Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018

USD liên tục tăng giá: Chuyên gia kinh tế nói gì?

Thời gian gần đây, đồng USD liên tục tăng giá, việc này ảnh hưởng ít nhiều đến các công ty nhập khẩu và đây cũng là thời gian người dân lo gom tiền để mua đô la chờ tăng giá bán ra kiếm lời.






Theo chuyên gia tài chính - TS. Nguyễn Trí Hiếu, tỷ giá USD hiện tại có nhiều áp lực trên thị trường của VND đối với USD. Áp lực đầu tiên là do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) họ luôn có động thái muốn tăng lãi suất, việc này đồng nghĩa sẽ làm tăng giá trị của đồng USD lên.


Lúc này, những người đầu tư sẽ rút tiền từ tài khoản ngân hàng để mua đô la, sau đó chờ giá USD lên rồi bán ra kiếm lời.


Trong trường hợp này có thể đẩy ngân hàng vào tình thế tăng lãi suất lên để duy trì lượng tiền gửi. Lúc này, các ngân hàng dĩ nhiên phải phụ thuộc vào xu hướng thị trường, tức là tỷ giá biến động thì các ngân hàng cũng phải điều chỉnh theo tỷ giá.





TS. Nguyễn Trí Hiếu. Ảnh tư liệu.


Nếu tỷ giá tăng lên như này, trong tương lai nhập khẩu phải mua đô la với giá cao hơn bây giờ, điều này sẽ làm tăng giá thành của các sản phẩm từ các nhà nước ngoài, rất bất lợi cho các công ty nhập khẩu.


Để hạn chế rủi ro từ việc tỷ giá USD tăng, các doanh nghiệp nên cân đối việc xuất - nhập khẩu, chọn kinh doanh ở thị trường dùng USD để trao đổi và thị trường dùng đồng tiền khác. Có thể xuất khẩu qua những nước chuyên sử dụng đô la, còn nhập khẩu thì chọn những quốc gia không sử dụng USD để mua - bán.


Hiện tượng nhất thời kéo dài trong một vài ngày mà có thể kéo dài trong cả năm 2018. Từ nay đến cuối năm, hiện tượng tăng tỷ giá sẽ được lặp lại nhiều hơn.


Tuy nhiên, tỷ giá liên tục tăng cao là tín hiệu không mấy khả quan, nhất là vào những tháng cuối năm, nhu cầu sử dụng USD càng tăng cao. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là việc xuất nhập khẩu hàng hóa, bởi giá USD tăng sẽ gây ảnh hưởng đến giá xăng dầu, chi phí vận tải.


Giá nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cũng tăng theo trong khi phần lớn doanh nghiệp đang phải nhập khẩu mặt hàng này. Ngoài ra, các doanh nghiệp vay vốn bằng ngoại tệ càng chịu ảnh hưởng khi phải tăng chi phí kinh doanh…


"Tỷ giá tăng không có lợi cho việc kiểm soát lạm phát. Điều này sẽ kéo theo một loạt các mặt hàng khác tăng giá theo như, xăng dầu, điện nước, giá y tế, giáo dục... Như vậy, tỷ giá tăng thì có lợi cho xuất khẩu nhưng gây bất lợi cho nhập khẩu" - TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét