Chủ tịch tập đoàn San Miguel nhận định trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ bia tại Việt Nam tăng trưởng ít nhất là 10%/năm - gấp 5 lần Philippines, Việt Nam có thể cần một điểm tựa vững chắc để tăng trưởng ngành bia trong nước.
Sắp tới, San Miguel - tập đoàn lớn nhất của Philippines dự kiến sẽ đầu tư 34 tỷ USD vào một loạt dự án trong đó có 1 nhà máy lọc dầu, 1 tổ hợp luyệt thép và 1 nhà máy khi thác năng lượng sóng biển. Theo chủ tịch San Miguel - Ramon Ang, tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ tại Philippines là động lực để công ty mở rộng các thương vụ đầu tư.
Đặc biệt, tập đoàn này đang tiến hành "định giá và có thể sẽ đề nghị mua lại" công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn ( SABECO ), ông Ramon Ang trả lời phóng viên Bloomberg hôm 31/3 cho biết. Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ bia tại Việt Nam tăng trưởng ít nhất là 10%/năm - gấp 5 lần Philippines, Việt Nam có thể cần một điểm tựa vững chắc để tăng trưởng ngành bia trong nước.
"Công ty chúng tôi đang hoạt động rất ổn định", chủ tịch San Miguel chia sẻ. Tại Philippines, cứ mỗi 10 chai bia được bán ra thì có 9 chai là thuộc tập đoàn này. Chủ tịch Ang chỉ ra tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thường xuyên của công ty mỗi năm lũy kế 20%. Ông cũng cho biết kể từ năm 2008 khi công ty mở rộng đầu tư theo chiều ngang vào các ngành như thu phí đường bộ và khoáng sản, tổng tài sản của công ty đã tăng gấp gần 4 lần. Ông dự đoán trong năm nay lợi nhuận công ty sẽ tăng ít nhất 20% lên khoảng 1,2 tỷ USD.
Với 40% thị phần trong nước, SABECO là hãng bia lớn nhất Việt Nam. Chính phủ đã chấp thuận cho SABECO thuê một bên thứ 3 làm nhiệm vụ cố vấn bán lại cổ phần cho công ty trong năm nay. Trước San Miguel, Heineken, Anheuser-Busch InBev và Asahi Group Holdings là 3 trong số 7 công ty nước ngoài đã đề nghị mua lại cổ phần của SABECO.
Chủ tịch Ang cho biết đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng của SMC Global Power Holdings Corp (một công ty thuộc tập đoàn San Miguel) có thể bị đẩy đến quý III. Tháng 1/2014, tập đoàn đã từng tuyên bố sẽ bán 49% cổ phần của công ty này.
Tuy nhiên, chiến lược mở rộng ra ngoài ngành thực phẩm và đồ uống của ông Ang đã không gây được hiệu ứng tức thời lên cổ phiếu San Miguel. Mặc dù kể từ đầu năm đến nay cổ phiếu này đã tăng 13% (sau khi tăng 85% vào năm 2016 một phần nhờ vào khoản lợi nhuận từ việc bán tài sản mảng viễn thông), cổ phiếu San Miguel đã ở dưới mức trung bình của thị trường chứng khoán Philippines trong suốt 6/10 năm qua kể từ năm 2007 - thời điểm ông Ang nhận được sự chấp thuận mở rộng hoạt động từ cổ đông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét