Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

50 doanh nghiệp lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam được kiểm toán bởi những công ty kiểm toán nào?

50 doanh nghiệp lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam được kiểm toán bởi những công ty kiểm toán nào? 

50 doanh nghiệp lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam được kiểm toán bởi những công ty kiểm toán nào?
Hiện tại hầu hết các doanh nghiệp niêm yết và giao dịch trên Upcom đều đã công bố báo cáo tài chính năm 2016 đã được kiểm toán.
Thống kê của chúng tôi tại 50 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường cho thấy nhóm Big 4 – tức 4 công ty kiểm toán hàng đầu là E&Y, KPMG, Deloitte và PwC – chiếm thị phần áp đảo khi tiến hành kiểm toán cho 41 doanh nghiệp. 9 doanh nghiệp còn lại được kiểm toán bởi 8 công ty kiểm toán trong nước.
Mặc dù đứng trong Big 4 nhưng PwC cũng chỉ kiểm toán cho duy nhất 1 công ty là Novaland Group. Trong khi đó, E&Y kiểm toán cho 17 công ty, KPMG kiểm toán 13 công ty và Deloitte kiểm toán 10 công ty. Tính trên phạm vi cả thị trường chứng khoán thì số hợp đồng kiểm toán của PwC cũng khá ít so với các doanh nghiệp kiểm toán còn lại.
Những công ty lựa chọn Big 4 trong Top 50 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán
Doanh nghiệp có quy mô lớn nhất không lựa chọn Big 4 để kiểm toán là Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), được kiểm toán bởi công ty UHY ACA.
Những công ty không lựa chọn Big 4 trong Top 50 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán.

Bí quyết để trở thành một salesman siêu cấp: Hãy đến văn phòng mỗi ngày, và sẵn sàng bị đuổi việc bất cứ lúc nào!

Từ vị trí salesman thấp nhất, một quân nhân dã vươn lên vị trí giám đốc phụ trách vùng Đông Nam Á của một tập đoàn. Bí quyết của ông là đến công ty mỗi ngày và làm việc như thể mình sắp bị đuổi. 

Bí quyết để trở thành một salesman siêu cấp: Hãy đến văn phòng mỗi ngày, và sẵn sàng bị đuổi việc bất cứ lúc nào!
Chúng tôi xin giới thiệu bài viết "Động lực từ nỗi sợ" của Chuyên gia tư vấn và đào tạo Kỹ năng Bán hàng/Quản lý Bán hàng​ Đỗ Xuân Tùng. Mời độc giả đón đọc.

Giám đốc phụ trách vùng Đông Nam Á của tập đoàn X là một người nổi tiếng. Ông vốn là một quân nhân trong quân đội Mỹ. Năm gần 30 tuổi, ông ra khỏi quân đội và bắt đầu phải lo tìm kiếm công việc để nuôi sống gia đình.
Áp lực đè lên vai ông là rất lớn vì ông phải dần làm quen với các kỹ năng của cuộc sống dân sự, trong khi ông lúc bấy giờ chỉ biết kỷ luật của người lính và các kỹ năng chiến đấu. Tuy nhiên, may mắn làm sao, kỷ luật tạo nên tinh thần chiến đấu của người lính hóa ra lại rất phù hợp với môi trường sales mà ông thi vào.
Tuy lúc ra khỏi quân đội ông đang là cấp chỉ huy, nhưng ở công việc mới, ông bắt buộc phải đi từ vị trí của một salesman tầng thấp nhất.
Ông luôn cho rằng mình kém, và sợ rằng mình sẽ bị đuổi việc nếu số lượng hay chất lượng công việc của mình không bằng người khác. Ông chỉ có một cách bù lại là phải nhiệt tâm, chăm chỉ làm lụng, người khác cày 10h/ngày thì ông cày 12 - 13h/ngày. Người khác nghỉ ngơi khi có cơ hội, còn ông thì luôn dành thời gian cho làm việc.
Tới lúc tôi gặp ông thì đã thấy ông chuyển hẳn vào ở ngay trong công ty để đỡ mất thời gian đi lại. Thời gian biểu của ông là ngủ dậy lúc 5h sáng, tập thể dục tới 7h, sau đó ăn sáng và vào làm việc từ 8h. Từ 8h tới 18h, ông làm việc tại công ty, có thể mang việc về nhà làm thêm tới 20-21h. Sau đó ngủ lúc 22h để sáng hôm sau lặp lại lịch sinh hoạt nói trên.
Khi được hỏi tại sao trong thời gian ngắn ông có thể đạt thành tích lớn tới mức mà ông cũng khó hình dung lúc mới bắt đầu, ông có liệt kê cho chúng tôi nghe 10 điều. Trong đó, điều số 10 là: "Come to office everyday, ready to be fired!"
"Hãy đến văn phòng mỗi ngày, và sẵn sàng bị đuổi việc bất cứ lúc nào (nếu bạn làm không tốt)!"

Ảnh: Cò đất tháo chạy vì siêu dự án bất động sản 6 tỷ USD Saigon Peninsula “bất động”

Khu công viên Mũi Đèn Đỏ và nhà ở đô thị (tên thương mại là Saigon Peninsula) tại phường Phú Thuận quận 7 TP HCM hiện đang “bất động” sau khi ký kết đầu tư 6 tỷ USD và triển khai thi công một số hạng mục. 

Ảnh: Cò đất tháo chạy vì siêu dự án bất động sản 6 tỷ USD Saigon Peninsula “bất động”
Tại Khu đô thị Nam Sài Gòn, UBND TP HCM đã chấp thuận cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninsula làm chủ đầu tư dự án Khu công viên Mũi Đèn Đỏ và nhà ở đô thị (Saigon Peninsula) tại phường Phú Thuận quận 7 với quy mô 118 ha. Dự án đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.
Ngày 26/8/2016, HĐND TPHCM khóa VIII cũng thông qua tờ trình về việc xét thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất, dự án có đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ trên địa bàn TPHCM. Trong danh mục này có dự án công viên và khu nhà ở đô thị ở Mũi Đèn Đỏ, quận 7.
Được biết Tập đoàn Sài Gòn Peninsula có vốn điều lệ 18.000 tỷ đồng do ông Nguyễn Minh Tuấn là chủ sở hữu đồng thời là người đại diện pháp luật. Vào tháng 8/2016, một đối tác của Tập đoàn Sài Gòn Peninsula là Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã công bố việc ký kết với các nhà đầu tư nước ngoài gồm Pavilion Group và Genting Group để phát triển siêu dự án này.
Với tổng vốn đầu tư dự kiến 6 tỷ USD, các nhà đầu tư sẽ phát triển Saigon Peninsula với 2 phân khu chính là: khu công viên hỗn hợp đa chức năng với tổng diện tích 82,1 ha, chiếm 69,7% diện tích dự án. Phân khu ở đô thị với tổng diện tích 35,7 ha, chiếm 30,3% diện tích dự án.
Loại hình đầu tư dự án Saigon Peninsula bao gồm công viên sinh thái, khu căn hộ cao cấp, khách sạn 5 sao, khu triển lãm, hội nghị sang trọng, khu bảo tàng, khu biệt thự villa cao cấp, khu nhà phố cao cấp và khu bến cảng du thuyền đẳng cấp trên sông Sài Gòn.
Sau khi kí kết, Saigon Peninsula đã được chủ đầu tư khởi công tuy nhiên theo ghi nhận thực tế ở thời điểm cuối tháng 5/2017, tại khu đất dự án hiện không có hoạt động xây dựng nào diễn ra.
Bên trong khu vực dự án chỉ thấy các bãi tập kết vật liệu nhưng lại vắng bóng công nhân. Các phương tiện phục vụ cho công tác thi công cũng “án binh bất động”.
Trao đổi với chúng tôi, anh Định, một người dân gần khu vực cho biết: “Từ cuối năm 2016 đến nay chưa thấy phương tiện vận chuyển vật liệu hoạt động trở lại. Trước đây chỉ thấy công nhân làm việc chủ yếu là đắp mấy con đường và làm bờ kè chứ chưa thấy xây dựng gì”.
Ngay sau khi thông tin dự án Sài Gòn Peninsula ra đời, nhiều “cò” môi giới bất động sản cũng nhanh tay chạy về khu vực để tìm kiếm khách hàng. Nhưng hiện nay không còn cảnh “cò” đất xuất hiện với những khẩu hiệu: “Saigon Penisula sẽ làm tăng giá trị sinh lời cho các dự án lân cận, cư dân hiển nhiên được hưởng lợi trực tiếp trọn tiện ích chuẩn quốc tế tại khu đô thị sinh thái 118ha, du thuyền, casino, khu thương mại quốc tế đẳng cấp nhất từ trước đến nay …”.
Không chỉ môi giới, một số người dân có nhu cầu bán đất tại khu vực này cũng không bỏ qua cơ hội để tăng sự chú ý cho khu đất của mình.
Thế nhưng, giờ đây người dân cũng không còn mặn mà với siêu dự án Saigon Penisula. Bởi dù đã triển khai xây dựng 1 năm nhưng dự án chưa thấy hình thành và chưa biết lúc nào mới hoàn thành.
Trong khu đất dự án được người dân tận dụng chăn nuôi heo rừng và trồng dừa nước
Được biết UBND TP HCM vừa giao Sở Quy hoạch Kiến trúc phối hợp với UBND các quận, huyện đánh giá việc thực hiện quy hoạch hiện nay của các địa phương.
Qua đó, đề xuất điều chỉnh những khu vực quy hoạch còn vướng mắc, không khả thi, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân tại khu vực, thuộc các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 trên địa bàn thành phố.
Siêu dự án Sài Gòn Peninsula chắc chắn cũng không nằm ngoài danh sách ra soát lần này.

Điều chỉnh quy hoạch Bệnh viện quốc tế Hà Đông, mở đường cho Aeon Mall

Ngày 26/5, UBND TP Hà Nội ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết Bệnh viện Quốc tế Hà Đông và Trung tâm thương mại, tỷ lệ 1/500 (điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Bệnh viện Quốc tế Hà Đông), địa điểm tại phường Dương Nội, quận Hà Đông. 

Điều chỉnh quy hoạch Bệnh viện quốc tế Hà Đông, mở đường cho Aeon Mall
Theo đó, quy mô tổng diện tích khu đất nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 16,55 ha (khoảng 166.494 m2). Trong đó, diện tích đất y tế (Bệnh viện Quốc tế Hà Đông) khoảng 71.124 m2; diện tích đất công cộng đô thị (Trung tâm thương mại) khoảng 95.370 m2; quy mô giường bệnh là tối đa 600 giường bệnh.
Về bố cục không gian kiến trúc cảnh quan, khu đất Bệnh viện Quốc tế Hà Đông và Trung tâm thương mại nằm trong phân khu đô thị S4 thuộc chuỗi đô thị mở rộng phía Tây Thành phố Hà Nội kết nối với các tuyến đường chính của khu vực và các dự án đầu tư lân cận.
Tổng thể dự án được phân thành 2 khu vực chức năng chính bao gồm đất y tế (Bệnh viện Quốc tế Hà Đông) và đất công cộng đô thị (Trung tâm thương mại). Các khu vực chức năng được tổ chức theo định hướng đảm bảo quy chuẩn quy hoạch, giao thông phân tách rõ ràng, tận dụng không gian xanh, và thuận tiện phân kỳ triển khai.
Bệnh viện quốc tế Hà Đông gồm các khu chức năng như khu phòng khám đa khoa, ngoại trú, điều trị tích cực, khu hành chính, hậu cần, đào tạo, khu điều trị nội trú và kỹ thuật nghiệp vụ, khu phục hồi chức năng và hạ tầng kỹ thuật và đường giao thông nội bộ.
Các phân khu chức năng được tổ chức theo hướng gọn chặt, độc lập về chức năng sử dụng song vẫn liên kết với nhau thông qua các trục, tuyến đường giao thông trong khu đất tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động quản lý và khai thác đồng thời tạo lập các không gian kiến trúc cảnh quan phong phú.
Trung tâm thương mại gồm 01 ô đất quy hoạch ký hiệu CCĐT, các khu chức năng được tổ chức thuận tiện tiếp cận với các tuyến đường chính xung quanh. Hệ thống đường nội bộ với trục chính là trục giao thông cơ giới được kết hợp với các trục đường nhánh hạn chế phương tiện vận hành để tránh xung đột giao thông, các lối vào bố trí vịnh đậu xe.
Bệnh viện quốc tế Hà Đông được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long (BIM Group) ngày 6/6/2008. Do đó, theo nhận định của các chuyên gia bất động sản, đây được xem là động thái mở đường cho nhà bán lẻ Nhật Bản Aeon Mall triển khai trung tâm mua sắm thứ 2 tại TP Hà Nội.
Trước đó, hồi tháng 3, sau khi ký kết biên bản ghi nhớ với UBND TP Hà Nội, Aeon Mall cũng đã ký thoả thuận hợp tác đầu tư với BIM Group để phát triển trung tâm mua sắm thứ 2 tại quận Hà Đông.
Theo thông tin từ BIM Group, Aeon Mall Hà Đông sẽ nằm trên khu đất có diện tích 16,7 ha do Công ty làm chủ đầu tư. Trong đó, Aeon Mall có tổng diện tích đất 9,5 ha. Dự án sẽ được khởi công ngay trong năm 2017, dự kiến khai trương cuối năm 2019 và trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn nhất Việt Nam.
Điểm nhấn của dự án là khu để xe có sức chứa vài nghìn ô tô - theo đó AEON Mall Hà Đông sẽ có vai trò như điểm trung chuyển giữa khu vực Tây Nam Hà Nội với các quận trung tâm, kết nối với hệ thống đường vành đai mở rộng, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa và Hòa Lạc - Kim Mã, và tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Tin từ UBND quận Hà Đông cho biết ngày 7/4 vừa qua, Ban thực hiện cưỡng chế UBND quận Hà Đông và UBND phường Dương Nội đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 7 hộ gia đình, cá nhân có đất nằm trong quy hoạch dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Quốc tế Hà Đông thuộc phường Dương Nội.
Theo Quyết định số 4196/QĐ-UBND ngày 18/8/2009 của UBND thành phố Hà Nội, dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Quốc tế Hà Đông có tổng diện tích là 167.217 m2, liên quan đến 308 hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp và 01 tổ chức là Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển Sông Đáy.
Trong đó, 301 hộ gia đình, cá nhân đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng để thi công dự án với diện tích 161.876,7 m2, còn 07 hộ chưa nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và chưa bàn giao mặt bằng cho Nhà nước thi công dự án với diện tích 2.890,8 m2. Toàn bộ diện tích này chủ yếu các hộ trồng rau màu, một số không trồng trọt, không có công trình trên đất.

Đồ thị hình sin cuộc đời chủ thương hiệu Gimiko: 30 tuổi là triệu phú, tứ tuần trắng tay, tuổi 50 dựng đế chế đồng hồ lớn nhất Việt Nam

Sinh ra trong gia đình nghèo khó nhưng 30 tuổi đã trở thành triệu phú rồi năm 40 tuổi lại trắng tay và năm 50 tuổi lại một lần nữa vang danh cả nước. Cuộc đời như đồ thị hình Sin này là của ông Lê Trung Hiếu, ông chủ hãng đồng hồ Gimiko ngày nay.

    Đồ thị hình sin cuộc đời chủ thương hiệu Gimiko: 30 tuổi là triệu phú, tứ tuần trắng tay, tuổi 50 dựng đế chế đồng hồ lớn nhất Việt Nam
    Ông Lê Trung Hiếu sinh năm 1938 trong một gia đình có 7 anh em, ông Hiếu là anh cả. Nhà nhiều miệng ăn, tất cả đều trông cậy vào nghề khâu giày của bố. Để đỡ đần chi phí cho gia đình, Lê Trung Hiếu phải đi làm công từ nhỏ, đồng thời xin miễn học phí để được đến trường.
    Năm 17 tuổi, Lê Trung Hiếu học thêm nghề sửa đồng hồ để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Tư chất thông minh, chỉ sau 3 tháng ông đã lành nghề trong khi người bình thường phải mất tới 3 năm. Chia sẻ về bí quyết học hỏi của mình, ông nói: "Dù là nghề gì, muốn học cho giỏi, trước hết phải biết quan sát, xem người thầy cầm dụng cụ có hợp lý chưa, kế đến là xác định các thao tác đưa ra nhằm mục đích gì. Thứ 3 phải sử dụng dụng cụ thật nhuần nhuyễn. Cuối cùng, cải tiến cho tinh gọn những gì đã quan sát."
    Tuy nhiên, nghề sửa đồng hồ chưa khiến ông Hiếu gặt hái được bất kỳ thành công nào. Một ngày, ông bị bố gọi tới và chê ngần ấy tuổi đầu rồi vẫn chưa làm nên trò trống gì. Nổi máu tự ái, Lê Trung Hiếu quyết định ra đi xây dựng sự nghiệp.
    Cảm thấy không cạnh tranh được ở đất Sài Gòn, Lê Trung Hiếu tìm tới miền Trung nắng gió và nhanh chóng cảm nhận được cơ hội làm giàu ở miền đất này. Khi đó, khu vực miền Trung tiêu thụ rất mạnh những mặt hàng nhu yếu phẩm, nhưng khâu phân phối kém khiến hàng hóa lúc nào cũng trong tình trạng khan hiếm. Vậy là, ông bèn đứng vào khâu phân phối, mua đi bán lại hàng hóa, lấy của người có bán cho người cần và hưởng lãi chênh lệch.
    Chỉ sau vài năm, doanh nhân trẻ Lê Trung Hiếu đã có trong tay bạc triệu, có xe hơi riêng, nổi danh cả vùng Trung Bộ. Đến năm 30 tuổi, ông trở thành một trong những người giàu nhất giới doanh nhân Việt Nam lúc bấy giờ.
    Là người nhạy cảm, đại gia trẻ ấy sớm nhận ra ngưỡng của sự thăng tiến. Khi tiền đồ đạt đến đỉnh cao, khi công việc làm ăn vẫn đang thuận lợi, Hiếu nhận ra thị trường miền Trung đang đến độ bão hòa cùng với những biến động thời cuộc sẽ xẩy ra. Hiếu trở về Sài Gòn năm 1969.
    Trở lại thành phố cạnh tranh khốc liệt, Lê Trung Hiếu vẫn tìm ra được cách kinh doanh thành công. Nhận thấy con đường Tạ Thu Thâu nối đường Nguyễn Trung Trực qua chợ Bến Thành, lượng người qua đây chủ yếu đi sắm vải. Vậy là, ông mạnh dạn thuê nhà ở Tạ Thu Thâu để kinh doanh vải ngoại nhập và nội địa các loại, dần dần, biến con đường Tạ Thu Thâu trở nên sầm uất, đông đúc kẻ mua người bán.
    Chủ thương hiệu Gimiko nức tiếng một thời: 30 tuổi đã là triệu phú, tuổi 40 lâm cảnh trắng tay, 50 tuổi xây dựng nên đế chế đồng hồ lớn nhất Việt Nam - Ảnh 1.
    Đường Tạ Thu Thâu ngày ấy- Lưu Văn Lang bây giờ
    Thế nhưng, một lần nữa khi sự cạnh tranh tăng cao, lợi nhuận không còn hấp dẫn như trước, Lê Trung Hiếu lại từ bỏ kinh doanh vải. Lần này, ông tham gia thành lập Công ty Thực phẩm Hà Tiên, kinh doanh xuất nhập khẩu thủy hải sản sang Nhật. Nhưng trong lần thứ 3 lập nghiệp này, Lê Trung Hiếu lại phải nhận trái đắng, lần đầu tiên doanh nghiệp của ông phải phá sản do nhân sự xáo trộn, môi trường kinh doanh khó khăn, doanh nghiệp của ông không bắt kịp với những thay đổi thời cuộc.
    Từ đại gia trở nên trắng tay, nhưng nhờ tuổi vẫn còn trẻ, ông vẫn có cách làm lại từ đầu bằng một hiệu sửa chữa đồng hồ nhỏ trên đường Bùi Thị Xuân, kiếm sống qua ngày.
    Chỉ được một thời gian ngắn, bất ngờ lại ập đến với gia đình ông. Năm 1978, toàn bộ tài sản, nhà cửa, vốn liếng của ông bị tịch biên trong đợt cải tạo tư sản. Cả gia đình ông phải rời bỏ thành phố để đến với vùng kinh tế mới tại Sông Bé, tiếp tục làm lại từ đầu.
    Tại vùng kinh tế mới, ông Hiếu làm công cho một anh thợ sửa đồng hồ khác vì đồ nghề sửa đồng hồ cũ đã bị tịch thu. Được ít lâu, với đồng tiền ky cóp được, ông mua đồ nghề và... ra riêng. Những năm đầu giải phóng, đặc biệt là ở vùng kinh tế mới, cái ăn còn khó, nói chi đến... đồng hồ đeo tay. May mắn là nơi ông ở gần một doanh trại bộ đội. Hầu như anh bộ đội nào cũng có đồng hồ, đa số là đồng hồ Liên Xô, vậy là ông có mối đều đều.
    Với tay nghề của mình, ông Hiếu nổi tiếng đến độ hầu như mọi người có đồng hồ ở vùng kinh tế mới này đều là khách hàng của ông. Khách hàng "mê" ông vì ông trân trọng, nâng niu đồng hồ của khách và sửa chúng một cách say mê. Thêm vào đó, ông bắt bệnh nhanh, chính xác, từng động tác tháo ráp, gắp vít, chấm dầu đều gọn, dứt khoát, không thừa.
    Danh tiếng bay xa, ông được một công ty quốc doanh chuyên sản xuất đồng hồ ở Sài gòn mời về phụ trách kỹ thuật, làm cửa hàng trưởng tại Quận 1. Năm 1986, Nhà nước có chủ trương mở cửa, ông cảm nhận được thời cơ đã đến và xin ra làm ăn riêng. Mất thêm 4 năm thai nghén, đến năm 1990, ông cho ra đời thương hiệu đồng hồ Gimiko.
    Gimiko ra đời đánh dấu lần đầu tiên trên thị trường Việt Nam xuất hiện loại đồng hồ treo tường với những nét hoa văn “cây nhà lá vườn” của gỗ mít. Tất cả các công đoạn chủ yếu là thủ công nhưng chất lượng và hình thức ngang ngửa với đồng hồ Tây, còn về giá cả thì ăn đứt.
    Người tiêu dùng ngỡ ngàng và hồ hởi đón nhận loại đồng hồ có kiểu chuông bằng tiếng Việt, tiếng gà gáy cùng những mẫu mã đa dạng, độc đáo. Những sáng tạo này đã giúp Gimiko có được vị trí danh dự trên thị trường.
    Nhưng thương trường như chiến trường, chỉ được vài năm, hàng loạt cơ sở đồng hồ khác ra đời, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là tình trạng ăn cắp bản quyền, ăn cắp mẫu mã diễn ra rất mạnh trong khi thời bấy giờ chuyện bảo hộ quyền sở hữu gần như không tồn tại. Trước tình hình đó, Gimiko đã phải sáng tạo ra nhiều mẫu mã, kiểu dáng khác nhau. Ông Lê Trung Hiếu cho rằng, tình trạng ăn cắp bản quyền chính là động lực để mình sáng tạo hơn nữa.
    Đổi lại, sự sáng tạo đó đã đem về cho Gimiko hơn 60% thị phần đồng hồ ở Việt Nam. Ông Hiếu từng nói: "Đó là ý nghĩa trong công việc. Còn một hơi thở trong cuộc đời thì đó cũng là hơi thở của công việc và sáng tạo."

    Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

    Tâm sự của 9x du học Hàn Quốc: Sấp mặt rửa 2.000 bát đĩa/ca làm thêm, về nước bị hỏi: "Mang được nhiều tiền về không?"

    Câu hỏi vô tâm của hàng xóm, bạn bè khiến Tuyết Nhung cảm thấy tủi thân vô cùng. Họ đâu biết rằng, đông cũng như hè, Nhung phải rửa khoảng 2.000 cái đĩa, chưa kể cốc, chén, thìa, đũa mỗi buổi làm thêm để có tiền trang trải sinh hoạt phí và học phí bên Hàn. Vất vả vô cùng! 

    Tâm sự của 9x du học Hàn Quốc: Sấp mặt rửa 2.000 bát đĩa/ca làm thêm, về nước bị hỏi: "Mang được nhiều tiền về không?"
    "Đến với Hàn Quốc, xa gia đình, bắt đầu một cuộc sống không có bố mẹ ở bên, mất gì... và được gì?".
    Trần Tuyết Nhung (sinh năm 1997, tại Thái Nguyên) tự hỏi mình như thế trước khi đặt bút viết những dòng tâm sự rất thật về đời sống du học khó khăn của mình tại Hàn đang gây bão dư luận những ngày qua.
    Trong bài viết thu hút hàng ngàn lượt like trên mạng xã hội, Nhung đã kể những câu chuyện chân thật về nỗi vất vả của một sinh viên Việt xa xứ, mà không phải bạn trẻ nào cũng đủ dũng cảm để nhìn thẳng vào sự thật ấy khi đã mang cái mác "du học sinh".
    Nhưng điều khiến Nhung tủi thân nhất không phải là chuyện làm thêm vất vả kiếm tiền đóng học phí bên Hàn, cũng chẳng phải là một ngày dài chân tay mỏi rũ rượi trở về căn phòng trống trải chỉ có một mình với 4 bức tường lặng lẽ... mà Nhung muốn bật khóc thật to vì sau những vất vả ấy, đổi lại là câu hỏi vô tâm của nhiều người: "Du học bên đó, có mang được nhiều tiền về không cháu?".
    Tâm sự của 9x du học Hàn Quốc: Sấp mặt rửa 2.000 bát đĩa/ca làm thêm, về nước bị hỏi: Mang được nhiều tiền về không? - Ảnh 1.
    Tuyết Nhung, nữ du học sinh đang gây sốt với tâm sự du học Hàn không như mơ.
    Nhung đang là sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế của trường ĐH Kyonggi, thành phố Suwon, tỉnh Kyonggi (cách Seoul 1 giờ tàu điện).
    Rửa bát thuê 7.000 won/h, tiền học đã là 6.500 won/h
    Nhung là con gái thứ 2 trong gia đình có 2 anh em. Bố mẹ Nhung có cửa hàng buôn bán nhỏ tại nhà. Anh trai đã ra trường và làm công nhân. Kinh tế gia đình Nhung không thuộc hàng dư dả vì thế, bố mẹ cô chỉ có khả năng lo cho con gái tiền học phí và tiền ở ktx tại Hàn trong năm học đầu tiên.
    Từ học kỳ thứ 2, cô gái Việt tự kiếm tiền trang trải cho cuộc sống du học tại Hàn. Để tồn tại ở nơi không người thân, Nhung nếm trải đủ mùi vị của lao động tay chân, ánh nhìn màu hồng của cô về một đất nước Hàn Quốc có trong phim Hàn, nhạc Hàn, idol, Kpop... sụp đổ.
    Nhung kể: "Mình đi rửa bát thuê cho một quán ăn, lương 7.000 won/h thì tiền học đã là 6,5.000 won/h rồi. Mỗi lần đến kì đóng tiền thì mình vay mượn các kiểu để chứng minh tài chính rồi đóng học phí đến sấp mặt. Mình cứ vay rồi làm tháng sau trả lại, thế chả biết bao giờ mới hết nợ. Đi làm về mệt chỉ kịp tắm rửa ăn uống rồi ngủ, bài vở có khi chả thèm động đến. Cuối tuần là thời gian duy nhất không phải đến trường, mình làm thêm từ sáng đến đêm. Mùa đông, có hôm tuyết rơi dày vẫn phải mò dậy đi làm trong khi đứa bạn cùng phòng vẫn đang yên giấc, thật sự lúc ấy chỉ muốn khóc".
    Tâm sự của 9x du học Hàn Quốc: Sấp mặt rửa 2.000 bát đĩa/ca làm thêm, về nước bị hỏi: Mang được nhiều tiền về không? - Ảnh 2.
    Đây là chồng bát đĩa cao ngất mà Nhung phải rửa sạch mỗi buổi làm.
    Mỗi buổi làm, Nhung rửa trung bình khoảng 2.000 cái đĩa, chưa kể cốc, chén, thìa, đũa.
    Sau hơn 8 tháng gắn bó với "nghề" rửa bát thuê, tiền công của Nhung hiện tại đã tăng lên. Cô bạn được trả 7.200 won/h làm việc. Khi được chủ quán ngỏ ý chuyển cô sang khâu chạy bàn cho đỡ vất vả, Nhung từ chối vì: "Lương rửa bát cao hơn lương chạy bàn, phần vì mình làm công việc này cũng khá lâu rồi, lúc đông khách mệt kinh khủng, áp lực lắm, nhưng nghĩ thấy mình gắn bó được với nó mấy tháng trời rồi bỏ đi lại tiếc".
    "Nói chung du học tự túc nó có nhiều cái hay nhưng bù lại cũng mệt mỏi vất vả lắm, bạn nào chuẩn bị đi thì cứ suy nghĩ cho kĩ vào không lại hối hận đấy", Nhung đúc kết từ thực tế của chính mình.
    Nhìn cái dáng nhỏ xíu của nữ du học Việt từ sáng đến đêm quần quật trong bếp làm sạch những chồng bát đũa bẩn của quán ăn, giọt mồ hôi lấm tấm trên trán chẳng có thời gian lau khô, một thân một mình co ro trong mùa đông rét mướt đến chỗ làm thêm... ít ai nghĩ, chỉ 19 tháng trước thôi, cuộc sống của cô bạn hoàn toàn khác - một cuộc sống có bố mẹ.
    Nhưng khi sống trong sự bảo bọc, Nhung lại muốn được "tháo củi sổ lồng". Cô bạn từng gọi cuộc sống êm đềm của mình là "một cuốn băng được lập trình sẵn và ngày nào cũng phát đi phát lại với những chủ đề quen thuộc" và khao khát phá bỏ nó mạnh mẽ hơn bao giờ hết sau khi học xong cấp 3.
    Tâm sự của 9x du học Hàn Quốc: Sấp mặt rửa 2.000 bát đĩa/ca làm thêm, về nước bị hỏi: Mang được nhiều tiền về không? - Ảnh 3.
    Nơi làm việc của Tuyết Nhung khi du học tại Hàn.
    Nhung hồi tưởng: "Năm cuối cấp, các bạn cùng khối, lớp chọn thì hướng đến các trường ĐH. Ở lớp đại trà, học sinh chủ yếu là đi làm công nhân, vài ba đứa lập gia đình, hoặc về mở cửa hàng cửa hiệu, ở nhà giúp bố mẹ kinh doanh... Mình, thời điểm đó, muốn làm một điều khác biệt nên quyết định du học Hàn. Đúng ngày sinh nhật lần thứ 18, lịch bay đã được lên sẵn sau ngày nhận visa khoảng 3 tuần. Khoảnh khắc ngồi trong phòng chờ bay nhớ lại giây phút rưng rưng nước mắt chào tạm biệt gia đình, bạn bè, người thân để bắt đầu chuyến đi xa đầu tiên trong đời mình, suốt 18 năm trời, đó là lần đầu tiên mình muốn thời gian chậm lại một phút thôi...".
    Báo tin về nước không ai ra đón, chỉ thấy hỏi quà
    Khi du học rồi, Nhung mới có cơ hội nhìn cuộc sống đa chiều hơn. Cô bạn nhớ mãi cái lần mình đăng status thông báo còn vài ngày nữa là về Việt Nam ăn Tết. Chờ mòn răng, Nhung chẳng nhận được lời hỏi thăm sức khỏe, nói thương nhớ hay hỏi có ai đón chưa mà chỉ toàn những comment kiểu như: "Nhớ mua quà cho tao đấy", "Không có quà thì đừng về", "Mày bảo mua gì cho tao đừng có quên nha"...
    Chưa hết, khi Nhung vừa đặt chân về đến nhà, hàng xóm với họ hàng đến thăm cũng chẳng mấy ai hỏi han chuyện học hành, đời sống ra sao mà toàn "auto" hỏi: "Có mang được nhiều tiền về không cháu?".
    Họ đâu biết, khi nghe những câu hỏi ấy, Nhung tủi thân chỉ muốn bật khóc thật to.
    "Không chỉ riêng mình, mà tất cả bạn bè mình sống bên này cũng chung cảnh đó. Mình không có ý kể khổ để một số người nói: Khổ thế đi làm gì để rồi kêu ca?, mình chỉ muốn truyền cho các bạn đi sau một chút trải nghiệm, để các bạn không bị bỡ ngỡ khi bước chân sang đây, không bị "vỡ mộng" như những người đi trước không có kinh nghiệm", Nhung nói.
    Cô bạn tiếp lời: "Các bạn ở nhà phải hiểu rằng, chúng mình bên này kiếm tiền khá vất vả, chưa kể học phí và các chi phí sinh hoạt vô cùng đắt đỏ, điều kiện để mua quà cáp khi về Việt Nam cho tất cả mọi người là không thể.
    Không biết các bạn đòi quà ý thật hay trêu, nhưng các bạn nói chung và bản thân mình nói riêng đều cảm thấy chạnh lòng khi nghe những câu nói đó. Còn hàng xóm, anh em hỏi "Mang được nhiều tiền về không cháu?", câu này mình và bố mẹ mình nghe hằng ngày.
    Bố mẹ mình rất hiểu mình, thậm chí thương con vất vả, bảo mình làm ít thôi vì thể trạng yếu, nếu không đủ khả năng bố mẹ sẽ hỗ trợ. Mình chỉ cần vậy thôi, bố mẹ hiểu con, chia sẻ với con cái là rất vui và hạnh phúc rồi, người ngoài nói gì cũng không còn quan trọng nữa".
    Tâm sự của 9x du học Hàn Quốc: Sấp mặt rửa 2.000 bát đĩa/ca làm thêm, về nước bị hỏi: Mang được nhiều tiền về không? - Ảnh 4.
    Tuyết Nhung cảm thấy tủi thân vô cùng với câu hỏi: "Đi du học, có mang được nhiều tiền về không cháu?".
    Với những du học sinh nặng gánh cơm áo, gạo tiền như Nhung, việc học trong hoàn cảnh ấy dễ bị xem nhẹ và nhiều bạn sẽ có tâm lý: "Học hay không không quan trọng, chỉ cần đến lớp thôi là được".
    Hỏi Nhung điều này có làm mất ý nghĩa của hai từ du học không? Cô bạn đáp gọn lõn: "Bỏ nhiều công sức ra để kiếm tiền học như vậy, phải học sao cho xứng đáng chứ!".
    Nhung cho biết, giai đoạn cô lao vào làm thêm không kể ngày đêm là lúc còn đang học tiếng Hàn. Hiện tại, cô bạn đã học lên chuyên ngành. Trong quá trình học, 9X được nhiều giáo sư quan tâm giúp đỡ, như được tiếp thêm động lực rất nhiều.
    Nhìn lại chặng đường đã qua, Nhung không hề hối hận vì ngày ấy đã quyết định "ném mình ra cuộc sống bình yên".
    "Nhiều lúc cũng mệt mỏi, stress nặng vì việc học, việc làm, đủ thứ việc cộng lại, lúc đó nhớ nhà, nhớ bố mẹ lắm, nhất là đợt mới sang, mới đi làm. Nhưng dần rồi cũng quen, cũng thích nghi được, mình lại thấy yêu Hàn Quốc lắm. Dù gì, mình cũng đang được sống, làm việc tại một đất nước phát triển, hiện đại, văn minh và sạch sẽ. Hai năm sống tại Hàn, chưa bao giờ mình nghĩ sẽ từ bỏ nơi này", cô gái mạnh mẽ đáp.
    Hiện tại, cuộc sống của Nhung tại Hàn đã khá ổn định. Trung bình mỗi tháng, Nhung kiếm được khoảng 25 triệu đồng từ "nghề" rửa bát. Nếu chi tiêu cho cuộc sống bình thường thì thoải mái, nhưng học phí cao nên cô bạn phải dè sẻn và tính toán rất kỹ trong từng bữa ăn.

    Ma trận Eisenhower - Phương pháp quản lý thời gian hiệu quả của vị Tổng thống Mỹ

    Bạn nghĩ mình rất bận rộn, nhưng liệu có thực sự như vậy ? Hãy thử áp dụng phương pháp sắp xếp thời gian dưới đây của Cố Tổng thống Mỹ Eisenhower 

    Ma trận Eisenhower - Phương pháp quản lý thời gian hiệu quả của vị Tổng thống Mỹ
    Eisenhower là Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ, ông phục vụ hai nhiệm kỳ liên tiếp từ năm 1953 đến năm 1961.
    Trước khi trở thành Tổng thống, Eisenhower là vị tướng 5 sao trong quân đội Hoa Kỳ, từng là Tư lệnh tối cao của lực lượng đồng minh châu Âu trong Thế chiến II, và chịu trách nhiệm lập kế hoạch và tham gia chiến trường tại Bắc Phi, Pháp, và Đức.
    Ngoài ra, ông còn giữ chức Hiệu trưởng của Đại học Columbia, trở thành Tư lệnh tối cao đầu tiên của NATO, và bằng cách nào đó ông vẫn sắp xếp được thời gian để theo đuổi sở thích chơi golf và vẽ tranh sơn dầu của mình.
    Eisenhower có một khả năng phi thường trong việc duy trì năng suất làm việc của mình không phải chỉ trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng, mà là trong nhiều thập kỷ. Vì lý do đó, không ngạc nhiên khi mà các phương pháp quản lý thời gian, công việc và năng suất làm việc của ông đã được nhiều người bỏ công để nghiên cứu.
    Chiến lược làm việc hiệu quả nổi tiếng nhất của ông đã được đặt tên là Eisenhower Box (Ma trận Eisenhower) và đó là một công cụ ra quyết định đơn giản mà bạn có thể áp dụng ngay từ bây giờ.
    Ma trận Eisenhower: Phương pháp để trở nên năng suất hơn
    Áp dụng chiến lược của Eisenhower thực ra rất đơn giản. Hãy liệt kê những hoạt động và dự án bạn phải làm, kể cả những hoạt động không quan trọng nhưng làm mất thời gian của bạn tại nơi làm việc. Sau đó sắp xếp các hoạt động dựa trên tầm quan trọng và tính cấp thiết của chúng
    1. Khẩn cấp  quan trọng (nhiệm vụ cần phải làm ngay lập tức).
    2. Quan trọng nhưng không phải khẩn cấp (nhiệm vụ được lên kế hoạch để làm sau).
    3. Khẩn cấp nhưng không quan trọng (nhiệm vụ nên bàn giao cho người khác).
    4. Không khẩn cấp cũng không quan trọng (nhiệm vụ phải được loại bỏ).
    Ma trận Eisenhower - Phương pháp quản lý thời gian hiệu quả của vị Tổng thống Mỹ - Ảnh 1.
    Điều tuyệt vời về ma trận này đó là nó có thể được sử dụng cho cả những kế hoạch lớn (kế hoạch cho cả tuần) cũng như những kế hoạch nhỏ hơn (kế hoạch trong ngày).
    Dưới đây là một ví dụ về Eisenhower Box cho một ngày:
    Ma trận Eisenhower - Phương pháp quản lý thời gian hiệu quả của vị Tổng thống Mỹ - Ảnh 2.
    Phân biệt Khẩn cấp và Quan trọng
    "Việc quan trọng thường không khẩn cấp và việc khẩn cấp thường không quan trọng" – Dwight Eisenhower.
    Quan trọng là những hoạt động có kết quả sẽ dẫn chúng ta đạt được mục tiêu, cho dù đó là những hoạt động của cá nhân hoặc trong công việc
    Khẩn cấp là những hoạt động chúng ta thường tập trung vì chúng đòi hỏi sự chú ý đến những hậu quả của việc không có hành động đối phó ngay lập tức.
    Nếu tách biệt sự khác nhau giữa chúng một lần thì khá đơn giản, nhưng tiến hành một cách liên tục có thể gặp khó khăn. Điều tuyệt vời của ma trận Eisenhower là nó cung cấp một bộ khung rõ ràng cho các quyết định lặp đi lặp lại liên tục. Và cũng giống như bất cứ điều gì khác trong cuộc sống, kiên định là điều tối quan trọng.
    Dưới đây là một số điểm được rút ra từ việc sử dụng phương pháp này:
    Loại bỏ trước khi tối ưu hóa
    Không có cách nào làm một công việc nhanh bằng việc không làm gì cả. Đó không phải là lý do khiến ta trở nên lười biếng mà là một gợi ý thúc đẩy chúng ta đưa ra quyết định khó khăn và loại bỏ bất kỳ nhiệm vụ nào không giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu của mình.
    Thông thường, chúng ta lấy năng suất công việc, quản lý thời gian và sự tối ưu hóa như một lý do để lảng tránh những câu hỏi hóc búa: "Liệu tôi thực sự cần làm việc này?".
    Quả là dễ dàng hơn rất nhiều khi duy trì sự bận rộn và tự nhủ bản thân rằng ta chỉ cần làm việc hiệu quả hơn một chút hoặc "Ở lại làm việc muộn hơn một chút" hơn là phải chịu đựng sự bứt rứt khi bỏ đi công việc dễ chịu mà bạn đang làm, nhưng đó không phải là cách sử dụng hiệu quả nhất thời gian của bạn.
    Như Tim Ferriss từng nói: "Bận rộn là một hình thái của sự lười biếng – Lười suy nghĩ và hành động bừa bãi"
    Phương pháp của Eisenhower đặc biệt hữu ích vì nó buộc chúng ta đặt ra câu hỏi liệu một hành động có thật sự cần thiết, từ đó dần dần chúng ta tiến tới "Bỏ đi" nhiệm vụ đó chứ không phải còn lặp lại nó một cách vô thức. Thành thật mà nói, nếu ta cứ đơn giản loại bỏ tất cả những điều khiến ta lãng phí thời gian mỗi ngày thì có lẽ sẽ không cần bất kỳ lời khuyên nào nào nữa.
    Liệu phương pháp này có giúp chúng ta hoàn thành mục tiêu
    Một lưu ý cuối cùng: Sẽ rất khó để loại bỏ những công việc khiến bạn lãng phí thời gian nếu bạn không chắc chắn bạn đang muốn làm điều gì.
    Có hai câu hỏi sau đây có thể giúp làm rõ toàn bộ quá trình đằng sau phương pháp của Eisenhower:
    1. Tôi đang làm việc vì cái gì?
    2. Các giá trị cốt lõi định hướng cuộc sống của tôi là gì?
    Trả lời những câu hỏi này sẽ giúp chúng ta phân loại rõ từng nhiệm vụ trong cuộc sống thành các nhóm khác nhau. Quyết định những việc phải làm và những việc phải bỏ đi sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều khi bạn hiểu rõ đâu là thứ quan trọng nhất đối với bạn.
    Ma trận Eisenhower không phải là một chiến lược hoàn hảo, nhưng có thể nó là một công cụ ra quyết định hữu ích, giúp tăng hiệu quả công việc và loại bỏ những hoạt động gây lãng phí thời gian và không giúp chúng ta hoàn thành mục tiêu của mình.

    "Bản đồ" MAP: Phương pháp khiến nhân viên làm việc hứng khởi và trung thành, ai làm sếp cũng nên biết

    Trong tiếng Nhật có một từ là bakatare. Bakatare có nghĩa là "ngu ngốc" hay "khờ dại", và đó là định nghĩa hoàn hảo cho những người nghĩ rằng làm mất lòng nhân viên của mình thì sẽ được lòng khách hàng. Vậy làm sao để tạo cảm hứng cho những người làm việc cho mình, để từ đó họ có thể truyền cảm hứng cho người khác? 

    "Bản đồ" MAP: Phương pháp khiến nhân viên làm việc hứng khởi và trung thành, ai làm sếp cũng nên biết
    Nghe có vẻ vô lý, nhưng tiền bạc không phải là lý do chính và duy nhất để người ta yêu thích công việc của mình. Tạo động lực cho nhân viên không đơn giản là đưa tiền cho họ để đạt được kết quả như mua nước giải khát ở máy bán hàng tự động. Việc đem lại cơ hội để họ tinh thông kỹ năng nghề nghiệp, quyền tự quản, và mục đích làm việc quan trọng hơn tiền bạc.
    Cung cấp một "Bản đồ" (MAP)
    Tinh thông (Mastery)
    Không có gì sai trái khi ai cũng muốn nâng cao kỹ năng và khả năng của mình để kiếm được nhiều tiền hơn, nhưng đồng thời ai cũng muốn làm công việc yêu thích của mình tốt hơn. Có ai lại muốn làm dở tệ một công việc suốt tám tiếng một ngày?
    Tự quản (Autonomy)
    Tự quản nghĩa là các sếp không cần phải luôn luôn chỉ ra ai làm việc gì, và làm như thế nào. Khi một công ty cho phép mọi người làm việc một cách tự quản, điều đó được ngầm hiểu rằng ban quản trị tin tưởng nhân viên của họ có năng lực, và đáng tin cậy. Cho nên hãy đặt ra mục tiêu, và lùi ra chỗ khác.
    Mục đích (Purpose)
    (Đây là yếu tố quan trọng nhất, nhưng MAP nghe có vẻ hay hơn PAM). Mục đích nói lên ý nghĩa tồn tại của một công ty - hay nói cách khác, đó là cách công ty đó làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
    Mục đích của Fedex là làm cho mọi người an tâm khi họ thật sự cần chuyển hàng đến một nơi nào đó. Mục đích của Target là dân chủ hóa thiết kế. Mục đích của eBay là dân chủ hóa thương mại. Đạt được một mục đích to lớn là yếu tố quan trọng để làm hài lòng nhân viên.
    Tuy nhiên, cung cấp sự tinh thông, quyền tự quản và mục đích không có nghĩa bạn có quyền trả lương cho nhân viên thấp. Trả lương thấp cho nhân viên có nghĩa rằng "công ty không đánh giá cao anh", cho nên hãy trả công tương xứng và tạo điều kiện mọi người đạt được MAP, bạn sẽ tạo được động lực cho nhân viên của mình.
    Trao quyền hạn để làm việc tử tế
    Những nhân viên xuất sắc luôn muốn phục vụ và làm vui lòng khách hàng. Thái độ này thể hiện rõ trong cách họ làm việc, cho dù công việc của họ là sản xuất, phát chuyển hàng, bán hàng, phục vụ, hay đánh giá sản phẩm.
    Họ quan tâm. Rất quan tâm là đằng khác. Tiền bạc không phải là thứ duy nhất thúc đẩy họ. Sự thỏa mãn khi được phục vụ khách hàng và làm khách hàng hài lòng cũng quan trọng không kém. Rào cản ở đây chính là một số công ty không để nhân viên họ làm điều này. Luật bất thành văn là những công ty này ngăn cản nhân viên làm lợi nhất cho khách hàng bằng những chính sách được soạn ra để ngăn chặn thất thoát, chứ không phải để đạt được lợi ích.
    Cách dễ dàng tạo cảm hứng cho nhân viên là trao cho họ quyền hạn để làm những việc có lợi cho khách hàng (mặc dù những việc này, đôi khi, nếu nhìn bên ngoài có vẻ sẽ gây hại cho công ty - ND). Điều này có nghĩa là bạn tin tưởng nhân viên của mình sẽ đưa ra những quyết định có trách nhiệm (quyền tự quản) và cho phép công ty thực hiện sứ mạng tồn tại của nó (mục đích).
    Ngược lại, khi bạn không cho phép nhân viên làm hài lòng khách hàng, bạn tạo ra sự thất vọng. Nghĩa là họ không thể cảm thấy hãnh diện về bản thân, và bạn đặt họ vào tình thế khó xử khi đối mặt với những khách hàng khó tính.
    Tóm lại: khi cho phép nhân viên làm những việc đúng đắn, bạn sẽ làm cho họ cảm thấy hứng khởi. Và họ sẽ làm cho khách hàng cảm thấy hứng khởi theo.
    Đánh giá kết quả của mình và ý định của người khác
    Con người thường hay đánh giá ý định của mình với kết quả của người khác: "Tôi dự định đạt được doanh số của tôi, nhưng bạn không đạt được doanh số của bạn". Khi làm như vậy, họ ít khi tìm ra được khuyết điểm của mình, và hầu như lúc nào cũng tìm được thiếu sót của người khác.
    Nếu bạn muốn tạo hứng khởi cho nhân viên, hãy đảo ngược cách nhìn nhận này: hãy đánh giá bản thân bằng những gì bạn làm được, và đánh giá người khác bởi ý định của họ. Điều này có nghĩa là bạn nghiêm khắc hơn đối với bản thân mình so với người khác, và có thái độ nhìn nhận sự cố gắng của người khác "ít ra thì anh ta cũng có ý tốt".
    Về lâu về dài, bạn không thể cứ mãi đánh giá ý định của một người nếu anh ta cứ tiếp tục mang lại kết quả tồi, có lẽ bạn đã phạm sai lầm trong khâu tuyển người, hay khâu huấn luyện.
    Nhân tiện, đây cũng là một lời khuyên hữu ích nếu bạn áp dụng vào việc đánh giá kết quả của mình và ý định tốt của vợ. Bạn sẽ dễ thông cảm hơn cho những khuyết điểm của cô ta.