cơ thể của chính mình.


Từng miếng cơm bạn ăn, từng giấc ngủ ngon mỗi tối, từng lần tập thể dục mồ hôi đầm đìa đều là những ký ức đẹp mà bạn nên viết riêng để dành tặng cho cơ thể mình.





4. Làm cho xong việc chứ không làm tốt công việc được giao


Tốt nghiệp ra trường đi làm đã 6 năm, tôi đã từng dẫn dắt không ít người mới, tâm lý của họ hầu hết chỉ là làm cho xong việc chứ không làm tốt công việc được giao.


Một lần tôi bảo cậu cấp dưới giúp tôi chuyển tài liệu quan trọng cho đối tác làm ăn.


Cậu ấy mang tập tài liệu xuống phòng chuyển phát nhanh và gửi cho đối tác, sau đó nói với tôi rằng cậu ấy đã gửi chuyển phát nhanh rồi.


Vâng, vậy là cậu ấy đã hoàn thành xong nhiệm vụ được giao nhưng không được coi là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và tôi dĩ nhiên sẽ không đánh giá cao việc làm của cậu ấy.


Nhiệm vụ được coi là hoàn thành tốt đó là khi bạn nhận được nhiệm vụ bạn cần phải hỏi rõ tài liệu này cần phải gửi tới tay đối tác khi nào? Sau đó bạn sẽ lựa chọn thời gian chuyển phát phù hợp và theo dõi tiến độ chuyển phát. Sau khi tài liệu đã được chuyển tới tay đối tác bạn sẽ báo cáo lại với cấp trên.


Bạn làm xong việc chưa chắc đã được đánh giá cao, nhưng nếu bạn làm tốt mọi việc bạn chắc chắn sẽ lọt vào mắt xanh của lãnh đạo. Làm tốt mọi việc là một trong những cách để giành lấy thành công có hiệu quả.




5. Viện cớ cho sự lười biếng bằng chứng bệnh trì hoãn


Không có ai mắc bệnh trì hoãn bẩm sinh cả, hầu hết mọi chứng bệnh trì hoãn đều do lười mà ra. Tôi dám đảm bảo bạn không mắc bệnh trì hoãn, bạn tin không?


Nếu công việc mà bạn đang trì hoãn, chỉ cần hoàn thành xong, bạn sẽ có 10 triệu, liệu bạn còn trì hoãn nữa không?


Lẽ nào, trong cuộc đời này bạn chưa bao giờ hoàn thành một việc nào đó đúng giờ, đúng thời gian quy định sao? Dĩ nhiên là không rồi. Bị người khác gắn mác trì hoãn chẳng qua là do bạn quá lười mà thôi.


Mà cách để chữa trị bệnh lười tốt nhất đó là tìm các công việc mà bạn yêu thích để lấy lại phong độ tích cực rồi đi thử thách những điều mới hơn và có độ khó cao hơn.





6. Luôn muốn tìm lối đi tắt trong cuộc sống


Nếu như có một cuốn sách nào đó có tên gọi là "lối đi tắt trong cuộc sống", dù nội dung chẳng ra gì nhưng tôi nghĩ chắc chắn sẽ bán chạy trong một thời gian.


Bởi nhiều người còn cần tới cuốn sách này hơn cả nhà ở.


Không cần phải nghĩ chắc các bạn cũng rõ trên cuộc đời này vốn không có đường tắt.


Thay vì mất công mất sức đi tìm cái gọi là đường tắt không tồn tại ấy thì hãy trang bị thêm kiến thức cho mình, nâng cao năng lực bản thân. Rèn luyện sự tập trung, học cách diễn thuyết trước đám đông, duy trì thói quen đọc sách…


Thực ra chỉ cần kiên trì với những thói quen tốt bình thường và đơn giản nhất thôi, đó mới chính là con đường tắt ngắn nhất trên cuộc đời.


Mặc bệnh "hiểm nghèo" không đáng sợ, đáng sợ nhất là bạn không biết mình đang mắc bệnh và mắc bệnh rồi mà không tích cực điều trị.


Hãy điềm tĩnh đối mặt với chính mình để khiến 6 chứng bệnh điển hình này rời xa bạn càng sớm càng tốt!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét