Trung Quốc là một trong những quốc gia chi mạnh tay nhất cho việc khuyến khích khởi nghiệp.
Trung Quốc có lẽ là mảnh đất màu mỡ bậc nhất thế giới dành cho các startup. Mỗi ngày, có khoảng 12.000 doanh nghiệp mới được tạo ra ở dây. Là quốc gia có lượng dân số lớn nhất thế giới, Trung Quốc có lợi thế là nơi chứa nhiều cơ hội để thử nghiệm những sản phẩm và dịch vụ mới.
Liu Kai – từng là bác sỹ thành lập doanh nghiệp của mình vào tháng 10/2014 cùng một cựu kỹ sư ở Samsung và một vài đối tác khác. Anh đã vẽ ra ý tưởng về việc cung cấp dịch vụ điều trị bệnh cho từng cá thể. “2 người với cùng một triệu chứng có thể nhận được cùng một loại thuốc”. Bằng việc truy cập dữ liệu ở mỗi người nhiều hơn, Liu tin rằng bức tranh về tình hình sức khỏe của họ sẽ cập nhập hơn và đồng nghĩa với việc họ có cơ hội tốt hơn được chữa trị với loại thuốc phù hợp nhất.
Dịch vụ này đã nhanh chóng lan rộng ra Thượng Hải và những thành phố khác. Hiện nay họ đã có trong tay hơn 1,6 triệu người dùng đăng ký.
Một phần khiến hệ thống này lan rộng nhanh chóng là bởi những hiệu thuốc ở Trung Quốc không hoạt động dưới quy định nghiêm ngặt như Mỹ và Nhật Bản – nơi đơn thuốc phải được mua dưới sự chỉ định của bác sỹ.
Nhìn chung, số lượng doanh nghiệp mới mở ở Trung Quốc đang tăng lên chóng mặt cùng với đó là sự hỗ trợ đặc biệt từ chính phủ, nhất là lĩnh vực công nghệ.
Cụ thể, chính phủ nước này đã dành khoản tiền lên tới 2,2 nghỉn tỷ NDT (tương đương 339 tỷ USD) – số tiền lớn nhất được dành cho startup trên thế giới để nỗ lực cải thiện ngành công nghiệp công nghệ của nước nhà. Nền kinh tế của nước này đang trong quá trình chuyển đổi và các nhà hoạch định chính sách đang cố gắng giảm sự phụ thuôc vào ngành công nghiệp nặng và khuyến khích chuyển đổi sang nền kinh tế tiêu dùng và đổi mới.
Thậm chí, chính phủ Trung Quốc còn nỗ lực cho ra đời những chính sách mới nhằm khuyến khích sinh viên khởi nghiệp. Theo đó, có khoảng 20 tỉnh ở Trung Quốc đồng ý cho phép sinh viên nghỉ hoặc kéo dài thời gian học đại học từ 2 – 8 năm để khởi nghiệp.
Các trung tâm sáng tạo cũng ồ ạt mọc lên khắp nơi, để cung cấp mặt bằng và cơ sở vật chất cho các startup. Dự tính trong 5 năm tới, Trung Quốc sẽ có tới 5.000 trung tâm sáng tạo, trở thành đối thủ đáng gờm của Sillicon Valley.
Dẫu vậy, nhiều ý kiến cho rằng sinh viên không thích hợp để khởi nghiệp kinh doanh. “Đúng là một vài công ty khổng lồ trong ngành công nghiệp Internet được tạo ra một cách kỳ diệu nhưng chỉ vài câu chuyện nhỏ đó không thể nói lên bức tranh tổng thể.
"Kinh doanh có những quy luật riêng của nó. Trước khi khởi nghiệp, bạn phải biết cách tạo ra sản phẩm, làm sao để bán được chúng và cách quản lý công ty. Những bài học này rõ ràng các sinh viên còn non nớt chưa thể biết được", ông Chen Yu - Phó chủ tịch Hiệp hội xúc tiến việc làm Trung Quốc thừa nhận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét