Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018
Văn hóa kỳ lạ của Amazon sếp nào cũng nên học theo: Nhân viên chán làm, cho thêm tiền để nghỉ
Mỗi năm, Amazon dành một khoản hỗ trợ để trả cho nhân viên nào muốn nghỉ việc. Năm đầu tiên, khoản tiền này sẽ là 2.000 USD, mỗi một năm sau đó, con số này sẽ tăng thêm 1.000 USD cho đến lúc đạt 5.000 USD.
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu series "Văn hóa công ty". Series là tập hợp những câu chuyện, bài học và chia sẻ của các doanh nhân về văn hóa công ty của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Bạn biết đấy, công ty nào cũng có kiểu nhân viên thế này: Chán ghét công việc lắm rồi nhưng vẫn cố nán lại làm vì lương. Ở Amazon cũng thế và công ty này khẳng định họ không cần những người lao động như vậy. Và cách giải quyết của Jeff Bezos là trả cho những trường hợp như thế 5.000 USD để... nghỉ việc.
CEO Jeff Bezos đã giải thích chính sách gọi là "Pay to Quit" trong bức thư gửi cổ đông vào năm 2014:
"Amazon đưa ra lời đề nghị này một năm một lần nhưng chỉ áp dụng cho các công nhân tại trung tâm hoàn thiện đơn hàng. Mỗi năm, chúng ta dành một khoản hỗ trợ để trả cho nhân viên nào muốn nghỉ việc. Năm đầu tiên, khoản tiền này sẽ là 2.000 USD, mỗi một năm sau đó, con số này sẽ tăng thêm 1.000 USD cho đến lúc đạt 5.000 USD".
Tuy nhiên, khẩu hiệu quan trọng trong kế hoạch này sẽ là: 'Xin đừng nhận lời đề nghị này!'.
Ý tưởng này theo CEO Bezos là nhằm "khuyến khích mọi người dành chút thời gian để suy nghĩ về điều họ thực sự muốn. Trong dài hạn, một nhân viên không thích làm việc sẽ không tốt cho bản thân họ cũng như cả công ty".
Một người phát ngôn của Amazon tiết lộ với tờ The Tennessean rằng chỉ có một "tỷ lệ nhỏ" nhân viên chấp nhận đề nghị này. Công ty cũng đề nghị trả 95% học phí cho các công nhân nhà kho – những người muốn theo học các lớp trong lĩnh vực y tá hay kỹ sư máy bay – dù những môn này chẳng có liên quan gì tới các công việc tại Amazon.
"Chúng tôi biết rằng đối với một vài công nhân tại trung tâm hoàn thiện đơn hàng, công việc ở Amazon là cả sự nghiệp của họ. Nhưng còn một số khác, đây chỉ là bước đệm để họ đến với những công việc đòi hỏi kỹ năng cao hơn. Và nếu như một lớp đào tạo chính thống có thể tạo ra sự khác biệt thì chúng tôi muốn giúp họ".
Amazon nói rằng họ lấy ý tưởng này từ Zappos.com – hãng bán giày dép quần áo trực tuyến được mua lại vào năm 2009 với giá 850 triệu USD. Zappos nổi tiếng về dịch vụ khách hàng trên cả tuyệt vời và bất kỳ nhân viên mới nào cũng phải trải qua chương trình đào tạo miễn phí 4 tuần.
Sau 1 tuần đầu làm việc, công ty sẽ gửi tới cho nhân viên "The Offer" – đề nghị trả lương cho thời gian đã làm việc cùng 2.000 USD nếu những người này muốn rời công ty. Tuy nhiên, CEO Zappos khi ấy tiết lộ tỷ lệ nhân viên ở lại là 97%.
Phóng viên tờ Businessweek nhận định thế này: "Con số đó thể hiện rõ sự tự tin của CEO Zappos. Thời nay có bao nhiêu doanh nhân dám đưa ra lời đề nghị trả lương đủ một tuần cộng thêm 2.000 USD để nhân viên nghỉ việc mà tỷ lệ người đồng ý ở lại làm vẫn là 97%. Zappos đã dám đánh cược tiền
Rõ ràng, Amazon thấy rất nhiều tác dụng tích cực trong cách tiếp cận đó. Tuy nhiên, tại sao chính sách này chỉ dành cho các công nhân tại trung tâm hoàn thiện đơn hàng? Có một lý do là mối quan hệ giữa công ty với nhân viên tại trung tâm hoàn thiện đơn hàng với công ty từ nhiều năm nay vốn không tốt đẹp.
Năm 2014, lãnh đạo Amazon và các công nhân tại kho hàng lớn nhất Nevada diễn ra mâu thuẫn và phải nhờ đến sự phán quyết của Tòa án tối cao Mỹ. Theo đó, các công ty trong kho hàng này đâm đơn kiện Amazon bởi quá trình kiểm tra quá nghiêm ngặt, tại nhiều chốt an ninh trong kho hàng với mục đích tránh xảy ra trộm cắp. Những người này cho rằng, việc kiểm tra rất tốn thời gian, và họ cần được trả lương cho những giờ chờ đợi đó.
Một số công nhân khác thì phàn nàn về sự không thoải mái khi nhiệt độ cao trong nhà kho và môi trường làm việc cực kỳ áp lực. Năm 2011, công nhân cũng nói rằng phải làm việc trong nhà kho quá nóng và một vài người phải đi bệnh viện.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét