Trong kinh doanh, khi phát hiện ra thấy vấn đề hoặc sai sót, việc đầu tiên các nhà quản lý cần làm là giữ bình tĩnh, phân tích nguyên nhân của vấn đề, chứ không phải là tức giận và trừng phạt nhân viên. Việc trừng phạt nhân viên ngay lập tức vừa gây ức chế tâm lý, nhân viên khó tiếp thu, và vấn đề càng trở nên khó khăn hơn.
Trong một khu rừng nọ có 2 con bồ câu trống và mái cùng ở trong một chiếc tổ. Khi mùa thu tới, chúng hái về rất nhiều quả, và chất đầy tổ. Nhưng thời tiết hanh khô, chỉ mấy hôm sau, tất cả chỗ quả đó đã khô quắt lại, trông như chỉ được một nửa so với lúc đầu.
Con bồ câu trống trách con mái: “Hai chúng ta đã phải rất vất vả mới hái được từng ấy quả, thế mà một mình em lại ăn hết một nửa!”. Bồ câu mái trả lời: “Em đâu có ăn, chúng tự ít đi đấy chứ”.
Nhưng bồ câu trống không tin, tức giận, và dùng chiếc mỏ sắc nhọn của mình mổ bồ câu cái, khiến con bồ câu cái bị chết. “Đã làm sai mà còn không chịu nhận lỗi, cô thật là xấu xa!”
Mấy hôm sau trời mưa, các loại quả lại hút được hơi nước và nở ra như cũ, thậm chí trông có vẻ còn nhiều hơn xưa. Lúc này, bồ câu trống mới ân hận. Nó cảm thấy rất đau lòng và xót xa: “Đúng là cô ấy không ăn thật, mình đã giết nhầm cô ấy mất rồi”.
âu chuyện đã phản ánh một thực tế trong môi trường kinh doanh hiện nay. Trong kinh doanh, khi phát hiện ra thấy vấn đề hoặc sai sót, việc đầu tiên các nhà quản lý cần làm là giữ bình tĩnh, phân tích nguyên nhân của vấn đề, chứ không phải là tức giận và trừng phạt nhân viên. Việc trừng phạt nhân viên ngay lập tức vừa gây ức chế tâm lý, nhân viên khó tiếp thu, và vấn đề càng trở nên khó khăn hơn.
Là một trong những nhà đào tạo về tư vấn và quản lý hàng đầu thế giới, Cựu CEO Google Kim Scott từng cho biết, một trong những vấn đề khó khăn nhất của người làm lãnh đạo là khi đưa ra quyết định sa thải bất kỳ một nhân viên ở chức vụ nào.
“Sa thải một nhân viên nào đó thường là quyết định không hề đơn giản với một nhà lãnh đạo”, bà Kim viết trong cuốn sách mới xuất bản mang tên “Radical Candor”.
Theo Kim Scott, người lãnh đạo cần thận trọng khi đưa ra mọi quyết định cho dù giải quyết vấn đề nhỏ hay lớn. Bởi vì quyết định đó có thể ảnh hưởng đến sự sinh tồn của nhân viên và doanh nghiệp. Nếu muốn sa thải một nhân viên mà không đúng thời điểm và không có nguyên nhân chính xác thì sẽ làm mất đi sự tin tưởng và tôn trọng của toàn bộ hệ thống nhân viên.
Khi mới thành lập Alibaba, Jack Ma từng quy định: Công ty không bao giờ trả tiền lại quả cho bất cứ ai, nếu ai trả tiền lại quả cho khách hàng, xin mời rời khỏi Alibaba. Jack Ma cho rằng Alibaba không có nhu cầu “đi đêm”, ông cũng không cần những đối tác muốn đi đêm.
Tuy nhiên một ngày có người phản ánh 2 nhân viên Taobao khi tiếp xúc với khách hàng đã cam kết rằng sẽ có “lại quả”. Qua điều tra, thì ra đó là một nhân viên kinh doanh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, anh ta đã nghĩ ra trò trên để thành tích trong quý của mình có thể đạt loại ưu.
Trên thực tế, 2 nhân viên bán hàng kể trên đã mang về tới 60% doanh số cho cả tập đoàn nhờ những thỏa thuận riêng - chuyện có lẽ không còn quá xa lạ với dân sale. Tuy nhiên, nhân viên đó thường ngày còn luôn tỏ ra tích cực, hơn nữa vừa được bình chọn là “ngôi sao bán hàng”. Giám đốc bộ phận tiếc rẻ, không nỡ sa thải chỉ vì một lần phạm sai lầm.
Sau khi biết tin, Jack Ma liền lập tức yêu cầu nhân viên đó làm thủ tục xin nghỉ việc. Theo lời ông nói thì: "Tôi rất tiếc nhưng vẫn phải loại bỏ cậu ta, vì về lâu về dài, loại người như vậy sẽ gây tổn thất lớn cho tập thể".
Trong khi Jack Ma luôn thận trọng và cân nhắc kỹ trước mọi quyết định sa thải nhân viên thì “phù thủy làng công nghệ” Steve Jobs lại có những quyết định rất sa thải nhân viên “chóng vánh”, thậm chí “điên rồ”.
Khi Jobs buộc phải cắt giảm nhân sự tại Pixar, ông làm điều này mà không thông báo tới nhân viên, thậm chí không thanh toán nốt số tiền kết thúc hợp đồng. Pamela Kerin, một trong những nhân viên có mặt ở Pixar từ những ngày đầu tiên, khi đó yêu cầu Steve Jobs phải thông báo cho nhân viên trước ít nhất hai tuần. "Được thôi," ông nói,"nhưng thông báo này đã có hiệu lực từ hai tuần trước rồi".
Hay trong một lần khác, khi MobileMe được trình làng vào mùa hè năm 2008, sản phẩm này đã gặp phải rất nhiều vấn đề như người dùng gặp khó khăn khi đồng bộ dữ liệu của mình lên điện toán đám mây và truy cập trên các thiết bị khác.
Để giải quyết vấn đề, Jobs đã tập hợp đội ngũ phát triển MobileMe và hỏi: "Ai đó có thể cho tôi biết mục đích MobileMe ra mắt là để làm gì không?". Sau khi nhận được phản hồi, Jobs nói, "Vậy thì tại sao các ông lại không làm điều đó?". Jobs ngay lập tức sa thải người đứng đầu MobileMe trước mặt toàn bộ nhân viên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét